BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
2019

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ - TẬP 1 - PHẦN 1

Nội Dung


THAY LỜI TỰA
( Tái Bản tại Hoa Kỳ Lần 1, Năm 2010 )
Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ là bộ pháp bảo, hàm chứa giáo thuyết căn bản, giúp người tín đồ PGHH hiểu biết tông chỉ và phương thức hành đạo.
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khẳng định Ngài không lập một tôn giáo mới lạ. Ngài chỉ là vị thánh tăng vưng lịnh Đức Thế Tôn hạ giới xuống trần hưng truyền chánh pháp. Cho nên Ngài đã “nối theo chí Thích Ca ngày trước” và “rút trong các Luật các Kinh” để thành lập một giáo thuyết khế cơ, giản dị, dễ học, dễ tu cho căn cơ thấp kém của phần lớn chúng sanh trong thời Mạt pháp.
Tuy nhiên, dù cố giản dị đến đâu, một bộ Sấm Kinh chỉ vỏn vẹn khoảng 500 trang mà tóm lược cả “rừng kinh kệ” của chư Phật Thánh thì nội dung tất phải hàm súc cô đọng. Hơn nữa, về hình thức, lời lẽ có bình dị cũng không tránh khỏi việc cần sử dụng điển tích, điển văn, Hán ngữ, dụng ngữ Phật pháp, phương ngữ, …để diễn đạt tư tưởng. Đó là các lý do khiến người tu học đôi khi không dễ hiểu nếu thiếu phương tiện sưu tầm tra cứu.
Cố soạn giả Thiện Tâm là một tín đồ PGHH, một tu sĩ cả đời xả thân tu học, một giảng viên trong Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự và Ban Phổ Thông Giáo Lý Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo trước năm 1975. Ông nhận thức sự cần thiết của một bộ Chú Giải Sấm Giảng Thi Văn để giúp chư tín hữu khắc phục các trở ngại nói trên nên đã tự nguyện đứng ra làm công tác khó khăn nầy.
Văn-Tư-Tu là phương châm của người tu học Phật pháp: đọc nghe, suy nghiệm rõ ràng rồi hạ công tu tập thì mới thành tựu được Đạo Giải Thoát.
Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nhắc nhở: “Coi rồi phải nhận cho rõ lý.”
Và: “Nghe cạn lời chớ có mờ hồ,
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.”

Cố Soạn Giả tự nhận việc làm để thể hiện mục tiêu trên không thể hoàn hảo ngay từ bước đầu. Công tác sưu khảo biên sọan nầy cần có nhiều người góp sức, cần có sự tiếp tục và tiếp tục chỉnh đốn bổ sung mãi mãi,…
Tái bản và phát không bộ sách nầy, chúng tôi muốn nối vòng tay thể hiện hoài bão của cố Soạn Giả hầu giúp lợi ích trên đường tu học cho chư đồng đạo và tín hữu Phật giáo gần xa trong tinh thần khiêm tốn đó.
Chúng tôi chân thành cảm tạ quý bạn đạo, hữu danh cũng như ẩn danh, đã và sẽ yểm trợ tích cực về tịnh tài cũng như công sức để thực hiện hoàn thành Phật sự nầy.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ - TẬP 1 - PHẦN 2


Nội Dung


BÀI 7. - LUẬN VIỆC TU HÀNH (SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ 2004, tr. 246-247 )

XUẤT XỨ: Khoảng đầu mùa Thu năm Kỷ Mão (1939), Đức Giáo Chủ có sáng tác bốn bài thi Đường luật. Ngài không ghi ngày giờ và tựa bài, chỉ biết Ngài viết sau bài “Thiên Lý Ca” và trước bài “Tam Hùng Trổ Mặt”. Sau nầy, Ban Sưu Tập căn cứ vào ý nghĩa của bài mà tạm đặt cho tựa là “Luận Việc Tu Hành”.
VĂN THỂ: Bốn bài thi nầy thuộc thể thất ngôn bát cú, loại văn nghị luận và thuyết giáo. Khởi đầu bằng câu:“Tu hành dương thế cậy đồng tiền” và chấm dứt bởi câu:“Muôn kiếp danh hiền sách vẫn biên”.
NỘI DUNG: Hiện tình trong thế gian, người thiệt tu thì ít, kẻ giả đạo lại nhiều. Xưa nay có số người tu hành vì ham tiền bạc, danh vị mà làm cho nền đạo phải đảo điên xáo trộn.
Đức Giáo Chủ cho biết: Thuyền từ bi và bát nhã chỉ đưa rước người chơn tu chớ chẳng bao giờ chở kẻ giả tu được. Vì kẻ giả tu đã nhận sai chơn lý và luôn luôn gây tạo nghiệp ác.
Vì thế nên khiến các bậc chơn tu thêm buồn chán; nhưng vì lòng từ bi, quá thương xót nhân sanh nên các Ngài cũng cảm kích mà tìm phương cứu độ.
CHỦ ĐÍCH: Đức Giáo Chủ cảnh tỉnh những người tu giả dối và khuyên tất cả nên thật tâm noi gương Đức Thích Ca và chư Phật Thánh lo tu hành chân chánh, đúng theo chân lý của Đạo Phật để sau nầy được trở về với ngôi vị Phật Tiên.
CHÁNH VĂN (bài 1)
1. “Tu hành dương-thế cậy đồng tiền,
Phật-giáo vì tiền phải ngửa-nghiêng.
Bát-nhã chẳng đưa người tội ác,
Thuyền-từ nào rước lại Tây-Thiên.
Trần-gian đầy-dẫy người làm dối,
Đạo cả nào trông đến cảnh thiền.
Đoái thấy người đời lòng bắt chán,
8. Dương-trần lầm lạc đáng ưu-phiền”.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ - TẬP 1 - PHẦN 3 - HẾT


Nội Dung

Bài 13. DIỆU PHÁP QUANG MINH ( Khùng Điên Tự Cảm Tác) (SGTV TB 2004, tr. 337- 345 )

XUẤT XỨ :
Vào ngày mùng 10 tháng 4 năm Canh Thìn (1940), cùng một lúc với bài “Tạm Ngưng Lý Lẽ”, Đức Giáo Chủ PGHH sáng tác bài Diệu Pháp Quang Minh.
Bài giảng nầy chính tay Ngài cảm hứng mà viết và đề tựa. Đức Giáo Chủ dùng bút hiệu rất khiêm nhượng, thay vì phải xưng danh như thế nầy thế nọ, đằng nầy Ngài lại dùng bút hiệu là của ông Khùng và ông Điên cảm hứng viết ra. Thực ra Ngài đã dùng trí huệ và giáo pháp cao siêu mầu diệu để giác tỉnh người đời; do đó, bài giảng được mang ý nghĩa: Ánh sáng của Trí tuệ (tức Diệu Pháp Quang Minh).
VĂN THỂ :
Đây là một bài vận văn (văn vần), thể thất ngôn trường thiên, loại khuyến tu và thuyết giáo, dài 244 câu. Khởi đầu bằng câu: “Gươm trí huệ từ bi chớp nhoáng” và chấm dứt bởi câu: “Thôi giã thế ước mong đời thạnh”.
CHỦ ĐÍCH :
Đức Thầy cho biết Ngài có sứ mạng vâng lịnh Đức Thế Tôn (Phật Thích Ca) khai Đạo cứu đời bằng đường hướng “Học Phật Tu Nhân” cho thích hợp với căn cơ và tập quán của chúng sanh thời hiện đại. Pháp môn nầy rất dễ tu, dễ chứng đắc.
NỘI DUNG :
Ngài hướng dẫn theo phương cách tu không quá chú trọng ở hình tướng mà chỉ mang sắc thái người cư sĩ tại gia: vừa tu Nhân, vừa học Phật và tu Phật:
-Về Tu Nhân là vẹn gìn trung hiếu tiết nghĩa, đền đáp “tứ đại trọng ân” để hoàn thành phận sự trong Đạo làm người.
-Về Học Phật - Tu Phật là trì hành đúng theo chánh pháp vô vi của Đức Phật Thích Ca khi xưa đã truyền dạy:
“Nội quang cảnh tâm vô kỳ vật.
Đường đạo đức bước đi từ nấc,
Ngoại quang hình bất chấp kỳ hình”.
Để ra khỏi sanh tử đến cõi vô sanh bất diệt:
“Tầm vô vi kiếm cảnh Niết Bàn”.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ TẬP 2 - PHẦN 1 - SOẠN GIẢ THIỆN TÂM

Nội Dung


THAY LỜI TỰA
(Tái Bản tại Hoa Kỳ Lần 1, Năm 2010)
Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ là bộ pháp bảo, hàm chứa giáo thuyết căn bản, giúp người tín đồ PGHH hiểu biết tông chỉ và phương thức hành đạo.
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khẳng định Ngài không lập một tôn giáo mới lạ. Ngài chỉ là vị thánh tăng vưng lịnh Đức Thế Tôn hạ giới xuống trần hưng truyền chánh pháp. Cho nên Ngài đã “nối theo chí Thích Ca ngày trước” và “rút trong các Luật các Kinh” để thành lập một giáo thuyết khế cơ, giản dị, dễ học, dễ tu cho căn cơ thấp kém của phần lớn chúng sanh trong thời Mạt pháp.
Tuy nhiên, dù cố giản dị đến đâu, một bộ Sấm Kinh chỉ vỏn vẹn khoảng 500 trang mà tóm lược cả “rừng kinh kệ” của chư Phật Thánh thì nội dung tất phải hàm súc cô đọng. Hơn nữa, về hình thức, lời lẽ có bình dị cũng không tránh khỏi việc cần sử dụng điển tích, điển văn, Hán ngữ, dụng ngữ Phật pháp, phương ngữ, …để diễn đạt tư tưởng. Đó là các lý do khiến người tu học đôi khi không dễ hiểu nếu thiếu phương tiện sưu tầm tra cứu.
Cố soạn giả Thiện Tâm là một tín đồ PGHH, một tu sĩ cả đời xả thân tu học, một giảng viên trong Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự và Ban Phổ Thông Giáo Lý Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo trước năm 1975. Ông nhận thức sự cần thiết của một bộ Chú Giải Sấm Giảng Thi Văn để giúp chư tín hữu khắc phục các trở ngại nói trên nên đã tự nguyện đứng ra làm công tác khó khăn nầy.
Văn-Tư-Tu là phương châm của người tu học Phật pháp: đọc nghe, suy nghiệm rõ ràng rồi hạ công tu tập thì mới thành tựu được Đạo Giải Thoát.
Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nhắc nhở: “Coi rồi phải nhận cho rõ lý.”
Và:“Nghe cạn lời chớ có mờ hồ,
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.”
Cố Soạn Giả tự nhận việc làm để thể hiện mục tiêu trên không thể hoàn hảo ngay từ bước đầu. Công tác sưu khảo biên sọan nầy cần có nhiều người góp sức, cần có sự tiếp tục và tiếp tục chỉnh đốn bổ sung mãi mãi,…
Tái bản và phát không bộ sách nầy, chúng tôi muốn nối vòng tay thể hiện hoài bão của cố Soạn Giả hầu giúp lợi ích trên đường tu học cho chư đồng đạo và tín hữu Phật giáo gần xa trong tinh thần khiêm tốn đó.
Chúng tôi chân thành cảm tạ quý bạn đạo, hữu danh cũng như ẩn danh, đã và sẽ yểm trợ tích cực về tịnh tài cũng như công sức để thực hiện hoàn thành Phật sự nầy.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ TẬP 2 - PHẦN 2 - HẾT - SOẠN GIẢ THIỆN TÂM
Nội Dung


Bài 10.- TẠM NGƯNG LÝ THUYẾT (SGTVTB 2004, tr.336)

XUẤT XỨ:
Hôm ấy vào ngày 10 tháng 04 năm Canh Thìn. Lý do là sở mật thám Pháp ở Châu Đốc đến Tổ Đình (nhà Đức Ông) dòm ngó theo dõi Đức Huỳnh Giáo Chủ, nên Ngài tạm ngưng sáng tác và thuyết giảng giáo lý, chỉ viết có hai bài thi tứ cú (8 câu). Do đó bài được mang tựa đề là “TẠM NGƯNG LÝ THUYẾT”.
VĂN THỂ:
Đức Thầy sáng tác bài “TẠM NGƯNG LÝ THUYẾT” bằng thể thơ tứ cú Đường luật. Khởi đầu bằng câu: “Gặp buổi gian truân tiếng nhộn nhàng”, và chấm dứt bởi câu: “Tớ Thầy sẽ gặp việc hay ho”.
CHÁNH VĂN:
1.- “Gặp buổi gian-truân tiếng nhộn-nhàng,
Cảm-tình bổn-đạo sự riêng than.
Thầy an nghỉ xác trong đôi bữa,
4.- Đây cũng trải qua hết nhộn-nhàng”.
LƯỢC GIẢI: (Từ câu 1 đến câu 4)
Bài thi thứ nhứt Đức Thầy cho biết trên đường hoằng pháp lợi sanh của Ngài phải gặp nhiều cảnh gian nan sóng gió.
Tình cảnh đó khiến Thầy trò phải gặp cảnh gian truân khắc khổ. Lòng Đức Thầy rất cảm thông cho hoàn cảnh ấy và Ngài cũng nói rõ đây là dịp may để cho Thầy yên nghỉ xác thân trong thời gian ngắn. Rồi đây thời cơ cũng phải vượt qua hoàn cảnh khó khăn đó.
CHÚ THÍCH:
TRUÂN CHUYÊN: Rộn ràng, rắc rối, nhiều công việc rắc rối.
“Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén”. (Khuyến Thiện, Q.V)
CẢM TÌNH: Cũng gọi là tình cảm. Có nghĩa cảm xúc, động lòng. Mọi công việc đối xử với nhau do ngoại cảnh kích thích mà sanh ra tình cảm bên trong. Đức Thầy viết:
“Kỷ Mão hạ san mượn xác trần,
Cảm tình đồng loại Lão khuyên dân”.
NGHỈ XÁC: Cho thể xác nghỉ ngơi, bớt lao động để lấy lại sức khỏe.

CHÂN DUNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ NGÀY ĐẠI LỄ 18-5 PHẬT GIÁO HOÀ HẢO
DINH CỘ ĐÈN ĐẠI-LỄ-18-5-PHẬT-GIÁO-HOÀ-HẢO
HÌNH ẢNH ĐỨC THẦY ĐẠI LỄ 18-5 PHẬT GIÁO HOÀ HẢO


TRÍCH TRONG SẤM GIẢNG THI VĂN GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO PHẦN NHỮNG NGÀY ĐẠI LỄ VÀ NGÀY KỶ NIỆM

25 - 11 - KỶ-MÙI (1919) - ĐẠI LỄ ĐẢN SANH ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO. 
18 - 05 - KỶ-MÃO (1939) - ĐẠI LỄ 18-15 NGÀY ĐỨC THẦY KHAI ĐẠO PHẬT GIÁO HOÀ HẢO.
25 - 02 - NHUẦN ĐINH-HỢI (1947) - ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ VẮNG MẶT.

SÁCH VƯƠNG KIM ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PGHH

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Giai Đoạn Ra Đời Mở Đạo - Chương 1
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO




THIÊN THỨ NHỨT GIAI ĐOẠN RA ĐỜI MỞ ĐẠO

Chương I: Bối-cảnh xã-hội

Lịch sử thường chứng nhận, trong những hoàn cảnh xã hội băng hoại, nhơn tâm ly tán, thế đạo suy đồi, lòng người hung ác, mê muội bạo tàn . . . là lúc Thánh nhơn ra đời để dìu dắt nhơn dân, cải ác tùng lương, chấn chỉnh luân thường đạo nghĩa. 
Như Đức Phật Thích Ca ra đời vào lúc xã hội Ấn Độ phân chia giai cấp trầm trọng, các mối ngoại đạo thạnh khởi, mê hoặc lòng người, gây thành một trạng huống hỗn loạn, làm cho tâm trí con người đảo điên, đời sống mê mờ tăm tối. Ngài ra đời để đem đạo trí huệ soi sáng lòng người, đức từ bi phá tan giai cấp xã hội.
Ở Trung Quốc, Đức Khổng Tử ra đời cũng vào thời Xuân Thu chiến quốc, các nước thôn tính lẫn nhau, trật tự xã hội rối ren, đời sống nhân dân cùng khốn, luân lý suy đồi, cang thường đảo lộn. Ngài ra đời đem lại đạo nghĩa, chỉnh lại nhơn luân, xây dựng lại trật tự xã hội băng hoại, đào tạo nên hạng người quân tử làm mẫu mực trong đời.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ  - CHƯƠNG II ( THÂN THẾ)

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - GIAI ĐOẠN RA ĐỜI MỞ ĐẠO - CHƯƠNG II ( THÂN THẾ)
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÚC CÒN NHỎ

CHÂN DUNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÚC CÒN ĐI HỌC TẠI TÂN CHÂU

Chương II: Thân-thế của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

Sanh trưởng: – Đức Huỳnh Giáo Chủ, tên tộc là Huỳnh Phú Sổ, sanh tại làng Hòa Hảo một thôn nằm trên Bắc ngạn sông Vàm Nao, thuộc Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tính ra nhằm ngày 15 tháng giêng năm 1920.
Thân sanh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ, lúc bấy giờ làm Hương Cả làng Hòa Hảo. Thân mẫu của Ngài là Đức Bà Lê Thị Nhậm. Đức Ông có hai đời vợ, đời vợ trước sanh được hai gái, hiện nay người chị thứ hai còn sống góa chồng, còn người em thì đã chết. Khi bà lớn mất, Đức Ông tục huyền với bà Lê Thị Nhậm và sanh được ba người con:

Con đầu là Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Con thứ là Huỳnh Thị Kim Biên.
Con út là Huỳnh Thạnh Mậu.

Cô Huỳnh Thị Kim Biên, nay là Bà Lâm Đồng Thanh, còn cậu Huỳnh Thạnh Mậu thì đã bị V.M giết năm 1945, vì đã tham gia cuộc biểu tình chống độc tài Cộng Sản, do anh em tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức tại Cần Thơ ngày mồng 3 tháng 8 năm Ất Dậu, nhằm ngày 8-9-1945.

Chương III: ĐỨC THẦY ra tay tế-độ - ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - GIAI ĐOẠN RA ĐỜI MỞ ĐẠO - CHƯƠNG III ( Ra Tế Độ)
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - 1940 CHỤP Ỡ NHÀ ÔNG HƯƠNG BỘ THẠNH

CHÂN DUNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ ẢNH XƯA

Chương III: ĐỨC THẦY ra tay tế-độ

Gây đức tin:  Sở dĩ Ngài trổ tài “dùng huyền diệu của Tiên gia” chữa bịnh một cách thần diệu như thế là để chứng tỏ Ngài không phải là hạng phàm nhơn. Như mọi người đều biết; từ nhỏ đến lớn Ngài có học thuốc với ai đâu, thế mà nay bỗng dưng chữa bịnh, chữa đâu hết đó, nhứt là những bịnh đau tà hay điên cuồng thì càng làm cho người đời phải đặt ra câu hỏi: Đây có lẽ là một vị Tiên, Phật, Thánh, Thần chi chi mượn xác phàm để ra đời cứu thế chăng?
Từ chỗ nghi ngờ phát sanh lòng tin tưởng (Nghi sanh tín). Đức tin đó càng ngày càng tăng trưởng là do hành động hay phương pháp chữa trị của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
a) Chữa căn chớ không chữa quả, nghĩa là bịnh nào đau căn thì Ngài nhận chữa, còn bịnh nào đau về quả thì Ngài từ chối. Như có lần (ở Nhơn Nghĩa) có một bịnh điên chở đến; Ngài cũng cho uống thuốc và làm cho con bịnh bớt điên, nhưng Ngài bảo thân nhân chở về nhà, rán cầu nguyện và làm phước may ra mới bớt. Điều này chứng tỏ Ngài soi rõ căn quả của con bịnh, bịnh nào thuộc về căn, bịnh nào thuộc về quả. Đó cũng là bằng chứng rằng Ngài là bực siêu phàm mới có năng khiếu ấy.
b) Trong lúc chữa trị, với những bịnh hung tợn, Ngài thường kêu gọi chư Thần, chư vị sai khiến, như bảo trói hay khảo tra thì liền sau đó con bịnh tự trói lấy, tự lấy roi đánh vào người rồi lăn lộn than khóc, van xin Ngài đừng cho khảo tra nữa để nó cung khai. Ngài sai khiến được chư thần như thế, hẳn Ngài là bực phi phàm, Phật Tiên Thần Thánh chi chi mới có uy lực sai thần tróc quỉ như vậy.
c) Có nhiều chứng bịnh. Ngài không chữa bằng phương pháp huyền diệu như cho uống lá cây hay các thứ bông mà lại bằng phương pháp thường của một vị lương y như bao nhiêu lương y trong làng, nghĩa là ra toa, rồi cầm toa ấy đến tiệm thuốc Bắc, hốt thuốc về sắc uống. Ngài có học thuốc Bắc hồi nào đâu, thế mà Ngài viết các tên thuốc rất đúng, đến các thầy thuốc Bắc cũng phải kinh ngạc. Điều này chứng tỏ Ngài không phải là hạng người thường nhơn.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ -CHƯƠNG IV - ĐĂNG SƠN

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - GIAI ĐOẠN RA ĐỜI MỞ ĐẠO - CHƯƠNG IV - ĐĂNG SƠN
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - THỜI KHÁNG PHÁP

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ VÀ CÁC VỊ TIỀN BỐI - ÔNG BIỆN ĐÀI - HUỲNH THẠNH MẬU V.V.V

Chương IV: Đăng sơn

Mặc dầu với phương pháp chữa bịnh một cách huyền diệu, cho thi bài, viết Sấm Giảng, đã tỏ ra “không học mà thông” và ám thông tâm lý tức đã có tha tâm thông, khiến cho dân chúng qui ngưỡng theo Đức Huỳnh Giáo Chủ một ngày một đông, thế mà Đức Ông vẫn không tin, Ngài tìm đủ cách khuyên Đức Ông tu hành, nhưng Ông Cả (lời Đức Thầy thường gọi) không chịu nghe chỉ lo cờ bạc rượu chè.
Có hôm Đức Bà lo cúng lạy, Đức Ông mới kêu ngạo: Khi Bà về Tây phương, cho tôi “có giang”. Đức Thầy đang nằm, vùng ngồi dậy nói: Nếu ông đi trước bà thì ông mới quá giang với ai. Ông nên biết: Ông tu Ông đắc, Bà tu Bà đắc.
Vẫn thấy Đức Thầy làm bịnh và bịnh nhơn thường ngất xiểu, Đức Ông lấy làm lo sợ, nên một hôm nói rằng: Nếu muốn làm bịnh phải lên non lên núi, lãnh sắc lịnh về làm, chớ làm lậu như thế nầy, có ngày thường mạng cả đám.
Nhơn câu nói đó, Đức Thầy mới gài Đức Ông: Như thế là tôi phải dắt phần xác đi núi.

tháng 4 10, 2019
TAM-CANG-NGU-THUONG-TAM-TUNG-TU-DUC-KHONG-TU


Nội Dung

ĐẠO LÀM NGƯỜI

DAO-LAM-NGUOI-LAO-TU
Tôn chỉ của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Phật Giáo Hòa Hảo gồm có đạo Nhân và đạo Phật. Đạo Nhân là nấc thang đầu, đạo Phật là nấc thang chót, nghĩa là chúng ta trước phải thực hành đạo nhân rồi lần đến đạo Phật. Đức Thầy dạy chúng ta trước nhứt phải đem đạo nhân ra mà xử-sự với mọi người.
 
Đây là bài đạo làm người:
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy đạo làm người”,
Hai câu nầy Đức Thầy dạy chúng ta cần phải học theo Khổng Tử và Mạnh Tử, tức là học cái đạo làm Người, phải biết khắc kỷ.
Khắc kỷ: Khắc có nghĩa là trị, Kỷ có nghĩa là mình, gồm nói là trị mình. Thời nay có những người không sửa trị mình, lại đi sửa trị người khác cho nên không khi nào kết quả. Và đó là hạng người không biết khắc kỷ.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - (Chương V SỨ MẠNG) - VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - GIAI ĐOẠN RA ĐỜI MỞ ĐẠO (Chương V SỨ MẠNG)
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - KHÁNG PHÁP -

CHÂN DUNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - ẢNH TRẮNG ĐEN

Chương V: Sứ Mạng Của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Nhận thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời trị bịnh một cách mầu nhiệm, thuyết pháp, cho bài thi cùng viết Sấm Giảng một cách phi phàm, người đời càng tọc mạch tìm hiểu xuất xứ của Ngài. Có người đường đột làm thơ hỏi Ngài là ai? Như trong phần thi họa, ông Huỳnh Hiệp Hòa ở Bình Thủy làm thơ hỏi Ngài có phải là Trạng Trình, Cử Đa, Đề Thám không thì Ngài đáp lại một cách khéo léo trong đó cho biết Ngài là ai, nhưng phải tinh ý lắm mới thấy được, vì bài thơ ấy làm bằng Hán văn.
Đến như ông Lương Văn Tốt ở Mỹ Hội Đông thì đường đột hơn, hỏi tách bạch bằng thơ Việt, danh hiệu của Ngài, như mấy vần sau đây:
Mộ đạo ơn trên chưa hiệu danh,
Xin ông phân cạn chúng nghe rành.

Thì Ngài đáp lại ngay:

Vưng lịnh Phật tôn chưa hiệu danh,
Ngặt vì pháp luật khó phân rành.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - CHƯƠNG VI (LƯU CƯ) - VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - GIAI ĐOẠN RA ĐỜI MỞ ĐẠO - CHƯƠNG VI (LƯU CƯ)

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - BÀ KÝ GIỎI - ÔNG LƯƠNG TRỌNG TƯỜNG VÀ CÁC VỊ TIỀN BỐI

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÚC Ỡ NHÀ KÝ GIỎI BẠC LIÊU

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Chương VI: Lưu cư

ĐỘNG CƠ. – Gần gót một năm ra cứu đời, dùng huyền diện của Tiên gia độ bịnh, ra thi thơ Sấm Giảng thức tỉnh người đời, nhứt là những người có căn tu hành theo Đức Phật Thầy Tây An, đã nhận chân Đức Huỳnh Giáo Chủ là một vị siêu phàm giáng trần có sứ mạng cứu dân độ thế, nên qui ngưỡng một ngày một đông, gây thành một phong trào khá lan rộng, khiến nhà cầm quyền để ý đến, bèn cho mật thám theo dò la, nhưng chưa vội can thiệp.
 
a) Động cơ thứ nhứt. – Có nhiều sự việc đáng làm cho chúng e ngại, lo ngại nhứt là số tín đồ mỗi lúc mỗi tăng một cách kinh khủng.
Và điểm đáng lo ngại khiến nhà cầm quyền Pháp đi đến quyết định an trí hay lưu cư Ngài là những điểm sau đây:
Trong Sấm Giảng có những câu bộc lộ huyền cơ làm cho chúng nghi là Ngài có mưu định Cần Vương hay chủ trương phục hồi đế nghiệp. 
Để đáp ứng sự đòi hỏi của tín đồ quá đông đảo, Sấm Giảng phải in thành sách, chớ không thể chép tay hay đánh máy như lúc ban sơ. Nhưng muốn in, nhà in đòi hỏi phải có giấy phép của sở kiểm duyệt. Như có lần anh em đem kiểm duyệt, nhà cầm quyền giữ lại một thời gian, vì có những câu chúng không chấp thuận. Nếu bằng lòng sửa chữa lại, chúng mới cho phép in. Những điểm chúng kiểm duyệt là những câu nói về Thánh Chúa.
Chẳng hạn như câu:

 Sách Bửu Sơn Kỳ Hương - Phật giáo Hoà Hảo
buu-son-ky-huong-vuong-kim-pghh


BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

***
Bửu Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên
Sơn Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền
Kỳ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc
Hương Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên


Tác Giả Vương Kim - Sách Bửu Sơn Kỳ Hương

Tác giả Vương Kim
Nhà xuất bản Long Hoa - Sài Gòn 1966

Nội Dung

CHƯƠNG THỨ NHẤT MỘT NỀN PHẬT GIÁO DÂN TỘC

MỘT NỀN PHẬT GIÁO DÂN TỘC

Nhìn vào nền Phật giáo khắp nơi, người ta không khỏi phàn nàn Đạo Phật có nhiều chi phái quá, nào là Tiểu-thừa, nào là Đại-thừa, nào là Mật-tông, nào là Hiển tông… mỗi phái mỗi chủ-trương khác nhau, mỗi nơi có mỗi sắc thái riêng biệt. Cũng đồng bắt nguồn từ Phật-giáo nguyên-thủy ở Ấn Độ thế mà Phật-giáo của Nam-tông khác hơn Phật-giáo của Bắc-tông và ngay trong hệ thống Đại-thừa, Phật-giáo Trung Hoa cũng không giống Phật giáo Nhật Bản. Phật giáo Đại Hàn khác hơn Phật-giáo Việt-Nam.

Người ta muốn sao Phật giáo phải được thống nhất cả hình thức lần tinh thần, xoá bỏ những đặc tính địa phương riêng biệt. Nhưng người ta quên rằng giáo-lý của Phật-giáo không phải là một thứ giáo điều cố định bất biến như giáo lý của các tôn giáo khác mà là một thứ giáo pháp luôn luôn phát triển theo thời gian, thích ứng với căn cơ và hoà hợp với thổ-nghi phong-tục của mỗi địa phương dân-tộc.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ -  (Chương VII Vận Động Độc Lập) VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Giai-Đoạn Hoạt-Động Tranh-Đấu (Chương VII Vận Động Độc Lập)
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ ĐI KHUYẾN NÔNG 1945

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Ỡ SÀI GÒN TRỤ SỞ ĐƯỜNG MICHE 1945



Chương VII: Vận-động độc-lập

Ngay khi Nhựt đảo chánh Pháp ngày 9-3-1045, chánh quyền Nhựt lên thay thế chánh quyền Pháp, các đảng phái quốc gia được tự do hoạt động. Đức Huỳnh Giáo Chủ, để ứng phó với tình thế mới, bèn đưa ra một tổ chức tranh đấu lấy tên là Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội.
ĐỘC LẬP VẬN ĐỘNG. – Đứng trước việc thay đổi đột ngột tình hình nước nhà, có hai việc khẩn cấp cần phải làm: một là ngăn chận mọi sự trả thù trong dân chúng; hai là phải tổ chức hàng ngũ đấu tranh.
1. Ngăn chận các cuộc trả thù. – Trong thời kỳ Pháp thuộc, bọn thực dân thi hành một chánh sách hết sức hà khắc đối với nhân dân, nhứt là những phần tử yêu nước. Phụ họa theo bọn tham tàn cướp nước, còn có một đám tay sai, đành cam tâm làm tôi tớ cho ngoại địch vì một chút lợi danh, đem thân làm những việc bỉ ổi, sâu dân mọt nước, giết hại đồng bào. Đó là những hạng cường hào ác bá trong hương thôn và đám chó săn chìm mồi ngoài thành thị.
Ỷ lại thế lực thực dân che chở, chúng đã gây nên bao nhiêu tội lỗi trong nhân dân, kết thành thù oán, nhỏ nhặt thì là thù oán cá nhân, lớn hơn thì là thù oán giữa tộc họ làng nước.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ (Chương VIII TỔ CHỨC HÀNG NGŨ) VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Giai-Đoạn Hoạt-Động Tranh-Đấu (Chương VIII TỔ CHỨC HÀNG NGŨ)
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THAM CHÁNH

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ CÙNG CÁC VỊ TIỀN BỐI



Chương VIII: Tổ-chức hàng-ngũ

Đức Thầy vẫn biết tham vọng của quân phiệt Nhựt muốn thực hiện cái ác mộng làm chủ Đông Á, như Ngài đã thấy thâm tâm của họ, khi chiếm Đông Dương hay Tân Gia Ba, thay vì tuyên bố cho các phần đất thuộc địa nầy được độc lập, giao trả quyền cai trị lại cho bổn xứ, họ lại thi hành chánh sách “dịch chủ tái nô”, nghĩa là họ thay thế địa vị của bọn thực dân cũ để xây dựng chế độ thực dân mới của họ.

Đức Thầy vẫn biết tham vọng ấy nên chi đã thổ lộ tâm tư trong hai câu đối:
Trương Tiên tá Hớn phi thần Hớn,
Quan Thánh cư Tào bất đê Tào. 
Ngài sở dĩ đi với Nhựt là để khỏi bị Pháp mưu hại mà thôi. Ngài sống với Nhựt cũng như Quan Công xưa kia sống với Tào Tháo trong lúc thất thủ để chờ cơ hội thoát ly.
Phương chi Ngài biết trước thời cơ, thế nào quân Nhựt vận số cũng không chịu nổi cuộc phản công của Đồng Minh hết năm Dậu (1945) nên chi trong một bữa ăn đãi quan Nhựt, nhằm ngày 30 tức ngày chay lạt, mà Ngài cho làm gà. Có người tín đồ nhắc Ngài thì Ngài nói: người Nhựt ăn không hết nửa con gà.
Như vậy Ngài đã biết trước Nhựt không tồn tại hết nửa năm Dậu (1945). Ngài đã thấu rõ máy huyền cơ nên chi Ngài âm thầm lo liệu để kịp kỳ ứng phó với thời thế.
BAN TRỊ SỰ PHẬT-GIÁO-HÒA-HẢO. – Từ ngày Đức Thầy ra đời cho đến khi bị đưa đi lưu cư, không có khoảng thời gian nào rỗi rảnh để cho Ngài sắp xếp nền Đạo thành một tổ chức có qui mô, hệ thống. Mãi cho đến khi được đưa về Sài Gòn, nương náu trong vòng bảo vệ của Hiến Binh Nhựt, nghĩa là từ ngày dời về căn nhà ở đường Lefèvre, Ngài mới được rãnh trí để lo sắp xếp nội bộ: Tổ chức các Ban Trị Sự.


phap-buu-dan-kinh-hue-nang-luc-to-minh-truc-thien-su-dich
phap-buu-dan-kinh-hue-nang-luc-to

LỤC TỔ HUỆ NĂNG - PHÁP BỬU ĐÀN KINH


PHÁP BỬU ĐÀN KINH - LỤC TỔ HUỆ NĂNG BẢN PDF
Mục lục

Pháp Bảo Đàn Kinh
Lục Tổ Huệ Năng nói

Môn Nhân Pháp Hải chép lại
Cổ Quân Tì Khưu Đức Dị soạn
Minh Trực Thiền Sư dịch
Thiện Quang Cư Sĩ tu bổ (Dựa theo bản dịch của Thiền sư Thích Từ
Quang)
(Chữ in nghiêng là lời chú giải của người dịch - hoặc người đánh máy)
Luợt Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư
duc-luc-to-hue-nang-to-thu-33

Tổ thứ 33 : TỔ SƯ HUỆ NĂNG
ĐỨC LỤC TỔ

Luợt Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư

Đại Sư tên là Huệ Năng, thân phụ của ngài họ Lư, húy danh Hạnh Thao, thân mẫu của ngài là Lý Thị.
Ngài sanh vào đời nhà Đường, niên hiệu Trinh Quán, năm thứ mười hai, nhằm năm Mậu Tuất, tháng hai, ngày mồng tám, giờ tí.
Lúc sanh ngài, có một đạo hào quang chiếu lên hư không, lại có mùi thơm xông khắp cả nhà.
Trời vừa rực sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến xin viếng, và gọi thân phụ ngài mà nói rằng: “Nhơn có đứa nhỏ sanh hồi đêm qua, nên chúng tôi đến đặt tên giùm. Nên đặt trên chữ Huệ, dưới chữ Năng.”
Thân phụ ngài hỏi: “Sao gọi là Huệ Năng? “
Một thầy tăng đáp: “ Huệ là đem pháp huệ mà thí cho chúng sanh. Năng nghĩa là làm được việc Phật.”
Nói rồi hai vị tăng liền đi ra, chẳng biết đi xứ nào.
Đại sư khi lọt lòng mẹ, không bú sữa, ban đêm có thần nhân rưới nước cam lồ cho ngài.

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - (Chương IX CHUẨN BỊ ĐẤU TRANH) - VƯƠNG KIM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ - Giai-Đoạn Hoạt-Động Tranh-Đấu (Chương IX CHUẨN BỊ ĐẤU TRANH)

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ CHỤP NĂM 1946 TẠI CHỢ LỚN

CHÂN DUNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ CUỐI NĂM 1945 THỜI KỲ KHÁNG PHÁP


Chương IX: Chuẩn bị Đấu tranh

Trong thời gian Đức Thầy đi khuyến nông tình hình quốc tế chuyển biến rất gấp, Sài Gòn liên tiếp bị oanh tạc; Đồng minh phản công thắng lợi khắp các mặt trận. Tin tức hàng ngày không ngớt loan báo Quân Mỹ hết chiếm đảo nầy đến chiếm đảo khác. Lực lượng của Nhật Hoàng mỗi ngày mỗi rút lui về căn cứ cuối cùng là quần đảo Phù Tang.
Sau cuộc khuyến nông. Đức Thầy trở về Sài Gòn vào khoảng cuối tháng 7 dương lịch. Cảnh tượng cho thấy quân Nhựt không còn sức kháng cự lâu dài, có thể đi đến đầu hàng như Đức Quốc Xã ở Châu Âu. Ngay trong ngày 26 tháng 7 năm 1945, các đài phát thanh Đồng Minh nhứt loạt phổ biến lời kêu gọi Nhựt đầu hàng vô điều kiện, theo quyết định của Tam cường tại Hội nghị Postdam vừa họp ngày 17-7-1945.
Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhìn thấy trước thời cuộc nên chi đã thổ lộ trong câu “Nhựt không ăn hết nửa con gà” cũng như Ngài tổ chức Hội Vận động Độc lập thì hẳn Ngài phải tiên liệu mọi việc để kịp đối phó với biến chuyển sắp xảy đến.
Do đó khi đi khuyến nông về, Ngài liền bắt tay vào việc tổ chức các cơ cấu có tánh cách võ trang quân sự.
ĐỘI BẢO AN. – Ngài đã thấy trước Nhựt sẽ đầu hàng. Trong tình trạng nầy hương thôn sẽ trải qua một giai đoạn hỗn độn, vô trật tự hay có thể nói vô chánh phủ. Trước kia, khi Nhựt đảo chánh Pháp, đã chuẩn bị sẵn một bộ máy cai trị để thay thế, nhờ vậy mà giữ được an ninh trật tự, bởi bộ máy hành chánh được duy trì và tiếp tục hoạt động.

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget