LỊCH SỬ AN HÒA TỰ (CHÙA THẦY)
Nội Dung
1. Vị Trí Địa Lý An Hoà Tự (CHÙA THẦY)
An Hòa Tự chùa chánh, mang di tích lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tọa lạc tại làng (xã) Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. (Nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), mà tín đồ trong đạo thường gọi là Chùa Thầy.
Chùa được xây dựng trong một khuôn viên rộng
16.000 m2, cặp tỉnh lộ 954, cách bến phà Thuận Giang khoảng 800m. Kiến trúc
theo lối chân phương truyền thống, 4 nóc mái; Chánh điện chính giữa cao, phần
trước, sau thấp nhỏ hình chữ cơn, hậu tự một nóc hai mái xuôi nối liền chánh điện,
cột gỗ, nền gạch, tường vôi, mái ngói, chiếm diện tích khoảng 300 m2, uy nghiêm
hướng cửa về phía Nam.
Hằng năm những ngày sóc vọng, rằm nguơn, ngày đại
lễ 18/5 âl - Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hỏa và 25/11 âl - Đản
sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ, hàng triệu lượt người từ các nơi về đây dâng hương,
chiêm bái vị hoạt Phật lâm phàm, và tỏ lòng kính ngưỡng chùa Thầy, coi đây là
trái tim của Đạo.
2. Quá Trình Hình Thành
Theo lời kể lại của các kỳ lão trong làng, chùa khởi thủy có ông Phạm Miên, sinh năm Đinh Sửu (1817) từ Cao Bằng miền Bắc vào Nam, định cư thôn Mỹ Lương, phủ Tuy Biên huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang. Năm Canh Tuất (1850) Ông vẹt lau, rẽ sậy dựng nơi đây một thảo am cột tre lợp tranh, với mục đích là vừa tu hành, vừa trị bịnh cho bá tánh. Ông có tạo một số vật dụng, phù phép để trị bịnh. Những bịnh tà, bịnh điên, bịnh nan y ông đều chữa khỏi nên dân chúng rất kính phục. Tháng mười năm Canh Tý (1900) Ông mất, thọ 84 tuổi.
Sau khi ông Miên mất, thảo am bỏ trống, năm Tân
Sửu (1901) ông Thủ tọa Thình từ Mặc Cần Dưng đến ở. Thời gian ở đây ông Thình cất
sửa am lại bằng cột gỗ, lợp lá rộng rãi hơn và thỉnh Phật bằng giấy về thờ, tạo
chuông mõ để Ông tụng niệm, từ ấy dân làng gọi là chùa.
Tháng 8 năm Đinh Mão (1927) ông Thình mất, ông
Yết Ma Thường (Lê Minh Thường) ở Mặc Cần Dưng lên thay thế. Đến năm Ất Hợi
(1935), trải qua phong sương tuế nguyệt chùa hư dột, cây gỗ hư mục, ông Thường
không có khả năng cất lại, nên Ông yêu cầu Hương chức trong làng đứng ra xây dựng
và giao cho làng làm chủ.
3. Xây Dựng Phát Triển
Khoảng cuối năm 1935, Hương chức hội tề đứng ra kêu gọi sự đóng góp của dân chúng, xây dựng ngôi chùa bằng cột gỗ căm xe, tường vôi, nền gạch, lợp ngói rộng rãi khang trang và hoàn thành trong năm Bính Tý (1936). Làng cử ông Dương Lai Bửu (Hương Chủ Bó) đến Châu Lăng, Châu Đốc rước thợ mã Ba về đắp tượng Phật bằng xi măng thay cho hình Phật bằng giấy để thờ phượng và tạo thêm chuông, trống với những vật dụng cần thiết trong chùa. Vị trí chùa bấy giờ thuộc địa phận xã Hòa Hảo, tổng An Lạc, tỉnh Châu Đốc, nên hương chức hội tề làng lấy tên tổng An Lạc và xã Hòa Hảo ghép lại đặt tên Chùa An Hòa, viết theo hán tự là “An Hòa Tự”.
Tương truyền Chùa trước kia xây cửa về hướng Đông,
sông Vàm Nao. Năm 1936 xây dựng lại trở cửa ra mặt lộ về hướng Nam. Khi dựng bốn
đại trụ gỗ căm xe lên trước, tuy có giàn trò chắc chắn nhưng đêm ấy có một trận
giông mưa lớn làm bốn đại trụ đổ ngã. Các kỳ lão trong làng lo sợ nên ý kiến cùng
hương chức lập bàn cầu Trời Phật, xin keo được tốt, mới dựng lại. Từ đó, chùa
xây cửa về hướng Nam như ngày nay.
Chùa đang xây dựng thì ông Yết Ma Thường bệnh
nặng rồi mất. Trong năm ấy, ngôi chùa hoàn thành nhưng không có người trông coi
hương khói. Làng cho mời thầy cúng Kiểng (thầy nhưn bông) ở Tịnh Biên (Châu Đốc)
về trụ trì. Thầy cúng Kiểng ở đây chuyên đi làm đám, tạo xá hạt, xá mã, làm
trai đàn, tụng kinh mướn.
Năm Kỷ Mão (1939), Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời mở
Đạo, lấy vô vi chân truyền của Phật Tổ làm nồng cốt, Ngài bài trừ dị đoan mê tín,
xá phướn lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, nên thầy cúng Kiểng tỏ ý không ưa thích
Đức Thầy. Một hôm Đức Thầy đến chùa, lúc ông Kiểng đang làm xá mã, xá hạt do ông
Võ Quang Lệ người trong làng đặt đàn cầu siêu cho thân phụ ông. Nhân dịp này, để
thử xem oai linh của Đức Thầy ra sao mà nhiều người tin theo đến thế, ông Kiểng
lấy quyển kinh Phổ Môn để dưới manh chiếu xếp lại, đặt trên chiếc ghế trường kỷ
đối diện, rồi mời Đức Thầy ngồi, nhưng Ngài không ngồi, chỉ đứng nói chuyện. Đức
Thầy nhìn ông Võ Quang Lệ, ứng khẩu một bài tứ tuyệt:
Cho hay đạo cả thiệt vì tiền,
Đạo cả không tiền đạo ngửa nghiêng.
Có bạc sợ chi miền địa ngục,
Không tiền khó đến cảnh Tây Thiên.
Bài thơ của Đức Thầy làm ông Kiểng nóng mặt, còn
ông Lệ như vừa tỉnh cơn say...
Từ khi Đức Thầy ra đời giáo Đạo, bá tánh thập
phương tấp nập đến Tổ Đình (tư gia của Đức Ông) xin thọ giáo quy y và nhờ Ngài độ
bịnh ngày càng đông. Lúc này An Hòa Tự vắng tanh, gần như không người tới lui cúng
lễ.
Các vị hương chức trong làng thuật lại: Đầu năm
Canh Thìn (1940) làng có ý định hiến chùa cho Đức Thầy, nhưng lúc ấy nhà cầm
quyền Pháp nghi ngờ Đức Thầy qui tụ quần chúng để chống họ, (ngày 12-4-Canh Thìn
chánh quyền Pháp dời Đức Thầy từ Hòa Hảo đi Châu Đốc, rồi Sa Đéc, Cần Thơ, Sài
Gòn, Nhơn Nghĩa, sau cùng lưu cư Ngài tại Bạc Liêu năm Nhâm Ngũ (1942). Trong
thời gian này Ngài không được về quê thăm viếng Đức Ông, Đức Bà và gặp lại tín đồ).
Mãi đến tháng 2 năm Ất Dậu (1945) sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, người Pháp mất
chủ quyền, Đức Thầy mới trở về Hòa Hảo, trong dịp này làng quyết định hiến chùa,
và Đức Thầy đã nhận.
Trong thời gian đi khuyến nông, một lần nữa Đức
Thầy về Tổ Đình thăm Đức Ông và Đức Bà, ngày 29 tháng 5 Ất Dậu (1945), Ngài thỉnh
lư hương (lư hương bằng sành sứ, đặt trên hương án trong lễ cáo Hoàng Thiên ngày
Đức Thầy khai Đạo) từ Tổ Đình xuống an vị nơi chánh điện An Hòa Tự. Hôm ấy khoảng
9 giờ sáng, Đức Thầy bưng lư hương, cùng đi bộ theo sau là các cụ khăn đóng áo
dài chỉnh tề, trong đó có ông Nguyễn Duy Hinh (Xã Hinh), ông Nguyễn Chi Diệp
(Quản Diệp) và một số tín đồ theo hầu chừng vài chục người. Đến nơi Đức Thầy đi
thẳng vào chùa, chính tay Ngài an vị lư hương và làm lễ nơi bàn Phật Tổ. Ngài
nguyện: “Tôi sẽ đi xa vắng mặt một thời gian, gởi lại đây những người tâm
đạo!” – (Lời nguyện của Đức Thầy, lúc sau này hai ông Nguyễn Chi Diệp và ông
Nguyễn Duy Hinh thường nhắc lại).
An vị lư hương và làm lễ xong, Đức Thầy vào hậu
tự ngồi trên ghế trường kỷ, kêu những người trong chùa và những người có mặt đến,
Thầy dạy: “Phải cử người quản tự để lo việc trong chùa. Và Ngài nói với
thầy cúng Kiểng, khuyên ông thôi đừng đi làm đám, tụng kinh mướn nữa, ở chùa
lo tu. Những ngày lễ tết, rằm nguơn, nếu trong chùa cần món gì hay cần tiền thì
ghi lời kêu gọi lên bảng đen, khi tín chúng giúp vừa đủ thì bôi bảng. Còn ngày
thường thì không nhận của ai hết”. Rồi Ngài kêu bà tư Nguyễn Thị Liên (người
ở chùa tu từ lúc còn trẻ) căn dặn “Cô Tư, cô ở đây lo tu, gìn giữ trông nom
chùa dùm tôi”. Sau đó, khi về Tổ Đình, Đức Thầy bảo ông Hai Báu (lúc này ông
Phan Văn Báu quê ở xã Phú An đang ở Tổ Đình lo việc đốt hương, tiếp khách) xuống
chùa tiếp với ông Mười Nhạt (Trần Văn Nhạt ở xã Hòa Hảo) lo phần nhang đèn, bông
hoa trong chùa gọi là “Hương đăng”, còn ông Mười Nhạt ở bên ngoài làm “Tri khách”
lo việc thù tiếp khách thập phương; lo trồng cây kiểng quanh chùa và coi một số
đất ruộng của chùa. (*)
Theo lời dặn của Đức Thầy, sau đó Đức Ông có tổ
chức người quản tự, sắp đặt cho những người ở chùa trồng rau quả chung quanh chùa
để tự độ, còn số đất ruộng của chùa giao cho bà con đồng đạo làm, rồi giúp lúa
cho chùa đặng chi dụng.
Thầy Kiểng ở đây một thời gian, có lẽ không thích
ứng với quy định mới tại An Hòa Tự, vì không còn môi trường để hành nghề thầy đám,
nên thầy Kiểng tự chở đồ đạc hành nghề, bỏ chùa ra đi.
(*) Đất ruộng của chùa: Theo lời các kỳ lão
ở chùa thuật lại: Trước kia chùa có 3 sở ruộng: tại ấp Trung 3 một sở (khoảng 5
mẫu) ấp Thượng 1, một sở và ấp Mỹ Hóa, một sở (không nhớ rõ số mẫu), nhưng nay
chùa không còn sở ruộng nào.
4. Tu Bổ Sửa Sang Chùa
Năm Đinh Hợi (1947) Đức Thầy xa vắng, toàn thể tín đồ vẫn gọi là Chùa Thầy (vì Thầy an vị lư hương tại chánh điện) và coi đây là ngôi chùa căn gốc của đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Thường xuyên lui tới cúng bái càng ngày càng đông, nhất là những ngày vía, lễ. Mặc dù chùa được xây dựng khang trang hơn xưa nhiều, nhưng cũng không đáp ứng hết nhu cầu của bá tánh thập phương mỗi khi đến chùa cúng lễ, cũng như nơi ăn chốn ở chưa được tiện nghi. Và, vì phải trải qua nhiều năm mưa nắng làm hư hại nhiều nơi trong chùa, lại thêm chung quanh cây cối sầm uất, đất đai trước sau chùa hầm hố loang lổ nên cần phải tu bổ, sửa sang.
Giữa năm Nhâm Thìn (1952), Đức Ông Huỳnh Công
Bộ (thân sinh Đức Giáo Chủ) đứng ra lo việc trùng tu. Trước khi bắt tay vào việc,
Đức Ông cho dựng một tấm bảng thông báo đến toàn thể đồng đạo, kêu gọi đóng góp
công quả trong việc trùng tu chùa. Chủ trương của Đức Ông được sự đồng tình của
tất cả thân hào, nhân sĩ và đồng đạo khắp nơi hưởng ứng, vui mừng lũ lượt kéo
nhau kẻ công, người của đến chùa làm công quả.
Đặc biệt có, ông Đỗ Văn Trực (thầy Nhì Trực),
thầy thuốc bắc ở Long Xuyên (An Giang), đến gỡ bảng xin nhận cúng hiến tất cả
chi phí, tiền bạc cho việc xây dựng.
Đức Ông đặc trách các vị sau đây giúp trông
coi việc quản lý xây dựng:
- Ông Hương Sư Vàng, chức vụ Thủ quỹ, cũng là
người đi mua vật tư và thực phẩm.
- Ông Lương Thanh Liêm, chức vụ thư ký.
- Cùng nhiều đồng đạo phụ trách các việc khác
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
- Chánh
điện
Tiền đình trước kia chỉ có hai cửa hai bên, chính
giữa chắn bít, bên trong có tượng Hộ Pháp đối diện ngôi Tam Bảo. Đức Ông cho mở
cửa giữa rộng hơn hai cửa hai bên, dời tượng Hộ Pháp ra sát hàng rào trước sân
chùa, xây ngôi thờ nhỏ có mái che hướng vào trong. Bên trong chánh điện các ngôi
thờ vẫn giữ y, chỉ thêm vào mỗi ngôi thờ một tấm trần dà, tiêu biểu cho tinh thần
vô thượng của Nhà Phật.
- Hậu
Tổ
Trước bằng cây gỗ, tre lá nay được đổi lại kiên
cố bằng xi măng, sắt, mái lợp tole (đến năm 1965 lớp mái ngói). Sau khi trùng
tu, các ngôi thờ vẫn giữ y vị trí cũ. Đặc biệt, Đức Ông cho viết bốn chữ “Bửu Sơn
Kỳ Hương” màu đỏ bằng chữ Hán trong tấm hoành phi nền vàng, tôn trí phía trên
trước ngôi thờ của Đức Phật Thầy. Đối diện là một tấm hoành phi nhỏ hơn, với bốn
chữ Hán “Sơn Trung Ánh Chiếu” cũng chữ đỏ nền vàng.
- Đông
lang – Tây lang
Đông lang và Tây lang trước kia xây cất vừa, gọn,
không tôn nền. Lần trùng tu này, Đức Ông cho phá dỡ xây dựng lại bằng cột gỗ căm
xe, tường vôi, nền gạch, lợp ngói; bề mặt rộng rãi hơn và được trang trí một số
bàn, ghế, tủ, vật dụng cần thiết để dùng và tiếp khách.
Đến khi Đức Ông, Đức bà qui tiên, tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo vì nhớ công ơn cùng bởi lòng tôn kính song thân của Đức Giáo Chủ nên
lập bàn thờ nơi Tây lang để thờ Đức Ông và Đức Bà như hiện nay.
- Nhà
khói và cảnh trí xung quanh
Trước khi trùng tu thì nhà khói bằng cây gỗ, mái
lợp lá nối liền hậu tự. Đức Ông cho dời ra phía sau cất bằng cây săng, mái lợp
tole, rộng rãi thoáng mát hơn, nhằm phục vụ cho những ngày lễ, tết, rằm ngươn;
nhứt là đại lễ 18/5, để đồng đạo về đây có nơi ăn, chốn nghỉ.
Đức Ông cho khai thông con kinh cặp lộ trước
chùa; đào ao lớn sau chùa, đúc bồn dự trữ nước sinh hoạt; xây dựng hàng rào và đúc
cổng kiên cố để bảo quản. Về phía Đông, cách khoảng 50m có miếu Hội Đồng Thần bằng
cây gỗ lợp ngói, Đức Ông cũng cho xây lại nền gạch, tường vôi. Còn cho trang trí,
sơn sửa những nơi hư hoại và làm mới đẹp, sạch sẽ bên trong, bên ngoài nội tự.
Cùng ích lợi trong việc đào ao (rộng khoảng
1.000 mét vuông) chứa nước tiêu dùng, Đức Ông cho lấy đất này san lắp những nơi
hầm hố loang lổ, sau đó được trồng sen và nuôi dưỡng một số linh qui.
Việc trùng tu An Hòa Tự kết quả mỹ mãn như ý
muốn. Đức Ông còn tổ chức Ban Quản Tự để lo bảo quản chùa, và có đưa ra điều lệ
cho Ban Quản Tự làm việc.
Năm Nhâm Tý (1972), lại tu bổ mở rộng hậu đường,
nhà trú; láng xi măng mặt sân rộng ở ba phía do thủ bổn Hồ Nam Kinh và kiểm soát
Trần Phú Nhẹ, thay mặt Ban Quản Tự, đốc công thực hiện.
5. Hình Ảnh, Cảnh Trí Bên Ngoài An Hoà Tự (Chùa THẦY)
An Hòa Tự hướng cửa về phía Nam, cách tỉnh lộ 954 khoảng 16m. Trước chùa có hàng rào xi măng cốt sắt, nối liền Đông môn, Tây môn và hai cổng phụ để xe ra vào.![]() |
An Hoà Tự nhìn từ phía Đông Lan |
1- Đông môn: Phía trên cửa một tấm bảng
có 3 chữ lớn “An Hòa Tự”, dưới có 2 chữ Đông môn; hai bên hai câu liễn bằng chữ
Hán:
Thành tính chân như tầm diệu quả,
2- Tây môn: Phía trên cổng một tấm bảng
chữ lớn “An Hòa tự” phía dưới hai chữ Tây môn và hai bên hai câu liễn chữ Hán:
Phật Giáo từ bi hành chánh đạo,
Pháp môn nguyện lực thoát mê đồ.
Khoảng giữa Đông Môn - Tây Môn phía trong rào có tháp nhỏ bát giác thờ tượng Hộ Pháp.
Khoảng giữa Đông Môn - Tây Môn phía trong rào có tháp nhỏ bát giác thờ tượng Hộ Pháp.
![]() |
Tháp nhỏ thờ tượng Hộ Pháp |
Cặp rào bên trong trước Đông Lang, Cách Đông Môn 12m có một nhà đúc nhỏ hình chữ nhật vùa đủ để trân tàng chiếc xe hơi (hiệu RENAULT) mà Đức Thầy đã dùng đi Khuyến Nông Thuyết Pháp năm Ất Dậu (1945)
![]() |
Nhà trân tàng xe của Đức Thầy nay được dùng làm phòng quản lý, bảo vệ |
Vạn cổ đào huê chiêu thánh nữ,
Thiên thu xuân sắc hội thần tiên.
Hai bên thờ Tả Ban-Hữu ban.
![]() |
Miếu Hội Đồng |
Trước đây, vào những ngày rằm và ba mươi những người đi chùa lễ Phật đều có chứng kiến: một đàn qui được người đồng đạo thả nuôi khoảng trên 10 con lớn nhỏ, mỗi con nặng từ 2 đến 5 kg hoặc hơn, từ ao sen sau chùa lần lượt bò vào chánh điện, hết giờ lễ bái, cả đàn kéo nhau trở về ao. Chính vì chuyện lạ thế gian hiếm có, nên người ta gọi đó là “linh qui” hay “thần qui”. Hiện nay hồ sen đã san lấp mặt bằng vì nhu cầu xây dựng.
6. Cách Bài Trí Thờ Phượng Trong Chùa
Ngôi An Hòa Tự được kiến trúc theo lối chân phương truyền thống, kết cấu xen lẫn bê tông cốt sắt và danh mộc, đa phần là gỗ thao lao, tường vôi, nền gạch bông, lợp ngói. Chánh điện có 3 nóc mái, giữa cao, phần trước và sau thấp nhỏ hình chữ... sơn. Hậu tự một nóc hai mái xuôi nối liền chánh điện. Từ ngoài nhìn vào bên trên nóc cổ lầu có đúc bốn chữ PGHH (Phật Giáo Hòa Hảo) thấp hơn một bậc dưới mái cổ lầu viết 3 chữ “An Hòa tự” bằng chữ Hán, bên trên nóc tiếp phía trước đúc thêm 3 chữ quốc ngữ An Hòa Tự. Mặt tiền chùa gồm 3 cửa, cửa chánh chính giữa, cửa phụ 2 bên. Hành lang, ngoài hai cửa ra vào bên hông có nhiều cửa mát thông thoáng.![]() |
An Hoà Tự (Chùa Thầy) |
Bên trong chùa có cả thảy 10 ngôi thờ:
Chánh Điện: Ngoài cửa vào bên phải có giá chuông (Đại Hồng Chung) và 1 trống nhỏ. Bên trái có cổ trống với 9 hình rồng đứng chưng bày trên bàn, tượng trưng cho Cửu Long Giang.
Ngôi thờ số 1: Tam Đẳng Cấp:
![]() |
Ảnh chụp Chánh Điện |
- Thượng đẳng: Chính giữa tượng Phật A Di Đà, bên trái tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, bên Phải tượng Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Trung đẳng: Chính giữa tượng Phật Thích Ca Phật Tổ, bên trái Ma Ha Ca Diếp, bên phải An Nam Tôn Giả.
- Hạ Đẳng: Chính giữa Ngọc Hoàng Thượng Đế, bên phải Nam Tào, bên trái Bắc Đẩu.
Hai bên cùng đẳng cấp, hai đại trụ nơi chánh điện tôn trí hai chơn dung Đức Huỳnh Giáo Chủ (bán thân, ảnh bên phải chụp lúc Ngài còn để tóc chấm vai, mặc áo dà. Ảnh bên hữu, chụp lúc Ngài đã hớt tóc mặc quốc phục).
Phía sau các tượng Phật một tấm Trần Dà rộng lớn, phía trên ba chữ Hán " Phật Di Đà" màu dà tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật và sự hoà hợp các màu sắc không phật biệt chủng tộc và cá nhân ( Theo nghi thức Phật Giáo Hoà Hảo).
Ngôi thờ số 2: Tượng Phật Di Lặc, bên sau cũng Trần Dà phía trên 2 chữ "Di Lặc" bằng chữ Hán.
![]() |
Ngôi Thờ Số 2 Tượng Phật Di Lặc |
Ngôi thờ số 3: Tượng Đạt Ma Tổ Sư, phía sau là Trần Dà, bên trên bốn chữ "Đạt Ma Tổ Sư" bằng chữ Hán.
![]() |
Ngôi Thờ Số 3 Đạt Ma Tổ Sư |
Ngôi thờ số 4: Tượng Quan Âm Nam Hải, phía sau là Trần Dà, bên trên bốn chữ "Quan Âm Nam Hải" bằng chữ Hán.
![]() |
Ngôi Thờ Số 4: Tượng Quan Âm Nam Hải |
Hậu Tổ: Chính giữa hậu tổ phía trước ngôi bàn thờ Đức Phật Thầy Tây An có một trường kỷ, bốn ghế dựa đặt 2 bên, trên tôn trí toàn thân chơn dung Đức Huỳnh Giáo Chủ hướng về chánh điện. Trước chơn dung Đức Huỳnh Giáo Chủ có chưng bông hoa, nước lã. Phía trước ghế ghi một tấm bảng nhỏ "Miễn Lạy".
![]() |
Chân dung Đức Huỳnh Giáo Chủ (củ) |
Ngôi thờ số 5: Chính giữa một bức
Trần Dà lớn, bên trên một tấm hoành phi 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương” bằng chữ Hán.
Phía trước bức Trần Dà có bài vị chạm gỗ thờ Đức Phật Thầy Tây An, linh vị chạm
khắc bằng chữ Hán:
- Tây An tổ tam thập bát thế thượng
pháp hạ tạng húy Minh Huyên Đoàn giác linh.
- Sinh ư Đinh Mão niên thập ngoạt
thập ngũ nhật tí thời.
Hai bên tường phía trước dưới tấm
hoành phi “Bửu Sơn Kỳ Hương” tôn trí hai chơn dung “bán thân” của Đức Huỳnh
Giáo Chủ.
Trên cao phía trước một tấm hoành
phi đối diện 4 chữ “Sơn Trung Ánh Chiếu”. Và hai câu liễn hai bên:
Pháp lực hoành thâm phổ chiếu tích
trinh tường du thế giới,
Từ tâm quảng đại diêu khai phu cát
khánh ư nhân gian.
Bàn số 6: Chánh bái: liễn thờ 2 chữ
“Tịnh Huệ”, 2 câu liễn hai bên:
Quyên sinh vị quốc dương trung sĩ,
Hồn thác qui thiền đắc đạo nhân.
Phục thọ vị: An Lương Tổng Hòa Hảo
thôn sinh Đinh sửu niên bát thập tứ tuế. Cao Bằng quận tánh Phạm Húy Miên Chánh
bái chủ tự chi linh. Tị trần canh tí niên thập ngoạt thập nhất nhật mạng chung.
Bàn số 7: Thờ Cửu Huyền Thất Tổ, bên
trên liễn thờ có 2 chữ “Càn khôn”. 2 câu liễn hai bên:
Thất Tổ chân thành tâm chánh trực,
Cửu Huyền trắc ẩn tánh từ lương.
Hai câu trong tranh thờ Cửu Huyền
Thất Tổ:
Thất Tổ tiêu diêu đặng Phật cảnh,
Bàn số 8: Bá tánh. 2 câu liễn hai
bên:
Đồng đạo không môn tầm giác lộ,
Qui tây lạc cảnh diệt mê tân.
Trong tranh thờ 2 câu:
Bá thế tông sương thiên thu mậu,
Tánh phổ đại hạ vạn đệ hương.
Bàn số 9: Kế Nghiệp. 2 câu liễn hai
bên:
Tắc nhĩ bất văn thinh sắc tục,
Trì tâm vô vọng vị hương trần.
Bàn số 10: Tượng Hộ Pháp, trước kia
thờ phía trước chánh điện đối diện ngôi thờ số 1, đức Ông cho dời ra trước sân
chùa.
Có nhiều khách tham quan, vãn cảnh
thường nêu câu hỏi: Đức Huỳnh Giáo Chủ không chủ trương đúc Phật lớn, dựng chùa
cao, tại sao Ngài vẫn giữ y cách bày trí hình tượng cũ?
Điều này, ta hãy nghe Đức Giáo Chủ
giải thích trong quyển “Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền”: “Từ trước
đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình tượng. Đành rằng vì tôn kính đấng
từ bi nên mới làm ra thờ phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi dụng để thủ lợi. Bây
giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế chúng ta không có ý hủy báng sự
phượng thờ của các chùa chiền. Cách thờ phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà
chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng... Còn người nào có cốt Phật trong nhà để
vậy cũng đặng. Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi”.
Tại sao chùa lại có chức Chánh Bái?
Và hai câu liễn tôn vinh ở ngôi thờ số 6:
Quyên sinh vị quốc dương trung sĩ,
Hồn thác qui thiền đắc đạo nhân.
Cháu 4 đời của ông Miên cho biết:
Theo lời Ông bà ngày xưa kể lại: Khi ở miền Bắc vào Nam, ông Miên đã đầu quân
dưới triều vua thiệu Trị (1840 – 1847). Ông có thành tích dẹp giặc và sau khi
giải ngũ, Ông làm Chánh Bái (đình thần Hòa Hảo). Đến năm 1850, Ông mới cất am
tu, qua nhiều giai đoạn đã trở thành chùa. Người sau thờ phụng Ông trong chùa
nhưng vẫn không quên công nghiệp trong quân ngũ và chức sắc ở đình của Ông.
Viết theo chuyện kể của các Kỳ Lão
trong làng, và tài liệu sưu tầm của ông Huỳnh Văn Bé
7. Phần Nghi Lễ
Nói đến nghi lễ là nói đến cách thức áp dụng cho sự cúng bái, hành lễ ở nhà chùa theo qui tắc đã định. Lúc Đức Huỳnh Giáo Chủ nhận ngôi An Hòa tự (Chùa Thầy), Ngài có cử người trông coi và dặn lại Đức Ông (Thân sinh của Ngài) những điều quan trọng cần thiết. Từ đó chùa đã được Đức Ông tổ chức những người chịu trách nhiệm về nghi lễ và hướng dẫn thiện tín hành lễ theo nghi thức của Phật Giáo Hòa Hảo.
Lễ bái thường hành
Đức Huỳnh Giáo Chủ đã dạy:
“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi,
Thường hành như vậy nhớ lời đừng
sai”.
“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu,
Thì sẽ được tòa chương dựa kế”.
Và:
“Sớm trưa bá tánh cần chuyên,
Nghe lời dạy bảo cảnh tiên dựa kề”.
Do vậy, nhà chùa qui định cúng bái
theo “Khóa biểu hàng tháng”:
- Lau tượng Phật: Ngày 13 và ngày 28
hàng tháng
- Gióng chuông: Ngày mùng 8 – 14 –
15 – 23 – 29 – 30
- Công phu thường nhựt:
- Buổi sáng: 3 giờ 30 phút – Buổi
trưa: 11 giờ - Buổi chiều: 16 giờ 30 phút.
* Sáng gióng chuông: Từ 4 giờ đến 5
giờ
* Chiều gióng chuông từ 17 giờ đến 18
giờ.
(Ngày thường 8 giờ tối đóng cửa
chùa)
- Cúng Phật: Theo Đức Giáo chủ dạy
“...chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu biểu cho sự
trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán mùi
uế trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món
chi cũng đặng”.
- Lễ Bái:
1- Dâng hương cầu nguyện trước ngôi
Tam bảo-Chánh điện (nguyện đọc bài qui y và Tây phương ngũ nguyện).
2- Dâng hương cầu nguyện trước bàn
thờ Cửu huyền: (nguyện đọc bài cúi kính dâng hương)
3- Dâng hương cầu nguyện nơi bàn
Thông thiên thay vì bàn Hộ pháp trước sân chùa. (nguyện đọc bài qui Y và Tây
phương ngũ nguyện).
Mỗi ngôi thờ khi cầu nguyện xong lạy
4 lạy – Bàn thông thiên cầu nguyện bốn hướng, mỗi hướng lạy 4 lạy.
4- Các ngôi thờ khác tự nguyện rồi
lạy hoặc xá.
- Tịnh niệm:
Khi cúng xong, ngồi bán dà thẳng
lưng hướng về ngôi tam bảo niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.
Hay niệm: Nam Mô Tây Phương Cực lạc
thế giới tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh
đồng hiệu đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật.
(Niệm Phật nhiều ít tùy theo sức
mình, lúc cầu nguyện và niệm Phật chỉ niệm trong tâm).
Vì vậy, mỗi thời lễ bái dù ở chùa
hay ở tại nhà, hành giả chỉ niệm thầm trong tâm chứ không mõ, chuông, âm thinh
sắc tướng.
Ngày vía, Lễ, Rằm Nguơn:
Những ngày vía chư Phật, lễ Đạo, Rằm
Ngươn, ngày 14 – 15 – 29 – 30 âl các ngôi thờ trong chùa đều trang hoàng nhang
đèn, bông hoa tươm tất. Các vị có trách nhiệm quản tự thường trực tiếp khách,
khai chuông, hầu hương cho thiện tín hành lễ. Những ngày này có ngâm đọc Sấm
Giảng Thi Văn của Đức Thầy và thuyết giảng Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, tại hội
trường của chùa.
8. Tổ Chức Việc Bảo Quản Chùa An Hoà Tự (Chùa Thầy)
Từ ngày An Hòa Tự thành hình, từ năm 1936 cho đến năm 1945, công việc bảo quản và phụng tự khói hương do các viên chức hội tề làng Hòa Hảo tổ chức, sắp xếp nhân sự.
Từ ngày Đức Thầy nhận Chùa, Ngài cắt
cử 03 người: Bà Nguyễn Thị Liên, ông Phan Văn Báu và ông Trần Văn Nhạt trông
coi.
Sau đó, Đức Ông có tổ chức Ban Quản
Tự và đặt ra những Điều Lệ Căn Bản, áp dụng cho các đồng đạo có trách nhiệm ở
chùa (Xem phần Phụ Lục “Bản Điều Lệ Căn Bản” do Đức Ông qui định.
Đến năm 1974, ông Hồ Nam Kinh, Hội
trưởng Ban Trị sự Thánh địa Hòa Hảo mở phiên họp cải tổ Ban Quản Tự và đưa ra
bản Nội qui. (xem phụ lục “Nội qui Ban Quản Tự An Hòa Tự”)
9. Phụ Lục - Bản Điều Lệ Căn Bản (Của Đức Ông Qui Định)
1- Người xuất gia phải thường trực tại chùa, khi đi đâu phải có lý do chính đáng.
2- Phải gìn giữ ngũ giới và Tám điều
răn cấm của PGHH và luật lệ nhà chùa do Ban quản tự ấn định.
3- Phân công trực nhật việc trong
chùa hằng ngày và Rằm, Ba Mươi hoặc những ngày Lễ.
4- Từ lời nói, ý nghĩ, việc làn phải
biểu lộ hiền lương, trang nghiêm, thanh nhã; nam, nữ phải phân biệt.
5- Đồng phục đồ bà ba hoặc áo vạt
miễn. Khi công phu mặc áo tràng. Tuyệt đối không mặc thứ khác.
6- Không được ngồi nói nhảm, cãi vã,
đùa giỡn.
7- Không được ra đường hoặc đi theo
xóm không có lý do.
8- Đi, đứng, nằm, ngồi phải chuyên
tâm niệm Phật.
9- Khi ngủ phải nằm nghiêng về tay
mặt, niệm Phật.
10- Cần phải siêng năng học hỏi đạo
đức, học thuộc lòng quyển Khuyến Thiện và Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu
hiền. Xem Kinh đàm đạo.
11- Không được bàn thiên cơ, thời
cuộc.
12- Không phạm mười điều ác. Khi
biết mình phạm lỗi, cần phải phục thiện.
Phạm luật:
- Lần thứ nhất: Cảnh cáo
- Lần thứ nhì: Quỳ hương và sám hối
- Lần thứ ba: Trục xuất khỏi chùa
Tôn trọng tinh thần tự giác.
BẢN NỘI QUI BAN QUẢN TỰ (DO BAN TRỊ SỰ THÁNH ĐỊA BIỂU QUYẾT NĂM 1974)
Chiếu theo tinh thần phiên họp ngày 15-9 năm Giáp Dần (nhằm ngày 28-10-1974) tại An Hòa Tự, gồm có: Ban Trị Sự Thánh Địa, Ban Quản Tự nhằm thảo luận và biểu quyết bản nội qui để nhân viên có những yếu tố hoạt động trong phạm vi luật lệ của nhà chùa theo yêu cầu thiết thực từ hình thức lẫn tinh thần qua phần tham khảo ý kiến được hội trường tán thành và thiệt thi các nguyên tắc như sau:
* Ban Quản Tự có nhiệm vụ:
a) Thường xuyên lo lắng trong chùa
“An Hòa Tự” và tiếp với Ban Trị Sự Thánh Địa trong ngày đại lễ 18/5, ngày 25/2,
ngày 25/11, với ngày Phật Đản và ngày 12/8 vía Đức Phật Thầy Tây An viên tịch.
b) Ban thường vụ chịu trách nhiệm
thâu xuất và ký tên các văn kiện, điều khiển các công tác, triệu tập và chủ tọa
các phiên nhóm họp phúc trình lên đại diện Tổ Đình PGHH, về việc thâu xuất và
các công tác kết quả hàng tháng.
c) Quản lý các việc trong chùa và
thâu xuất theo các dự án thường chi phải hội Ban Quản Tự để thảo luận lấy ý
kiến chung cuối năm phải kết toán ngân khoản.
* Tinh thần trách nhiệm vác Nhân viên
phụ trách:
1- Cố vấn: Góp ý kiến giải quyết
thắc mắc, biểu quyết các vấn đề liên hệ.
2- Thủ Bổn: Có quyền sở hữu lãnh đạo
hướng dẫn toàn ban và chịu trách nhiệm trước các hình thức sinh hoạt.
3- Phó Thủ Bổn: Phụ tá cho chánh thủ
bổn hoặc thay thế cho ông chánh khi vắng mặt.
4- Kiểm soát: Quan sát tìm hiểu về
các việc trong chùa và sự điều hành của ban, xem xét tập chi thu trình sự kết
quả các việc cho toàn ban được biết...
5- Dự khuyết: Thay thế nhân viên khi
vắng mặt bình thường tham dự ý kiến trong các vấn đề phát triển và hội họp.
6- Tri khách: Trong mấy ngày Đại Lễ,
Rằm Nguơn, ngày vía lo tiếp khách ở Tây lang và ở hậu đường sắp xếp cho mấy em
tiếp đãi cơm nước cho chu đáo.
7- Thông sự: Tiếp xúc chư thiện tín
và đồng đạo bá tánh thập phương để trao đổi đạo đức.
8- Hương Đăng: Trách nhiệm trong
chùa lo nhang đèn, bông hoa, nước cúng đầy đủ sự tinh khiết mỗi ngày, công phu
3 thời đúng theo thời dụng biểu và mấy ngày lễ hay Rằm Ngươn coi những chi
khiếm khuyết cần cho Ban Quản Tự hay để mua sắm thêm.
9- Thường trụ: Phần Đông Lang phải
sắp xếp bên trong nhưng vật dụng và bên ngoài lo cơm nước có những chi thiếu đủ
báo cáo cho Ban Quản Tự biết.
NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT (AN HOÀ TỰ HAY CHÙA THẦY):
a)- Nhiệm kỳ của BQT hai năm sẽ tổ chức lại khi bầu cử, cựu nhân viên có quyền tái cử.
b)- Điều kiện mỗi tháng ngày Rằm, ba
mươi (30) nhân viên BQT cần có mặt để trao đổi giáo lý, riêng về Rằm tháng
Giêng, tháng 7, tháng 10, những ngày Đại lễ phải có sự hiện diện đầy đủ, để
phân công thường trực, cũng như các phiên họp nếu vắng mặt cần cho biết lý do
trước.
c)- Muốn chỉnh trang hay tu bổ việc
chi trong chùa phải nhóm họp đầy đủ trong ban để thảo luận dự án, khi đồng ý
cần đệ trình lên Đại Diện Tổ Đình được sự chấp thuận mới thi hành.
d)- Giản dị hóa công việc, Ban
thường vụ gồm có Thủ Bổn, Kiểm Soát, Thư Ký thay mặt cho toàn ban xử lý thường
vụ.
đ)- Tất cả nhân viên trong BQT tình
nguyện hy sinh không lãnh trỡ cấp đồng thời chịu trách nhiệm với Đại Diện Tổ
Đình, vào ngày lệ mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 phải có mặt.
e)- Kỷ luật những nhân viên nào vi
phạm nội qui hay có những hành động sơ xuất làm tổn thương đến uy tín chung của
BQT, lần thứ nhứt phê bình, lần thứ hai cảnh cáo và đến ngôi Tam Bảo Sám Hối,
lần thứ ba trục xuất ra khỏi BQT và đệ trình lên Đại Diện Tổ Đình khi chấp
thuận.
i)- Quí vị nam, nữ tu sĩ trong chùa
những giờ rỗi rảnh cần xem Kinh Giảng học Giáo lý PGHH và trao đổi ý kiến đạo
đức và giữ điều lệ kỷ luật theo nội qui này, nếu vi phạm cũng thi hành như nhân
viên BQT vậy.
g)- Nhân Viên BQT cần thuộc ít nhiều
Giáo lý của Đức Thầy và Tám điều răn cấm, để cố gắng giữ gìn giới luật và trau
dồi tác phong đạo đức để làm gương.
h)- Ban Trị Sự Thánh Địa Hòa Hảo có
phận sự quan tâm lo lắng ở chùa An Hòa Tự và ủng hộ vật chất lẫn tinh thần về
đối ngoại nếu có, Ban Trị Sự Thánh Địa phải đảm trách cho BQT.
Tất cả những điều khoản trên đây do
Đại hội tham khảo ý kiến và biểu quyết đương nhiên có giá trị tuyệt đối của
tinh thần tự giác. Chính đó là những yếu tố duy nhứt đối với nhân viên áp dụng
hiệu năng trên các phương diện thừa hành phận sự hầu biểu lộ thiện chí thiêng
liêng cao cả.
Bản nội qui này có thỉnh ý Tổ Đình
Đại Diện PGHH được chấp thuận xem như huấn từ gồm có mục phân nhiệm 10 chức vụ
và 12 điều sẽ được kết hợp tế nhị vào ngày 15 tháng 9 năm Giáp Dần và in thành
tập. Nội qui cấp cho nhân viên BQT để hiểu biết và thi hành.
--- Chung ---
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.