BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
tháng 9 2018

Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO


KHẢI NGÔN


Từ tháng 5 năm Kỷ-Mảo (1939), sau khi mở Đạo, Đức Giáo-Chủ đứng ra chữa bịnh độ đời. Tuy Ngài không có để tâm nghiên-cứu Đông-y cũng như chẳng hề học Lỗ-ban phù-thủy, nhưng bằng phương-pháp chữa trị thật giản-đơn như giấy vàng, nước lã, lá xoài, lá ổi, lá bưởi, lá mít, bông trang, mà trị được hằng vạn chứng hiểm-nghèo như bịnh tà, bịnh suyễn, bịnh phong, bịnh dịch, bịnh dư ruột.v.v... cho nên quần-chúng ngưỡng-mộ, theo về tấp nập. Người ta do đó mà bắt đầu tin tưởng Phật Trời,nghe Pháp và quy-y.

Đồng thời với công việc chữa bịnh, Đức Giáo-Chủ đứng ra thuyết-pháp để truyền giáo. Lời giảng của Ngài thao thao bất tuyệt suốt cả ngày đêm. Nhiều thi-sĩ, văn-gia hoặc luật-sư bác-sĩ đến chất-vấn, bắt bẻ, đều nhận Ngài là bậc đại-giác đại-ngộ, không thể suy-bì. Ai đã từng dõi gót theo Ngài trong cuộc khuyến-nông năm 1945, trong vòng 2 tháng với không biết bao nhiêu lý-luận khác nhau, đều phải công nhận Ngài là bậc "mồm sông bút sấm".


Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO




THAY LỜI TỰA: Sứ-mạng của Đức Thầy (do chính tay Ngài viết)

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão, vì thời-cơ đã đến, lý Thiên-Đình hoạch-định, cuộc nguy-cơ thảm-họa sắp tràn lan. Ta đây tuy không thể đem phép huệ-linh mà cứu an tai-họa chiến-tranh tàn khốc do loài người tàn-bạo gây nên, nhưng mà thử nghỉ : Sinh trong vòng đất Việt-Nam nầy, trải qua bao kiếp trong địa-cầu lăn-lộn mấy phen, tùy cơ pháp chuyển kiếp luân-hồi ở nơi hải-ngoại để thu-thập những điều đạo-học kinh-nghiệm huyền-thâm, lòng mê-si đã diệt, sự vị-kỷ đã tan mà kể lại nguồn gốc phát sinh, trãi bao đời giúp nước vùa dân cũng đều mãi sinh-cư nơi đất Việt. Những tiền-kiếp dầu sống cũng là dân quan đất Việt, dầu thác, cũng quỷ thần đất Việt chớ bao lìa. Những kiếp gần đây, may-mắn gặp minh-sư cơ truyền Phật-Pháp, gội nhuần ân-đức Phật, lòng đã quảng-đại từ-bi, hiềm vì nổi cảnh quốc phá, gia vong, máy huyền-cơ đã định, lòng thương trăm họ vướng cảnh, đồ lao, chi xiết xót thương chúng sanh vạn khổ.

Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO



QUYỂN NHỨT: SẤM GIẢNG KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU-NIỆM

(tức quyển nhứt, văn lục bát, dài 912 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939).
Ngài viết xong trước đệ nhị thế chiến, tại làng Hòa-Hảo, Sấm Giảng nầy khởi đầu bằng câu : 
Hạ-Nguơn nay đã hết đời,
và chấm dứt bởi câu:
Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên.
Nội-dung, Đức Giáo-Chủ đánh thức quần-chúng bằng cách tiên-tri những cảnh lầm-than khốn-khổ mà nhân-loại sẽ phải trải qua trong thời-đại nhiễu-nhương. Chẳng hạn, Ngài nói trước các năm từ lúc xảy ra cho đến khi chấm dứt đệ-nhị thế-chiến:
Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Đến chừng Rồng, Rắn máu đào chỉn ghê.
Con Ngựa lại đá con Dê,
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng.

Người ta đã thấy đúng trăm phần trăm từ khởi đầu cuộc chiến-tranh thế-giới lần thứ hai (Mèo kêu,1939) cho đến khi hai quả bom nguyên-tử của Đồng-Minh bỏ xuống nước Nhựt để chấm dứt chiến cuộc (Gà gáy, 1945), không sai một mảy.
Cuộc giết chóc ghê tởm của chiến-tranh tuy ngưng từ năm Gà, nhưng theo Đức Giáo-Chủ, nó sẽ còn tái diễn tại Việt-Nam, và sẽ lan-diễn khắp nơi :

SẤM GIẢNG NGƯỜI ĐỜI QUYỂN 1 - ĐỨC SƯ VÃI BÁN KHOAI

SẤM GIẢNG NGƯỜI ĐỜI QUYỂN 1

SƯ VÃI BÁN KHOAI - QUYỂN 1

Hạ Ngươn Giáp Tý bằng nay,
Cơ Trời đã khiến lập đời Thượng lai.
Cậy ông Trưởng lão giáo truyền,
Khuyên trong lê thứ khắp nơi làm lành.
Dương trần ít kẻ kỉnh thành,
Mảng lo làm dữ việc lành bỏ đi.
Ngọc Hoàng lỵ nhỏ lâm ly,
Mới sai chư tướng xuống thì răn dân.
Làm đau nhiều bịnh muôn phần,
Cho nên Phật Tổ ân cần ra đi.
Tâu qua Ngọc Đế một khi,
Thứ dung trần thế nhơn dân được nhờ.
Ngọc Hoàng nghe nói ngẩn ngơ,
Mới sai chư vị một giờ ra đi.
Xuống răn trần thế vậy thì,
Mười phần dạy đặng vậy mà có hai.
Tôi vưng Đức Phật Như Lai,

Tải Trọn Bộ Sấm Giảng - Thi Văn Giáo Lý PDF
Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

THI VĂN GIÁO LÝ

của 
Đức Huỳnh Giáo Chủ
(Do chính tay Ngài viết hoặc xướng họa)

NHỮNG BÀI SÁNG TÁC NĂM BÍNH-TUẤT (1946)


Mục lục





TIẾNG SÚNG BÊN LẦU

Nước-non tan vỡ bởi vì đâu?
Riêng một ta mang nặng mối sầu.
Lòng những hiến thân mưu độc-lập,
Nào hay tai-họa áp bên lầu.
***
Bên lầu tiếng súng nổ vang tai,
Trời đất phụ chi kẻ trí tài.
Mưu quốc hóa ra người phản quốc,
Ngàn thu mối hận dễ nào phai.
***
Từ ấy lao mình vượt khổn-nguy,
Băng rừng lội suối giả man-di.
Ngày mong ải Bắc oan nầy giải,
Đem sức ra nâng lá quốc-kỳ.

Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO



QUYỂN NHÌ: KỆ DÂN CỦA NGƯỜI KHÙNG

(tức quyển nhì, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939).Ngài viết tại làng Hòa-Hảo ngày 12 tháng 9 năm Kỷ-Mão Kệ nầy khởi đầu bằng câu:
Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế,
và chấm dứt bởi câu:
Ta ra sức dắt dìu bá tánh.

Cũng như trong quyển thứ nhứt, ở đây Đức Giáo-Chủ vừa tiên-tri tai nàn sắp xảy đến cho nhân dân, vừa khuyên mọi người làm lành lánh dữ :
Chẳng hạn như :
Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn-cầu thiết-thiết tha-tha.
Vậy sớm mau kiếm chữ ma-ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
Trung với hiếu ta nên trau sửa,
Hiền với lương bổn đạo rèn lòng.
Thường nguyện cầu siêu-độ Tổ-tông,
Với bá tánh vạn dân vô sự.

Sấm Giảng Người Đời - Quyển 2 - ĐỨC SƯ VÃI BÁN KHOAI

Sấm Giảng Người Đời - Quyển 2




SẤM GIẢNG NGƯỜI ĐỜI - QUYỂN 2

Ngồi buồn Khùng nói chuyện Điên,
Thấy trong bá tánh ưu phiền xót thương.
Ít ai đặng ở hiền lương,
Cho nên mắc phải tai ương nhiều bề.
Thấy trong trần thế ủ ê,
Sang giàu có của lại chê người nghèo.
Ta từng lên núi xuống đèo,
Ít ai có đặng chữ nghèo như ta.
Đời nầy bạc ác tinh ma,
Dạy bảo chẳng đặng vậy mà Phật ôi!
Giáp Tý cơ cuộc chưa rồi,
Bước qua Ất Sửu khổ thôi nhiều bề.
Làm cho nhiều việc tiêu điều,
Muôn ngàn thiên hạ chín chiều thon von.
Kẻ thời kiếm mẹ kiếm con,
Ruộng trâu đã hết chẳng còn món chi.
Cửa nhà tan nát vậy thì,
Đất bằng sấm dậy còn gì Trời ơi !
Chừng nào đến việc biết đời,
Bây giờ chưa thấy vậy thời chưa nghe.
Thế trần đâu biết kiêng dè,
Chê rằng nói láo mà nghe làm gì.
Chừng nào thấy việc dị kỳ,
Đón đường nó bắt vậy thì mới tin.
Lại có một mối âm binh,
Làm đau nhiều chứng trong mình chẳng an.
Kẻ thời nát ruột nát gan,
Người lại nát thịt nát xương chẳng còn.
Việc đời càng mỏn càng mòn,
Nói cho bá tánh muốn còn tu thân.
Lạy cầu chư Phật chư Thần,
Cửu huyển Thất Tổ ân cần chẳng sai.
Cầu nguyện lạy vái hôm nay,
Cầu Trời khẩn Phật bằng nay đêm ngày.
Ai mà giữ đặng lâu dài,
Cửu Huyền Thất Tổ đặng lên tòa vàng.

Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO






QUYỂN BA: SÁM GIẢNG

(tức quyển ba, văn lục bát, dài 612 câu, xuất bản lần đầu năm 1939).Ngài cũng viết tại làng Hòa-Hảo năm Kỷ-mão, khởi đầu bằng câu :
Ngồi trên đảnh núi liên-đài,
và chấm dứt bởi câu:
Chúc cho bá-tánh muôn sầu tiêu tan.

Trong quyển nầy, Đức Giáo-Chủ dạy tu nhân-đạo, Ngài viết :
Tu cầu cha mẹ thảnh-thơi,
Quốc-vương thủy thổ chiều mơi phản hồi.
Tu đền nợ thế cho rồi,
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.

Đối với hạng thanh-niên nam nữ, thường dễ bị văn-minh vật-chất hoặc dục-vọng lôi cuốn đến bờ trụy lạc, Ngài kêu gọi :


Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO





QUYỂN TƯ: GIÁC MÊ TÂM KỆ

(tức quyển tư, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939). Đức Giáo-Chủ viết tại Hòa-Hảo ngày 20 tháng 10 năm Kỷ-mão. Kệ nầy khởi đầu bằng câu :
Khai ngọn đuốc từ-bi chí thiện,
và chấm dứt bởi câu:
Mong bá-tánh vạn dân giải-thoát.
Nơi đây, Đức Giáo-Chủ có nói trước những tai-họa hãi-hùng mà chúng sanh sẽ phải trải qua trong thời Hạ-ngươn mạt kiếp :
Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ ngày sau dòm thấy bay hồn.
Trừ tà gian còn thiện chỉ tồn,
Cảnh sông máu núi xương tha thiết.

Ngài lại còn giảng rõ thế nào là tứ đổ tường, tứ khổ, ngũ uẩn, lục căn, lục trần, tứ diệu đế, bát chánh và bát nhẫn.

Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO






QUYỂN V: KHUYẾN THIỆN - Lời Khuyến Thiện Của Ông "Vô Danh Cư Sĩ"

Ngài viết tại nhà thương Chợ Quán năm 1941.  Tác-phẩm nầy khởi đầu bằng câu:

Băng tâm ngẫu hứng thừa nhàn,

và chấm dứt bởi câu:

Rán trau đức-hạnh ngày sau sẽ tường.

Nội-dung, Đức Giáo-Chủ nhắc tiểu-sử Đức Thích-Ca và luận giảng về tám sự khổ trong cõi Ta-bà, về pháp môn tịnh độ, về cách diệt ngũ-trược, trừ thập ác và hành thập thiện. 

Tải Trọn Bộ Sấm Giảng - Thi Văn Giáo Lý PDF
Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

THI VĂN GIÁO LÝ

của 
Đức Huỳnh Giáo Chủ
(Do chính tay Ngài viết hoặc xướng họa)

NHỮNG BÀI SÁNG TÁC NĂM ĐINH-HỢI (1947)


Mục lục



ANH PHIỆT XƯỚNG: (1)

Non nước ngửa nghiêng vẫn ngủ ỳ?
Ai ôi tỉnh dậy, dậy rồi đi.
Đi lo sự-nghiệp trai thời loạn,
Khỏi thẹn người xưa lúc gặp thì.
***
ĐỨC THẦY họa:
Lặng-lẽ tính toan đâu ngủ ỳ!
Chỉnh-tu binh-mã để rồi đi.
Khi đi muôn sói đều tan-vỡ,
Rõ mặt hùng-anh tạo thế thì…

NHỮNG BÀI SAU ĐÂY KHÔNG RÕ ĐỨC THẦY VIẾT TẠI ĐÂU VÀ HỒI NÀO


    LO NƯỚC

    Nước Việt trẻ già mãi ngóng trông,
    Ngày nào hưng phục cõi trời Đông.
    Lẽ đâu Tạo-hóa riêng cay độc,
    Đày khắc mãi chi giống Lạc-Hồng.



    NỢ NƯỚC

    Một phen nợ nước lâm đền,
    Đạo làm thần-tử cho bền chí trai.
    Thừa cơ xoay trở gót hài,
    Vung gươm Thần-Thánh dẹp loài cầu phiên.



    KHÔNG KHÔNG

    Đại đạo giáo dân, dân bất tri,
    Khai năng bạch phát đãi hà thi.
    Công-danh phú-quí chung huờn mộng.
    Kỳ-cá miên qui thố nhứt kỳ.



    TỈNH GIẤC MƠ

    Một giấc mơ-màng, một giấc say.
    Tỉnh hồn mới biết cuộc trần-ai.
    Trần-ai rày đã xa phiền lụy,
    Rán bước qua truông kẻo nữa hoài.

    Nợ thế âu toan tròn nợ thế,
    Đường tu sớm liệu vẹn đường tu.



    SẦU BÁ TÁNH

    Cúi lậy Tây-phương chốn Phật-đàn,
    Vưng lời truyền dạy các chư bang.
    Âu-sầu bá tánh gieo tình ác,
    Bị lũ con buôn quá tráo hàng.



    GÌN TỤC CỔ

    Cũng dòng dân Việt cũng màu da,
    Sao lại chê bai thói tục nhà.
    Phong-hóa lễ-nghi trề nhúng bỏ,
    Gia nghiêm nghĩa tiết choán Nam-gia!



    LỐ VỪNG HỒNG

    Khói tỏa mây ung sương mịt mù,
    Vừng hồng vừa lố cảnh trời thu.
    Ruộng sâu đã cấy chờ bông trái,
    Thì sẽ ấm no thoát ngục tù.

    Ngục tù giam hãm mấy mươi năm,
    Nhờ lại quặn dau khúc ruột tằm.
    Rày gặp mưa nhuần ân Thánh-đế,
    Tưới cho trăm họ bớt mê lầm.



    XÉ-XÂU NHAU


    Gẫm thấy cuôc đời xô-xát mãi,
    Dắt tay nhau đến bãi tha-ma,
    Gió Á mưa Âu bùng sấm dậy,
    Hãi hùng tranh chiến xé xâu nhau.
    Hồng-trần trở lại màn u-ám,
    Khắp cả chúng-sanh nhuộm máu đào.



    CHUYỂN PHÁP-LUÂN

    Lòng thương lê-thứ đáo ta-bà,
    Thừa chuyển pháp-luân dụng khuyến ca.
    Cảnh tỉnh người mê về cõi ngộ,
    Dạy răn kẻ tục vượt nê-hà.



    LÚC TA TỈNH

    Tỉnh giấc mơ màng cảnh mộng hoa.
    Tỉnh lòng lê-thứ chữ nhơn hòa.
    Tỉnh thân tầm đạo xa trần-tục,
    Tỉnh chuyện gần xa tiếng thiết-tha.

    Tỉnh biết đời nay lỗi đạo hằng,
    Tình tâm già trẻ bớt làm nhăng.
    Tỉnh câu phụ tử tình thâm ấy,
    Tỉnh hết vạn dân biết thượng tằng.



    CHO MỘT VỊ SƠ TÂM

    Duyên lành mới gặp cảm tình ông.
    Rõ việc mở mang giống Lạc-Hồng.
    Bí hiểm cơ-huyền nơi diệu lý,
    Nhiệm mầu Phật pháp chốn thần thông.
    Trau tria nhục thể về nơi cũ,
    Chùi rửa tim gan một tấc lòng.
    Cố tưởng ước mơ đòi thạnh trị,
    Ngặt vì vân bĩ cuồng ngông.



    CHÍ THANH CAO

    Một thân quyết chí phá lâm tòng,
    Dắt chúng đời nầy liễu diệu thông.
    Nhắc nhở con hiền noi tục cổ,
    Kêu chừng trẻ thảo góc trời đông.
    Ngày thanh mong tưởng cho mau tới,
    Đêm vắng ước mơ lộ vẻ hồng.
    Sẽ được hiệp hòa non phụng gáy,
    Trung thần thỏa dạ hết chờ trông.

VÀI TOA THUỐC NAM mà Đức Thầy đã dùng từ năm 1939 để trị bịnh cho bá-tánh thập phương

I.-BỊNH HO

    É tía, rau tần, rễ chanh, gừng lùi, lá bưởi, bông thọ, rễ chòi mòi (sao), một xu trắc bá điệp.

2.-BỊNH BAN

    Chổi đực, vòi voi, hắc-sửu, rau bợ, rễ chòi mòi, năm thứ đậu, đọt tre mở một nắm (sao chín).

3.-BỊNH THƯỜNG

    Lá xoài, lá ổi, lá mít, lá bưỡi, bông trang hay là bông thọ (để sống).


33 TOA THUỐC GIA TRUYỀN MÀ ĐỨC THẦY ĐÃ GIAO CHO ANH EM TÍN-ĐỒ Ở BẠC-LIÊU HỒI THÁNG 6 DL.1945, TRONG LÚC NGÀI ĐI KHUYẾN NÔNG.

1.-CẢM MẠO (thuốc tán)

    Xuyên hậu phát 1 lượng, Quản trần bì (sao) 1 lượng, Bạch bì 1 lượng, Xuyên khung (sao) 1 lượng, Sa nhân 1 lượng. Bạch khấu 1 lượng, Bạch trực (sao) 2 lượng, Thương trực (sao) 2 lượng, Cam thảo 2 lượng, Thảo quả 2 lượng, Hoát hương 2 lượng, Thạch cao 1 lượng, Chánh thần khúc 1 lượng.

    Tán khô để vô ve, mỗi lần uống 1 chỉ với nước gừng, trị nóng lạnh, mới cảm, nhức đầu, thổ tả, đau bụng, ban trái.

2.-CẢM GIÓ (thuốc ban)

    Sa sâm 2 chỉ, Kiết cánh 1 chỉ, Phục linh 1 chỉ, Tiền hồ 2 chỉ, Độc huợt 2 chỉ, Sài hồ 2 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, Xuyên khung 1 chỉ, Chỉ xát 1 chỉ, Khương huợt 1 chỉ, Sanh cương 2 chỉ.

    Uống rồi trùm lại chờ đổ mồ hôi.

3.-Cảm ba bốn ngày sắp lên, nửa trong nửa ngoài, nóng lạnh từ hồi, cổ không thông, khô cả nước miếng hoặc làm rét

    Sài hồ 3 chỉ, Bạch bì sâm 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Trần bì (sao) 2 chỉ, Thảo quả 3 trái, Chế bản hạ 2 chỉ, Hoàng cầm 3 chỉ, Thương trực (sao) 2 chỉ, Hậu phát 2 chỉ, Gừng sống 4 lát,

    Uống hai nước.

4.-Ho gió, mới cảm trong mười ngày thì cứ uông

    Tử tô diệp 2 chỉ, Bạc hà 2 chỉ, Quế tiện 1 chỉ, Hạnh nhơn 2 chỉ, Sanh cương 5 lát, Trần bì (sao) 2 chỉ, Tang bạch bì 3 chỉ, Đại phúc bì 2 chỉ, Trầm hương tốt (gói riêng) 2 chỉ, Ma hoàng 1 chỉ, Tô tử 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ.

    Sắc uống hai nước.

5.-Trị bịnh ho vừa phát nóng lạnh dữ lên thì ho dữ-dội ấy là cảm gió vào phổi hóa nóng nhiều.

    Sa sâm 3 chỉ, Kiết cánh 2 chỉ , Cát căn 2 chỉ, Chỉ xác (sao) 2 chỉ, Tử tô diệp 2 chỉ, Tiền hồ 2 chỉ, Phục linh cũ 2 chỉ, Nam mộc hương 2 chỉ, Trần bì (sao) 2 chỉ, Chế bản hạ 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ , Sanh cương 5 lát.

    Uống hai nước,

6.-Ho thuộc về thận

    Trạch tả 3 chỉ, Táo nhục 3 chỉ, Thiên môn đông 2 chỉ, Ngưu tất 2 chỉ, Hoài sơn (sao) 4 chỉ, Lão thục địa 8 chỉ, Mạch môn đông 3 chỉ, Hạnh nhơn 2 chỉ, Phục linh cũ 3 chỉ, Ngũ vị tử 1 chỉ, Mẫu đơn 2 chỉ.

    Sắc 2 nước vắt nước cốt chia ra 2 phần uống 2 lần.

7.-Ho gió lâu quá mà thuốc nào cũng vô hiệu

    Kha tử (nướng cho vàng) 5 chỉ, Cam thảo 2 chỉ .

    Hai vị nầy chung lại, sắc uống, hiệu nghiệm như thần.

8.-Ho ra huyết ói cả tô, lúc đầu vừa ói ra nó nặng ngực (thượng tiêu)

    Đại hoàng tốt (sao rượu cho khô) 2 chỉ, Xuyên hoàng liên 3 chỉ, Huỳnh cầm 4 chỉ.

    Sắc 2 nước uống 2 lần, cho ỉa đừng sợ (mệt mà bổ). Xổ rồi lại uống thang dưới đây:

    Văn thảo (sao) 2 chỉ, Lảo thục địa 8 chỉ, Ngủ vị tử 1 chỉ, Thiên môn đông (khử bỏ tim) 3 chỉ, Hoài sơn (sao) 4 chỉ, Phục linh cũ 3 chỉ, Mạch môn đông 2 chỉ, Đơn bì 4 chỉ, Táo nhục 2 chỉ, Đông hoa 2 chỉ.

    Hốt 1 thang sắc 2 nước, vắt lấy nước uống 2 lần, uống luôn 3 thang thì hết, nếu uống mà sôi bụng ỉa ấy là lão thục địa, xấu, phải mua thứ tốt.

9.-Đàn bà huyết băng cầm lãi rồi còn đương mệt nhọc lại hóa ho nhiều

    Phòng đản sâm 3 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Xuyên khung 2 chỉ, Mạch môn đông (khử bỏ tim) 2 chỉ, Công giao châu 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Lão thục địa 5 chỉ, Đại đương qui 3 chỉ, Phục linh cũ 2 chỉ, Bạch thược (sao) 3 chỉ, Đông hoa 2 chỉ, Ngũ vị tử 1 chỉ, Tam thốc can 2 chỉ, Kỳ ngại khô 1 chỉ.

    Sắc 2 nước, uống 2 lần. Uống 5 thang mới giảm và hết.

10.-Đàn bà đường kinh đi râm-rỉ cả 10 ngày hay nửa tháng mà không dứt

    Tam thốc can 3 chỉ, Viễn chí 2 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Chánh phục thần 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Chá hoàng kỳ 3 chỉ, Quảng mộc hương (gói riêng không sắc) 6 chỉ, Đại qui đầu 3 chỉ, Tàng táo (sao) 2 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Long nhãn nhục 2 chỉ.

    Sắc 2 nước, uống 2 lần, Uống 3 thang thì hết, cữ ăn, hành, tỏi.

11.-Huyết hư, cảm mạo, nóng lạnh, không có mồ hôi, đường kinh quá kỳ không đi

    Lão thục đia 5 chỉ, Bach thược 2 chỉ, Đại đương qui 3 chỉ, Tử tô diệp 2 chỉ, Kiết cánh 2 chỉ, Pháp hạ 2 chỉ, Phục linh 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Xuyên khung 2 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Trần bì (sao) 2 chỉ, Tiền hồ 2 chỉ, Càn cát 1 chỉ, Chỉ xác (sao) 2 chỉ.

    Sắc 2 nước, chia ra uống 2 lần, Uống 3 thang đổi toa.

12.-Điều hòa huyết, trị huyết nóng đau bụng, nhức mỏi, đường kinh trồi sụt

    Lão thục địa 3 chỉ, Xuyên khung 3 chỉ, Chế hương phụ 1 chỉ, Ích mẫu 2 chỉ, Bạch thược 3 chỉ, Đương qui 3 chỉ, Ô dước 2 chỉ, Sanh cương 5 lát.

    Sắc hai nước uống hai lần.

13.-Điều kinh, đàn bà kinh kỳ trồi sụt, đau bụng nhiều ít không chừng

    Trạch tả (sao) 3 chỉ, Táo nhục 2 chỉ, Bạch thược 3 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Hoài sơn (sao) 4 chỉ, Lão thục địa 7 chỉ, Xuyên khung 2 chỉ, Mẫu đơn 3 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Đương qui 3 chỉ.

    Sắc hai nước uống nhiều thang mới hết.

14.-Thuôc sản hậu (trong 15 ngày mà hóa các chứng bịnh gì cứ uống. Còn trong 8 ngày thì cứ uống chớ ngại chi)

    Đương qui vĩ 7 chỉ, Đào nhân 3 chỉ, Cam thảo chá 2 chỉ, Xuyên khung 5 chỉ, Bào cương 2 chỉ.

    Nước lã một chén, nướt đái 1 chén, sắc còn 7 phân, thêm một chung nước đái vô chén thuốc, thuốc sắc rồi uống ấm. Khi mới đẻ hốt hai tháng, sắc thang trước lấy nước nhứt, lại sắc thang sau lấy nước nhì uống vô, rồi lấy cái xác của 2 thang (sắc rồi) sắc nước nhì cũng như cách trên bảo vậy. Nếu uống liền 4 thang như vậy thì càng tốt.

15.-Thuốc ỉa nước nhiều và nóng nhiều.

    Trạch tả 3 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Trần bì (sao) 2 chỉ, Sanh cương 5 lát, Phục linh 3 chỉ, Biên đậu (sao) 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Sài hồ 3 chỉ, Đại táo 3 trái, Hoài sơn (sao) 3 chỉ.

    Sắc hai nước uống ấm.

16.-Tỳ vị quá hư lạnh, sanh ra ỉa nước, ăn không vô

    Bạch trực (sao) 3 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Hắc phụ tử 3 chỉ, Hắc cương 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Hoài sơn (sao) 4 chỉ, Biên đậu (sao) 3 chỉ, Sanh cương 5 lát.

    Sắc 2 nước uống 2 lần. Chừng vài thang thì hết ỉa.

17.-Ăn chậm tiêu, sình bụng no hơi, đau bụng, hoặc lạnh tay chơn, ói mửa ỉa ra nước mà không thôi

    Phòng đản sâm 4 chỉ, Càn cương 2 chỉ. Hắc phụ tử 2 chỉ, Cam thảo chích 2 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Hoài sơn (sao) 3 chỉ.

    Hốt 1 thang sắc 2 nước uống 2 lần, Uống 2 thang đổi toa.

18.-Ăn không tiêu, đau bụng, ngăn ngực nghẹn trong cổ

    Phòng đản sâm 2 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Mạch nha (sao) 2 chỉ, Thần khúc 2 chỉ, Đại táo 3 trái, Phục linh 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Bào cường 1 chỉ, Sơn tra 2 chỉ, Gừng sống 5 lát,

    Sắc hai nước uống ấm.

19.-Bịnh kiết đi sông nhiều, răng nhiều và ra đàm ít

    Bạch thược (sao) 3 chỉ, Xuyên hoàng liên 4 chỉ, Vỏ lựu nướng 5 chỉ. Thương Trực (sao) 4 chỉ. Quảng mộc hương 3 chỉ.

    Chung lại tán nhỏ, thêm vô một chỉ nhựa bông, tán chung. Uống mỗi lần 1 chỉ. Chừng 3 lần hết bịnh (cần thêm nhiều cho dứt căn). Đàn bà đẻ cũng uống được.

20.-Trị binh uất mói có, xổ êm

    Sài hồ 3 chỉ. Đại hoàng 3 chỉ. Sanh cương 4 lát, Chế bản hạ 3 chỉ, Sanh chỉ xác 3 chỉ. Xích thược dược 2 chỉ, Huỳnh cầm 2 chỉ, Đại táo 3 trái.

    Uống một nước để lâu ước chừng 2 giò xem có đi sông chăng hoặc có sôi ruột mà chưa sông thì uống thêm nước nhì; như có sông mà ít thì uống thêm nửa nước nhì. Uống thuốc xổ thì nên dè-dặt vì bịnh hư dể xổ, bịnh thiệt khó xổ. Vậy nên mình coi thêm bớt cho vừa ý.

21.-Xổ rửa sạch độc cũ, đau lâu uất bón phong nhiều, ung độc ghẻ chốc, nóng trong mình

    Phòng phong 2 chỉ, Bạch thược 1 chỉ, Xuyên khung 1 chỉ. Phát tiêu (để riêng) 2 chỉ. Liên kiều 1 chỉ. Kiết cánh 1 chỉ, Ma hoàng 1 chỉ. Hượt thạch 15 phân. Đại hoàng 2 chỉ. Bạc hà 1 chỉ. Cam thảo 1 chỉ. Chi tử 1 chỉ. Huỳnh cầm 1 chỉ. Bạch trực (sao) 2 chỉ. Kinh giái 1 chỉ. Thạch cao 15 phân.

    Sắc 2 nước uống 2 lần (uống quá sức thuốc có hại).

22.-Thuốc tiêu trị bá chứng như: thũng thực vật, bại xui

    Hương phụ tử chế 1 cân (chia 4 phần tẩm muối, tẩm gừng, tẩm nước đái, tẩm giấm trọn đêm, sao cho cháy một chút). Hắc sửu nửa cân (phân nửa sao, phân nửa để sống). Ngũ linh chỉ 1 cân (rửa sạch, tẩm giấm sao cháy một chút). Tạo giác nửa cân (để sống).

    Bốn vị chế xong đều tán nhỏ, khuấy hồ gạo vò viên bằng hột bắp, mỗi lần uống 30 hoàn với nước trà tống hạ, như uống nhiều bằng hai thì xổ êm, uống ít thì tiêu.

23.-Đau lưng

    Trạch tà (sao) 3 chỉ. Mẫu đơn 3 chỉ, Lạo thục địa 7 chỉ, Đỗ trọng (sao muối) 2 chỉ, Táo nhục 2 chỉ, Hoài sơn (sao) 4 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Thục đạn 2 chỉ.

    Sắc hai nước uống ấm.

24.-Tức và lói ra sau lưng

    Sài hồ 4 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Phục linh 4 chỉ. Bạc hà 2 chỉ, Hương phụ chế 3 chỉ, Bạch thược (sao) 4 chỉ, Đương qui 3 chỉ, Cam thảo 1 chỉ. Ô dước 2 chỉ,

    Sắc hai nước thêm 5 lát gừng sống.

25.-Phong dau mình, nhức mỏi, bổ huyết và hành huyết, bổ khí

    Lão thục đia 4 chỉ, Xuyên khung 3 chỉ, Phòng đản sâm 4 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Độc huợt dương 2 chỉ, Xuyên túc đoạn 2 chỉ, Bạch thược (sao) 3 chỉ, Đại qui dầu 3 chỉ, Phục linh cũ 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Chá hoàng kỳ 2 chỉ, Linh tiên 2 chỉ.

    Sắc 2 nước uống 2 lần. Uống 2 thang nghỉ. Rồi, uống toa thuốc dưới đây:

    Độc huợt 2 chỉ, Đỗ trọng (sao) 3 chỉ, Tế tân 1 chỉ, Tần giao 2 chỉ, Quế tâm 1 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Phòng phong 2 chỉ, Xuyên khung 2 chỉ, Tang ký sanh 3 chỉ, Ngưu tất 2 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Phục linh 2 chỉ, Bạch thược 2 chỉ, Thục địa 4 chỉ, Đại đương qui 3 chỉ, Sanh cương 5 lát.

    Sắc 2 nước chế thêm một chung nhỏ rượu, chia ra làm hai, uống luôn hai, ba thang mới hay. Bịnh có bớt, uống thêm càng tốt.

26.-Mạnh tỳ vị, mau tiêu, bổ về phần khí cho sanh huyết

    Phòng đản sâm 3 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Đại táo 3 trái, Sanh cương 5 lát, Phục linh cũ 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Hoài sơn (sao) 3 chỉ. Liên nhục (sao) 2 chỉ.

    Sắc hai nước uống cho nhiều.

27.-Ăn ngủ không được, mệt, lạnh tay chơn nghẹn cổ, chóng mặt

    Trạch tả (sao) 3 chỉ. Mẫu dơn bì 3 chỉ, Lão thục địa 7 chỉ, Hắc phụ tử 1 chỉ, Đỗ trọng (sao muối) 2 chỉ. Hoài sơn (sao) 4 chỉ, Táo nhục 2 chỉ. Phục linh củ 2 chỉ. Nhục quế (gói riêng) 1 chỉ, Ngưu tất 2 chỉ.

    Hốt 1 thang sắc hai nước, vắt xác lấy nước cốt quế ngâm riêng nước sôi để nguội, lấy ra ngâm lại, lần thứ nhì, rót lại 2 nước quế và nước thuốc chung vô 1 tô, trộn đều chia làm 2 uống 2 lần, uống hơi nguội một chút, cử ăn hành, tỏi và tiêu vì phạm thuốc.

28.-Ăn ngon ngủ nhiều

    Đại đương qui 3 chỉ, Long nhãn nhục 2 chỉ, Phòng dản sâm 3 chỉ, Chánh phục thần 2 chỉ, Quảng mộc hương (gói riêng) 5 phân, Tàn táo (sao) 2 chỉ.

    Viễn chí 2 chỉ. Bạch trực (sao) 3 chỉ, Chá hoàng kỳ 4 chỉ, Cam thảo 2 chỉ.

    Sắc hai nước uống ấm. Mộc hương để ngoài, mài riêng, thuốc sắc tới rồi chế vô trộn đều chia ra 2 phần uống 2 lần.

29.-Bổ tim, dưỡng tỳ, trị bịnh hồi hộp, làm cho ăn ngủ ngon, mạnh tinh-thần khí lực

    Phòng đản sâm 3 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Lão thục địa 4 chỉ, Đương qui lớn 3 chỉ, Ngũ vị tử 1 chỉ, Hoàng kỳ chá mộc 4 chỉ, Sanh cương 5 lát, Phục linh 2 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Bạch thược (sao) 2 chỉ, Viễn chi 2 chỉ, Trần bi (sao) 2 chỉ, Nhục quế 1 chỉ.

    Sắc 2 nước uống ấm

30.-Bổ trung chơn, trị đau lâu, ăn ngủ ít, tay chơn bải-hoải, mồ hôi ra nhiều, cổ chẳng thông, có đàm nhiều.

    Hoàn kỳ chá mộc 4 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Đại dương qui 3 chỉ, Thăng ma 2 chỉ, Đại táo 3 trái, Cam thảo 2 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Bắc sài hồ 2 chỉ, Trần bi (sao) 2 chỉ, Sanh cương 5 lát.

    Sắc hai nước uống ấm.

31.-Chận cữ rét (lạnh nhiều hơn nóng)

    Bắc sài hồ 3 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Bạch trực (sao) 3 chỉ, Lá thường sơn tẩm rượu (sao) 5 lá, Chế bản hạ 3 chỉ. Điều cầm 2 chỉ, Phục linh 2 chỉ, Thảo quả 3 chỉ.

    Sắc 2 nước, uống trước khi làm cữ một giờ.

32.-Chận cữ rét (lạnh nhiều hơn nóng)


    Lão thục địa 4 chỉ, Xuyên khung 2 chỉ, Bắc sài hồ 3 chỉ, Chế bản hạ 3 chỉ, Cam thảo 2 chỉ, Thảo quả 3 chỉ, Bạch thược 3 chỉ, Đại táo 3 trái, Lá thường sơn tầm rượu (sao) 5 lá, Đương qui 3 chỉ, Điều cầm 2 chỉ, Phòng đản sâm 3 chỉ.

    Sắc 2 nước, uống trước khi làm cữ một giờ.

Con nít ói sữa

    Thiên sanh ư trực 1 chỉ, Phòng đản sâm 1 chỉ, Phục linh 5 phân, Xuân sa nhơn 8 phân, Cam thảo chá 5 phân, Hoài sơn 1 chỉ, Biên đậu 1 chỉ, Hoát hương 3 lá.

    Hốt 1 thang đề vô chưng cách thủy, 1 chén còn lại 4 phân cho uống, chẳng cần mấy thang, con uống nước nhứt, mẹ uống nước nhì, cứ uống cho nhiều thì mau hết. Đừng để lâu vì bịnh này hay hại con nít.

Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO



TÔN-CHỈ HÀNH ĐẠO của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ hay là: CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO


Mục lục

Lời Nói Đầu

Năm năm trường xa cách, cái chánh-sách áp-bức tôn-giáo gắt-gao của người Pháp làm cho tôi không được gần-gũi các người hầu giải-bày tường-tận Tôn-Chỉ Hành-Đạo của tôi.
Ấy không phải vì tôi cố ý muốn xa lánh các người, song chẳng qua vì sự bắt-buộc của kẻ cường-quyền nên tôi và các người không được trực-tiếp cùng nhau. Tuy-nhiên cũng có lắm thiện-nam tín-nữ rất trung-thành, một lòng gìn Đạo.  Nhưng gần đây có vài kẻ hiểu lầm, hành-động một vài điều không hợp với tinh-thần đạo-đức, trái chủ-nghĩa từ-bi bác-ái và sự cao-thượng của giáo-pháp nhà Phật. Thế nên điều ấy làm cho quyển sách nhỏ nầy ra đời. Vậy từ nay trở đi tôi ước mong rằng với vài điều sơ-lược kể ra sau đây, toàn thể thiện-nam tín-nữ trong Đạo sẽ dùng trí-tuệ mình, suy-gẫm gìn-giữ ăn ở theo quy-tắc đã định, đặng tránh những việc đáng tiếc xảy ra, hầu giữ tròn danh-giá của Đạo Phật. Như thế chẳng phụ công ơn của Đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni đã khai sáng Đạo Phật và đã dìu-dắt quần-sanh tầm đường giải-thoát.

Trước Sân tổ Đình Phật Giáo Hoà Hảo

LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO


Mục lục

I.- VỊ-TRÍ ĐỊA-DƯ

Nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo được khai sáng tại làng Hòa-Hảo, quận Tân-Châu, Tỉnh Châu-Đốc, Nước Việt-Nam, vào thời đó phát-triển mạnh ở Miền Tây Nam-Việt, nhứt là tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau và Thành phố Sài Gòn.

Đặc biệt đây là những tỉnh đồng-bằng thuộc châu-thổ sông Cửu-Long, giáp giới nước Cao-Miên được mệnh danh là vựa lúa của Việt-Nam. Nhờ sự phì-nhiêu của đất đai, vùng này có khả năng vĩ-đại về nông nghiệp, và có một vai trò căn-bản trong nền kinh-tế nông-nghiệp hiện nay của nước Việt-Nam.

Riêng vùng này, gọi chung là Miền Tây hay Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngày nay gồm 12 tỉnh là : Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích canh tác lúa là 4,009,000 mẫu tây ; cây hoa màu : 4,500,000 mẫu tây. Tổng sản lượng hằng năm gần 16,000,000 tấn lúa (Thống Kê năm 1999) chưa kể những sản-phẩm hoa-mầu phụ, và ngư-nghiệp, chăn nuôi... Đại-đa-số gạo xuất cảng của Việt-Nam sang các nước cần mua mễ cốc, đã xuất phát tại vùng này.

II.- NGUỒN GỐC

Ngoài sự kiện kinh-tế trên đây, vùng này còn có một số dãy núi mà nhiều văn-kiện lịch-sử xưa nay đã lưu-truyền rằng tại đó chứa đựng nhiều điều huyền bí ly-kỳ, nhứt là bảy dãy núi Thất-Sơn tại biên giới tỉnh Châu-Đốc giáp xứ Cao-Miên.

Những điều huyền-bí đó lưu-truyền trong sách vở đến nay chưa ai cắt nghĩa được ngoài sự kiện cụ-thể là chính tại vùng Thất-sơn này đã phát-xuất, từ năm 1849 một vị Phật Sống tức Đức Phật-Thầy Tây-An, sáng lập tông-phái Bửu-Sơn Kỳ-Hương, và sau này vào năm 1939, cũng một vị Phật Sống khác là Đức Thầy Huỳnh-Phú-Sổ, tiếp nối truyền-thống Bửu-Sơn Kỳ-Hương mà khai sang mối đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, cũng tại một địa-điểm gần dẫy Thất-Sơn.

Tuy là Phật-Giáo Hòa-Hảo mới ra đời từ 1939 đến nay, nhưng đã có nguồn gốc tông-phái từ 1849, tức là trên một trăm năm nay.

Đức Phật Thầy Tây-An đã nổi danh khắp Miền Nam Việt-Nam, là một vị Phật Sống và một nhà ái-quốc, cũng như sau này Đức Huỳnh Giáo-Chủ Phật-Giáo Hòa-Hảo cũng được người Việt-Nam tôn sùng là một vị Phật Sống xuống thế cứu đời, đồng thời cũng là một nhà Cách-mạng quốc-gia chơn-chánh. (xin xem Tiểu-Sử và Giáo-Lý của Đức Huỳnh-Giáo-Chủ.)

III.- SỐ TÍN-ĐỒ PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO

Tổng-số tín đồ P.G.H.H. được ước lượng vào khoảng trên 5 triệu người trong toàn quốc, đại diện là tỉ-số 38% trên tổng dân-số 16,133,434 người của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Có những tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo lên đến 90% dân-số; ở các tỉnh khác, tỷ-số này thay đổi từ 10 đến 60%.

Nếu các tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo tham-gia các cuộc bầu-cử ứng-cử trong nhiệm-vụ đại-biểu nhân-dân, thì họ sẽ chiếm được đại đa số ghế. Tỷ-dụ trong cuộc bầu cử Hội-đồng hàng Tỉnh 1965, tại các tỉnh An-giang, Châu-Đốc, tất cả các đại-biểu nhân-dân đều là tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo; và tại các tỉnh Kiến-phong, Vĩnh-long, Phong-dinh, tín-đồ P.G.H.H. đã chiếm 80% số ghế. Tỷ-số này cũng đã được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc-Hội Lập-Hiến Việt-Nam Cộng-Hòa ngày 11-9-65, và liên danh đắc-cử nhiều phiếu nhứt trong toàn-quốc là liên danh của tín-đồ P.G.H.H. tỉnh An-giang.

IV.- ĐẶC-TÍNH PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO

Hiện nay Phật-Giáo Hòa-Hảo là một trong số 4 tôn-giáo quan trọng nhứt ở Việt-Nam. Với khối quần-chúng trên 5 triệu người P.G.H.H. không những có tánh-chất của một khối quần-chúng tâm-lý sắt-son tin-tường nơi giáo-lý cao-siêu của Đức Huỳnh-giáo-chủ, mà còn thêm có tổ-chức thành hàng-ngũ, hệ-thống chặt-chẽ để chịu đựng mọi thử thách cam-go mà tự tồn và phát-triển.

ĐẶC TÍNH THỨ NHẤT : nằm trong truyền-thống Bửu-Sơn Kỳ-Hương đến Phật-Giáo Hòa-Hảo là một nền đạo Phật gần gũi với ĐẠO LÝ DÂN TỘC (NHÂN-HIẾU-TRUNG-NGHĨA)

Trên phương-diện Nhân-sinh và Xã-hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của ngưởi nông-dân cho họ có căn-bản thuận-lợi để tu-học theo đạo Phật và thấm nhuần đạo lý làm người sống trong quan hệ với gia đình, xã hội, đất nước để rèn luyện trở thành những hạt giống tốt gieo trồng cho một tương lai toàn thiện, toàn mỹ sau này. Tuy gốc Đạo bám rễ trên tầng lớp nông dân nhưng từ đó các lớp tín hữu sau nhờ tiếp thu nền học vấn tiên tiến đã và đang vươn lên đến đỉnh trí tuệ để đóng góp cho đời bàn tay, khối óc của họ.

ĐẶC TÍNH THỨ HAI : Phật-Giáo Hòa-Hảo cũng như Bửu-Sơn Kỳ-Hương đều chủ-trương tu-hành tại-gia. Bởi vì các vị Giáo-chủ nay đã nghĩ rằng đạo Phật không những chỉ truyền-bá ỏ thiên-non mà còn phải phát-triển rộng-rãi đến mọi gia-đình.

Do đó các tín đồ P.G.H.H. không bắt buộc cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế-gian, mà họ vẫn ở tại gia-đình, sống như mọi người công-dân khác, với nếp sống bình-dị trong nông-nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo-lý Đức Thích-Ca.

Tôn-chỉ tu-hành của Phật-Giáo Hòa-Hảo là HỌC PHẬT TU NHÂN, tức là noi theo giáo-lý chơn-truyền của Đức Phật mà tu sửa con người, để vừa làm tròn bổn-phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân-tâm cho trong sáng đề được siêu-thăng vào cõi Tịnh-độ Cực-lạc, giải-thoát khỏi vòng luân-hồi.

Để thi hành tôn-chỉ Học Phật Tu Nhân, người các tín đồ P.G.H.H. phải tích cực thực hiện Tứ-Ân, tức bốn điều ân lớn là:

    * Ân Tổ-Tiên Cha-mẹ
    * Ân Đất-Nước
    * Ân Tam-Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
    * Ân đồng-bào nhơn-loại

(Xin xem Sấm Giảng quyển 6 do Đức Huỳnh Giáo-Chủ viết)

Cũng trong đường lối đó, người tín đồ P.G.H.H. đã tỏ ra tích cực tu-hành đồng thời cũng tích-cực hy-sinh vì đất nước, khi quốc-gia hữu-sự.

ĐẶC TÍNH THỨ BA : là sự canh-tân phương pháp hành-đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm-rà mê-tín dị-đoan. Đặc tính canh-tân này có mục đích loại bỏ âm-thinh sắc-tướng để phát-dương phần tinh-túy của Đạo Phật, đúng theo chánh-pháp vô-vi của Đức Phật.

Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo chủ-trương canh-tân như sau:

Không cất chùa đúc tượng thêm, ngoài những ngôi chùa đã sẳn có. Ai giầu lòng từ-thiện thì nên phát tâm bố-thí, cứu-trợ kẻ nghèo-khổ, thì hơn là cất chùa lớn đúc tượng cao.

Không chấp nhận thầy cúng, thầy lễ, thấy bói, thầy phù-thủy, cũng không dâng cúng chè-xôi thực-phẩm cho Phật, vì Phật không dùng những của hối-lộ đó.

Không dùng cờ phướn, lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, phí-tổn vô-ích . . .

Không khóc lóc hay làm linh đình lúc tang ma, mà chỉ im lặng cầu nguyện cho linh hồn kẻ chết được siêu thoát.

Không ép hôn, thách thức tiền cưới hay tiệc rượu linh-đình, vì sẽ mang nợ, gay hại về sau.

Tóm lại, giáo-pháp Vô-Vi Phật-Giáo Hòa-Hảo nhằm canh-tân phương-pháp hành-đạo để trở về với Giáo-lý chơn-truyền của-Đức Phật, là tu hành TÂM, chẳng phải ở hình-thức nghi-lễ bề ngoài.

V.- SỰ THỜ-PHƯỢNG CỦA PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO

Trong chủ trương canh-tân nói trên, sự thờ-phượng trong nhà các tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo thật là giản-dị.
Trần Điều bàn thờ Chủ Phật của tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo
Trần Điều PGHH tượng trưng sự hoà hợp nhơn loại
và cho màu sắc nhà thiền


Trên bàn thờ, không có tượng Phật, không có chuông mõ. Chỉ có một tấm Trần bằng vải mầu dà, tượng trưng cho sự hòa-hợp nhơn-loại, và cho màu-sắc nhà thiền. Đó là bàn thờ Chủ Phật. 

Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cửu-huyền Thất-Tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Trước nhà có một bàn thờ lộ-thiên (gọi la Bàn Thông-Thiên) để người tín-đồ cảm thông với Trời-Đất, bốn phương Trời, mười phương Phật.

Không dùng bất cứ thực phẩm nào kể cả trái cây, để cúng Phật, mà chỉ dùng nước lạnh, bông hoa, và nhang. Nước lạnh tượng trưng sự trong sạch, bông hoa tượng-trưng sự tinh-khiết và nhang làm át mùi uế-trược.

Mỗi ngày người tín-đồ P.G.H.H. làm lễ cúng Phật, ít nhứt hai lần, buổi sáng và buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chú Phật, họ đến chùa hay hội-quán hành lễ, và nghe kinh-giảng hay nghe thuyết-pháp.

Lúc hành lễ họ không dùng mõ chuông, mà chỉ lâm râm tâm-niệm. Khi nào mắc công việc thì đến giờ hành lễ họ quay mặt về hướng Tây mà cúng Phật, và khuyến khích nhau ngồi đâu, ở đâu cũng tụng niệm trong tâm.

Ngoài ra trong các Xã, Ấp có những độc-giảng-đường trang-bị máy phóng-thanh, đễ mỗi ngày trong những giờ nhứt định. có những giảng-viên đến đọc kinh giảng hay thuyết-pháp cho người chung quanh cũng nghe.

Độc Giảng Đường Phật-Giáo Hòa-Hảo là những ngôi chùa thâu-hẹp chỉ để truyền đạo, chứ không phải để cư-trú, nên nhỏ hơn chùa, bởi bản-chất Phật-Giáo Hòa-Hảo là cư-sĩ tại-gia.

Trước năm 1975, chỗ nào có nhiều tín đồ P.G.H.H. đều có độc-giảng-đường, với nét kiến-trúc đặc-biệt của Phật-Giáo Hòa-Hảo. Theo kiểm-kê 1965 có 390 Độc Giảng Đường P.G.H.H.

VI.- CỜ ĐẠO, HUY-HIỆU

Cờ đạo hình chữ nhựt màu dà, không có chữ hay hình tượng nào. Huy-hiệu Phật Giáo Hoà Hảo. hình tròn màu dà, bìa vàng trên có bông sen trắng, và bốn chữ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO hoặc bốn chữ tắt P.G.H.H .
Logo hoặc huy hiệu của tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo
Logo hoặc Huy hiệu Phật Giáo Hoà Hảo
Cờ Đạo Hoà Hảo
Cờ Đạo



VII.- THÁNH-ĐỊA

Thánh-địa Phật-Giáo Hòa-Hảo đặt tại làng Hòa-Hảo và Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo là sanh-quán của Đức Huỳnh Giáo-chủ, và cũng là nơi khai sáng mối Đạo. Tại đây không có sự xây cất đồ-sộ, nhưng có một nếp sống đặc-biệt an-lạc, với không khí đạo-giáo.

VIII.- HỆ THỐNG TỔ-CHỨC

Đoàn thể Phật-Giáo Hòa-Hảo được quản-trị bỡi một hệ thống Ban-Trị-Sự. Các Ban-trị-sự được thiết lập từ mỗi Ấp, Xã, Quận, Tỉnh. Trên hết là một Hội-Đồng Trị-Sự Trung-ương. Mỗi Ấp chia làm nhiều chi-hội.

Nhờ một tổ chức chặt-chẽ và đi sâu vào tới hạ-tầng cơ-cở quần-chúng, nên sự điều-hành công-việc được chặt-chẽ, và các chỉ-thị được thi hành suốt từ Trung-Ương xuống đến chi-hội.

Nguyên tắc tổ-chức và điều-khiển là Dân-chủ tập trung, tức là:

BẦU CỬ - Các tín-đồ bầu-cử lựa chọn Đại-diện của mình vào các Ban-trị-sự Ấp. Sau đó các Ấp bầu Ban-Trị-Sự Xã, và các Ấp, Xã bầu Ban-trị-sự Quận, Tỉnh. Rồi tất cả Ấp, Xã, Quận, Tỉnh, bầu lên Hội-đồng Trị-sự Trung-ương

LÃNH-ĐẠO - Tổ đình Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo lo việc phụng tự và nghi lễ tại Thánh Địa Hòa-Hảo.

Nguyên tắc dân-chủ tập-trung làm cho các Trị-sự-viên được bầu có tính-chất đại-diện bởi đã được lựa chọn theo tiêu-chuẩn đạo-đức, nên đương-nhiên có uy-tín để điều-hành mọi việc. Do đó, giáo-quyền được tôn-trọng theo nguyên tắc hạ-cấp phục-tòng thượng-cấp.

Bên cạnh Hội-đồng Trị-sự Trung-ương có một Hội đồng Bảo-Pháp đặc-trách vấn-đề thi-hành kỹ-luật theo giới-điều của Đạo.

Trên hết có vị lãnh-đạo tinh-thần tối-cao là Đức Giáo-Chủ Huỳnh-Phú-Sổ, đại khai-sáng mối Đạo.

IX.- SINH-HOẠT

Phật-Giáo Hòa-Hảo được khai-sáng từ năm 1939. Lúc đó là thời-kỳ Việt-Nam lệ-thuộc nước Pháp, nên người Pháp nhiều lần đàn áp và ngăn chận sự truyền-đạo của Đức Huỳnh-giáo-chủ.

Đến khi quân đội Nhựt tiến chiếm Đông-Dương, nhà cầm quyền Nhựt tỏ ý muốn giúp đỡ các đòan thể quốc gia và tôn giáo để đòi lại chủ quyền trong tay người Pháp. Do đó, vào năm 1942, Đức Huỳnh-giáo-chủ được quân đội Nhựt giải-thoát khỏi tình-trạng biệt giam tại Bạc Liêu, và đưa Ngài về Saigon. Đức Huỳnh Giáo-chủ tuy cám ơn người Nhựt đã giải-thoát mình, nhưng vẫn một mực đòi hỏi chánh-phủ Nhựt hãy thật-sự giao trả chủ-quyền Việt-Nam cho dân-tộc Việt-Nam.

Năm 1945, đoàn-thể P.G.H.H. tổ chức kháng-chiến chống Pháp, và sau đó chống chế-độ độc-tài khủng bố do Cộng Sản Việt-minh chủ-trương.

Sau khi Đức Huỳnh Giáo Chủ bị mất tích từ 1947, Phật Giáo Hòa-Hảo được sự dẫn dắt của Đức ông Huỳnh Công Bộ, là thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tiếp tục phát huy đạo pháp tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo - Thánh Địa xã Hòa-Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay trực thuộc tỉnh An Giang), là người chỉ đạo vừa quân sự lẫn giáo quyền trực thuộc Phật Giáo Hòa-Hảo.

Về quân sự chia làm 4 khu vực chính :

    * Tướng Trần Văn Soái (tự Năm Lửa) : Cái Vồn, Cần Thơ, và Vĩnh Long.
    * Tướng Nguyễn Giác Ngộ (ông Nguyễn) : Chợ Mới - An Giang.
    * Tướng Lê Quang Vinh : An Giang và Cần Thơ.
    * Tướng Lâm Thành Nguyên : Châu Đốc và Hà Tiên.

Về nhân sĩ dân sự : đặt dưới sự điều động của Đức Ông Huỳnh Công Bộ gồm các nhân sĩ tiêu biểu :

    * Lương Trọng Tường
    * Trần Văn Nhựt (tự Dật Sĩ)
    * Nguyễn Ngọc Tố
    * Nguyễn Văn Hầu
    * Luật sư Mai Văn Dậu v.v..


Sau khi hiệp-định Giơ-Neo ký kết, Ông Ngô-đình-Diệm chấp-chánh quyền hành tại Việt-Nam, và dưới chế-độ gia-đình-trị này, Phật-Giáo Hòa-Hảo cũng lại bị đàn-áp, không được tự-do sinh-hoạt.

Chỉ sau khi chế-độ này bị lật đổ ngày 1-11-63, Giáo-hội Phật-Giáo Hòa-Hảo mới có thời-cơ để tổ-chức lại hàng-ngũ tín-đồ và hệ-thống các Ban Trị Sự từ năm 1964 đến năm 1975.

Đức Ông Huỳnh Công Bộ lãnh đạo Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo từ năm 1947 đến năm 1961. Sau khi Đức Ông qua đời, Đức Bà Lê Thị Nhậm thay thế đảm nhận cương vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo (Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao) . Đến 1967 Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo phải chịu đựng rất nhiều khó khăn mất mát. Nhân viên cán sự quan trọng của Tổ Đình bị bắt cóc và thủ tiêu, điển hình là ông Huỳnh Hữu Thiện (tự Ký Dữ), Trần Văn Tập v.v.. trong số 5 yếu nhân của Tổ Đình bị mật vụ chánh quyền Ngô Đình Diệm thủ tiêu. Dù vậy Tổ Đình Giáo Hội Phật Giáo Hòa-Hảo đã vượt hết mọi khó khăn bảo vệ được đoàn thể.

Khi biến cố lịch sử 1975 của đất nước xảy ra, các ban trị sự bị chính quyền giải tán và ngưng hoạt động. Tình trạng của giáo hội Phật Giáo Hòa-Hảo trở lại như thập niên 1950 ; trong nước duy nhứt chỉ còn tồn tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa-Hảo do Cô Năm Huỳnh Thị Kim Biên (mất 1978 tại VN) là bào muội của Đức Huỳnh Giáo Chủ cùng gia đình thân tộc can đảm chịu đựng giai đoạn đen tối và khó khăn nhứt của Giáo sử.

Tổ Đình Giáo Hội PGHH đã bị cô lập và áp lực từ chính quyền trên mọi phương diện . Lấy hai chữ HÒA HẢO làm đầu, lãnh đạo Tổ Đình cương quyết giữ vững lập trường phi bạo lực, phi chính trị ; tránh tất cả nguyên nhân để Nhà nước vinh vào đó mà đàn áp gây thương vong cho tín đồ PGHH . Cho dù PGHH có được chính phủ do ai cầm đầu có hay không công nhận, cho hay không cho cho phép hoạt động, PGHH cùng Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tồn tại và đó là một thực thể bất biến và vĩnh hằng.

Trong phương thức HỌC PHẬT TU NHÂN, trên 5 triệu người tín-đồ P.G.H.H cư-sĩ tại-gia đồng thời với tu-sửa thân-tâm, lại còn đóng góp vào việc phát-triển nền kinh-tế nông-nghiệp của Việt-Nam. Hơn thế, khi quốc gia hữu-sự, tín-đồ P.G.H.H sẵn sàng hiến-dâng đời-sống hy sinh để bảo vệ Tổ-quốc và Đạo-nghĩa.

Mỗi năm đặc biệt trong ngày lễ Kỷ-niệm khai-sáng mối Đạo vào 18 tháng 5 âm lịch, các sự-kiện trên đây được thề-hiện trong tổ-chức đại-lễ nơi Thánh-địa Hòa-Hảo, và ở khắp vùng Hậu-giang.

X.- TRONG CỘNG-ĐỒNG PHẬT-GIÁO THẾ-GIỚI

Hiện nay Phật Giáo Hòa-Hảo là một trong số 4 tôn giáo quan trọng nhứt ở Việt Nam. Với khối quần chúng trên 5 triệu người, Phật Giáo Hòa-Hảo không những có tánh chất của một khối quần chúng tâm lý sắt son tin tưởng nơi giáo lý cao siêu của Đức Huỳnh Giáo-Chủ, mà còn thêm có tổ chức thành hàng ngũ, hệ thống chặt chẽ, để chịu đựng mọi thử thách cam go mà tự tồn và phát triển.

Trên bình-diện quốc-gia, Giáo-hội Phật-Giáo Hòa-Hảo là một hội-viên sáng-lập cùa Hội-Đồng Tôn-Giáo Việt-Nam, một cơ-quan đoàn-kết các tôn-giáo chánh-yếu như Thiên-Chúa-Giáo, Phật-Giáo, Phật-Giáo Hòa-Hảo, Cao-Đài-Giáo... Đồng thời đoàn thể P.G.H.H cũng tham gia các sanh hoạt quốc gia, đúng theo truyền-thống của một tôn-giáo dân-tộc. Ngoài ra, giáo-lý P.G.H.H. cũng đã được tiếp-nhận với nhiều cảm-tình bởi nhiều giới trí-thức Đông-Phương cũng như Tây-Phương.

Bởi vì, với một giáo-thuyết hòa-đồng tinh-hoa Tam-giáo, Phật-Giáo Hòa-Hảo đã phát-dương giáo-pháp chơn-truyền của Đức Thích-Ca Mâu-Ni làm căn-bản giáo-lý, lại thêm các tư-tường Nho-giáo, Lão-giáo, đã ăn sâu vào tập-tục dân-tộc Việt-Nam, để kết thành một hệ-thống tư-tưởng Đạo-học có đặc-thái dân-tộc Việt-Nam.

Với giáo-thuyết phong-phú ấy, Phật-Giáo Hòa-Hảo là một tổ-chức đang hướng dẫn một phần nhơn-loại dưới ánh sáng của Đức Phật, để đưa con người trong thế kỷ hiện-tại đến những giá-trị tinh-thần mới, hầu cùng với các Phật-tử Thế-giới và các Giáo-hội Phật-giáo khắp các quốc-gia, biểu-dương Đạo-Phật, cải tạo xã-hội, giải-thoát Con Người.

XI.- HỆ-THỐNG TỔ CHỨC

- Tổ Đình Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
- Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo

(Tài-liệu Báo PHƯƠNG-ĐÔNG số 23, xuất bản tháng 5/1973, do tác giả Hinh-Phương viết)

Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo do các thành viên Huỳnh Tộc trông coi và thực hiện nhiệm vụ gìn giữ di tích lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo.

Tổ Đình là nơi tổ chức các nghi lễ lớn trong năm và cũng là nơi đã diễn ra cuộc lễ tấn phong Ban Trị Sự Trung Ương nhiệm kỳ I do ông Lương Trọng Tường được đề cử làm Hội Trưởng (29-11-1964).

XII.- HỆ-THỐNG BAN-TRỊ-SỰ

   - Hội-đồng Trị-sự Trung-Ương
   - Các Ban-Trị-Sự Tỉnh : An-giang, Châu-đốc, Sadec, Kiến-phong, Kiên-giang, Vĩnh-long, Phong-dinh, Bạc-liêu, Chương-thiện, An-Xuyên, Ba-Xuyên, Biên-hòa, Gia-định, Vĩnh-bình, Kiên-hòa, Kiên-tường, Lâm-đồng, Tuyên-đức, Ninh-Thuận, Phú-Yên, Bình-định, và liên tỉnh Long-an/Đinh-tường.
    - Các Ban-Trị-Sự Xã : Saigon, Cần-thơ, Mỹ-tho, Rạch-giá, Vũng-tàu, Đà-lạt
    - Các Ban-Trị-Sự trực thuộc Trung-ương : Thánh-địa Hòa-Hảo, Xã Thiện-từ
    - 82 Ban-Trị-Sự cấp Quận, 476 Ban-Trị-Sự cấp Xã, 3,100 Ban-Trị-Sự Ấp

XIII.- CƠ SỞ TU-VIỆN

    213 chùa-chiền, tu-viện
    468 độc-giảng-đường
    2,876 văn-phòng

XIV.- NHÂN-SỰ

    - Hội đồng Trị-sự Trung-ương gồm 23 người.
    - Các Ban-Trị-Sự gồm từ 10 đến 15 người.
    - 36,500 trị-sự-viên các cấp .
    - 2,679 tu sĩ và nhân viên tại các tu viện.
    - 6,086 độc giảng viên.
    - 10,000 nhân viên và khóa sinh ngành Phổ-thông giáo-lý.

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget