BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
tháng 11 2018





Đức Thầy Về Miền Tây Và Thọ Nạn (Đốc Vàng)

Mục lục

A. Diễn Biến Đức Thầy Lâm Nạn

Nhưng rồi giữa Việt Minh và Hòa Hảo lại tái diễn nhiều cuộc xô xát ở miền Tây Nam bộ.
Ngày 17-2-47, Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt toàn quốc gọi tắt Mặt Trận toàn quốc ra đời (2) tại Nam Kinh (Trung Hoa) sau khi vài nhân viên trong Mặt Trận Quốc gia Liên hiệp liên lạc với các đoàn thể bên ngoài như: Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Nguyễn hải Thần), Việt Nam Quốc dân Đảng (Nguyễn tường Tam).


Chân Dung Ông Huỳnh Thạnh Mậu bào đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ

Sơ Lược Lại Tiểu Sử Ông Huỳnh Thạnh Mậu Bào Đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo

Nội Dung

A. Tiểu Sử Ông Huỳnh Thạnh Mậu

Ông HUỲNH THẠNH-MẬU (mà người ta thường kêu là Sáu Mậu hay Út Mậu) sanh ngày mùng 10 tháng 2 năm Ất –Sửu (1925) tại thôn Hòa Hảo, thuộc quận Tân-Châu, tỉnh Châu Đốc.

Ông Mậu là người có một thân hình mảnh khảnh, không thấp không cao, gương mặt cương-quyết tuy vui vẻ trẻ-trung đôi mắt sáng trong và cặp môi duyên-dáng.
Ông có tánh thông-minh khác thường nên học điều gì cũng mau nhớ hơn người, mà thấy ai làm chuyện gì cũng làm theo y hệt.

Thuở nhỏ, có lần Ông đi xuống Chợ-Đình (Hòa-Hảo) coi Sơn-Đông mãi võ. Khi về nhà, Ông ra sân diễn lại “lớp” ấy một cách vừa hay-ho, vừa giống y điệu-bộ cũng như âm-giọng, làm cho Đức Ông và Đức Bà tức cười nôn ruột.
Đã thông-minh Ông Mậu lại còn là người có tánh dạn-dĩ, không rụt-rè nhút-nhát, nói năng hoạt-bát mà dịu-dàng, và nhứt là có một tấm lòng bác-ái vị-tha đáng kính...

Bảo Vật của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo trong nhà lưu niệm tại An Hòa Tự.

[youtube src="P4jPL9U3i5I"][/youtube]
Cổng nhà Lưu Niệm bảo vật của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
Cổng nhà Lưu Niệm Bảo Vật của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

Chiếc Renault còn nguyên nước sơn zin độc nhất vô nhị trưng bày ở Nhà lưu niệm bảo vật của Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo
Chiếc Renault Vivastella được sản xuất từ những năm 1929 - 1939 còn nguyên nước sơn  trưng bày ở
Nhà lưu niệm bảo vật của Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo


Chiếc Renault của Ông Hồ Viết Long đã đưa Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đi Khuyến Nông 1945
Chiếc Renault của Ông Hồ Viết Long đã đưa
Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đi Khuyến Nông 1945

Xe màu Dà, đó cũng chính là màu Đạo Kỳ Phật Giáo Hoà Hảo
Xe màu Dà, đó cũng chính là màu Đạo Kỳ
Phật Giáo Hoà Hảo

chiếc Renault Vivastella được sản xuất từ những năm 1929 - 1939.
Xe được đề-pa trước đây bằng cách gắn Vô-Lăng rồi dùng sức quay theo chiều kim đồng hồ
nay chuyển sang dùng Ắc-Quy để khởi động
Tô,Dĩa xưa mà Đức Thầy dùng tại nhà bà Ký-Giỏi ỡ Bạc Liêu năm 1942
Tô,Dĩa xưa mà Đức Thầy dùng tại
nhà bà Ký-Giỏi ỡ Bạc Liêu năm 1942
Kỷ Vật mà Đức Thầy dùng tại nhà bà Ký-Giỏi ỡ Bạc Liêu năm 1942

Chân Dung Cố Đức Ông Đức Bà tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo.

Hình ảnh Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo vào những năm 1950 -1970.

Cố Đức Ông Tổ Đình 1960 Trong ngày Đại Lễ PGHH

Cố Đức Ông viếng thăm văn phòng đại đội 40 ở núi Sập năm 1953.
Cố Đức Ông viếng thăm văn phòng đại đội 40 ở núi Sập năm 1953.

Trung Tướng Chủ Tịch Nguyễn Văn Thiệu, nhân danh Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa

Đức Ông và Đức Bà đang được tín đồ nghênh đón trong ngày Đại Lễ 18-5.
Đức Ông và Đức Bà đang được tín đồ nghênh đón trong ngày Đại Lễ 18-5.

Đức Ông Huỳnh Công Bộ  viếng Quận Châu Phú - Châu Đốc
Đức Ông Huỳnh Công Bộ
viếng Quận Châu Phú - Châu Đốc


Cố Đức Ông Huỳnh Công Bộ

Trang PGHH1939 sưu tầm được một số hình ảnh Thủ Bút và Chữ Ký của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo.

Chánh văn của Ngài viết Giảng Kinh cũng như Thủ Bút của Ngài trước khi xảy ra biến cố tại Đốc Vàng (Đồng Tháp)
Chánh Văn Của Đức Huỳnh Giáo Chủ viết Giảng
Chánh Văn của Ngài viết Giảng

Thủ bút của Đức Huỳnh Giáo Chủ  Trước khi Ngài mất tích tại Đốc Vàng
Thủ bút của Đức Huỳnh Giáo Chủ
Trước khi xảy ra biến cố tại Đốc Vàng


Thủ Bút của Đức Thầy
Thủ Bút của Đức Thầy

Chánh văn của Đức Thầy viết Giảng
Chánh văn của Đức Thầy viết Giảng

Thủ bút, Thi văn của Đức Thầy sáng tác tại  nhà ông Võ Văn Giỏi, Bạc Liêu, năm 1942
Thủ bút, Thi văn của Đức Thầy sáng tác tại
nhà ông Võ Văn Giỏi, Bạc Liêu, năm 1942

Hình ảnh Của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo Chất Lượng Cao mà PGHH1939 Sưu Tầm Được.

Những hình ảnh trắng đen, có những tấm ảnh nguyên gốc chưa chỉnh sửa và những hình ảnh đã được chỉnh sửa (ảnh màu hoặc làm nét lại).
Sau đây kính mời chư quí-vị chiêm ngưỡng những hình ảnh Đức Thầy trong quãng thời gian Ngài Hoằng Hoá.

Giới Thiệu Sơ lại về Ngài :

Đức Huỳnh Giáo Chủ, tên tộc là Huỳnh Phú Sổ, sanh tại làng Hòa Hảo một thôn nằm trên Bắc ngạn sông Vàm Nao, thuộc Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tính ra nhằm ngày 15 tháng giêng năm 1920.
Thân sanh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ, lúc bấy giờ làm Hương Cả làng Hòa Hảo. Thân mẫu của Ngài là Đức Bà Lê Thị Nhậm. Đức Ông có hai đời vợ, đời vợ trước sanh được hai gái, hiện nay người chị thứ hai còn sống góa chồng, còn người em thì đã chết. Khi bà lớn mất, Đức Ông tục huyền với bà Lê Thị Nhậm và sanh được ba người con:

Con đầu là Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Con thứ là Huỳnh Thị Kim Biên.
Con út là Huỳnh Thạnh Mậu.

đức huỳnh giáo chủ phật giáo hoà hảo
Chân Dung Đức Huỳnh Giáo Chủ
chụp năm 1940

Đức Thầy (Đức Huỳnh Giáo Chủ) lúc ỡ nhà Ký Giỏi Bạc Liêu
Hình ảnh Đức Thầy (Đức Huỳnh Giáo Chủ) lúc ỡ nhà Ký Giỏi Bạc Liêu
Đức huỳnh Giáo Chủ lúc ỡ nhà Ký Giỏi Bạc Liêu
Đức Huỳnh Giáo Chủ chụp cùng các tín đồ của Ngài

Đức Huỳnh Giáo Chủ chụp cùng các tín đồ của Ngài

Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH Lúc Đức Thầy tại Sài Gòn năm 1946

Ông Trần Văn Nhu (1847 - 1914) con Trưởng Nam Đức Cố Quản.


Nội Dung

A. Thân-Thế Ông Trần Văn Nhu:


Ông Trần-văn-Nhu là con trưởng nam của Đức Cố-Quản Trần-Văn-Thành và Bà Nguyễn-Thị-Thạnh, sanh lại làng Bình-Thạnh-Đông, tổng An-Lương, tỉnh Châu-Đốc năm Đinh-Mùi (1847), cuối đời vua Thiệu-Trị (năm thứ bảy) và vào khoảng vua Tự-Đức mới lên ngôi. Bởi ông thứ hai cho nên hồi còn thanh-niên người ta kêu là Cậu Hai, và khi có tuổi thì gọi là ông Hai.
Ông Hai hơi nhỏ người, hình vóc ốm yếu, nước da trắng, trán cao, tóc hơi dợn sóng, cạnh hàm bên hữu có một nút ruồi, lúc trở về già thì râu thưa, bạc hoa-râm nhưng răng còn chắc.

tháng 11 25, 2018



 Tích Ông Đình Tây Nuôi Sấu Năm Chèo
LỜI CẨN BẠCH

**********

NAM MÔ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

NAM MÔ ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN

NAM MÔ THẬP NHỊ ĐẠO ÔNG

Kính chư tôn đức
Quý thiện hữu tri thức

Câu chuyện về ông Đình Tây nuôi con Ngặc ngư (Cá sấu thần) con nghiệt thú mà lúc còn trụ thế, Đức Phật Thầy đã tiên tri với Ông Đình Tây, nếu ông mà nuôi nó sau này nó sẽ nhiễu hại người đời điêu đứng với nó, nhưng có lẻ thời trời đã được định sẳn, nên mới có câu chuyện Ông Đình Tây nuôi cá sấu năm chèo đi vào lòng người mộ đạo, khách hành hương trên bước đường hành đạo của các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy còn biết bao câu chuyện đã được in sâu vào tâm khảm của môn nhơn đệ tử, vào tài liệu lịch sử đạo, giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và những đoạn thăng trầm của thế sự.

tháng 11 24, 2018

 Bé Như Ý 9 tuổi thuyết pháp về Tu Hành - Toàn Bộ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội được nhiều tìm kiếm qua Google với từ khóa" bé như ý 9 tuổi". Như những chuyện lạ thần thoại có thật chỉ có ở Việt Nam gần đây hay chăng
Vậy Bé Như Ý đã trao đổi Phật pháp như thế nào mà bà con mình thiện cảm đến như vậy.
Hiện nay không riếng gì bé Như Ý, bên cạnh đó cũng có rất nhiều cháu bé khác cũng có khả năng trao đổi thuyết pháp một số đề tài tu hành, Phật pháp, như cháu Minh Tâm, Diệu Hiền, Tiểu Yến, Hà Tường Vi..v.v. tuy nhiên trong 2 gần đây thì bé Như Ý tạm thời được xem là một bé có khả năng đặc biệt nổi bật nhất trên các trang mạng trong và ngoài nước đón nhận hoan hỉ.


CHUYỆN BÊN THẦY
Tập 2


Nguyễn Văn Lía 
Cuối Hạ, Bính Thân 2016

ĐÁP ÂN THẦY
Qui ngưỡng đạo Thầy thuở tuổi xanh,
Ngày đêm ấp ủ tấm lòng thành.
Chuyện Thầy kính cẩn con ghi chép,
Để nhớ ân sâu phổ đạo lành. 

N.V.L

THAY LỜI ĐẦU SÁCH


Cù lao ông Chưởng ngày đầu Xuân 2010.
Cháu Ngọc Trang mến!
Trong thư cháu gởi cho các chú có nội dung:- Vì sao chú viết “Chuyện bên Thầy” và viết hồi nào, cũng như sao lại viết chung với hai cụ Bùi Văn Ưởng và Nguyễn Văn Ti…”
Cháu mến!


Chân Dung Lê Văn Phú tự Bác Hai Tho

Sơ lược tiểu sử Ông Lê Văn Phú tự Hai Tho

Nội Dung

1.Thân thế Bác Hai Tho:

Ông Lê Văn Phú sanh trưởng ở huyện Châu Thành, đất Cao Miên. Thân sinh ông là Phan Văn Thơm, mẹ ông là bà Lê Thị Kim, ông Lê Văn Phú vốn là dòng dõi họ Phan. Nội tổ ông là nhà cách mạng Phan Văn Tùng, người nho dân ở Bến Tre có thành tích chống thực dân Pháp. 

tháng 11 07, 2018 1
[youtube src="XK7eb1knokE"][/youtube]

SỰ CÚNG LẠY CỦA NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA - PHẬT GIÁO HOÀ HẢO :
su-cung-lay-cua-nguoi-cu-si-tai-gia-phat-giao-hoa-hao
Cúng lạy của người
cư sĩ tại gia


BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ ÔNG BÀ (Bài Cúng Cửu Huyền Thất Tổ) :

Cầm hương xá 3 xá, quỳ xuống chấp tay đưa lên trán nguyện:
Cúi kính dưng hương trước Cữu Huyền,
Cầu trên Thất Tổ chứng lòng thiềng.
Nay con tỉnh ngộ quy y Phật,
Chí dốc tu hiền tạo phước duyên”.


Mục lục


LỜI GIỚI THIỆU

---oOo---
Trước năm 1945, danh từ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG và TỨ ÂN HIẾU NGHĨA ngay tại hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc là vùng phát tích mà chỉ được nói khẻ với nhau trong dân gian, ở xa đến, người hiếu kỳ không sao tìm ra tông tích !
BỬU SƠN KỲ HƯƠNG, TỨ ÂN HIẾU NGHĨA quả thật là mùi trầm hương từ thâm sơn cùng cốc bay vọng ra rồi tản mác trên không gian lờ lờ như mây khói! Không sao nhận định rõ nó được!
Tại sao có cái cảnh ngộ ly kỳ như thế, dù rằng, đây là hai Tôn Phái như muôn ngàn Tôn Phái khác ? Không chi lạ, đó là hậu quả của sự lùng bắt, truy nã cố tình tiêu diệt của nhà cầm quyền thuộc địa thời đó.
Từ năm 1862 trở đi, đã lâu rồi ; do những sự thù ghét, những vu cáo đê hèn của kẻ vong bổn, chánh quyền thuộc địa đã coi Tôn phái BỬU SƠN KỲ HƯƠNG và sau đó Hệ phái TỨ ÂN HIẾU NGHĨA, một sự phục hưng của BỬU SƠN KỲ HƯƠNG dưới một hình thức hơi khác một tí, là hai tổ chức của các “Gian Đạo Sĩ” dưới hình thức Tôn Phái để mưu đồ “Cần Vương” lật đổ Chánh quyền Pháp tại Nam Kỳ Lục Tỉnh nầy !
Có quả vậy chăng ? Xin thưa: Sự thật hoàn toàn sai hẳn, Phật Giáo BỬU SƠN KỲ HƯƠNG và Hệ phái TỨ ÂN HIẾU NGHĨA quả là một hình thức của phái Thiền Tông đem áp dụng cho dân tộc Việt. Chỉ có thế thôi và, chỉ có thế mà nhà cầm quyền Pháp ghét cay, ghét đắng, cố tiêu diệt cho bằng được. Bởi lẽ, đường lối ấy đi ngược lại với chánh sách vong bản hóa dân tộc Việt, để rồi đời đời ngự trị trên mảnh đất nầy!
Bất chiến tự nhiên thành. Phải chăng cụ Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho dân tộc ta hay trước lâu rồi. Lại nữa, nhị vị Giáo Tổ hai Tôn phái nói trên là Đức Phật Thầy Tây An và Đức Bổn Sư là hai bậc phi phàm “vị lai quá khứ” đều thông, thì hà tất lại đi làm cái việc miễn cưỡng là “Nấu cát mà mong thành cơm” để rồi chung qui cốt hại lửa củi ! Vậy gán cho hai Ngài xúi giục dân lành làm loạn, chẳng những là một sai lầm quá lớn mà lại còn thêm một tội lỗi thiêng liêng to tác đối với hai bậc Chơn Nhơn hạ phàm, cốt yếu cứu dân cứu nước, bằng lối giáo hóa chúng sanh hướng về con đường Thánh thiện từ xưa mà giống nòi thấm nhuần là “Học Phật Tu Nhân”.
Quyển :PHẬT GIÁO BỬU SƠN KỲ HƯƠNG, Hệ Phái TỨ ÂN HIẾU NGHĨA mà chúng tôi hân hạnh giới thiệu với chư tôn sẽ trình bày đầy đủ những chi tiết chứng minh quan niệm trên, và quả thật là một sử liệu vô giá về hai Tôn Phái nầy. Ước mong đám mây mờ che lấp hai tổ chức nói trên, từ nay không còn nữa và hai tổ chức được đánh giá đúng mức trong pho lịch sử nước nhà, như hai tiết điệu trong đại nhạc thái hòa. 

Trân trọng xin có lời giới thiệu.

TRẦN VĂN QUẾ

Nguyên giáo sư trường Sư Phạm, Giảng Sư tại Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Văn Khoa tại Sài Gòn. 

LỜI NGƯỜI BIÊN SOẠN

Từ lâu chúng tôi có ý sưu tập tài liệu để biên khảo tập sách nói về Hệ Phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, là một Hệ phái quan trọng của Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Nhưng ngày tháng trôi qua, những tài liệu ấy vẫn nằm yên trong tủ sách. Vì có nhiều lý do mà chúng tôi chưa dám rớ động tới mớ tài liệu đó, nhứt là lý do mặc cảm:
Tuổi đời quá ít, tuổi đạo rất non, học vấn nông cạn, sợ không đủ sức biên khảo một quyển sách Đạo. Sợ trình bày không đủ và tế nhị một giáo thuyết cao sâu, một giáo thuyết đã từng đua chen truyền bá trong một thời vô cùng khó khăn và từng chịu đựng sự chèn ép của một giáo thuyết khoa học tân tiến, vẫn vượt qua những khó khăn ấy mà trưởng thành và vững mạnh cho đến nay.
Gần đây có nhiều ngoại cảnh đưa đến, nung chí chúng tôi gát lại mọi sự dè dặt, tự tin để mạnh dạn mà biên khảo ra quyển sách nầy:
1. Có những quyển sách và bài báo viết về Hệ Phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa không được đầy đủ và rõ ràng lắm.
2. Nhờ nhiều bạn giúp cho những tài liệu quí giá và khuyến khích chúng tôi, nhứt là các bạn thuộc Hệ Phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
3. Có những người không biết từ trước ở đâu và làm gì ? Nay bỗng dưng lợi dụng danh nghĩa BỬU SƠN KỲ HƯƠNG hoặc Tứ Ân Hiếu Nghĩa mà tuyên bố nầy nọ, khác nào đi buôn dùng vốn người khác để làm ăn riệng tư.
4. Hiến pháp nền đệ II Cộng Hòa đã thực sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, nên cũng cần trình bày rõ ràng đường lối tu học của Hệ Phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, để khỏi âm thầm mai một những người công dân tốt, họ đã từng sống qua nhiều thời gian khổ sở, chết chóc do các trào lưu bạo ngược gây ra. Và một nền đạo rất nhu hòa thuần hậu, một giáo lý “bất võ trang” bất bạo động tuyệt đối tín ngưỡng vào thuyết huyền vi.
Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi không ngại mọi khuyết điểm mà thành tâm biên khảo và cho nó ra đời. Trong khi những sách khảo luận về Tôn giáo đã tràn ngập trên thị trường sách báo tác giả là những người kiến thức sâu rộng, những nhà thông thái.
“Vạn sự khởi đầu nan” chúng tôi tin tưởng rằng sự khuyết điểm nếu có trong quyển sách nầy thì, đọc giả bốn phương cũng như những bậc cao thâm về Phật Học sẽ giúp chúng tôi vào lần tái bản.

HÀ TÂN DÂN


A- PHẦN QUÁ KHỨ

I.- THỜI KỲ KHAI SÁNG



Căn cứ theo các tài liệu Phật sử, từ trước các Tông phái Nhà Phật từ Ấn độ, Trung Hoa truyền sang nước Việt Nam như Thiền phái Quang Bích, Lâm Tế…Đến các Tông phái thành lập tại Việt Nam, như: Thiền phái Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử…Không có Hệ phái nào gánh chịu nhiều khó khăn như Đức Phật Thầy Tây An khai sáng Hệ phái BỬU SƠN KỲ HƯƠNG (1849-1856). Tuy nhiên sự khai sáng Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Đức Bổn Sư ở núi Tượng (1879-1890) còn gian nan khốn khó hơn nhiều.

Bởi thời gian ấy, đất nước vừa thoát qua cảnh nội chiến huynh đệ tương tàn giữa chúa Tây Sơn và chúa Gia Long. Non nước đã tả tơi, mọi mối giềng kỷ cương đều rách nát, các tầng lớp người thời hậu chiến đó, như vừa trải qua cơn ác mộng. Đa số người tu chỉ còn nhớ những câu Phật hiệu để vái van khi gặp cảnh khó khăn tai ách, những triết thuyết cao siêu của Phật Giáo nói chung, phần nhiều đã chìm trong quên lãng, khi thanh bình trở lại, phải lo tu bổ chùa chiền chép lại kinh điển đã thất lạc trong hồi lửa binh, ít có người rảnh rổi mà nghiên cứu những lẽ nhiệm mầu, hoặc sáng tác ra những tác phẩm có nội dung Quốc hồn Quốc túy hầu hướng dẫn người Phật tử hăng hái việc bảo vệ quê hương, đoàn kết để kiến thiết xứ sở như đời Lý đời Trần.

Hơn nữa, từ vua Gia Long xây dựng Quốc gia cho triều đại nhà Nguyễn, có nhiều thay đổi trong vấn đề Văn hóa Giáo dục. Nhà vua triệt để nâng đỡ Nho giáo, trọng thư văn, khuyến khích sĩ phu vào đường Cử nghiệp, chọn từng lớp khoa Bảng vào việc trị nước chăn dân, các tổ chức chùa chiền của Phật Giáo vào hàng phụ thuộc.

Phật giáo tuy còn được xem là Quốc giáo, nhưng trên thực tế, người ta xem giới sư sãi là hạng “Thầy Cúng” để dùng vào việc tế tự, cầu siêu, đảo võ mà thôi. Theo Văn thơ, Chiếu, Chế, Biểu…của các trào vua nhà Nguyễn tuy vẫn còn sung kính Tam giáo (Nho, Thích, Lão) xem ba giáo nầy đồng hạng như nhau, nhưng bên trong vẫn xem thường đạo Phật. Các vị văn thần lúc bấy giờ có nhiều lời mỉa mai tạc bia chế giễu, cũng không phải là chuyện bịa đặt vu khống. Lý do đất nước giặc giã, tao loạn triền miên, tạo ra một số thầy tu “Hổ Mang” ẩn dương nương Phật gây ra lắm điều xằng bậy, làm cho bại hoại cửa Già Lam. “Một con sâu làm sầu nồi canh” khiến cho người đời xa lánh dần Phật giáo.

Lúc bấy giờ lại có sự truyền bá mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo vào toàn cõi Việt Nam, các nhà truyền giáo của phái nầy phần nhiều là những nhà Thông thái, Bác học, hết lòng phục vụ theo đường lối của Tòa Thánh. Họ đem những cái hay, cái lạ của Âu châu sang giáo hóa dân ta, đồng thời truyền bá giáo thuyết của Đức Chúa Trời. Do đó, những người vào Đạo đầu tiên thuộc thành phần học thức, sang cả, quí phái, Quan chức, điền chủ.v.v…Khiến cho Phật Giáo đi lần vào cái thế thụ động.

Hơn nữa, Phật giáo lúc bấy giờ không có những nhà Sư trụ cốt có thể nối gót theo Sư Vạn Hạnh đời Lý, sư Giác Hoàng đời Trần để hướng dẫn đa số Phật tử trở nên Đại hùng, Đại lực trong vấn đề cứu nước, cứu dân để làm sáng tỏ chơn truyền của Phật giáo Việt Nam trong thời binh lửa.
Điều kiện bên ngoài đã không mấy thuận tiện cho Phật giáo, thêm nội tình hư nát, đạo lý của nhà Phật chỉ còn là một bóng mờ. Thậm chí có vị quyền thần lúc bấy giờ thốt lên câu nói vô cùng chua chát:

“Thầy chùa là bọn ngu dốt, trốn xâu lậu thuế, lười biếng, phần nhiều đáng tội bêu đầu. Trái lại, các Cố đạo người Âu là những người thông thái siêng năng, lại giàu có. Họ mở rộng lòng bố thí, trợ giúp kẻ bần nhơn cô quả. Họ trọng nể pháp luật của triều đình”.

Như thế đủ thấy tinh thần của Phật Giáo đã suy vi tận gốc, mọi người đã xem thường, khinh rẻ, như thế, việc Đức Phật Thầy Tây An và Đức Bổn Sư khai sáng ra Hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa nó khó khăn đến mức độ nào ?

Hơn nữa, kể từ năm Đức Bổn Sư khai đạo (1867) cho đến năm Ngài nhập diệt (1890) trong nước giặc giã rối ren, triều đình vừa dẹp xong nơi nầy thì chỗ khác lại nổi lên như ong vỡ tổ. Thêm hậu quả của Hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) do triều đình ký nhượng cho Pháp với những điều kiện thất lợi cho bên ta, khiến cho sĩ phu trong nước căm hờn cho là điếm nhục Quốc thể, nên nổi lên chống giặc khắp nơi :

- Ông Trương Công Định lập chiến khu chống Pháp tại vùng Gò Công, Gia Định, Định Tường.

- Ông Nguyễn Trung Trực vùng Tân An và Kiên Giang.

- Ông Nguyễn Hữu Huân vùng Mỹ Tho và Cần Thơ.

- Ông Thiên Hộ Dương vùng Cao Lãnh, Tháp Mười.

- Ông Phan Tôn, Phan Liêm vùng Vĩnh Long và Trà Vinh.

- Ông Trần Văn Thành (Cố Quản Thành) vùng biên giới Châu Đốc và An Giang.

Còn những vị hào sĩ khởi nghĩa từng nhóm nhỏ không sao kể xiết. Bởi giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định vào năm 1859, năm 1861 đánh chiếm Định Tường, Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Năm 1862 đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long. Bản Hòa ước Nhâm Tuất (1862) ra đời là triều đình có dụng ý nhượng bộ Pháp để chuộc lại hai tỉnh Biên Hòa và Vĩnh Long. Do đó, mới có hậu quả như đã nêu trên, các vị anh hùng liệt sĩ tranh đấu với giặc Pháp mãi như thế đó kéo dài suốt mười năm, mới tạm yên dưới gót giày của Thực dân Pháp!

Những anh hùng chống lại Thực dân, chỉ riêng lực lượng của ông Trần Văn Thành là có liên hệ với Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa rất nhiều. Nguyên ông Thành là một vị cao đồ của Đức Phật Thầy Tây An, phần lớn nghĩa sĩ dưới tay ông chỉ huy đều thuộc tín đồ Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông mở chiến khu Bảy Thưa tại vùng Nhà Láng (Thất Sơn) dựa lưng vào 7 núi mà kháng chiến chống Pháp. Đến lực luợng cuối cùng tan rã vào khoảng năm 1873. Bao nhiêu nghĩa sĩ khi thoát khỏi sự khủng bố của giặc, đều rút vào rừng sâu núi thẳm để tránh bọn tay sai điềm chỉ. Do đó việc truyền bá giáo lý Tứ Ân Hiếu Nghĩa, sắp xếp lại đạo lý luân thường của Đức Bổn Sư đã sẵn khó lại càng khó hơn.

Loạn lạc triền miên, khiến cho kỷ cương của xã hội đảo lộn. Lòng người đã trải qua lắm cơn ác mộng, nơm nớp lo sợ cho thân sống, còn thiết chi đến đạo lý luân thường. Có chăng, những cụ lão dưới đèn khuya nhắc tích, những chiến công oai hùng của các bực tiền nhơn, những cái hay cái đẹp về thuần phong mỹ tục của ông bà lớp trước, giờ đây con cháu nên noi theo…

Dẫu ai cố giữ gìn nề nếp lễ nghi cổ truyền, cũng khó tránh khỏi ngoại cảnh vật chất nó chi phối. Lẽ sanh tồn nó buộc con người trở thành thụ động mặc cho thời thế chuyển xoay, đại đa số người chỉ biết thủ phận cầu an, xâu đi thuế đóng.

Riêng vấn đề tín ngưỡng cũng không dám tự do tổ chức, tự do hành đạo ngoài sự sắp xếp của nhà cầm quyền Pháp. Bởi thế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ lại nảy sanh ra những lớp người mới:

1/-Hạng người chạy theo bợ đỡ ngoại nhân, dùng đủ mánh khóe khủng bố đồng bào để tạo nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng.

2/-Hạng người vì nước non dân tộc, chống lại mọi hình thức xâm lăng, áp bức.

3/-Hạng người mua quan bán chức, tìm mọi cách dựa nương với quan thầy Tây để làm chủ nhơn ông.

4/-Đa số người chạy loạn, từ tỉnh nầy đến tỉnh khác, bồng bế vợ con tìm nơi rừng sâu núi thẳm mà lánh nạn, hằng ngày bù đầu lo kiếm miếng sống, chỉ trông chờ phép nhiệm mầu cứu độ cho qua nạn ách.

Phải chăng, vì thời thế mà tôn ti trật tự đảo lộn, dân tình nheo nhóc đói khổ. Đức Bổn Sư mở đạo dạy đời để cứu nhơn độ thế, sắp xếp lại đạo lý luân thường. Và che chở cho những người yêu nước đang bị giặc khủng bố. Hướng dẫn những người đạo tâm đi đến Chân, Thiện, Mỹ. Dìu dắt những kẻ si mê trở về nẻo chánh?

1.- LƯỢC SỬ ĐỨC BỔN SƯ NGÀI TIẾP NỐI HOẰNG HÓA PHẬT GIÁO BỬU SƠN KỲ HƯƠNG VỚI DANH XƯNG HỆ PHÁI “TỨ ÂN HIẾU NGHĨA”.


Đức Bổn Sư đản sanh tại quận Mõ Cày (Kiến Hòa) lúc giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 năm Tân Mão (1831). Ngài họ Ngô, nhũ danh là Viện. Khi lớn lên có húy danh là Lợi. Phụ thân Ngài tên Nhàn, làm nghề Thợ mộc. Quê quán trước kia ở xã Bình An (Định Tường). Khi mẫu thân Ngài thọ thai mới dời gia đình về Mõ Cày. Ngài sanh chẳng bao lâu thì phụ thân qua đời. Ngài sống với bà mẹ góa cho đến lúc trưởng thành.

Chưa biết rõ lúc thiếu thời sự sinh hoạt ngoài đời của Ngài ra sao, do căn duyên nào mà Ngài hiểu đạo và truyền bá Giáo lý Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho người đời Học Phật Tu Nhơn đến ngày nay.

Mãi đến ngày 29 tháng 4 năm Tân Hợi (1851) Ngài được 21 tuổi, sáng tác ra quyển Kinh đầu tiên tên “BÀ LA NI KINH” để dạy người đời tu niệm. Từ đó đến năm Bính Dần (1866) giáo sử có ghi Ngài truyền đạo và ra kinh giảng hằng năm, nhưng không ghi rõ Ngài truyền đạo nơi nào? Đến năm Đinh Mão (1867) vào lúc giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 bỗng nhiên Ngài mê man 7 ngày đêm (đi thiếp). Khi tỉnh dậy, đời hành động của Ngài khác lạ, như đã rủ sạch lòng trần, chứng đắc đạo quả, mà dạy người đời hành đạo. Đến năm Canh Ngũ (1870) Ngài được 39 tuổi mới phát phái qui y cho thiện tín.
Ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Thân (1872) Ngài cho họp tất cả ghe thuyền của tín đồ lại, ngược dòng sông Cửu long đi đến xã An Lộc, tổng An Lương thuộc tỉnh An Giang để phổ biến giáo pháp ở vùng nầy. Và cũng bắt đầu từ đây Ngài đi Ta bà khắp xứ. Qua tháng 7 cùng năm, Ngài mới cất tại xã Bình Long một cảnh chùa. (Trong thời gian Ngài đi Ta bà rất trùng hợp với Ông Sư Vãi bán khoai đi khuyên đời tu niệm; Chưa dám quả quyết Ông Sư Vãi và Đức Bổn Sư là một, nhưng có sự trùng hợp thời gian cũng như Sấm Giảng, xin trích đoạn đầu Sấm Giảng Người đời của ông Sư Vãi: Hạ ngươn Giáp Tý đầu năm, Gẫm trong thiên hạ không an chỗ nào ! Lại thêm lục tỉnh tân trào, Nhơn điền sổ bộ biết bao nhiêu người. Thấy vui mà chẳng dám cười, Bơ vơ tôi, chúa gẫm đời không cha. Có người ở Cù lao Ba, Phật sai xuống thế mới ra cứu đời.v.v…)

Tháng giêng năm Bính Tý (1876) giờ Thìn, ngày 19 Ngài truyền lịnh cho một vị cao đồ tên Trần Tịnh đi trước vào núi Tượng (Thất Sơn) sắp đặt trước nơi Ngài đã chỉ điểm, tiếp theo đó, Ngài hướng dẫn số đông tín đồ vào núi Tượng trảm thảo, khai hoang thiết lập chùa miếu và mở thôn ấp mới. Năm ấy Ngài được 45 tuổi và đang truyền đạo tại Cù lao Ba (xã Vĩnh Thành, quận An Phú, tỉnh Châu Đốc hiện nay).

Ngày 28 tháng tư năm Kỷ Mão (1879) Ngài truyền thọ phép Tâm niệm Bồ Đề cho tất cả tín đồ. Bất luận Thiện nam hay Tín nữ thảy đều trì niệm bình đẳng như nhau. Niệm xong pháp nầy liền ghi số lượng vào sổ để điền vào sớ điệp cúng. Công quả nầy gọi là “Pháp Công Cứ” (sẽ dẫn giải vào phần Hành Đạo trong những chương sau).

Góp nhặt những Tài liệu sẵn có, phối kiểm cùng những lời truyền tụng, cuộc đời và công nghiệp của Đức Bổn Sư có thể chia ra làm năm thời kỳ:

- Thời kỳ thứ Nhứt, từ đản sanh đến tỏ ngộ. (Tân Mão 1831 – Đinh Mão 1867).

- Thời kỳ thứ Nhì, từ tỏ ngộ đến lập thôn An Định tại núi Tượng (1867 – Bính Tý 1876).

- Thời kỳ thứ Ba, từ khai hoang lập thôn ấp tại núi Tượng để phổ biến sâu rộng giáo thuyết Tứ Ân Hiếu Nghĩa (1876 – Canh Ngũ 1879).

- Thời kỳ thứ Tư, từ phổ biến giáo lý đến pháp nạn (1879 – Giáp Thân 1884).

- Thời kỳ thứ Năm, từ tái thiết chùa miếu đến Đức Bổn Sư viên tịch (1884 – Canh Dần 1890).

Tóm lại, từ Ngài đản sanh vào năm Tân Mão (1831) đến chứng đắc đạo quả vào năm Đinh Mão (1867) trong 36 năm đó không được biết rõ hành trạng của Ngài.

Từ Ngài chứng đắc đạo quả đến năm hướng dẫn tín đồ vào núi Tượng (xã Ba Chúc, quận Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc hiện nay) để khai hoang lập thôn ấp (1867 – 1876) trong 9 năm đó, Ngài truyền đạo tại Cù lao Ba. Đồng thời Ngài đi Ta bà khắp nơi, biến dạng thay hình đủ từng lớp người để hòa mình vào nếp sống của dân chúng mà truyền đạo.

Ngài thiết lập thôn ấp và truyền bá giáo pháp tại núi Tượng được 14 năm. Viên tịch vào ngày 13 tháng 10 năm Canh Dần (1890) thọ 59 tuổi. Sinh hoạt ngoài đời 20 năm. Truyền bá đạo pháp 39 năm.

2-   SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA THỜI GIAN DẠY ĐẠO VÀ ĐỊA ĐIỂM 

THIẾT LẬP CHÙA MIẾU.

Nhìn vào thời gian Đức Bổn Sư truyền giáo và lập giáo, chúng ta sẽ thấy là thời kỳ đen tối nhứt trong lịch sử nước Việt Nam. Vì vào năm Giáp Tuất (1874) giặc Pháp đã chiếm toàn cõi Đông Dương nói chung, nước Việt Nam nói riêng. Mọi sự vật thảy đều đổi thay. Mọi kỷ cương trong nước đều đảo lộn. Những nơi đô thị thì sung túc thì đầy dẫy bóng dáng người ngoại quốc.

Nơi thôn quê, những nơi nào có chút màu mỡ thì dấu chơn của bọn quan lại tham ô, cường hào ác bá giẫm nát. Phần còn lại là những nơi núi rừng hẻo lánh sình lầy, đồng chua nước mặn. Những nơi nầy, đồng bào còn có thể tránh được gót sắt của bọn tham tàn và những miếng mồi ngon của ngoại nhân câu nhử. Có lẽ do đó mà Ngài chọn nơi đây để thiết lập lại kỷ cương và tiện việc sắp xếp lại đạo nghĩa luân thường. Và che chở cho những nghĩa sĩ Cần vương vì chống Pháp mà sa cơ về đây ẩn lánh.

Hơn nữa, người tu theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa phải đền trả 4 ơn sâu, trong ấy có ân Quốc vương thủy thổ và ân Đồng Bào Nhơn Loại, thì không thể “Xuất Thế Gian” tự tu lấy bản thân, mà phải “Nhập thế gian” mà lo cho Đại gia đình Quốc gia Dân tộc đang hồi nghiêng ngửa. Xin trích một đoạn Ngài định nghĩa chữ TRUNG trong giảng NGŨ GIÁO:

“Một Trung thờ Phật kính Thầy,
Hai Trung thờ chúa mình gầy chớ than.
Ba Trung Phụ Mẫu lưỡng toàn,
Ấy là ba chữ rõ ràng chẳng sai”.


(Thuở trước ở theo Tam Cang của đạo Nho: Quân, Sư, Phụ. Ba ngôi nầy ngôi Vua đứng đầu. Hơn nữa, thuở đó các phong trào Văn thân, Cần Vương cũng chủ trương đánh đuổi giặc để phục quốc cho Vua).

Ngài còn kêu gọi đoàn kết, thương yêu nhau trên tinh thần xã hội bằng những lời bác ai và thống thiết:

“Xin đừng ỷ phú hiếp bần,
Ỷ mình sang trọng hiếp phần cô đơn.
Nhơn sanh Thiên số bớ dân,
Sang giàu thì trọng cơ bần thì khinh !”


Ngài khuyên tín đồ tự lực cánh sinh, khai mở đất đai trồng tỉa mà nuôi thân, đốn cây rừng, lấy cát đá núi cất nhà mà ở, chung lưng, đâu cật giúp đỡ nhau mà lo tu niệm. Đừng ỷ lại vào người khác, mình tự lo tự cứu lấy mình. Nhứt là không nên tham sang giàu do tiền của ngoại nhân ban cho.

Tài liệu còn ghi rõ, khi Ngài hướng dẫn tín đồ vào núi Tượng một số rất đông, nhưng không rõ số lượng là bao nhiêu ? Chỉ ghi nhận rằng: Người quá đông, nhà cất san sát như “bánh ếch sắp trên sàng”. Sau khi Ngài khai sơn, trảm thảo xong, liền truyền cho tín đồ đốn cây, cắt tranh tạm cất chùa để thờ phượng (nền chùa Phi Lai hiện nay) và cất nhà cho Bá gia (Ngài gọi tín đồ là Bá gia) che mưa đở nắng.

Đến tháng 10 năm Đinh Sửu (1877) Đức Bổn Sư mới chém gỗ, khởi công xây cất chùa miếu, vào tháng 11 năm nầy, Ngài cho thượng lương một lượt hai ngôi Đình và Chùa. Đình An Định (phía trước) thờ trăm quan cựu thần, anh em liệt sĩ. Chùa Phi Lai (phía sau) thờ Trần Điều nơi chánh điện, thờ chư Phật và Tiền, Hậu hiền ở hai bên (1) Sau khi dựng ngôi chùa chánh xong, Ngài mới phác họa sơ đồ thành lập thôn An Định.(2)

(1) Chùa Phi Lai và Đình An Định tái thiết lại lần thứ hai vào ngày 19-01 năm Giáp Thân (1884) để có đủ chỗ cho thập phương bổn đạo đến lễ bái.

(2) Đức Bổn Sư qui tụ tín đồ thiết lập làng mới gọi là An Định Thôn cho đến năm Tân Tỵ (1881) nhà cầm quyền Pháp mới hợp thức hóa cho thôn nầy, người làm Xã trưởng đầu tiên tên là Lân.

Theo sơ đồ của Ngài, trước nhứt là lập thôn An Định, thôn nầy chung quanh hòn núi Tượng hiện nay (có nơi gọi là Bạch Tượng sơn). Đến ngày mùng Một tháng 6 năm Canh Thìn (1880) Ngài cho thiết lập thêm hai ngôi miếu: Sơn Thần và Mã Châu. Hai ngôi miếu cũng chung quanh hòn núi Tượng.

Đến năm Nhâm Ngọ (1882) công việc mở mang đường sá, thiết lập chùa miếu tại thôn An Định tạm xong. Ngài bèn hướng dẫn tín đồ đến khai mở hoang giữa núi Tượng và núi Dài về hướng Tây Nam để thiết lập thôn mới khác tên là thôn An Hòa (hiện nay hai thôn nầy là Ấp An Định và An Hòa thuộc xã Ba Chúc, quận Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc). Ngài di dân, lập xã An Hòa xong, đến ngày 15 tháng 4 cùng năm, Ngài cho thượng lương ngôi Chùa Phổ Đà để tín đồ tại thôn An Hòa lễ bái chung.

Cũng vào năm 1882, sau khi thành lập thôn An Hòa xong, Ngài bèn trở về thôn An Định lo thiết lập ngôi chùa Tam Bửu. Giờ Tý ngày 16 tháng 12 làm lễ thượng lương. Chùa Tam Bửu là nơi Ngài thường trụ cũng như tư gia của mọi người, nên trong Bá gia của Ngài gọi là Tam Bửu Thường Trụ, đó là ngôi chùa Tam Bửu hiện nay.

Năm sau (Quí Mùi - 1883), Ngài phân công và sắp xếp cho những vị cao đồ trông nom hai thôn đã thành lập xong. Ngài hướng dẫn số tín đồ khác đi lần theo chơn núi Dài về hướng Tri Tôn, cho khai hoang nơi địa điểm nầy, thành lập thêm thôn khác gọi là thôn An Thành (nay thuộc xã Lương Phi, quận Tri Tôn, Châu Đốc). Khi sắp xếp nơi ăn chốn ở cho tín đồ xong, Ngài cho làm lễ thượng lương ngôi Châu Linh Tự vào giờ Dần ngày 29 tháng 10 năm Quí Mùi (1883). Đây là ngôi chùa chánh để cho tín đồ thôn An Thành thường ngày lễ bái.

3.- HÌNH THỨC HÀNH ĐẠO CỦA HỆ PHÁI TỨ ÂN HIẾU NGHĨA.

Người tín đồ Hiếu Nghĩa trước khi vào Đạo phải biết sơ qua Tôn chỉ và Nghi thức. Vì ngoài việc trau tâm sửa tánh ra, đạo Hiếu Nghĩa rất nhiều Nghi lễ cúng kiếng và tụng niệm. Nếu chưa biết sơ qua nghi thức hành đạo thì rất dễ chán nãn. Do đó, ít có người đi suốt con đường Đạo sự cho đến ngày xác thân lìa tục.

a)-TÔN CHỈ:

Tôn Chỉ của đạo là “Học Phật Tu Nhơn” cho người Cư sĩ tại gia. Không cấm việc dựng vợ gả chồng, tự do kinh doanh, tự do sinh kế theo khả năng, nghề nghiệp của mình, miễn là không xâm phạm đến tự do của người khác. Không bắt buộc trường chay khổ hạnh nhưng hạn chế sát sanh. Và cử ăn 12 con Giáp (như Chuột, Heo, Gà, Trâu, Dê.v.v…)

Kính trọng chung Tam Giáo (Phật, Thánh, Tiên) xem ba giáo nầy cùng một gốc. Cúng dường, trì niệm theo hình thức Phật Giáo. Lễ nghi, học vấn, văn tự theo hình thức Nho giáo. Rèn luyện Tinh, Khí, Thần gần với Lão giáo.

b)-NGHI THỨC:

Ngày đầu vào Đạo phải đưa đến chùa van vái tự nguyện qui y nhập Đạo. Do ông Trò của gánh mình qui y (Từ ngày Đức Bổn Sư tịch diệt những người được kế tiếp xem sóc giềng mối đạo gọi là ông Trò) cấp phát Lòng phái cho người đã qui y. Lòng phái nầy có bốn phần:

- Tờ Lòng Phái chánh bằng giấy vàng, trong ấy có viết rõ tên họ, năm tháng thọ phái qui y và một bài kinh khoảng 100 chữ. Người qui y thọ phái phải học thuộc lòng (Bài Kinh nầy gọi là Lòng phái).
- Một tờ giấy vàng nhỏ, hình chữ nhựt có in trên đó 4 chữ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG bằng triện son.
- Một tờ nguyên khổ giấy vàng in trên đó nhiều bùa chú, gọi là Tiên Sanh Thế Độ.
- Một tờ bằng vải tây đỏ, phỏng độ 3x6 tấc, in trên đó chữ bùa lớn, màu xanh. Gọi là Tiên Sanh Thái Kiệt.

THỜ PHƯỢNG: Giữa nhà có bàn nhị đẳng (mặt bàn có hai từng). Trên hết thờ Quan Thánh Đế Quân, từng kế thờ Hội Đồng Thượng Phật. Dưới chót có một bàn Kinh (rời) ngoài lư hương ra, hai bên có chuông mõ, chính giữa một bộ Kinh cúng dường 13 quyển. Vách phía bên phải có một bàn thờ nhỏ thờ Tam Giáo. Bên trái có bàn nhỏ riêng thờ Cửu Phẩm Liên Hoa. Bên dưới bàn nhị đẳng có bàn nhỏ thờ Thập Phương.

Trong cùng bên phải thờ Nội ngoại thân thuộc bên vợ. Ngoài cửa (chính giữa thờ Tiền hiền. Hai bên thờ Tả, Hữu mạng Thần). Trước sân có bàn Thông Thiên chia làm hai tầng. Tầng trên thờ Chánh Đức Thiên La Thần. Tầng dưới thờ Thổ Trạch Long Thần.
Trên bàn Tiền hiền thường có một khay lễ, trong khay có nơi cấm đèn nhang và hoa, ba chung nước và một cái dĩa têm trầu cau. Nếu thờ đúng theo Nghi thức của Đạo, thì nhà người tín đồ cũng như một ngôi chùa, mỗi lần thắp nhang phải trên 10 cây.

c)-TRANG PHỤC:

Người tín đồ qui y nhập Đạo khỏi phải thí phát (cạo đầu) trái lại còn để tóc dài, bới lên, mỗi người tối thiểu phải có chiếc áo dài bằng vải màu đen (không nên dùng hàng lụa) để lễ bái ở chùa, hoặc đi cúng dường nơi nhà các thân bằng. Khi đến phải đi chơn đất, không được mang giày dép vào chùa.

d)-HÀNH ĐẠO:

Phần nhiều người cho rằng: Những người tu hành là những người khác hơn các giới ngoài đời, là người hiền đức, hoặc người tu hành là để gọi chung cho những người tuân theo giới luật của một giáo thuyết nào đó. Nhưng phân tích theo nghĩa đen: Tu là trau giồi bản thân cho riêng mình, hoặc theo một giáo điều mà mình phục tùng. Hành là hành đạo, hành theo nhơn đạo hoặc theo quy tắc căn bản của một giáo thuyết mình tôn thờ. Như thế người tu sĩ đã theo giáo thuyết Tứ Ân Hiếu Nghĩa thì phải tuân theo sự hành đạo.

Công phu Bái Sám: Người vào Đạo, trước tiên phải học thuộc mặt chữ (chữ Hán) quyển Linh Sơn Hội Thượng Kinh, vì quyển kinh nầy là nghi thức cúng dường sơ đẳng của Đạo, công phu đầu hôm, sớm mai hoặc các nghi thức cúng dường hay nhựt tụng, thường trích trong quyển Kinh nầy.
Niệm Phật (hay lần tràng hạt): Mỗi tín đồ thảy đều có một xâu chuỗi bằng hạt Bồ Đề hoặc hạt Kim Cang (108 hạt) gọi là niệm Pháp trường. Khi lần mỗi hạt là tâm niệm một lần Phật hiệu. Xong một bần là niệm đủ 108 lần Phật hiệu. Niệm bảy bận (mỗi bận một danh xưng Phật hiệu khác nhau) như vậy mới xong một “Thất” Pháp. Mỗi thời cúng, người tu sĩ tối thiểu phải niệm ba “Thất Pháp”. Mỗi Thất Pháp còn phải niệm theo ba quyển Kinh, tùy theo lễ cúng. Thiện nam, Tín nữ niệm kinh hiệu khác nhau.

Sử Thập Điều (tuân Mười điều):
1/-Tuân luật Thượng Sư (tuân theo luật Thầy dạy).
2/-Báo đáp Tiên linh (báo đáp công ơn ông bà đã khuất). 3/-Lễ Phụ Tử Cang (Lễ phép đạo nghĩa Cha con).
4/-Lễ Quân Thần Cang (Lễ phép đạo nghĩa Chúa Tôi).
5/-Lễ Thập phương Phật (Lễ bái Chư Phật mười phương). 6/-Lễ Báo ân Tam Bảo (Lễ trả ơn Phật, Pháp, Tăng).
7/-Nghĩa đáp Ân Sư (trả nghĩa ơn Thầy).
8/-Tín nghĩa Thân Bằng (giữ tín nghĩa với bà con làng xóm).
9/-Tác Phu Thê Cang (giữ tình nghĩa vợ chồng). 10/-Tạ Ân Hậu thổ (Trả ơn tấc đất ngọn rau).

đ)-CÚNG DƯỜNG:

Ngoài những công phu xử thế ra, người tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn phải thường xuyên cúng dường để báo đáp công ơn các bậc tiền nhơn. - Sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn. - Mỗi tín đồ hằng năm phải cúng dường nhiều lệ, để cầu siêu cho các bậc tiền nhơn được siêu sanh Tịnh Độ. Do đó, mỗi năm người tín đồ chẳng luận sang hèn, nghèo giàu, đều phải có những lễ cúng dường:

Lễ cúng Đoan Ngũ: Sau khi cúng mùng 5 tháng 5 xong, mỗi gia đình phải chọn một ngày để cúng Đoan Ngũ, thường thì hay chọn ngay ngày cúng giỗ cho ông bà. Trước nhứt, gia chủ phải sắm khay lễ đến trình tại chùa Tam Bửu, kế đến trình tại nhà ông Trò của gánh mình đã quy y. Sau rốt, đến trình với ông Cư Sĩ (người thường làm sớ điệp cho gia đình mình) nhờ ông nầy làm sớ điệp cúng.

Đến ngày cúng, ngoài việc mời thân bằng đến tụng niệm Cầu siêu, gia chủ phải đi làm lễ thỉnh điệp những nơi đã trình qua. Trong điệp ghi đủ Danh sách những vong nhơn bên Nội, Ngoại, Chồng và Vợ. Phẩm vật cúng gồm có: Hương Hoa Trà Quả và sáu bản giấy tiền cộng với vàng bạc, giấy Ngũ sắc, giấy trắng xếp lại từng phần, mỗi vong nhơn một phần. Về thực phẩm có chi cúng nấy, không bắt buộc. Nhưng đặc biệt phải có hai món: Bánh Đúc và Xôi Xeo. Khi cúng xong người cư sĩ có trách nhiệm lập thành một cuốn sách cho bá gia của mình, sách và điệp giống y nhau, rồi đốt đi, sách để lưu lại cho gia đình người cúng giữ.

Bộ Kinh cúng dường gồm 11 quyển, trong đó có 3 quyển Hiếu Nghĩa Kinh (Thượng, Trung, Hạ), người cư sĩ chỉ tụng một quyển Thượng cho Lễ Đoan Ngũ.

Lễ cúng Chánh Đán: Từ nội dung đến hình thức lễ cúng nầy cũng không khác Lễ cúng Đoan Ngũ, chỉ khác là người Cư sĩ tụng kinh Hiếu Nghĩa quyển Trung, và mùa tiết cúng Chánh Đán từ tháng Giêng đến cuối tháng Ba.

Lễ cúng Đối Kỵ: Đối Kỵ là ngày giỗ cho Ông Bà hay Cha Mẹ. Hình thức Lễ nầy cũng như những Lễ cúng đã nêu trên nhưng nội dung sự cúng kiếng thu hẹp hơn. Vì những Lễ cúng trên có nhiều vong linh, nên sự cúng kiếng có tánh cách là “Đám Giỗ Hội” nên phải mời nhiều thân bằng để được nhiều Pháp thí. Lễ Đối Kỵ chỉ có một Vong linh, nên hạn chế từ việc mời thân bằng đến phẩm vật cúng dường. Dĩ nhiên người Cư sĩ phải niệm Hiếu Nghĩa kinh quyển Hạ và cũng không quên “Bánh Đúc Xôi Xeo”.

Ngoài các Lễ cúng chính yếu đã nêu trên còn rất nhiều Lễ cúng Thượng, Trung, Hạ nguơn, ngày rằm, ngày vía, bốn mùa tám tiết, Quan, Hôn, Tang, Tế.v.v…


Mục lục

II-TỨ ÂN HIẾU NGHĨA và HỌC PHẬT TU NHƠN


Tứ Ân có nghĩa là 4 ơn: Ơn Tổ Tiên Cha Mẹ. Ơn đất nước (hay Quốc vương Thủy thổ. Ơn Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Ơn Đồng bào, Nhơn loại.

Hiếu Nghĩa: Có hiếu với Tổ Tiên cha mẹ, có nghĩa với đồng bào trong xã hội. “Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên” (Muôn ngàn kinh điển nghĩa thảo làm đầu). Xin trích một đoạn Kệ trong kinh Siêu Thăng:

Ngã kim qui chánh giác,
siêu ly địa ngục môn
Thượng báo tứ trọng ân,
hạ tế tam đồ khổ
Nhược nhơn kiến văn giả,
tất phát Bồ Đề tâm


Đoạn kinh trên có nghĩa là: Người xử tròn Tứ Ân Hiếu Nghĩa tức là đã đưa vong linh của tiền nhân trở về nẻo chánh, khỏi sa vào địa ngục. Vì trên đã đền đáp 4 ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ (Tam đồ khổ: 1. Đọa ngạ quỉ. 2. Túc sanh. 3. A tu la.). Ai nghe được kinh nầy thảy đều phát sanh tâm Bồ Đề.

Ngoài vấn đề công truyền bằng hình thức ra. Đức Bổn Sư rất chú trọng vào Tâm truyền. Ngài giáo hóa cho tín đồ bằng phương pháp “Học Phật Tu Nhơn”. Rèn luện cho người Cư sĩ tại gia tu tâm dưỡng tánh.

1.-TU NHƠN:

Người vào đạo Hiếu Nghĩa tức là muốn Học Phật, nhưng muốn Học Phật thì trước phải Tu Nhơn. Có câu “Nhơn đạo bất tu, Tiên đạo viễn hỷ” có nghĩa là: Muốn tu theo đạo Tiên trước phải trau giồi cái đạo làm người, đạo làm người tu không xong thì khó mong tu Tiên cho thành được.

Bởi thế, người quy y theo Tứ Ân Hiếu Nghiã, hằng ngày phải lưu tâm xử thế cho tròn 4 ơn đã nêu trên. Về phương diện Hiếu Nghĩa chẳng những đền ơn đáp nghĩa cho người sống mà còn phải báo đáp công ơn người đã khuất. Xin trích một đoạn Hiếu Nghĩa Kinh (quyển Hạ).

Thượng thị phụ khi sanh, 
Hạ thử mẫu huyết dưỡng
Thiên địa âm dương hội 
Phụ mẫu khí huyết hòa
Thị cố sanh ngã đẳng, 
Âm dương đồng thọ hưởng
Thiên địa nhơn đồng đạo,
Phụ mẫu nghĩa tối cao.


Đoạn kệ trên đây có nghĩa là: Thân hình ta do sự phối hợp âm dương của cha mẹ mà sanh ra. Do đó, công ơn cha mẹ lớn rộng như Trời Đất, ta phải lo đền trả nghĩa cao dài ấy. Làm đúng như thế mới đúng là Tu Nhơn, xứng đáng đạo làm người. Xong đạo làm người mới nói đến chuyện Học Phật.

2.-HỌC PHẬT:

Về học Phật, người tín đồ đạo T.Â.H.N. khỏi phải “Ly gia cát ái” nghĩa là khỏi phải lìa gia đình, xa người thân thuộc đến chùa am, rời thế tục. Mà được ở lại gia đình hòa hợp với nếp sống ngoài xã hội, với tánh cách người “Cư sĩ tại gia”.

Trước hết, người Cư sĩ tại gia phải thành tâm thiện niệm Lục tự Di Đà. Ngoài giờ sinh kế ra, người Cư sĩ thường dùng đến xâu Pháp tay (xâu chuỗi 108 hạt) để tịnh tâm tưởng niệm Phật hiệu. Xin trích một đoạn Kệ trong kinh Bàn Đào:

Bồ Đề diệu pháp ly chũng
chũng Thủ khai ngân tỏa diệu trùng trùng
Chuyển chuyển luân luân La Hán
tướng Thiên tăng giáng phước tuyệt vô cùng.


Lược dịch :

Phép niệm Bồ Đề lìa các khổ
Tay lần tràng hạt dứt dây oan
Xoay trở về ngôi La Hán tướng
Ơn trên ban (?) phước diệt lòng trần.


Tương truyền rằng: Mỗi lần trong Đạo có việc hệ trọng, hoặc Đức Bổn Sư sắp truyền thọ một Bí pháp, sau khi Ngài đi thiếp (do đó mà người đời gọi Ngài một biệt hiệu riêng là Ông năm Thiếp) tỉnh lại, Ngài mới truyền thọ cho tín đồ. Bởi đó, trong Hiếu Nghiã kinh có đoạn Kệ như sau:

Hướng thượng Đinh Mão tuế,
ngũ ngoạt nhựt ngọ diên
Chuyển ngã thân khử tục,
thất nhựt dạ đê mê

Tịch nhiên hồi hoàn tỉnh,
giải thoát tẫy trần tâm
Giáo nhơn tùng thiện đạo,
khẩu thuyết phổ lưu truyền


Lược dịch:

Trở lại năm Đinh Mão,
đúng ngày ngọ tháng năm
Ta trở mình lìa tục,
hôn mê bảy ngày đêm

Bỗng nhiên hồi tỉnh dậy,
giải thoát sạch lòng trần
Dạy người theo đạo thiện,
giáo truyền khắp muôn dân.


Ngài dạy cho người tín đồ Tu Nhơn để dọn mình cho việc Học Phật rất tinh vi, công quả chuyên trì niệm Phật phối hợp với cơ duyên hành lễ cúng dường. Sự truyền giáo của Ngài cũng tùy theo căn cơ của từng lớp người mà hóa độ. Những vị Cao đồ, Cư sĩ có học lực khá có kiến thức sâu rộng về đạo pháp, thì tụng niệm và nghiên cứu những quyển kinh có ý nghĩa cao xa, như: Kinh Thiên Đồ, Âm Chất, Siêu Thăng, Phổ Độ Bàn Đào v.v…Phần đông những tín đồ có thừa đạo quả mà kém về học vấn, cứ thành tâm tụng niệm mỗi một quyển kinh Linh Sơn Hội Thượng mà tu hành, cũng đủ chứng đắc đạo quả.

Một trong những quyển Kinh chú cúng dường có bản Huờn Sanh Kinh bằng chữ Nôm, hay nói cách khác, bản kinh nầy bằng Việt ngữ (truyền rằng Kinh nầy có từ lúc Đức Bổn Sư mới mở Đạo). Xin trích một đoạn Huờn Sanh Kinh:

Huờn sanh trần thế,
Lập kế thánh vương
Thân thể nhiễu nhương,
người đương thay đổi
Phép Trời làm nổi,
thân thể nghiêm trang
Hỡi kíp lo toan,
thay đời lập trị
Phật Trời hiệp nghị,
mới có Hội nầy…


Tóm lại, dầu người tín đồ có trình độ khá, hoặc kém học vấn, Ngài vẫn luôn luôn xem bình đẳng như nhau, mà giá trị cao thấp của mỗi người là so vào công quả rèn tâm sửa tánh, và có thực hành đúng theo Tôn chỉ của Tứ Ân Hiếu Nghĩa hay không? Xin trích một đoạn Kệ sau đây, khi Ngài chứng quả pháp niệm Bồ Đề cho một vị tín đồ:

Nguyên văn bài Kệ:

Thất minh thất ám lưõng hề nghi
Phương thốn thường tồn bất khả thi
Mạc vị thiên cao thánh thần viễn
Yếu tu tiên quí tự gia tri
Bồ đề niệm niệm vĩng vô khổ!
Đắc pháp thành thân phước phóng thì.
Giải thoát mê trần cam lồ sái,
Ma ha bát nhã mật tâm trì.


(Tám câu Kệ nầy sau được tín đồ đạo Hiếu Nghĩa tạc vào cột gạch trước chùa Tam Bửu Tự).

Lược dịch:

Gắng công trì niệm Bồ Đề,
Hầu gieo quả phúc, tìm về Tây phương.
Nhành dương liễu, rưới tình thương,
Gội ơn giải thoát mọi đường khổ đau.

Phép niệm Bồ Đề là phương cách chung cho người tín đồ, cũng là điều căn bản tu học cho người Cư sĩ tại gia. Trong giảng Ngũ Giáo, Ngài chân thành khuyến niệm như sau:

Khá khuyên lớn bé trẻ già,
Ân cần kinh chuỗi Di Đà hôm mai.
Gắng công niệm Phật đừng sai,
Cầu cho phụ mẫu Như Lai dựa kề…


Phương pháp truyền đạo của Đức Bổn Sư rất giản dị, không mấy khác hơn các vị Tổ của Thiền tông. Ngài khai tâm cho tín đồ cũng bằng cách “Dĩ tâm truyền tâm”, trì niệm Lục tự Di Đà làm căn bản. Khi truyền giáo cũng dùng lối thuyết pháp như Đức Thích Ca Mâu Ni, chớ không hề chép ra thành kinh điển. Nhưng trong số tín đồ của Ngài có nhiều vị quán thông Phật pháp, am hiểu Văn học, mới ghi những giáo thuyết của Ngài ra thành sấm kệ, mô phỏng theo đường lối giáo hóa của Ngài viết ra thành kinh điển. Khi viết xong quyển kinh, hoặc sấm giảng mới dâng lên Ngài duyệt xét lại. Ngoài những vị cao đồ nầy ra, còn có những vị đạo hữu của Ngài, không biết từ đâu tới giúp cho Ngài về phần kinh điển rất nhiều.

Tương truyền rằng: Có một vị đạo hữu thường đến với Ngài biệt hiệu của ông nầy là Tam Giáo Hỏa Lầu, nhũ danh là Nguyễn Hội Chơn. Ông nầy tánh khí rất cương trực và nóng nảy, nhưng về Phật học ông hiểu rất cao siêu, về Văn học ông rất làu thông uyên bác. Do đó, đại đa số kinh của Hệ phái T. Â. H. N, Đức Bổn Sư đều giao cho ông sáng tác rồi trình cho Ngài xem và chỉnh đốn lại.

3.- DO ĐÂU CÓ DANH XƯNG “TỨ ÂN HIẾU NGHĨA” ?

Theo giáo thuyết căn bản của Ngài có những câu:

…Bây giờ hết nổi nói năng
Ở sao cho đặng lòng bằng như xưa.
Xưng Thầy, xưng Đạo thì chừa
Hôm mai gìn giữ muối dưa cho thường…


Lúc còn tại thế, Đức Bổn Sư thường khuyên răn tín đồ nên giữ đức tính khiêm tốn. Không nên tự cao tự đại trong việc tu thân, xử thế phải thận trọng ngôn ngữ lúc xã giao, khuyến thiện. Mặc dầu Ngài được người đời kính nể, xem Ngài như là vị Hoạt Phật đương thời, nhưng Ngài rất khiêm nhượng không hề xưng Thầy xưng Đạo với ai, nên tín đồ thảy đều noi theo ý thức đó.

Đối với tín đồ, Ngài cũng rất giữ lễ độ, từ tốn. Trọng người tuổi tác vào hàng chú bác, những người tuổi trẻ Ngài vẫn gọi là anh chị như ngoài thế tục. Tín đồ Ngài gọi là bá gia. Không bao giờ Ngài tỏ ra là một “Bậc Sư” hoặc một vị “Giáo Chủ”. Do đó, có lắm người đến quy y và bạch với Ngài xin cho biết danh xưng của mối đạo gọi là gì? Ngài chỉ đáp vắn tắt gọi là “Đạo thờ Ông Bà”. Từ đó đồng bào khi nhắc đến nền đạo của Ngài thảy đều gọi chung là Đạo thờ Ông bà. Nhưng do nguyên nhân nào lại có danh xưng là đạo TỨ ÂN HIẾU NGHĨA?

Tuy bề ngoài gọi là Đạo Thờ Ông Bà, nhưng trọng tâm hành đạo vẫn nhắm thẳng vào sự “Học Phật Tu Nhơn” và báo đáp “Tứ Ân Hiếu Nghĩa”. Xin trích một đoạn trong giảng Ngũ Giáo:

Ông bà khỏi chốn lao tù
Cũng nhờ con cháu gắng tu Bồ Đề.
Tứ ân cúng kiếng bốn bề,
Sớ tiêu có chữ đệ về phân minh.


Tình trạng đó kéo dài cho đến sau ngày Đức Bổn Su viên tịch. Nhà cầm quyền Pháp đến điều tra và hạch hỏi, bắt buộc người tu theo Đạo thờ Ông bà phải chánh thức khai lý lịch, mục đích của Đạo ra sao? và danh xưng chánh thức của Đạo là gì? để chúng tiện việc lập hồ sơ theo dõi báo cáo hành động của những người theo đạo. Do đó, các vị truyền nhân buộc lòng phải khai danh xưng là TỨ ÂN HIẾU NGHĨA. Và người tu tại gia lấy sự HỌC PHẬT TU NHƠN làm phương châm hành đạo.

III.- SỰ LIÊN HỆ CÁC HỆ PHÁI PHẬT GIÁO BỬU SƠN KỲ HƯƠNG


Người tu theo Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương hoặc tôn kính 4 chữ BSKH thảy đều nhìn nhận rằng: Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa và hệ phái Đức Phật Trùm ở núi Tà Lôn (Tri Tôn) từ một gốc nơi Phật Giáo BSKH của Đức Phật Thầy Tây An mà ra.

Các tu sĩ đó viện cớ rằng: Sự liên hệ của BSKH cũng giống như các phái Thiền Tông của Tàu (như Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Pháp nhãn…) cũng từ giáo hệ ThiềnTông của Sơ Tổ Bồ đề Đạt Ma mà roi truyền hằng bao thế kỷ. Nhưng xét ra, sự roi truyền của hai giáo hệ (Thiền Tông của Trunh Hoa, BSKH của Việt Nam) có đôi phần khác nhau. Thiền Tông của Trung Hoa dầu có biến dạng thay hình nhiều lần, nhưng sự chân truyền Y bát vẫn liên tục. Dầu cho nội bộ có chia rẽ thành Nam Bắc phái, sự truyền giáo có cải cách thế nào chăng nữa, người tín đồ Thiền phái vẫn tôn thờ Đức Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ. Và “Đồ nòi” của Thiền Tông được kế tục truyền bá không hề gián đoạn.

Về Phật giáo BSKH, chưa ai được biết rõ sự liên hệ thực tế giữa Đức Bổn Sư và Đức Phật Thầy như thế nào? Hai vị Hoạt Phật nầy là một? Hay Đức Bổn Sư được truyền thọ Bí pháp? Hoặc Đức Bổn Sư là hóa thân của Phật Thầy? Tại sao đại đa số tu sĩ cho rằng cùng một gốc? Chúng tôi xin đưa ra đây một vài điểm Dị biệt và những điểm tương đồng:

1.-NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT:

Có những điểm khác biệt (nếu không nói là tương phản) về sự truyền bá giáo lý, nghi thức hành đạo giữa Đức Phật Thầy và Đức Bổn Sư, ví dụ:

-Đức Phật Thầy không chuộng Thinh, Âm, Sắc, Tướng.
-Đức Bổn Sư thì dạy tụng Kinh, cúng duờng (chuông mõ) thờ phượng hình ảnh (thờ tượng Quan Đế) dùng Sớ, điệp, thiêu giấy tiền vàng bạc, niệm pháp, lần chuỗi, phân biệt Cư sĩ, Ông Gánh, Ông Trò.v.v…
-Đức Phật Thầy chỉ trì niệm Di Đà, giản dị kinh chú, giản dị Nghi thức hành lễ v.v…
-Đức Bổn Sư lại dạy niệm nhiều Kinh chú, học Văn tự, lễ bái đa Thần, người tín đồ để tóc dài .v.v…

Bao nhiêu điểm khác biệt đó, cũng đủ làm cho những người mến đạo không khỏi thắc mắc nghi ngờ sự liên hệ giữa Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa cùng một gốc. Chúng tôi xin đưa ra những điểm mà phần đông người đồng đạo cho cho rằng trùng hợp, nên họ đặt trọn niềm tin là hai hệ phái cùng chung một gốc.

2.-NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ TRÙNG HỢP:

Dầu có những điểm khác biệt rõ ràng qua nghi thức hành đạo, nhưng trọng tâm tu học của TÂHN chẳng những không sai thuyết gốc BSKH mà còn có nhiều điểm bổ khuyết cho Phật giáo BSKH thêm phần phong phú:

- Phát phái thâu nhận tín đồ vào đạo bằng ấn son có 4 chữ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG in trên giấy vàng.
- Căn bản truyền đạo vẫn là HỌC PHẬT TU NHƠN và báo đáp TỨ ĐẠI TRỌNG ÂN.
- Chánh điện ngôi thờ chánh (Phi Lai Tự) vẫn thờ Trần điều.
- Thuyết giáo bằng thơ bài, lời lẽ bình dân giản dị nhứt là lối văn vần (thượng lục hạ bát) rất thích hợp với dân tộc tính, ai ai cũng có thể hiểu được.
- Thu phục những người chưa vào đạo bằng công quả xã hội: Trị bịnh cứu người rất linh diệu, và nói lên những sai lầm của đương sự.
- Thuyết phục những người ngang bướng, bất phục tùng lẽ phải, bằng cách tiên tri những việc đã qua và hậu quả mà họ đã gây ra, khiến họ phải phục tùng, quy y hướng thiện.
- Không hề vướng bận lợi danh, hoặc thu nhận sự đền ơn trả nghĩa bằng tiền bạc.
- Đức Phật Thầy đản sanh vào giờ Ngọ ngày rằm tháng10 năm Đinh Mão (1807), Đức Bổn Sư mê man 7 ngày đêm (đi thiếp) cũng vào giờ Ngọ ngày rằm năm Đinh Mão (1867) lúc tỉnh dậy thì Ngài tỏ ngộ, quy y dạy đạo cho tín đồ. Có điều khác nhau là cách một chu kỳ 60 năm.

Căn cứ vào những điểm tương đồng và trùng hợp, chúng ta có thể tin rằng: Hai vị hoạt Phật có sự liên hệ với nhau rất nhiều. Nhưng tại sao nghi thức hành đạo có nhiều điểm khác nhau? Các vị cao đồ trong hệ phái nầy có đưa ra một số dẫn chứng, để chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân:

3. -DO ĐÂU CÓ NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU?

Dựa theo tài liệu Phật sử, mỗi khi thay đổi danh xưng hoặc vị Chưởng giáo thì đưòng lối tu học, thuyết giáo cũng có ít nhiều sửa đổi. Ví như: Thiền phái Thảo Đưòng của đời Lý, có đôi phần khác hơn Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của đời Trần. Thiền phái của đời Lê có khác hơn Thiền phái đời Nguyễn v.v… Sự thay đổi có nhiều nguyên nhân, vì hoàn cảnh xã hội, phong tục cũng có. Vì canh tân cho phù hợp hợp với dân sinh cũng có, hoặc bị cường quyền bắt buộc cũng có. Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương cũng không thể thoát ra ngoài những công lệ đó.

Huống chi Đức Bổn Sư truyền bá giáo lý Tứ Ân Hiếu Nghĩa nhằm vào thời kỳ đen tối nhứt trong lịch sử Việt Nam, từ lúc phôi thai đến trưởng thành thảy đều thường xuyên ngậm đắng nuốt cay dưới gót giày của thực dân Pháp (1867-1890). Vấn đề tụng niệm mõ chuông cúng dường sớ điệp, chắc hẳn là thi hành đúng theo chỉ dụ của Nguyễn triều. Ví như Đức Phật Thầy Tây An, Ngài giản dị hóa Phật giáo BSKH không gõ mõ tụng kinh, chỉ chuyên trì niệm Phật để cho phần đông tín đồ nông thôn kém học dễ tu. Ngài không chuộng Thinh, Âm, Sắc, Tướng nhưng khi Ngài về chùa Tây An (núi Sam) lịnh triều đình bắt buộc phải thờ hình cốt gõ mõ tụng kinh, đúng rập khuôn của phái Thiền Tông Lâm Tế, Ngài vẫn phải tuân. Đức Bổn Sư vẫn giữ đúng như thế, cho tròn ơn Quốc Vương thủy thổ, và tạo ra một hình thức tu học giống Thiền phái. Vì bọn chúng tố cáo Ngài là “Gian đạo sĩ” nên bao giờ chúng cũng hạ lịnh theo dõi để bắt Ngài.

Tuy Ngài chủ trương tụng niệm chuông mõ rình rang, nhưng nội dung Kinh điển không bao giờ sai lạc với thuyết Học Phật Tu Nhơn, cũng như không quá lệ thuộc vào kinh điển của nhà Thiền. Vả lại, nội dung tu học Ngài đã bày bác gắt gao Thinh, Âm, Sắc, Tướng trái lại hình thức hành đạo lại sử dụng Thinh, Âm, Sắc, Tướng, dĩ nhiên trong ấy ắt có nhiều nguyên nhân. Xin trích một đoạn Kệ trong kinh Siêu Thăng:

Xuất thế vi nhơn tu huớng thiện
Phỏng cầu Đại đạo tảo tham thiền
Thinh Âm Sắc Tướng giai phi đạo
Thiết vật tin tà tập ngoại biên


Lược dịch:

Xuất thế tu thân chọn hướng lành
Tham thiền theo Đạo chẳng cầu danh
Thinh Âm Sắc Tướng đều tà thuyết
Hình thức bên ngoài dối chúng sanh.


Nội dung bài Kệ trên đây cũng đủ giải đáp sự mâu thuẫn từ nội dung đến hình thức. Sự mâu thuẫn đó, chắc chắn không ngoài hoàn cảnh xã hội có lắm khó khăn, trong thời kỳ Ngài truyền đạo.

Thứ đến là vấn đề thờ tượng Quan Thánh Đế Quân, có thể nhờ tượng ảnh nầy để giảm bớt hình thức cách mạng tôn giáo hầu tránh giặc nghi ngờ, cũng như để tỏ lòng trung cang bất khuất của Ngài, dầu phải ở dưới sự kiềm chế của giặc nhưng lòng dạ không bao giờ hàng giặc? Căn cứ theo Đào Viên Minh Thánh kinh diễn tả nỗi lòng trung cang của Quan Thánh, có những đoạn như sau:

Tinh trung xung nhựt nguyệt
Nghĩa khí quân càn khôn
Diện xích tâm vưu xích
Tu trường nghĩa cách trường


Lược dịch:

Lòng trung che lấp ánh Trời
Khí hùng xông suốt trận đời nể oai
Râu dài nghĩa khí cũng dài Mặt đỏ,
lòng đỏ mới trai anh hùng.


Kinh Đào Viên còn có đoạn diễn tả nỗi lòng trung cang bất khuất của Quan Thánh Đế Quân:

Hàng Hớn bất hàng Tào
Trung thần bất sự nhị
Phong Hớn Thọ Đình Hầu
Ấn vô Hớn trùng chú
Phong khố ấn quyền lương
Tước lộc từ bất thọ


Lược dịch:

Thờ Hớn ta chẳng thờ Tào
Tôi trung một chúa lẽ nào thờ hai
Tước phong Hớn Thọ Đình Hầu
Không khắc chữ "Hớn" ta đâu có màng
Treo ấn từ giã giàu sang
Hư danh trả lại, lên đàng tìm anh


Có lẽ Đức Bổn sư mượn tấm lòng trung cang bất khuất của Quan Đế để nói lên nỗi lòng ái quốc của Ngài, cũng như khuyên răn người tín đồ thấm nhuần vào óc tim những điều thương nhà mến nước? Hơn nữa vấn đề tu học và giáo hóa chúng sanh, còn phải tùy theo căn cơ của từng lớp người mà hướng dẫn.

Đức Thích Ca Mâu Ni xưa kia khi thuyết pháp những giáo lý Thượng thừa như: Kim Cang. Bát Nhã, Lăng Nghiêm, Lăng Dà Pháp Hoa…là để cho những vị cao đồ của Ngài nghiên cứu và học hỏi. Khi thì Ngài chỉ thuyết những giáo lý phổ thông như Bác Dương Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan là để cho Đại đa số tín đồ dễ học và hiểu v.v…

Vì thế, nên việc Đức Bổn Sư sáng tác và giáo hóa nhiều kinh điển cho nhiều lớp tín đồ, cũng không ngoài ý nghĩa đã nêu trên. Vả lại, tùy từng giai đoạn, theo thời cơ mà quyền biến. Ngài có dạy rằng:

Học thời phải xét cho minh
Phật, Nho cũng cứ thơ kinh mà quyền.


Thời gian Đức Bổn Sư truyền đạo cũng đồng thời với cuộc kháng chiến Cần Vương chống Pháp. Tại chiến khu Bảy Thưa, hàng ngũ của vị anh hùng Trần văn Thành (Đức Cố Quản) vừa tan rã, những liệt sĩ nầy kẻ thì biến dạng với hình thức nông dân, người thì vào thâm sơn cùng cốc mà ẩn lánh. Do đó mà Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa được thâu nhận tín đồ mới quy y nhập đạo rất đông, họ quyết núp dưới bóng từ bi để chờ cơ hội quật khởi chống Pháp.

Một bằng chứng khác, dầu ai có khó tánh cách mấy cũng không thể phủ nhận vấn đề tu Quốc Vương thủy thổ của Đức Bổn Sư. Trong những quyển kinh của người đạo nhựt tụng, thường vô đầu những câu “Hoàng Đồ củng cố đế đạo hà xương, Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển”. Có nghĩa là: Nguyện cho non sông bền vững, nước nhà được thạnh trị, bánh xe Phật pháp được chuyển xoay, tạo lại cuộc đời chói ngời sáng lạn cho mọi người cùng hưởng.v.v…Cũng như trong thời kỳ nầy, trật tự xã hội quá đảo điên, làng Tổng hoành hành hiếp đáp dân chúng, khiến cho Ngài phải tỏ ra buồn bực, thống trách:

Làm Tổng chẳng kể trẻ già
Người nào nhiều bạc vậy mà hỏi han
Cò…(?) mấy chú làm Làng
Dân là báu nước, chẳng màng tới dân.

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget