BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
tháng 12 2018


Đức Thầy Thuyết Pháp Năm Tân Tỵ 1941 tại bến đò Quảng Nhung

Tải văn bản dạng Word để In
Tải văn bản dạng PDF để In

Đây là quyển Sách nói về nội dung mà Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo Thuyết Pháp Năm Tân Tỵ (1941) (tại Bến Đò Quảng Nhung làng Kiến An - Long Xuyên - An Giang)


Mục lục

Đoạn Này Đức Thầy Luận Lược Về Việc Tu:

* Tôi xin nhắc tiếp luận lược về việc tu:
Hỡi ai là người đạo đức, xin rán giữ chữ tu là gốc. Sự tu khó, biết không phải dễ, nhưng mà dễ, khó cũng tại tâm, hễ muốn thì là dễ, không muốn thì là khó vậy.
Hết thảy sự gì cũng chẳng khó chỉ muốn ngay đó thôi, sự tu cũng như sự học, sự học chẳng biết tới đâu là cùng.
Hễ học là một ngày một khó, mà hễ khổ khó chừng nào, đắng cay mà bền chí đặng thì ngày kia có kết quả cho ta một ngày vui quí giuá đó vậy.
+Thí dụ: Như ta trước đây mà muốn gieo trồng có cho nhiều hay là trồng cây chi thì trước hết ta phải lo gây giống ấy, rồi ra công khó cuốc cày vun phân tưới nước cực khổ với nó vô cùng, thì một ngày nọ, đúng ngày đúng tháng nó sẽ đơm bông trổ trái cho ta dùng hưởng.
Còn ngày nay ta tu hành đặng mà chờ cho đến ngày nọ gặp hội khoa tràng thì ta ra ứng cử, hễ đức trọng thì tài cao, sẽ rạng mặt mày hiển vinh muôn thuở.
Tôi xin nhắc sự tu chẳng có chi lạ, tu là sửa đổi lương tâm cho thiện, tìm sự lành, lánh sự dữ là tu, tu là rứt bỏ lòng ích kỷ, mở rộng lòng nhơn ái, thương người mến vật, cứu vớt lẫn nhau, ấy là tu, tu là quan sát lẽ chánh tà, làm việc chơn chánh là tu. Tu là ơn cha nghĩa mẹ cho tròn chữ hiếu, cho trọn tam cang ngũ thường.
Cho đồng đẳng, mới gọi là tu, việc tu hành phai bỏ bớt lòng tà, diệt trừ vật dục nơi tâm của ta, chẳng giận, không hờn, không ganh ghét, làm cái không mới có, chắc là người đồng đạo ai cũng biết, tại sao cái không mà có, còn cái có lại ra không ?
Như ta có căn tiền nhiều mà ta ỷ có sẳn mà dùng hưởng hoài, chẳng gieo trồng, rồi một ngày nọ dùng hết ta phải khổ và đói đó, còn về sự hữu hình với sự vô vi.

tháng 12 25, 2018
Ngôi Thờ Phượng của người Tín Đồ Phật Giáo Hoà Hảo

Để thực hiện đúng lời chỉ dạy của Đức Thầy đối với tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo nhằm bài trừ những những mê tín dị đoan, bỏ nghi lễ phiền toái, giản dị hoá nghi thức thờ phượng  nay tôi xin trích lại Phần Thờ Phượng và Hành Lễ nằm trong Quyển 6 "Tôn Chỉ Hành Đạo" hay "Cách Tu Hiền Và Sự Ăn Ở Của Một Tín Đồ Phật Giáo Hoà Hảo" 

Nội Dung

THỜ-PHƯỢNG

Từ trước đến nay, các chùa chiền đã tạo ra quá nhiều hình tượng. Đành rằng vì tôn kính đấng Từ-Bi mới làm ra thờ-phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế, chúng ta không có ý hủy-báng sự phượng thờ của các chùa-chiền. Cách thờ phượng ấy tùy theo điều-kiện các nhà sư mà chúng ta cũng có thể sùng-ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật.

Tiểu Sử Đức Phật-Thầy Tây-An Bửu Sơn Kỳ Hương

Mục lục

I- Hành vi và thân thế buổi đầu của Ngài

Đức Phật-Thầy Tây-An chính danh là Đoàn-Minh-Huyên, sanh vào giờ ngọ ngày rằm tháng mười năm Đinh-mão (1807), nhằm năm Gia-Long thứ sáu.
Ngài quê ở làng Tòng-Sơn (1), tổng An-Thạnh-Thượng, tỉnh Sađéc. Tổ phụ ở đó từ lâu, nhưng tên họ là gì ngày nay không ai biết được. Chỉ biết trong thân-tộc của Ngài, thuở Ngài mới ra đời, còn có hai người (anh chú bác) là Đoàn-văn-Điểu và Đoàn-văn-Viên (2) mà thôi. Về sau, khi hai ông nầy mất đi, con cháu vì trải qua nhiều lần tao-loạn trong nước nên hoặc chết, hoặc xiêu lạc đi nơi nào mà hiện nay ở Tòng-Sơn không còn thấy roi truyền miêu-duệ.

NĂM ÔNG THẺ CỦA PHẦY TÂY AN BỬU SƠN KỲ HƯƠNG


Nội Dung

Không phải ở Việt Nam phải đợi tới năm 1849 Đức Phật Thầy Tây An mới xuất hiện mở ếm, và cũng không phải đợi đến năm 1714 mới có Mạc Cửu ở Hà Tiên, mới có ếm đối với nhân tài trong nước, mà một số nhà phong thủy nổi tiếng như : 
1) Cao Biền : thời nhà Đường Trung Quốc vừa là tướng, vừa là nhà phong thủy chuyên đi ếm khắp nơi.
2) Hoàng Phúc : là tướng giỏi đời Đường Trung Quốc, tiếp tục Cao Biền trấn ếm nước Nam để không thể nào có được những nhân tài xuất chúng.
3) Mạc Cửu : được vua Tàu nhà Thanh sai sang đất Việt giả khổ nhục kế để thực hiện mưu đồ.
4) Sư Chân Nhân (852 - 936) : phá ếm của Cao Biền.
5) Thiền sư Định Không : tu chùa Quỳnh Lâm, từng mở ếm của Cao Biền.
6) Sư Vạn Hạnh : người tâu lên vua Lê Đại Hành dời đô vào Thăng Long tránh những sự ếm đối của Tàu, và chọn nơi có long huyệt. 
7) Tả Ao Nguyễn Đức Hiền : người làng Tả Ao, ngài lưu sách phong thủy nói rõ sự thấp cao cho người đời biết mà tránh ếm của người Tàu.
8) Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : tiên đoán thần tài về sự thịnh suy nước Việt… nhất là mở cõi phương Nam.
9) Đức Bổn Sư Núi Tượng mở ếm tại Thủy Đài Sơn, và ông đạo Lập mở ếm ở Bài Bài.

Sự xuất hiện 5 cây thẻ của Phật Thầy Tây An cùng các đệ tử phá trấn ếm là việc thường thấy đối với những bậc tu hành đã chứng đắc, như: Thiền sư Định Không, Sư Chân Nhân, Sư Vạn Hạnh… đều xuất hiện mở ếm của các thầy phong thủy Tàu, hóa giải được hết các trận đồ “trấn ếm những vùng địa linh ở Việt Nam”, nên 5 Cây Thẻ xuất hiện vào thời Đức Phật Thầy Tây An cũng không ngoài lẽ đó.

tháng 12 02, 2018

Đức Thây Về Năm 1995 Qua Lời Kể Bác Hai Điều (22-11-2010) nhằm ngày 16-10, năm Canh Dần.

Chúng tôi một số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo có tổ chức buổi gặp gỡ ông Trần Văn Điều mà chúng tôi thường gọi là Bác Hai Điều, ông thường trú ỡ ấp Sơ Đũa lớn A xã Thạnh Xuân , huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang, chủ đề chuyện bên thầy.
Sơ lược về tiểu sử của ông Bác Hai: Trần Văn Điều 89 tuổi sinh năm 1921 tại ấp Sơ Đũa lớn, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang Ông đã Qui  y theo đạo Phật Giáo Hoà Hảo năm 1941. Lúc đó, ông đã lập gia đình và tròn 20 tuổi, sau khi thấy được giáo lý siêu mầu và công năng chữa bịnh của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà thân phụ của ông là Trần Văn Đạm đã qui y với Đức Thầy trước đó 1 năm tại nhà ông Hương Bộ Thạnh năm 1940. Từ ngày qui y đến nay đã tròn 69 năm ông hai điều vẫn giữ nguyên tư cách một người cư sĩ tại gia, ông có tánh hiền lành và phúc hậu vẫn luôn giữ lập trường của người tín đồ PGHH nghĩa là sống sanh ra phận râu mày một đời một đạo đến ngày chung thân.
Hiện tại ông đã 89 tuổi vẫn còn minh mẫn sáng suốt , ông được bà con tín đồ bầu ông làm phó ban trị sự Phật Giáo Hoà Hảo xã Thạnh Xuân trước đây thuộc tỉnh Cần Thơ sau khi chia tách tỉnh nay được huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang.

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget