BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
tháng 3 2019

tháng 3 31, 2019 ,
Rằm Tháng Mười hai mươi mốt tuổi,
Vào khoảng trưa đang nhụi trong thoàn;
Đang khi nằm đọc Pháp-Bửu-Đàn,
Có một khối hào quang bạch sắc.
Bỗng nhiên lại rớt ngay vào mặt,
Cả châu thân đều bắt tê rần;
Như ngặt mình đành phải nằm trân,
Muốn ngồi dậy nhưng không thể dậy.
Tay chân cũng hết còn động đậy,
10. Rồi bắt đầu từ đấy mê man;
Từ trên không có tiếng kêu vang,
Rằng có mẹ đấy con khá tỉnh.
Ta ngước mặt nhìn lên không cảnh,
Một lão bà đang đứng trên mây;
Đầu bạc phơ như tuyết phủ đầy,
Tay vừa chống lấy cây gậy trúc.
Mình mặc bộ đồ dà nhùng-nhục,
Có hào quang phủ khắp châu thân;
Vẻ mặt tròn da trắng tuyệt trần,

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ -  Chương XV: Quân-sự: Bộ-đội Nguyễn-Trung-Trực

HUỲNH GIÁO CHỦ - Sự-Nghiệp Về Mặt Đời: Công-Nghiệp Cách-Mạng (Chương XV )
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ CÙNG CÁC TÍN ĐỒ CỦA NGÀI

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ VÀ CÁC QUAN CHỨC



Chương XV: Quân-sự: Bộ-đội Nguyễn-Trung-Trực

Sứ mạng giáng trần của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, như đã biết là để cứu độ chúng sanh trong thời kỳ hoại diệt hầu tuyển chọn người hiền đức đưa sang cõi đời Thượng nguơn.
Và cho được trở thành người hiền, Ngài đã hiển thị pháp môn Học Phật Tu Nhân là một pháp môn, nếu ai hành y sẽ trở thành bậc Hiền Ðức, điều kiện duy nhứt được dự Hội Long Hoa và sống còn đời Thượng nguơn an lạc.
Đó là phần thuộc về lý thuyết hay giáo lý, nhưng quan trọng là phần hành sử hay thực hành, vì rằng năng thuyết mà bất năng hành thì không khác người nói ăn cơm mà miệng không ăn thì bụng đói vẫn hoàn bụng đói. Có thuyết mà không hành thì lý thuyết ấy trở thành vô dụng.
Cho nên điều trọng yếu là ở phần thực hành, phần đem áp dụng những lý thuyết ấy vào đời sống xã hội. Muốn đào luyện môn nhơn đệ tử nên người hiền như chương trình đã ấn định, Ðức Huỳnh Giáo Chủ chẳng những vừa chỉ dạy mà còn vừa đúng ra hướng dẫn môn nhơn cùng thực hành. Ngài không quản dấn thân làm gương mẫu cho môn nhơn noi theo. Như vậy chẳng những tạo cho môn nhơn tinh thần dạn dĩ mà còn gây cho họ niềm tin tưởng ở kết quả chắc chắn của việc làm.


KIM CỔ KỲ QUAN - Ông Ba Thới - Quyển 5 - NGỒI BUỒN
TẢI KIM CỔ KỲ QUAN TRỌN BỘ 9 BỔN TUỒNG PDF


KIM CỔ KỲ QUAN QUYỂN 5 - NGỒI BUỒN - PHẦN 1

Ngồi buồn gẫm sự thế gian
Cõi trần nhiều nỗi gian nan cốt hài
Nhứt tâm tưởng Phật lâu dài
Dầu ai hủy hoại ta hoài thiện tâm
Cuộc đời Trời khiến cơ thâm
Niệm sao nhứt tánh nhứt tâm trọn niềm
Hữu công Trời Phật lại tìm
Nam mô nhớ Phật trọn niềm thủy chung
Vẹn toàn hai chữ hiếu trung
Chữ tà chữ nịnh chữ hung làm gì
Thế gian ăn nói dị kỳ
Bất tùng Trời Phật bất tùy Thánh Tiên
Xem tường sự thế lòng riêng
Bất tri Thiên Địa phương viên cao dày
Cõi trung Trời Phật lưu đày
Chẳng lo chẳng sợ tội nầy đọa kia
Thiếu thừa lỗ miệng nói lia
Trong lòng chẳng nhớ lời kia Phật hằng
Thương dân Trời Phật dạy rằng
Nghĩ đi xét lại không bằng lời dân
Sao bằng chả phụng khô lân
Trà thơm rượu cúc của dân mỹ miều
Ít ai noi dạ ngư tiều
Ngược xuôi thừa thiếu gẫm nhiều người ưa
Nhiều người đem giọng đẩy đưa
Lời nay bất dụng lời xưa bất hoài
Ỷ mình khôn quỉ sắc tài
Địa ngục rủ loạn nằm dài thở than
Thiểu nhơn nghĩa khí trung cang
Những người hung dữ tham gian thiếu gì
Người chê lời Phật nói kỳ
Phật Trời còn quấy huống gì là tôi
Bó tre chẳng giữ bỏ trôi
Phật ngồi dương thế thương ôi dân hoành
Chẳng ai noi việc làm lành
Mê chi trần tục bỏ đành Tây phương
Trung thần phản trí Trụ Vương
Qui lai Tây Bá nhà Thương mạt rồi
Linh đinh sóng dập gió dồi
Thương non nhớ biển đứng ngồi không an
Phật mang tám nạn dương gian
Người ba tai họa chẳng han trong mình

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - CHƯƠNG 6 (QUÁN TƯỞNG)

Nội Dung

PHÁP QUÁN TƯỞNG

TIẾT MỘT: TRÌ DANH VÀ QUÁN TƯỞNG

Trong pháp môn Tịnh độ, quán tưởng cũng là một pháp trọng yếu như pháp trì danh. Những ai vì ngắn hơi, không theo được pháp trì danh mà chỉ chuyên tu pháp quán tưởng, kết quả vãng sanh hai đằng vẫn như nhau.
Kinh Quán Vô lượng Thọ dạy có 16 pháp quán, trình bày rất chí lý rõ ràng. Luận Vãng sanh của ngài Vô Trước lại chia thành 29 pháp quán. Công năng tán trợ vãng sanh của các pháp quán, như trên đã nói, không khác công năng của pháp trì danh. Có khác chăng là một đằng dễ theo, một đằng khó theo, như sẽ nói rõ sau đây;

Với pháp quán tưởng, cảnh quán thường rất rộng rãi và tế nhị nên khó hành trì. Hơn nữa, vì chưa từng trải qua cảnh đó nên ấn tượng dễ trở nên mông lung. Cảnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào ức tưởng nên khó tránh khỏi sai sự thật. Những sự khó khăn trên lại càng tăng thêm lên nữa, đối với chúng sanh trong đời mạt pháp này. Quả vậy, nghiệp chướng nặng nề, trí huệ cam cợt, tâm tư tạp loạn hoàn cảnh nhiễu nhương; với những điều kiện như thế tư lự thật khó tập trung vào một cảnh chuyên nhất trong quán pháp. Vì các lý do như trên, nên pháp quán tưởng khó áp dụng hơn pháp trì danh. Nếu chỉ chuyên tu quán tưởng mà không tu các pháp khác, sợ ít hy vọng thành công, vì vậy mà người tu Tịnh độ hiện thời ít kẻ thực hành quán tưởng, phần đông chuyên theo pháp trí danh mà thôi. 

tháng 3 30, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF
HIỂN ĐẠO - QUYỂN 4: ĐÂU LÀ PHÀM THÁNH - THANH SĨ

ĐÂU LÀ PHÀM THÁNH - THANH SĨ

*****
Đâu là phàm và đâu là Thánh?
Đây xin khuyên bá tánh thập phương,
Lắng tai nghe đây tả mọi đường,
Phàm Thánh cả hai phương sẽ rõ.
Gần năm năm cách xa lớn nhỏ,
Xác tục phàm nương trọ nước ngoài;
Đặt chơn lên quốc tế vũ đài
Chỗ nào cũng vãng lai trà trộn.
Giống đạo đức rải tung khắp chốn,
10. Chuông từ bi đem dộng khắp nơi;
Lẽ giáo răn Phật Thích tuyệt vời,
Đã giúp được nhiều người tỉnh ngộ.
Nền khoa học càng ngày tiến bộ,
Càng chứng minh lời Tổ không sai.
Những điều xưa Phật đã chỉ bày,
Nhơn loại đến ngày nay mới thấu.
Vạn vật vốn nhơn duyên tạo cấu,
Các việc đều Thành, Trụ, Hoại, Không;

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Sự-Nghiệp Về Mặt Đời: Công-Nghiệp Cách-Mạng (Chương XVI) - VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Chương XVI: Chánh-trị: Việt-Nam Dân-Chủ Xã-Hội Đảng

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ VÀ CÁC VỊ TIỀN BỐI

ĐỨC THẦY CÙNG CÁC TÍN ĐỒ PGHH



Chương XVI: Chánh-trị: Việt-Nam Dân-Chủ Xã-Hội Đảng

Quan hệ giữa quân sự và chánh trị. – Clausewitz một nhà binh Pháp-Ðức, trong quyển “Chiến tranh luận” có định nghĩa chiến tranh như sau: Chiến tranh chẳng những là một hành động chánh trị (action politique) mà thực sự là một thủ đoạn của chánh sách, chánh sách kế tục quan hệ ngoại giao.
Cứ theo định nghĩa nầy, quân sự chỉ là một thủ đoạn để thực hiện chánh sách. Sở dĩ gây chiến hay dùng thủ đoạn quân sự là vì đôi bên không thể giải quyết bằng đường lối ôn hòa, ngoại giao chánh trị.
Quân sự hay chiến tranh, theo đó, chỉ là một thủ đoạn nhứt thời đem áp dụng trong một giai đoạn để thực hiện mục tiêu chánh trị hay quốc sách. Như thế, quân sự là tranh đấu giai đoạn còn chánh trị là tranh đấu trường kỳ, thường xuyên hay có thể nói chiến tranh hay quân sự là một thủ đoạn bạo lực để đạt đến mục đích chánh trị hay chánh sách.
Dùng quân sự hay chiến tranh để giải quyết một vấn đề gì là một việc làm bất đắc dĩ, bởi giải quyết nhau bằng phương pháp chánh trị ngoại giao không xong mới đưa đến sự giải quyết bằng bạo lực, bằng súng đạn.
Khi dùng đến bạo lực thì chi cho khỏi gây ra chết chóc sanh mạng, tàn phá sự nghiệp tài sản. Vì vậy mà loài người luôn luôn tìm cách giàn xếp bằng đường lối chánh trị hơn quân sự. Chỉ có những dân tộc bạo tàn, háo sát hung hãn, tham lam, nuôi óc cướp bóc mới ỷ thị vào sức mạnh để gây chiến tranh xâm lược hầu thỏa mãn dục vọng tham tàn, óc thích giết hại đồng loại với bản tính cầm thú.


KIM CỔ KỲ QUAN - Ông Ba Thới - Quyển 6 - Bổn Tuồng
TẢI KIM CỔ KỲ QUAN TRỌN BỘ 9 BỔN TUỒNG PDF

KIM CỔ KỲ QUAN QUYỂN 6 - BỔN TUỒNG - PHẦN 1 GIÁO ĐẦU

Ngọc Hải, Quỳnh Lâm chiếu thủy
Phụng Mao, Lân Chỉ trình tường
Khán quốc vương Tống thất cang cường
Quang minh thị Hớn đường thượng đảnh
Quê ngụ miền Cao Lãnh
Tôi nay Ba Thới xưng danh
Từ theo Thầy học đạo minh thanh
Cửu thu mãn thính danh dư tuế
HỰU VIẾT:
Liếc mắt ngó thiện đoan nhân phế
Nhìn lê dân sự thế nguy bang
(Thầy ôi!)
Đạo tớ thầy nhiều nỗi gian nan
Cay đắng dạ thở than không thấu
Trách ở đời lão ấu vô phân
Căm hờn chư quốc hương lân
Làm cho lỗi đạo quân thân kia là!
(Thầy ôi ! như tôi nay di cư phế thổ chẳng qua là)
Bước chơn ra đoái lại nước nhà
Chim anh bỏ ổ rừng già thiết tha
HỰU VIẾT:
(Ai đi)
Nỡ chẳng tưởng quốc gia ngay thảo
Dạ nào vong Tam Bảo giáo truyền
(Ấy là thuở trước)
Thầy ra giáo đạo vi hiền
(Ý làm sao)
Nay nhà gã đam phiền kết oán?

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - CHƯƠNG 7 (CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VÃN SANH)
Nội Dung

CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VÃNG SANH

TIẾT MỘT: KHÔNG SANH VỀ TỊNH ĐỘ TẤT PHẢI ĐỌA ÁC ĐẠO

Trong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận. Nhưng xét về phương diện tịnh uế thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh độ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh; không sanh về bên nọ, tất là phải sanh về bên kia. Sanh về Tịnh độ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.
Người đời, nếu chỉ làm việc thiện thế gian hoặc chỉ tin phép ngũ giới, thập thiện mà không niệm Phật, tức là chưa kết duyên với Phật. Đã cùng với Phật vô duyên thì  chủng tử thanh tịnh vô lậu xuất thế gian sẵn có trong đệ bát thức không có trợ duyên để phát sanh; nếu chủng tử thanh tịnh không phát sanh thì dù cho có tu điều thiện nhiều đến đâu cũng chỉ được sanh về cõi trời là cùng, chứ tuyệt đối không thể sanh về cõi Phật được. Ở  cõi trời, phước báo tuy nhiều, nhưng vẫn có hạn và sai khác nhau nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới mà thác sanh qua kiếp khác, quanh quẩn trong tam giới. Sự thác sanh hoàn toàn tùy thuộc các nghiệp nhơn, thiện hay ác, đã từng được gây thêm trong thời gian sanh ở cõi trời ấy. Nếu nghiệp nhơn ấy là thượng phẩm thập thiện thì vẫn sẽ sanh trở lại ở cõi trời; nếu trung phẩm thập thiện thì sanh về cõi người; nếu là hạ phẩm thập thiện thì sanh về cõi A tu la; nếu là thượng phẩm thập ác thì đọa vào địa ngục; nếu là trung phẩm thập ác thì đọa vào ngạ quỷ; nếu là hạ phẩm thập ác thì đọa vào súc sanh.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Tổng Luận (Chương XVII) VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Tổng Luận (Chương XVII NHŨNG CỐNG HIẾN)



Chương XVII: Những cống-hiến

Ra đời trong một thời gian rất ngắn (không đầy 8 năm) Phật Giáo Hòa Hảo phát triển có thể nói là kỷ lục: Nền Đạo đã bành trướng khắp miền Tây Nam Việt và thâu nhập một số tín đồ lúc bấy giờ gần 2 triệu gây thành một phong trào Đạo đức chưa từng thấy.
Kết quả đó đủ nói lên tánh chất đối cơ của pháp môn Học Phật Tu Nhân và sự thắng diệu của Pháp môn nầy trong việc biến cải đời sống tâm linh và vật chất của ngót 2 triệu tâm hồn đang sống trong cảnh vô vọng của chế độ Thực dân thống trị.

A- PHƯƠNG DIỆN ĐỜI HAY ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT.


Ngoài Ngũ giới, Thập giới là những giới căn bản của hạng cư sĩ tại gia, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn lập ra 8 điều răn cấm để hoán cải đời sống tinh thần và vật chất của tín đồ.
CHẤN CHỈNH PHONG HÓA- Thử đi vào gia đình tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta sẽ thấy, thay vì một đời sống bê tha dật lạc là một đời sống bình dị thanh thản.
Về phương diện thờ phượng, ta không còn thấy cảnh tượng những bàn thờ Cửu thiên Huyền nữ, Đông Trù Tư Mạng, Tài Thần, Thổ thần…la liệt như trước mà chỉ thấy một cảnh đơn giản, chỉ vỏn vẹn có ngôi Tam Bảo với tấm trần điều, tượng trưng cho tinh thần thoát tục và dân tộc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Về cách cúng Phật, chỉ thấy 3 chung nước nước lã, tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết và nhang dùng để bán mùi uế trược. Ngoài ra chẳng còn cúng món chi khác nữa.
Phía trước ngôi Tam Bảo là bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ và ở phía trước nhà là bàn Thông Thiên.
Mỗi ngày, sớm chiều hai thời lễ bái, có khác chi hai buổi tụng niệm công phu của nhà Thiền, và sau thời lễ bái là ngồi niệm Phật, chiếm khá nhiều thời giờ khiến người tín đồ không quá rảnh rang để nghĩ việc bâng quơ hay phí phạm thi giờ quí báu vào những việc vô ích.
Mỗi tháng, căn bản là 4 ngày chay lạt là những ngày 14, rằm, 29 và 30; ngoài ra tùy sức mà thọ hoặc Lục trai, Thập trai hay trường trai, tránh cho người tín đồ điều sát sanh hại mạng.


KIM CỔ KỲ QUAN - Ông Ba Thới - Quyển 7 - THỪA NHÀN
TẢI KIM CỔ KỲ QUAN TRỌN BỘ 9 BỔN TUỒNG PDF
Nội Dung


KIM CỔ KỲ QUAN QUYỂN 7 - THỪA NHÀN - PHẦN 1

Thừa nhàn dạy kẻ còn thơ
Đến chừng đầu bạc ngẩn ngơ trong lòng
Ta đâu phụ rãy con rồng
Trung quân hiếu phụ trong lòng vốn không
Tu thời dưng của trợ công
Lôi ra mà phá người không biết gì
Ham ăn ham ngủ li bì
Nói ra chẳng kỉnh chẳng vì đại nhân
Làm người chẳng xét chẳng phân
Ba đời tám kiếp phi ân luân hồi
Chẳng biết chỗ ăn chỗ ngồi
Càng ngang càng dọc có rồi chẳng không
Đem lòng kể của kể công
Kể từ sinh trấp theo Ông mấy đời
Có dân có Phật có Trời
Không dân, không Phật, không Trời, không vua
Trái đời rẻ bán mắc mua
Nói ngược nghĩ lại phải thua thiệt thà
Có cháu mới có ông bà
Không con ai lại kêu mà mẹ cha
Chữ dân là ruột quốc gia
Có dân mới có làm ra Phật Trời
Ăn theo thuở ở theo thời
Cẩn ngôn cẩn hạnh giữ lời mới tu
Chớ kể công trận đa thu
Mà lòng chẳng có chí tu chút nào
Có chí ăn nói hỗn hào
Tầm sư học đạo chỗ nào hiếu trung
Thầy xưa không dạy việc hung
Dạy lòng nhơn nghĩa hiếu trung ở đời

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - PHỤ LỤC


PHỤ LỤC

Quên mất tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp, gọi là hành động của ma.

KINH HOA NGHIÊM

Phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đó chính là Xuất- gia, đó chính là đầy đủ Giới Pháp.

KINH DUY MA CẬT
(Phẩm LA HẦU LA )

"Sa di thuyết pháp sa môn thính
Bất tại niên cao tại tánh linh"

LUẬT NGHI

Một người không phải sinh ra liền thành Bà La Môn hay hạng Chiên Đà La, chính phải do việc làm của người ấy ở  đời, mới trở thành một người Bà La Môn hay một người Chiên Đà La.

KINH HOA NGHIÊM

Không phải chỉ có chùa to Phật lớn hoặc danh xưng kêu là có sự hiện diện cuả Chánh Pháp; mà chỉ có: ở đâu có các Tăng, Ni, Phật tử: CHÂN TU THẬT HỌC, thì ở đó mới đích thật: có sự hiện diện của Chánh Pháp.

tháng 3 28, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF

HIỂN ĐẠO - QUYỂN 5 : TIẾNG NÓI TRONG HOA SEN - THANH SĨ

TIẾNG NÓI TRONG HOA SEN - THANH SĨ

*****

Ngoài trời lác đác mưa sa,
Trong phòng lặng lẽ mình ta với đèn;
Lưng đã mỏi vừa nằm thiu-thỉu,
Hồn bỗng dưng theo điệu nhạc trời.
Rồi liền đưa đến xa khơi,
6. Nhìn ra mới biết là nơi Liên trì;
Lòng tự hỏi đến chi đây nhỉ?
Chưa kịp cho ý nghĩ trả lời,
Liền nghe gió nhẹ đưa hơi;
Liên trì có một hoa tươi nở bừng.
Mùi thơm dịu chưa từng ngửi tới,
Sắc đẹp pha lẫn khối hào quang;
Tự nhiên tiếng nhạc dịu-dàng,
14. Từ trong sen ấy nhịp nhàng trỗi lên;
Hòa lẫn tiếng Thần Tiên ca trỗi,
Lời ca rằng: con hỡi là con.
Đường trần gót ngọc đã mòn,
Từ xưa dạ sắt nay còn tim gan;
Chừng nào con Niết-Bàn nhập tịch,
Nhập mà không mất tích ớ con.
Lời ca trầm bổng véo von,
22. Ngưng rồi mà tiếng vẫn còn vi-veo;
Hồn ta phưởng phất theo tiếng ấy,
Đứng lặng như tượng giấy hình đồng;
Khác nào như khoảng hư không,
3Chính mình lại chẳng ngó trông thấy mình.
Bỗng có tiếng âm thinh sấm nổ,
Đóa hoa sen đã trổ vừa qua;
Ngọn đèn bỗng lại mọc ra,
30. Trong đèn hiện đủ Phật- Đà mười phương.
Mỗi Phật mỗi hình dung đẹp-đẽ,
Đẹp-đẽ hơn tượng vẽ trần gian;
Phật nào cũng vẫn mình vàng,
Nhưng hào quang có muôn ngàn khác nhau.


KIM CỔ KỲ QUAN - Ông Ba Thới - Quyển 8 - Tiền Giang
TẢI KIM CỔ KỲ QUAN TRỌN BỘ 9 BỔN TUỒNG PDF
Nội Dung


KIM CỔ KỲ QUAN QUYỂN 8 - TIỀN GIANG - PHẦN 1


l.Phật ra xem thế Tiền giang
Sông mê biển khổ chẳng an lòng nào.
Ngược xuôi khôn quỷ hỗn hào
Cao bay xa chạy đầu vào trôn ra.
5.Khéo đem buồng chuối khuấy ta,
Nửa đường lấp ngõ nhát ma ý hà.
Ở chi nửa chính, nửa tà,
Xét lòng không chắc thiệt thà đừng tin.
Thấy người dạ ở bất minh,
10.Như vầy chẳng uổng công linh sách đèn.
Tỏ thời cũng tiếng là đèn,
Dầu có hèn hèn cũng tiếng là trăng.
Tuy tôi nói láo có căn,
Khó nghèo thèm khát giàu ăn ngon gì.
15.Lòng tôi đem bạc đổi chì,
Mang ơn dạ muốn tức thì đền ơn.
Thương người bạc nghĩa phi nhơn,
Làm ơn người muốn kể ơn tức thì.
Chẳng thương chữ Bủu Sơn Kỳ,
20.Chữ Hương ngó thấy vị vì chữ vi.


KIM CỔ KỲ QUAN - Ông Ba Thới - Quyển 9 - Kiểng Tiên
TẢI KIM CỔ KỲ QUAN TRỌN BỘ 9 BỔN TUỒNG PDF

Nội Dung


KIM CỔ KỲ QUAN QUYỂN 9 - KIỂNG TIÊN - PHẦN 1

1. Xem Kiểng Tiên thường hành bình đẳng
Nhìn huê liên trổ chẳng bốn công
Niệm Di Đà thọ ký Quan công
Nhìn Tịnh độ nước non thong thả
5. Trào Nam chánh quyền hành hai Cả
Cám chú Tư giày giã gian nan
Lập mấy tràng Trời khiến tiêu tan
Thời bất đạt gian nan nhiều nỗi
Nay gắng sức ra oai cầm chổi
10.Cầu Đông phong gió thổi về Tây
Lấp cơn sầu sửa vạy làm ngay
Đường sanh tử tên bay trước mặt
Trông thơ nhạn dươn sao vắng bặt
Lưỡi không xương nhiều chuyện ngặt nghèo
15.Xưa Thiên luông phò chúa qua đèo
Nay bao nỡ vận nghèo đèn mất
Tưởng thủy thổ lo bề gia thất
Xem lê dân dạ bất tùng chi
Ngùi ngùi lo nghĩa trước vận suy
20. Thảm thảm mấy chữ khi rằng quấy
Trước mặt ngọc dễ ai chẳng thấy
Sau lưng nhìn việc quấy về ai
Thiệt vàng mười không nhuộm chẳng phai
Mặc thế sự trối ai nông nả
25.Sầu tầm nội vỉ kinh vỉ giả
Thích minh tâm bất khả vong tình

tháng 3 27, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF
HIỂN ĐẠO - QUYỂN 6 : HỠI QUÊ NHÀ - THANH SĨ

HỠI QUÊ NHÀ - THANH SĨ

****

Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Sương làm mờ mặt cung trăng,
Nhưng mà gương sáng chị Hằng vẫn soi.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Tuy là thân lắm lóc lăn,
8. Nhưng không mất hạnh nhà tăng chút nào.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Dù là bổn nguyện nhà tăng,
Nhưng lòng yêu nước vẫn hằng nhớ luôn.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Lòng đâu quên chuyện khóc măng,
16. Đồng bào hai chữ lại càng nhớ hơn.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Xác ngăn hồn khó thể ngăn,
Lúc nào hồn cũng vẫn hằng về luôn.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Thương nhau giọt lệ khôn dằn,
24. Khóc cho đến đỗi mắt gần mù sưng.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Vì đâu quên ngủ quên ăn,
Phải chăng vì chữ giáo hoằng mà ra.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Đi đâu cũng Phật Pháp Tăng,
32. Dù thân phải chịu lóc lăn đủ điều.
Hỡi Quê Nhà gần xa lớn nhỏ!
Kẻ Trời đông còn nhớ hay chăng?
Thương nhau nên mới khuyên răn,

tháng 3 26, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF

HIỂN ĐẠO - QUYỂN 7 : ĐÃ CHẾT MÀ SỐNG - THANH SĨ

ĐÃ CHẾT MÀ SỐNG - THANH SĨ

****

Các việc tục người tôi đã chết,
Chết hẳn từ lúc trước nữa kia;
Trên xác thân mọi việc trần mê,
Đã chết mất vào khuya đêm nọ.
Hiện bây giờ tôi còn nhớ rõ,
Vào một đêm trăng tỏ trời thanh;
Không bóng người nào đứng chung quanh,
Chỉ trơ trọi một thân thơ thẩn.
Bên cầu đá có chùa Tinh Tấn,
10. Đèn leo heo nhơn nhởn trước môn;
Chừng như là có sức chiêu hồn,
Tự nhiên kéo lần chơn bước đến.
Bên cửa tự có đèn một nến,
Trong sân chùa sao sến nhiều cây;
Mắt nhìn qua lòng nghĩ như vầy,
Trong chùa có Phật hay là chẳng.
Sự tưởng Phật nơi lòng có đặng,
Người mới đem cây đến trồng đây;
Kẻ hữu tâm cây cũng duyên thay,

tháng 3 25, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF

HIỂN ĐẠO - QUYỂN 8: TÔI KHÔNG QUÊN - THANH SĨ

TÔI KHÔNG QUÊN - THANH SĨ

****

Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Năm năm dư đã trải qua,
Lòng thương nhau vẫn mặn mà lòng thương.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Khổ lao dù mấy cũng là,
8. Việc tu khuyên cứ rán mà lo tu.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Xem nhau như thể ruột rà,
Khi ai chạm đến thì là biết đau.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Đạo mầu lòng vẫn thiết tha,
16. Dù cho thế cuộc dần dà bao lâu.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Trên đầu có Phật xem qua,
Hiền lương sẽ được gặp nhà hiền lương.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Việc buồn khi có gặp ra,
24. Cùng nhau chia sớt cho qua nỗi buồn.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.
Thương nhau như thể một cha,
Cắn hai hột muối chia ra cũng đành.
Tôi không quên khuyên ai khá nhớ,
Ở quê nhà lớn nhỏ gần xa.

tháng 3 24, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF
HIỂN ĐẠO - QUYỂN 9 : ÁNH SÁNG TỪ BI - THANH SĨ

ÁNH SÁNG TỪ BI - THANH SĨ

****

Một hôm gặp lúc mưa dầm,
Muốn cho ngon giấc mà nằm không yên.
Trong lòng suy nghĩ liên miên,
Việc chung của thế việc riêng của mình.
Làm sao hòa một tánh tình,
Để cho thế giới thái bình an vui.
Nếu còn kẻ ngược người xuôi,
Nhơn sanh bốn bể còn trôi nổi nhiều.
Cứ lo tưởng có bấy nhiêu,
10. Ruột gan như thể đốt thiêu hồi nào.
Nhắm nghiền đôi mắt lại nhau,
Nhưng ôi ! dòng lệ cứ trào mãi ra.
Trời mưa người cũng lệ sa,
Đôi tâm hồn phải chăng là dung thông.
Không sao an được giấc nồng,
Bật đèn ngồi giữa thơ phòng nửa đêm.
Buồn chi Trời chẳng chịu êm,
Mưa càng nặng hột bắt mềm lòng đây.
Quá đau đớn tấm gan này,
20. Ngồi trơ không cựa như thây mất hồn.

tháng 3 23, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF
HIỂN-ĐẠO - QUYỂN 10: ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - THANH SĨ

****
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ,
Độ chúng sanh không bỏ một ai;
Lòng thương yêu khắp nhơn loài,
Không hề muốn thấy một ai khổ trần.
Đường chơn chánh trên hơn tất cả,
Nẻo nhiệm mầu chẳng có chi bì;
Muốn người rõ tánh từ bi,
8. Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời.
Đêm thanh vắng dùng lời nhiệm nhặc,
Khách thường trần bất đắc chơn ngôn;
Riêng con tâm đạo thường tồn,
Với người cũng rán gọi hồn nhớ tu.
Kỳ qui nhứt dễ đâu kiếm được,
Khuyên trẻ nên trau chuốt tinh thần;
Chừng nào định quốc an dân,
16. Người thương người thể thương thân mới rồi.
Con ơi! Nếu còn người vong bổn,
Riêng lợi danh riêng sống cá nhân;
Vẫn còn có cuộc tranh phân,
Ấy là vốn tánh phàm trần xưa nay.
Kim cổ đã bao ngày luân chuyển,
Do tâm trần suy biến gây ra;
Lần nầy cũng chẳng còn xa,
24. Lập công ớ trẻ kẻo mà huốt đi;
Cuộc xảy đến cực kỳ khốc liệt,
Chúng sanh cần chưởng phước cho cao.
Con ơi! Nếu chẳng ba đào,
Thuyền từ đâu nhọc công vào biển mê.
Chớ rời khách hãy kề bên khách,
Rước nhơn gian Nam Bắc kẻo chìm;
Dù sao cũng chớ ngồi im,

tháng 3 22, 2019 ,
DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF

HIỂN ĐẠO - QUYỂN 11 : THẦN CƠ THẬT LUẬN - THANH SĨ

THẦN CƠ THẬT LUẬN

***
Từ xa bỗng có luồng gió nhẹ,
Nghe toàn thân mát mẻ vô cùng;
Tự thấy mình mở hoát hung trung,
Liền có vị Pháp Long bước đến.
Phòng vắng lặng không hương không nến,
Chỉ lấy lòng tiếp kiến với lòng;
Dùng nhiệt tâm thay nén hương nồng,
Đem thành ý thế chung nước lã.
Lòng vui vẻ bút không thể tả,
10. Rồi cùng nhau hỷ hạ tách chơn;
Trong khắc kỳ đến chốn Kim Sơn,
Cúi đầu trước Thế Tôn bái tạ;
Nhờ ân đức từ bi hỷ xả,
Dạy pháp mầu cảm hóa chúng sanh,
Bớt khổ sầu thế giới cạnh tranh,
Cho thiên hạ thái bình an lạc.
Phật như đã rõ lòng khao khát,
Liền nói cho bí pháp diệu huyền;
Rằng hôm nay vì mở phước điền,
20. Mới gọi khách hữu duyên lai đáo.
Chúng sanh vẫn sống trong mộng ảo,
Kiếp người đời như thảo thượng sương;
Sự nhân từ ít kẻ chủ trương,
Việc bạo ác nhiều phường cổ võ.
Mạng đã ngắn càng làm thêm nhỏ,
Sự mê lầm còn có chi hơn;
Người đã không còn bị nghiệp duơn,
Rất thương kẻ đang cơn lịu địu.
Cái chết vốn là nơi kết liểu,
30. Khách trần gian chung chịu như nhau;
Sanh ra thì có tử theo sau,
Không thể trốn nơi nào cho khỏi.
Sanh tử bởi nơi tiền nghiệp gọi,
Người còn gây còn phải trả đền;
Giống đã gieo người dẫu có quên,
Đúng ngày tháng mọc lên nhứt định.
Trước không chịu để lòng lo tính,
Sau muốn ngăn dừng cũng không xong;
Nghiệp đến rồi dầu bậc Tiên ông,
40. Cũng phải chịu chớ không tránh khỏi.

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget