BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
tháng 10 2018

QUYỂN TIỀN GIẢNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN


Nội Dung


Tiền Giảng Đức Phật Thầy Tây An BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

NGUYỄN VĂN HẦU Phiên Âm, Viết Tựa NGUYỄN HỮU HIỆP Sưu Tầm, Chú Thích
 

TỰA SÁCH QUYỂN TIỀN GIẢNG

Từ lập quốc đến nay, trên đất Việt, tôi chưa thấy nói có một thiền sư nào được tôn xưng là Phật và vị ấy có ảnh hưởng thật rộng rãi trong dân chúng như là Đoàn Phật Sư. Ảnh hưởng về tôn giáo thì chẳng nói gì, vì Ngài là giáo-tổ của một tông phái. Những đặc biệt là đối với việc khai hoang. Ngài đóng góp rất nhiều, mà trên điạ hạt văn học, tác phẩm của Ngài cũng rải tràn lên tâm hồn dân chúng.
Ngài tên thật là Đoàn Minh Huyên, sanh giờ ngọ, ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807) tại làng Tòng Sơn, tổng An tịnh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh thanh (nay thuộc xã Mĩ An Hưng, tỉnh Sa Đéc). Đoàn Phật Sư là một đạo hiệu được ghi khắc trên biển thờ, trên các bài vị tại các chùa chiền hoặc trong các thư-tịch cho có vẻ văn hoa, chớ thật ra, Ngài được nhân dân tôn xưng là Phật Thầy, Ngài còn được ghép thêm hai tiếng Tây An mà thành ra Phật Thầy Tây An. Vậy gọi là Đoàn Phật Sư, hoặc Đức Phật Thầy Tâu An, đều là xưng gọi theo một danh từ mà dân chúng tôn xưng (thế tôn) chứ không do Ngài tự đặt ra như ta từng gọi theo tự, hiệu của các thi nhân văn sĩ khác.
Thuở nhỏ học hành làm sao, sinh hoạt thế nào, không biết. Lớn lên, rời quê quán đi tu. Chặng đời Ngài từ khi mới sanh cho đến năm 36 tuổi, không ai biết gì. Năm Giáp Thìn (1844), sau lúc trụ trì tại Long Quang Tự ở Gò Công không rõ là bao lâu Ngài vân du giảng chúng. Từ Mương Điều, Cầu Ngang, Cả Ván, Mõ Cày, Bến Tre và Trà Vinh, nơi nào cũng có mặt Ngài. Sau đó, đến Cần Chông, hiệp cùng Thầy Đồng (dạy nho và làm thuốc) và Nhiêu Nguyên (một người đỗ Nhiêu học tên Nguyên) là hai bạn học cũ để rồi cùng đến Ba Xuyên.

TRỌN BỘ QUYỂN HIỂN-ĐẠO CỦA NGÀI THANH SĨ PDF, MP3



DownLoad Hiển Đạo Phần 1 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 2 PDF DownLoad Hiển Đạo Phần 3 PDF

XEM QUYỂN 1 LỜI VÀNG TRONG MỘNG - THANH SĨ XEM QUYỂN 2 VẠN NIÊN HUYNH ĐỆ - THANH SĨ XEM QUYỂN 3 RẰM THÁNG MƯỜI - THANH SĨ XEM QUYỂN 4 ĐÂU LÀ PHÀM THÁNH - THANH SĨ XEM QUYỂN 5 TIẾNG NÓI TRONG HOA SEN - THANH SĨ XEM QUYỂN 6 HỠI QUÊ NHÀ - THANH SĨ XEM QUYỂN 7 ĐÃ CHẾT MÀ SỐNG - THANH SĨ XEM QUYỂN 8 TÔI KHÔNG QUÊN - THANH SĨ XEM QUYỂN 9 ÁNH SÁNG TỪ BI - THANH SĨ XEM QUYỂN 10 ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - THANH SĨ XEM QUYỂN 11 THẦN CƠ THẬT LUẬN - THANH SĨ XEM QUYỂN 12 CON THUYỀN ĐẠI ĐẠO - THANH SĨ XEM QUYỂN 13 ĐỜI MẠT PHÁP - THANH SĨ XEM QUYỂN 14 LÀ PHẬT TỬ - THANH SĨ XEM QUYỂN 15 TÌNH ĐẠO PHẬT - THANH SĨ XEM QUYỂN 16 ĐẾN LIÊN HOA - THANH SĨ XEM ĐOẢN KHÚC: TÔI CÒN ĐÂY MÀ - THANH SĨ
Nội Dung

GIỚI THIỆU QUYỂN HIỂN ĐẠO CỦA ÔNG THANH SĨ

THAY LỜI TỰA
***


Người tín đồ PGHH là người tin tưởng và hành trì theo giáo pháp Học Phật Tu Nhân của Đức Huỳnh Giáo Chủ, cũng là người hướng cuộc đời về Đức Phật với tâm niệm thoát khỏi sanh tử luân hồi khổ não.
Tin tưởng Phật pháp và hành trì theo giáo pháp được chọn lựa mà không hiểu rõ giáo pháp đó cũng như việc hành trì chỉ qua loa chiếu lệ thì không sao đạt đến mục tiêu mong muốn. Muốn hiểu rõ giáo pháp, người Phật tử thuần chánh chẳng những học hỏi nơi minh sư của mình mà còn cần học hỏi nơi các thiện tri thức, nơi những đồng đạo đi trước hoặc đồng hành đã ít nhiều đạt đến mục tiêu tỏ ngộ. Muốn tránh giải đãi trong việc hành trì, thậm chí thối chuyển trên đường tu học, người Phật tử cần liên tục lắng nghe lời nhắc nhở, khuyến tu chơn chánh bên tai.

33 TOA THUỐC GIA-TRUYỀN MÀ ĐỨC THẦY ĐÃ GIAO CHO ANH EM TÍN-ĐỒ Ở BẠC-LIÊU HỒI THÁNG 6 DL. 1945, TRONG LÚC NGÀI ĐI KHUYẾN NÔNG.
1. - CẢM MẠO (thuốc tán)
Xuyên hậu phát 1 lượng, Quản trần bì (sao) 1 lượng, Bạch bì 1 lượng, Xuyên khung (sao) 1 lượng, Sa nhân 1 lượng, Bạch khấu 1 lượng, Bạch trực (sao) 2 lượng. Thương trực (sao) 2 lượng, Cam thảo 1 lượng, Thảo quả 2 lượng, Hoát hương 2 lượng, Thạch cao 2 lượng. Chánh thần khúc 1 lượng.

GIẢNG GIÁC MÊ

Thừa nhàn gẫm sự giác mê,
Phàm trần thoát khỏi mọi bề mới ngoan.
Nợ tiền duyên Bồ đề giống trước,
Vẹn một mình mới trọn ba thân.
Máy thiền rộng thẩm vô phân,
Tri âm lãnh ngộ thấy gần chẳng xa,
Lướt phong ba mấy người chí cả.
Khỏi ái hà là họa tiền duyên.
Tai nghe mắt thấy nhìn tường,
Cách nhau một vách mà nên Thánh phàm.
Nhớ Bắc Nam dưỡng thân tứ đại,
Sao tu hành nào nại thỉ chung;
Sắc mài đã trọng thửa công,
Bửu Sơn đã tới tay không để về.
Dốc một lòng lên non đào giếng,
Kẻo lời phàm đem tiếng thị phi;

Mười Điều Khuyến Tu Của Đức Phật Thầy Tây An



MƯỜI ĐIỀU KHUYẾN TU

Điều thứ nhất Thầy khuyên nên nhớ,
Lòng trung kiên muôn thuở còn nêu.
Dầu ai nặng nhẹ trăm điều,
Quyết không bỏ lý cao siêu của Thầy.
Nhiều thử thách đang vây con đó,
Nếu ngã lòng công khó tiêu tan.
Việc chi còn ỡ trần gian,
Là điều huyễn hoặc chớ mang nơi lòng.


Chú-Giải Sấm-Giảng Thi-Văn Giáo-Lý Toàn Bộ (Giới Thiệu)
Sách Chú-Giải Sấm-Giảng Thi-Văn Giáo-Lý Toàn Bộ

Nội Dung
THAY LỜI TỰA
(Tái Bản tại Hoa Kỳ Lần 1, Năm 2010)
Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ là bộ pháp bảo, hàm chứa giáo thuyết căn bản, giúp người tín đồ PGHH hiểu biết tông chỉ và phương thức hành đạo.
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khẳng định Ngài không lập một tôn giáo mới lạ. Ngài chỉ là vị thánh tăng vưng lịnh Đức Thế Tôn hạ giới xuống trần hưng truyền chánh pháp. Cho nên Ngài đã “nối theo chí Thích Ca ngày trước” và “rút trong các Luật các Kinh” để thành lập một giáo thuyết khế cơ, giản dị, dễ học, dễ tu cho căn cơ thấp kém của phần lớn chúng sanh trong thời Mạt pháp.
Tuy nhiên, dù cố giản dị đến đâu, một bộ Sấm Kinh chỉ vỏn vẹn khoảng 500 trang mà tóm lược cả “rừng kinh kệ” của chư Phật Thánh thì nội dung tất phải hàm súc cô đọng. Hơn nữa, về hình thức, lời lẽ có bình dị cũng không tránh khỏi việc cần sử dụng điển tích, điển văn, Hán ngữ, dụng ngữ Phật pháp, phương ngữ, …để diễn đạt tư tưởng. Đó là các lý do khiến người tu học đôi khi không dễ hiểu nếu thiếu phương tiện sưu tầm tra cứu.



Chuyện Bên Thầy (Phần 1)

LỜI NÓI ĐẦU

Quyển CHUYỆN BÊN THẦY được xuất bản không nhằm tính cách thương mại, hoặc giới thiệu, hay quảng bá giáo thuyết của Tôn giáo.
Quyển Chuyện Bên Thầy do các bạn trẻ Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO sưu tập với hình thức:
* Được chép nguyên văn từ những băng cassettes do các vị Đồng Đạo Niên Lão quê hương Việt Nam biên soạn và phát hành trước, hoặc sau biến cố năm 1975.
* Được viết lại từ những băng cassettes theo sự tự thuật của các Niên Lão trước kia thường ở bên cạnh Đức HUỲNH GIÁO CHỦ. Phần nầy, Ban Sưu Tập xin phép viết lại lời văn cho dễ đọc; riêng nội dung cốt chuyện luôn được giữ nguyên. Có nhiều trường hợp nguồn xuất xứ, cũng như người kể không nêu tên, Ban Sưu Tập chỉ ghi lại nội dung chánh của câu chuyện.



Mẩu chuyện thứ 21

 RỦA CON

Ở Phú Thuận có hai vợ chồng người nọ đem một đứa con gái lối 18 tuổi đến nhờ Đức Thầy trị bịnh. Thầy dòm người con gái nói:
– Tại sao lại hại người ta thế?
Người con gái rất lanh trả lời:
– Cha mẹ của tôi gả vợ cho tôi lâu lắm rồi kia mà, chớ nào phải tôi dám làm ngang.
Đức Thầy nói với cha mẹ người con gái:
– Tại bà tất cả, lúc cháu này bảy tuổi, bà có rủa, đồ Hà Bá đéo, cho nên Thần Hà Bá dưới sông nghe vậy mới nhập vào con bà từ đó đến nay.
Sự việc làm cho bà này ngạc nhiên, vì con bà cũng bắt đầu xanh men mét từ đó đến giờ.
Đức Thầy khuyên bà từ nay trở về sau chẳng nên rủa con nữa, nên đem lời hiền lành mà giáo hóa chúng. Rồi Ngài quay sang đứa con gái nói:
– Thôi người ta đã ăn năn rồi, ngươi phải trở về chỗ cũ. Từ nay đừng làm chuyện xằng bậy.
Vừa nói, Ngài vừa ngậm nước phun vào mặt, tức thì cô bé té ra. Giây lâu tỉnh lại, và nói chuyện tỉnh táo như thường. Cha mẹ người này cám ơn rối rít. Đức Thầy khuyên:
– Ông bà nên ăn chay, niệm Phật, làm lành.
Thuật theo lời cô Tu sĩ Võ thị Đồng.


Mẩu chuyện thứ 41



CHÂN VÀ GIẢ

Tháng 10 năm 1939, tức sau ngày Đức Thầy mở đạo năm tháng. Sau khi đến viếng thăm Ngài và nghe Pháp, một số đồng đạo xúm nhau ngồi trước khách đường tại Tổ Đình để trao đổi ý kiến. Kẻ tán thán công đức nói pháp kỳ diệu của Đức Thầy, người bàn bạc thiên cơ biến chuyển trong thế chiến thứ hai. Có người than thở rằng:
– Bây giờ nhiều đảng nhiều đạo mọc lên, ai cũng cho mình hay, mình đúng, làm chúng sanh trong chỗ mịt mờ tối tăm, càng mờ mịt tối tăm hơn, không biết đâu là chơn lý mà nương tựa.



Mẩu chuyện thứ 61

Y THEO TÔN CHỈ

Đạo là vốn thiệt cái đàng.
Ta ra sức dọn cho toàn chúng sanh.
Đó là lời của Đức Thầy.
Vào ngày 6 tháng Giêng năm Canh Thìn 1940, Đức Thầy có dắt ông Ngô Thành Bá, tức là ông Biện Đài đi viếng núi Tà Lơn, một ngọn núi vừa cao vừa rộng nằm trên địa phận Cam Bốt, tỉnh Cần Giọt.



Sách Cặn Bã Ký Ức Của Cư Sĩ Như Sanh

Giới Thiệu Sơ Về Tác Giả Bác Hai Như Sanh

Niên lão Võ Văn Sanh, đạo hiệu Như Sanh, sanh năm Giáp Tý 1924
Chân Dung Bác Hai Võ Như Sanh

Bác Hai Như Sanh là tác giả của nhiều tác phẩm và thi văn Đạo lý, nhất là quyển "Cặn Bã Ký Ức", một cuốn Đạo luận rất nổi tiếng, đã được nhiệt liệt tán dương của các tầng lớp Tăng Ni, Đồng đạo, Đồng bào khắp nơi..
- Là Thủ Khoa của khóa Truyền Giáo "Hòa Hảo 1" thuộc Ban Phổ Thông Giáo Lý PGHH tại Tây An Cổ Tự (Long Kiến).
- Do tinh tấn tu hành, công hạnh sáng chói nên Bác Hai là bậc niên lão được đồng đạo rất kính yêu và quý trọng, giới Sinh viên, Học sinh rất hâm mộ.. ngoài ra các giới thiện hữu trí thức Việt Nam thường phong tặng “ Nơi Long-Xuyên có Bồ Tác tại thế” …

CẶN BÃ KÝ ỨC Phần 1

Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là "CẶN BÃ KÝ ỨC"
Ôi! Cặn bã rồi làm sao?
Cặn bã không thể xài được nữa! Thôi hãy dùng làm phân bón cho những khóm hoa mai hậu.



DÕI GÓT THEO THẦY

hay

Cuộc Thám Hiểm Trên NÚI TÀ-LƠN



Lời Tựa

Chỉ cái tiêu đề cũng đủ làm cho ai là người có tánh mạo hiểm và đôi chút đạo tâm phải ao ước mắt thấy tai nghe những chuyện huyền bí trên cảnh Tà Lơn hùng vĩ thiên nhiên ít người bước đến.
Huống chi đây là cuộc hành trình do ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ dẫn đạo thì tưởng lại còn chi hơn nữa?


TIẾNG DỘI SÔNG MÊ


Nhìn xem khắp cả Á Đông
Cả kêu con cháu Lạc Hồng hỡi ai!
Cùng nhau trong một bào thai
Giống giòng truyền nối ngày nay vẫn còn
Thấy người mê muội thong von
Hạ Ngươn sắp mở chẳng còn bao lâu
Càng suy càng nghĩ càng sầu
Sầu cho bá tánh không cầu qua sông
Ngay nay ở góc trời đông
Có người dạy bảo sao không quày đầu
Vinh hoa là miếng mồi câu
Câu con cá mập để sầu trần gian

ong-cu-da



GIẢNG LANG THIÊN – Phần 1



Lang Thiên một kiểng chép chơi
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng
Hiu hiu gió thổi trùng phùng
Phất phơ liễu yếu lạnh lùng lòng mai
Mùa xuân tới kiểng lầu đài
Tháng Giêng mùng chín thi tài hùng anh
Tứ vi mây phủ nhiễu đoanh
Bồng Lai một cảnh hữu danh tư bề
Kể từ Phú Quốc mới về
Long Thoàn lên ở dựa kề hai năm
Dạo chơi mấy điệu tri âm
Tỏ lời sau trước mấy năm phản hồi
Phận mình trong sạch đã rồi
Đào Tiên tạm thực về ngồi cõi xa


Mục Lục Giảng Tà Lơn

GIẢNG TÀ LƠN - Phần 1


Tà Lơn bàn thạch tựa kề
Thảo ra một bổn đem về phàm dân.
Kể từ ở chốn dương trần
Năm Mùi, tháng Sửu, ngày Dần ra đi
Tuổi vừa khôn lớn một khi
Cha mẹ cũng đã dĩ qui huỳnh tuyền
Lòng ta luống những ưu phiền
Một mình trực tiết không phiền gió trăng
Trong mình cũng biết võ văn
Trải chơi thế cuộc tiếng văn giang hà
Ngùi ngùi nhớ chốn rừng già
Bâng khuâng tưởng Phật Thích Ca màu thoàn
Bây giờ ta những oan đàng
Đến sau mắc đọa rạt ràng cực thân
Làm sao thoát khỏi cõi trần
Về nơi trước quốc non Thần kiểng Tiên.
Bây giờ các việc đã yên
Tầm qua Phú Quốc tới nhà thợ Châu
Ơn người lượng cả cao sâu
Giúp cho tiền bạc kết hầu anh em,

NGŨ GIÁO VĂN ( ĐỨC BỔN SƯ NÚI TƯỢNG) TỨ ÂN HIẾU NGHĨA

ĐỆ NHẤT HIỆU
 
Luận xem cổ tích hồng mông
Thất ngươn đã đến còn trông nỗi gì
Bấy lâu răn dạy chẳng ghi
Cạn đời thế sự hết khi Phật Trời
Ra bài Ngũ Giáo để đời
Đặng cho thiên hạ giữ lời dạy răn
Giáo trong bá tánh cho bằng
Tụng kinh niệm Phật cho năng để lòng
Giáo người chánh tuyết sạch trong
Ân cần kinh chuỗi rèn lòng hôm mai
Giáo cùng lớn nhỏ ai ai
Giữ đặng sự hiếu hoài hoài đừng sai
Giáo lời trung hiếu lâu dài
Sớm khuya săn sóc hôm mai giữ gìn
Giáo cầu Tiên Phật kỉnh tin


GIẢNG XƯA

GIẢNG XƯA DƯỚI BÓNG CỘI TÙNG

(Lời sấm của Đức Phật Trùm)

Dưới địa trên thiên Lão tỏ bày
Bóng tùng lộ vẻ kể từ nay
Cõi trên chín cõi mười phương định
Khùng chuyển xuống trần mở lập khai.

Bầu trời rộng lớn vô biên
Hồi chưa mở địa Phật Tiên hội rày
Tại cung Bạch Ngọc  xưa nay
Trên thấy chư Phật đến ngay hội bàn
Định khai mở cõi trần gian
Thế Tôn  chỉ định rõ ràng Hồng Quân.
Hồng Quân lo lắng bâng khuâng
Nếu khai phải lập, phải phân sau nầy


Hồng Quân tính lại như vầy:
Thấy rằng Lão Tử phước dầy đức cao
Sắc truyền Lão Tử mau mau
Khai thiên mở địa chứ nào nghỉ ngơi
Thiên sanh ư Tý vậy thời
Địa tịch ư Sửu vậy thời chẳng sai
Nhơn sanh ư Dần bằng nay
Đầu ngươn Giáp Tý phân rày Lưỡng Nghi
Kế phân Tứ Tượng vậy thì
Rồi phân Bát Quái  đúng y đó là,
Ngũ Hành  rồi cũng phân ra
Tam Hoàng mở địa cùng là nhơn thiên
Ấy là Tam Tổ đầu tiên:
Phục Hy kế mở hạ miền phân ra
Bốn mùa tám tiết đó mà,
Thần Nông Ngài cũng phân ra các loài
Trái cây, thuốc để ngày nay,
Huỳnh Đế ra đứng lập khai ngôi Trời.
Có vua có chúa trị đời
Vua Nghiêu trị quốc khắp nơi an nhàn
Chúa Thuấn kế vị ngai vàng
Đức lành ban rải bình an lâu dài
Ấy là Ngũ Đế phân rày
Cho đời rõ biết Thượng lai đứng đầu.
Lão đây luân chuyển dãi dầu
Xuống trần nhiều bận chớ đâu một lần
Trung Ngươn hồi thuở Phong Thần
Thuận cơ thiên định xuống trần giúp Châu
Lúc nào Lão lại yên đâu
Chuyển luân tái lại đạo mầu chánh hưng
Ngàn năm Ta cũng nhớ chừng
Ở bên Trung Quốc khoảng chừng đời Châu
Định Vương yên nhứt sai đâu
Ở tỉnh Hồ Quảng, Lão âu ra đời
Rằm tháng hai trăng sáng trời
Lý Nhĩ danh Lão ai ơi có tường
Viết Kinh truyền khắp bốn phương
Tự tin đạo đức ai tường thì truy

Mặc tình ai có tôn ti
Ta đây chuyển kiếp mấy kỳ khuyến tu
Thấy đời sao quá âm u
Dốc lòng dắt chúng ngục tù thoát qua
Ngươn tàn biến chuyển phong ba
Âm dương lộn đảo thiết tha cho đời
Phu thê phụ tử rã rời
Lão đây thương xót kêu mời bớ ai.
Hạ Ngươn này Lão tái lai
Phật Trời chuyển Lão định ngay Nam Kỳ
Phương Nam có mở hội thi
Chọn người trung hiếu phò vì Minh Vương
Tu sao được dựa tòa chương
Tu sao rõ biết Kỳ Hương mới là
Lão đây thiết lập Long Hoa
Gần ngày đâu phải còn xa nằm ình
Lão đây xuất hiện thình lình
Nhắn cùng bổn đạo sửa mình cho trơn.
Năm xưa Ta ở Thất Sơn
Phật Trời lấy hiệu Bửu Sơn giáo truyền
Môn đồ có Thập Nhị Hiền
Tây An đáo hậu có tiền Lão đây.
Xác Trùm cũng Lão chuyển xoay
Tà Lơn xuất hiện độ rày chúng sanh
Hiệu Trùm ai cũng nghe danh
Trùm đây cũng lắm sỏi sành gian truân
Nhắc tới nước mắt rưng rưng
Bị Tây nó bắt hành thân mấy lần
Bỏ vào cũi sắt đem quăng
Ba ngày thăm thử sống nhăn như thường
Lính cò tính thiệt bất lương
Chảo đồng nướng đỏ phải thường ở đâu
Bắt Trùm phải đội lên đầu
Nhưng không hề hớn chi đâu xác Trùm
Đứa thì chủi mắng um sùm
Đứa thì lại sợ xin Trùm thứ tha
Bữa nọ át xít đem ra
Đưa Trùm uống hết xác mà bỏ thêm
Như vầy còn nữa chưa êm
Đây Trùm ra đảo ngày đêm mịt mù
Giữ heo như các người tù
Heo Trùm sáng thả chiều bu về chuồng
Đày Trùm chúng thất sợ luôn
Phật còn mắc nạn ai suông đặng nào
Tu hành lận đận lao đao
Chập chồng tai nạn chớ xao nản lòng
Lão đây nhìn khắp cõi hồng
Chuyển xoay tái lại trong vòng Thất Sơn
Bổn Sư cũng Lão chuyển thân
Lưu truyền kinh sử chấn hưng đạo mầu
Hiếu Nghĩa nào khác ở đâu
Trong vòng Sơn Bửu lý mầu Kỳ Hương.
Thân già nhiều nỗi đoạn trường
Hiện kiếp Sư Vãi  vì thương thế trần
Chèo lên chèo xuống mấy lần
Con sông Vĩnh Tế ai hòng biết Ta
Bắp khoai rao khắp gần xa
Khuyên dân tu niệm bớt mà tham gian
Hùng cường bạo ác đâu an
Không tu tai họa trách than đâu nào
Truyền kinh Sư Vãi mau mau
Kết thành một bổn để trao cho đời
Lão đây nào có an nơi
Long Hoa sắp mở nghỉ ngơi dễ gì.
Thân già còn phải bôn phi
Vì thương trăm họ vân vi khắp cùng
Lão đây lãnh ấn Thiên Cung
Hai vai gánh nặng vô cùng âu lo
Năm Mèo cũng thuận gió đò
Lão đây được lệnh hát hò khuyên dân
Họ Huỳnh Lão chuyển xác thân
Đạo lành truyền bá độ trần thoát mê
Chèo thuyền rước khách đưa về
Lánh xa bể tục dựa kề Bồng Lai
Cả kêu già trẻ gái trai
Sửa trau tánh hạnh học bài Quy Y.
Phật Thầy, Phật Tổ Mâu Ni
Thượng Đẳng với thì Chư Vị Trăm Quan
Các Ngài xuống thế sửa sang
Sắp tuồng sắp lớp sắp màn kỳ ba
Xác trần chuyển khắp gần xa
Quy y phải biết mới là thiện duyên
Thi văn phải có lời truyền
Pháp mầu vi diệu cơ huyền rán tri
Nếu dở ắt trễ kỳ thi
Lão đây trở lại giống y họ Huỳnh
Xác trần Lão chuyển năm Thìn
Nào ai biết được cứ kình với Ta
Lão về kịp đúng kỳ ba
Gia trung trở lại Long Hoa vén màn
Hồi xưa Ta ở Nam Vang
Long Xuyên, Châu Đốc rồi sang Sài Thành
Miền Trung cũng có người lành
Hậu Giang kỳ chót phân rành thứ ngôi
Nếu ai biết được làm tôi
Gái trai đừng có bỏ trôi mối giềng
Câu rằng lập hội quy tiền
Dòng sông Cửu Khúc Phật Tiên ra đời
Huỳnh khai để lại mấy mấy lời
Long Lân Quy Phụng là nơi bóng tùng
Chúa tôi tương ngộ trùng phùng
Bá gia rõ biết Lão Khùng là ai
Mãi chờ thiên định ra oai
Tuồng đời diễn biến nay mai bây giờ
Đừng thấy như vậy thờ ơ
Cơ trời chỉ định một giờ thì xong
Cả kêu nam nữ Tây, Đông
Chung quy thống nhất chờ Ông tuổi Mùi
Khôn đoài xuất hiện an vui
Thất Sơn lộ vẻ Trà Cui tiếng đồn
Xuồng ghe lui tới dập dồn
Linh căn quy tụ hương thôn đủ đầy
Lão kêu tất cả trí tài
Văn ôn võ luyện chờ ngày ứng khoa
Lão đây sức yếu tuổi già
Tam thiên đồ đệ gần xa mau về
Ngày xưa cũng có nguyện thề
Hứa gần chuyển thế trọn bề chánh trung
Lão nay lập lại cội tùng
Phủ che cho kẻ đắc cùng với Ta
Mong ngày họp mặt Trào Ca
Quân thần phụ tử một nhà đoàn viên
Chừng ấy Lão mới phỉ nguyền
Cùng nhau hát khúc thiêng liêng khải hoàn
Lão đây tuổi cũng trên ngàn
Lưng còm gối mỏi chưa an trong lòng
Râu dài tóc trắng như bông
Từ bên Trung Quốc đi vòng vô Nam
Nhứt huê di tích núi Sam
Sanh ra ngũ diệp khổ kham bao này
Vì chúng nên Phật bị đày
Xuống trần nhiều nỗi đắng cay cam đành
Chông gai rừng rú sỏi sành
Quyết lòng phá dọn xây thành Thượng Ngươn
Âu rằng sấm nổ Thất Sơn
Lý cơ khai mở thiệt hơn kỳ này
Chữ Sơn hiệu của Phật Thầy
Vị Tổ thứ bảy kỳ này phải không
Cột đồng vốn thiệt họ đồng
Chữ minh vốn thiệt danh Ông sáng lòa
Chữ Châu là Bửu Ngọc Tòa
Minh châu có phải đó là hay không
Huỳnh khai còn nói viễn vông
Thời cơ chưa đến nên Ông bặt hình
Mặc tình bổn đạo chống kình
Cứ tu theo lối hữu hình bỏ Ông
Lão đây dụng cái chơn không
Đi theo Lục Tổ ai hòng tưởng đâu!
Ta về đúng lúc canh thâu
Cơn sầu mượn lấy cầu câu giải sầu
Chừng nào Mã vĩ hồi đầu
Hai trâu xuất hiện Ông hầu mới ra
Lúc thời nói chuyện xa xa
Có khi lại nói sát mà bên lưng
Thương trần nói mãi chẳng ngừng
Thấy trong bổn đạo nửa mừng nửa lo
Mừng là Thầy gặp được trò
Trung Thầy hiếu đạo biết lo đắp bồi
Mừng cho con có vị ngôi
Mừng con giữ trọn phận tôi sau này
Lo là lo kẻ phụ Thầy
Thầy về không biết không hay nằm chờ
Lo cho ngày hội bơ vơ
Công danh chẳng có bến bờ cũng không
Bấy lâu nói chuyện mênh mông
Từ rày nói chuyện trong vòng kỷ nguyên
Ai ai cũng có căn tiền
Tìm Thầy gieo lấy thiện duyên tu hành
Không Thầy chỉ dạy sau rành
Tu đâu có được đắc thành Phật Tiên
Ai ơi trở lại mối giềng
Bửu Sơn ký nhận tu hiền thành công
Minh Hoàng tỏa rạng nơi đông
Thất Sơn tỏa rạng Lão Ông ra đời
Cả kêu khắp hết nơi nơi
Tây Nam mở hội vậy thì xúm vô
Chị anh chú bác cậu cô
Quay về bến hậu đầy mô kịp kỳ
Cần Thơ có lập trường thi
Thi văn thi đức tài gì đem ra
Mười phương chư Phật cũng qua
Cộng đồng Tam cõi hội mà cung Khôn
Linh căn tất cả quy dồn
Phật Thầy với Đức Thế Tôn định phần
Muôn thu mới có một lần
Thiện nam tín nữ sửa thân cho tròn
Người tàn tu mót tu bòn
Mười ơn vẹn giữ đạo con mới là
Ơn vừa nợ nước nặng đa
Tình sư nghĩa đệ khắc mà trong xương
Phu thê tình nghĩa suy lường
Cân phân ổn thỏa kính nhường lẫn nhau
Bạn bè đoàn kết mới cao
Tử sanh sống thác bên nhau một đời
Ai mà ở đặng y lời
Đến ngày lập hội Phật Trời thưởng ban
Những người ăn ở nghinh ngang
Hỗn hào cha mẹ phù phàng chúa cha
Vong sư phản đạo đem ra
Lấy luật Tiêu Hà xử chẳng gớm tay
Đời này trung nghĩa mấy ai
Làm quan xây cất lầu đài thiên loa
Miễn sao mình được ấm no
Nước nghèo dân khổ đói no mặc tình
Nam mô luật nước chẳng gìn
Xử phân bất chánh dân tình khổ đau
Thấy đời lòng dạ ngán ngao
Con giết cha mẹ đớn đau thiếu gì
Thua loài cây cỏ vô tri
Trời đâu để kẻ nghịch thì mẹ cha
Hạ ngươn nhiều chuyện thiết tha
Vơ chồng chém giết lẫn mà với nhau
Kể chi nhơn loại đồng bào
Lòng người rối loạn mất màu nghĩa nhân
Văn minh học thức càng tăng
Càng gây nhiều sự khó khăn cho đời
Học nhiều chúng lại chê Trời
Chê Thần chê Thánh vậy thời chẳng linh
Văn minh trái lại vô minh
Học nhiều trái lại vô tình khinh khi
Không học mà biết mới hay
Đó là cái lý vô vo nhiệm mầu
Phật Thần không thấy mặc dầu
Xác trần quê dốt nào đâu biết gì
Ứng thân hiển hiện huyền vi
Thấy nghe biết hết chuyện gì trần gian
Lòng người khởi móng tính toan
Phật Ngài thấu hiểu rõ ràng không sai
Cả kêu già trẻ gái trai
Tu sao cho tạng mặt mày người xưa
Tháng ngày giữ dạ muối dưa
Bền lòng thiện niệm sớm trưa chớ sờn
Ta về khải lại bản đờn
Tử Kỳ có thấu Thất Sơn hẹn hò
Đờn kêu bớ hỡi là trò
Thuyền kề bến hậu hát hò dòng sông
Đờn kêu tìm kiếm Lão Ông
Lão Ông trở lại đất đồng Thuấn Nghiêu
Đờn kêu trò chớ đánh liều
Âm dương dấy loạn khó hầu thoát thân
Đờn kêu lập lại Phong Thần
Châu hưng diệt Trụ chọn dân lương hiền
Đờn kêu xao xuyến nào yên
Bàn môn dấy loạn tranh quyền Đế Vương
Đờn kêu Di Lặc Phật Vương
Diệt tà lập chánh hai đường chẳng sai
Đờn kêu chỉ hướng Tây đài
Có ông Bạch Sĩ hôm nay ra đời
Đờn kêu như réo như mời
Nam nhi chi chí tìm thời vua cha
Đờn kêu lập hội Long Hoa
Nam trung nữ liệt phò mà Đế Vương
Đờn kêu tùng bóng lố trương
Tập Bát chư quốc hùng cường hàng quy
Đờn kêu các Đấng huyền vi
Nghe lời Lão gọi đồng quy lãnh phần
Đờn kêu mau chuyển xác trần
Ra oai lập quốc một lần với Ta
Đờn kêu hè đến không xa
Non mòn biển cạn trâu qua cầy bừa
Đờn kêu một trận không vừa
Mặt trời lố mọc thớt thưa cáo cầy
Đờn kêu không kíp thì chầy
Đố làm sao khỏi muỗi bầy khỏi tan
Đờn kêu lập lại tuồng màn
Bửu Sơn sửa trị dân an quốc lành
Đờn kêu bá tánh tu hành
Tầm trong bốn chữ mới rành đường tu
Đờn kêu tháng tám mùa thu
Tùng Quân tỏa rạng sĩ nhu trổ tài
Đờn kêu không mốt thì mai
Tùng Quân định đặt một ngày thì xong
Đờn kêu Ta ở miền Đông
Tùng Quân chuyển lại dòng sông Phước Bình
Đờn kêu hết nhục tới vinh
Tùng Quân lai tái Trạng Trình xác đâu
Đờn kêu lộ vẻ Ông câu
Tùng Quân thiết lập nhà Châu đợi chờ
Đờn kêu sắp tới bây giờ
Tùng Quân chừng đó ai ngờ Lão Ông
Đờn kêu có trận cuồng phong
Tùng Quân nói trước tin không mặc tình
Đờn kêu tu sĩ sửa mình
Tùng Quân vốn thiệt họ Huỳnh chuyển cơ
Đờn kêu đừng có ngồi chờ
Tùng Quân chỉ rõ Cần Thơ Thầy về
Đờn kêu định đặt con dê
Tùng Quân chưa có hẹn thề non sông
Đờn này đờn của Lão Ông
Không dây không phím cũng không oán hờn
Ai người hiểu rõ tiếng đờn
Đừng cho lỗi nhịp Thất Sơn hầu kề
Chèo thuyền rước khách đem về
Ai mà giữ đặng hai bề hiếu trung
Bồng Lai tiên cảnh thung dung
Dành cho những kẻ biết dùng lý Thiên
Nhắc qua hồi trước khai tiền
Chưa mở quả địa dưới miền Trung Ương
Lão đây ở chốn ngũ phương
Năm từng Trời hạ tận tường nào ai
Quân sư ở cõi Thiên Thai
Tam Quang, Ngũ Đế chuyển xoay cũng già
Thích Ca cũng có Lão mà
Tổ Sư Đạt Ma cũng Già này đây
Về Nam lấy hiệu Phật Thầy
Đầu Ngươn đến cuối Lão đây chuyển hoài
Kỳ này được lệnh Lão Khai
Cũng là kỳ chót định ngay Nam Kỳ
Thiện nam tín nữ biên thùy
Sấm truyền của Lão rán ghi vào lòng
Mười hai con giáp trong vòng
Kể từ Giáp Tý, Lão Ông xuống trần
Lão đây cầm bảng Phong Thần
Đài cơ Lão chuyển định phân ngày giờ
Trong tay cầm quyển thiên thơ
Cơ binh sắp sẵn đợi chờ lệnh trên
Bại rồi lập lại mới nên
Không sanh mà được vững bền dài lâu
Ngọ Mùi Thân Dậu ở đâu
Ấy rồi Tứ Giáo mới hầu ra oai
Ba năm tính tới không sai
Hội niên lập lại Thượng lai y lời
Trần gian sánh thể cõi Trời
Xác phàm hóa kiếp đẹp thời như Tiên
Lòng người bình đẳng an nhiên
Không làm cực nhọc than phiền như nay
Tuổi thọ an hưởng lâu dài
Không già không bịnh không ai tật nguyền
Cây lành trái ngọt muôn thiên
Mưa hòa gió thuận khắp miền trần gian
Hoàn cầu thế giới tịnh an
Âm dương thịnh vượng Trời ban cho người
Chim oanh múa hát hoa cười
Khắp nơi no ấm vui tươi phấn lòng
Thượng Ngươn trai ít gái đông
Vợ thì năm bảy thục quyền nhứt gia
Sanh nở khỏi mụ hộ hà
Tự sanh tự nở thuận hòa mình nuôi
Con thì hiếu thảo thuận xuôi
Chu toàn gia đạo ngọt bùi chia nhau
Chúa minh, chánh ngự ngôi cao
Thần dân trung nghĩa biết bao vui vầy
Thượng Ngươn sơ kể vào đây
Cho đời rõ biết sau này có không
Có tu thì mới có mong
Không tu dầu có ngóng trông thấy nào
Có tu ngày hội được vào
Không tu chừng đó làm sao nhập trường
Trước sau phân giải tận tường
Thấp cao kết luận đôi chương trao đời
Cho người được nối ngôi vương
Trịnh Hâm, Bùi Kiệm bất lương ra gì
Hiền Thần Nhơn Quý có ghi
Trung Thần mắc nạn, rốt thì cũng qua
Luân hồi nói chuyện xưa xa
Bây giờ nói chuyện sát mà một bên
Thả thuyền dòng nướclênh đênh
Sông Tiền sông Hậu biết lên bến nào
Canh tàn gió thổi xạc xào
Thôi Ta đậu lại cặm sào qiu lân
Kiếm người đủ nghĩa đủ nhân
Đủ tài đủ đức định phần thấp cao
Hỡi này chí sĩ mau mau
Trời chiều gió lảng ngán ngao những gì
Lão về nay đã đúng kỳ
Khai Ngươn lập Thượng Bửu Kỳ rạng danh
Hương Trùm sức dẹp chiến tranh
Chơn sư truyền bá đạo lành năm châu
Dưới nghe quy phục cúi đầu
Bóng tùng che phủ đâu đâu an nhàn
Cội lành Sơn Bửu vinh vang
Tùng Quân xuất hiện khắp tràng thảnh thơi
Thôi dừng bút lại nghỉ ngơi
Lão đây cầu chúc cho đời bình yên
Cầu trên chư Phật, chư Tiên
Từ bi tế độ khắp miền thế gian
Góp tom nghĩa lý chu toàn
Cho đời xem xét luận bàn tu thân.



Chân Dung Quan Thượng Đẳng Đại Thần - Nguyễn Trung Trực


CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC
Tên ông là Nguyễn Văn Lịch cũng gọi Quản Lịch sanh trưởng trong một gia đình chài lưới ở tỉnh Mỹ Tho. Từ bé đã mồ côi cha, lớn lên theo nghiệp võ làm đến chức Quản cơ.
Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông, quân Pháp tiến binh đánh miền Tây. Tháng giêng năm Kỷ mùi (1859) tức năm Tự Đức 12, quân Pháp đem binh vào cửa Cần giờ và ngày 15 tháng 2 năm ấy vây thành Gia định. Tiến đến đâu, giặc Pháp dở trò giết hại cướp giựt.

Lòng công phẫn của dân lên đến cực độ. Những nhà ưu quân ái quốc quyết chí đứng lên chiêu binh chống Pháp. Sĩ dân trong nước nhiệt liệt hưởng ứng Cần vương. Ở Gò công thì có Phó Quản cơ Trương Công Định, ở Đồng Tháp thì có Thiên hộ Dương tức Võ Duy Dương phất cờ khởi nghĩa.

Đau lòng trước cảnh cửa nát nhà tan, đồng bào đau khổ, ông hiệp cùng bạn là ông Nguyễn Văn Cầm chiêu tập nghĩa binh, áp dụng chiến thuật du kích đánh Pháp.

Chân Dung Ông Thanh Sĩ đệ tử Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

Sơ Lược Tiểu Sử Ông Thanh Sĩ Đệ Tử Đức Huỳnh Giáo Chủ

Mục lục



A- VÀI NÉT VỀ ÔNG THANH-SĨ

1. Thân-Thế:

Ông Thanh Sĩ, tên thật là Trần Duy Nhứt, sanh năm Mậu Thìn (1928) tại Ấp Phú Thạnh, xã Phú Long, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc, Nam Phần Việt Nam.
Thân phụ ông Thanh Sĩ là ông Chế Văn Hương và thân mẫu là bà Trần Thị Mười. Do điều bất hạnh xẩy ra trong gia đình, ông Thanh Sĩ phải mang họ mẹ và lớn lên bên cạnh mẹ cùng với người em ruột là Trần Duy Nhì trong một hoàn cảnh nghèo khó.
Từ thuở nhỏ, ông có tính tình hiền hòa, khiêm cung, lễ độ với mọi người. Dáng ông cao ráo, mảnh khảnh, tiếng nói trong trẻo, thanh sảng.
Vì hoàn cảnh khốn khó, ông Thanh Sĩ phải thôi học lúc chưa hết lớp ba trường làng. Mặc dầu không có cơ hội tới trường lớp nhiều nhưng ông có kiến thức vượt hẳn lớp người cùng thời nhờ bẩm chất thông minh, có chí tìm hiểu kinh sách và năng trau dồi đạo đức.

Tượng Ông Cử Đa Ở Núi Tà Lơn

ÔNG CỬ ĐA

Mục lục

A. Thân thế và sự-nghiệp ở trần gian của Ngài Cử Đa:

Ông tên thật là Nguyễn-Đa. Vì đã thi đỗ võ Cử-nhân nên người đời gọi là ông Cử Đa. Lúc mới đến Thất-Sơn, nhiều người thấy tiếng nói của ông phát giọng miền Trung, cho nên cũng gọi ông là Thầy Huế. Quế ông ở làng Phù-Cát (có chỗ chép là Phú-Lạc) huyện Bình-Khê, tỉnh Qui-Nhơn, nơi đã từng hun-đúc bậc đại anh-hùng cứu quốc: vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ.

Ông sanh đẽ năm nào và thi đỗ hồi khoa nào không ai được biết, có điều biết rằng khi ông vào tới Thất-Sơn thì chính là lúc ông Nguyễn-Trung-Trực đang thất bại ở miền đông, lui về ẩn náu ở Hòn-Chông, Kiên-Giang (Rạch-Giá), khoảng năm 1867-1868. Hồi ấy, có người phỏng định ông được lối 40 tuổi.
Xét ra trong sử Việt và các sách nói về binh-chế Việt-Nam, thì trong khoảng trước ngày ông Cử vào Nam, thấy có những khoa thi võ vào năm Thiệu-Trị thứ 5 (1845), và năm Tự-Đức thứ 18 (1852), là hai khoa mà với niên-kỷ ông Cử hồi ấy có thể thi được, nhưng không thấy chỗ nào ghi chép tên họ các thí-sinh trúng tuyển. Như vậy, ta có thể hiểu được ông Cử thi đỗ vào một trong hai khoa nầy mà thôi, nhứt là khoa Thiệu-Trị thứ 5 thì có phần đúng hơn.

Tượng Đức Cố Quản Trần Văn Thành

Đức Cố Quản Trần Văn Thành Đại Đệ Tử Của Đức Phật Thầy Tây An

Hình Đức Cố Quản Trần Văn Thành chống giặc ngoại xăm

Nhân lễ vía Đức Cố Quản Trần Văn Thành Lần 146
(21/2/ÂL 1873-21/2/ÂL 2019)
Tôi có sưu tầm được bài viết về tiểu sử của Ngài Đức Cố Quản Trần Văn Thành

Nội Dung

1.Thân thế, tu học và cắm Năm Ông Thẻ cho Đức Phật Thầy Tây An Bửu Sơn Kỳ Hương

Đức Cố Quản Trần Văn Thành ( ? - 1873 ) : Người làng Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, làm chức Chánh Quản Cơ dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức. Ông quy y với đức Phật Thầy ở Xẻo Môn, sau khi đức Phật Thầy vào núi Sam cất chùa, ông giao hết ruộng đất, nhà cửa cho cháu, rồi đưa cả vợ con theo đức Phật Thầy, ông được giao cho trông nom trại ruộng ở Láng Linh. Sau khi 3 tỉnh miền Tây mất, ông có chiêu binh chống lại Pháp, ở Bải Thưa và Láng Linh, một trận Pháp bao vây năm 1873 ông bị mất tích, nghĩa quân tan rã. Một đời của ông vì đạo, vì nước, đúng với tôn chỉ tu nhân của đức Phật Thầy. Ông là đệ tử đầu tiên của đức Phật Thầy, vừa cao niên, lại có chức phận Chánh Quản Cơ đàng cựu, nên người đời tôn xưng ông là đức Cố Quản. Ông được Phật Thầy giao cho cắm bốn cây thẻ quanh vùng Thất sơn, một cây ở Kinh đào, một cây ở Vĩnh Hanh, còn hai cây kia người ta không nhớ, đức Phật Thầy dạy về sau đừng ở trong khu vực bốn cây thẻ đó, vì khi tới đời, núi nổ có đền đài cung điện, đá văng sẽ chết người.


  Ông  Nguyễn Văn Thới (1866 – 1927)

Mục lục

Phần 1: Ông Nguyễn Văn Thới (1866 – 1927)

A. Thân thế của Ông Ba Thới

Thân sinh của ông là ông Nguyễn-văn-Đỏ, thân mẫu là bà Nguyễn-thị-Buôn, sanh được bốn người con: hai trai hai gái. Người trưởng là Nguyễn Văn Chơi thứ là Nguyễn-Văn-Thới (tức ông Ba đây) rồi thứ nữa là Nguyễn-thị-Tánh và Nguyễn-thị-Kẹo
Quê-quán ở làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec), ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.
Thuở nhỏ ông có học vừa hiểu biết chữ nho, lúc trưởng thành thì làm nghề thợ mộc rồi sau lại, cũng biết làm thợ chạm.
Bởi sống trong một gia-đình cần-lao kiệm-phác cho nên ông Ba đã quen sự chịu khó-nhọc từ buổi thiếu thời. Bình sinh việc chi ông không làm thì thôi, nếu đã làm thì làm cho kỳ được, không hề bỏ dở. Mặc dầu nóng tính, ông Ba vẫn có được một bộ óc thẩm-mỹ cùng đôi bàn tay rất tinh xảo.

B. Ông Ba Phát đạo tâm Quy Y

Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba bỗng nhiên phát đạo tâm, ông từ-giã gia-đình rồi thẳng lên vùng núi Sam, vô trại ruộng Thới-Sơn (cạnh Thất-Sơn) để tầm sư học đạo (1). Đâu đâu ông cũng nghe người đời ca tụng đạo-đức cao-siêu của ông Hai Trần-Văn-Nhu. Ông bèn trở xuống Láng-linh để tìm cho tận mặt, và sau khi biết rõ được giáo lý, ông xin quy-y với ông Hai (Ông Trần-Văn-Nhu là con trưởng nam của Đức Cố-Quản Trần-Văn-Thành Đại Đệ Tử của Đức Phật Thầy Tây An Hệ Phái Bửu Sơn Kỳ Hương).
Trở về nhà ăn Tết xong, mùa xuân năm Đinh-Mùi (1907), ông Ba dời cả gia-đình về Láng cất nhà gần chùa Bửu-Hương Tự. Ở đây, ông siêng-năng trau-giồi hạnh đạo, chất-phát làm ăn, được ông Hai coi là đại đệ-tử.
Một ngày nọ, ông Ba phát ra ngây ngây, ông bảo bà Ba dọn-dẹp cho ông một căn phòng sạch-sẽ, rồi ở luôn trong đó. Ngót ba năm dài đăng-đẳng, ông Ba không đi đâu hết. Thậm chí sự tắm rửa hay đại tiểu tiện, ông để đêm đến mới đi ra. Chính trong khoảng nầy, ông cũng viết được ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim La, mà ngày nay nhiều người vẫn còn biết.
Ngày mùng một tháng giêng (Tết năm nào không nhớ), ông ba ra khỏi buồng. Trước khi đến viếng ông Hai, ông Ba sắm một bộ khay hộp, trong có để ba trái ớt hiểm và ở trên có để ba cây roi rồi mới bưng vào trước mặt ông Hai mà quì xuống thọ tội, vì lẽ năm qua Ông không làm tròn hiếu-nghĩa đối với Thầy.
——————-
(1). Có thuyết nói ông Ba nhân đi bán cá trên miền Láng, nghe danh ông Hai đạo-đức cao-siêu mà quy-y theo. Nhưng theo lời ông Nguyễn-văn-Tuấn là trưởng tử của ông Ba thì ông tự nhiên phát đạo tâm rồi đi tầm sư học đạo như trên đã nói.
Nghiêng vai lãnh bức tờ mây.
Trung vương thổ giã Thầy ở lại (1)
Từ đây ông Ba rất sáng-suốt thấu được lẽ diệu-huyền của Phật pháp, ông có một bổn-phận quan-trọng đối với nhà chùa.

C. Bửu-Hương tự bị bao vây Ông Ba Tự sát

Vì có sự tị-hiềm của Nguyễn-văn-Phẩm, nên chùa Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Lúc ấy tuy ông Ba thoát khỏi được, nhưng ông Hai thì phải xiêu-lạc khổ-sở còn con trưởng của ông là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.
Thấy tình đời đen bạc, vả lại đứng trước cảnh sư đệ rã-rời, phụ tử chia-ly, nên ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Nơi đây, người ta thấy tóc ông đanh nhiều nên cắt đi cho gọn rồi băng bó thuốc men nhưng ông quyết định không dùng một món chi của người Pháp. Ông cự tuyệt và gỡ bỏ hết.
Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, lương-y cho đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nhà chở về.
——————-
(1). Ý nói ông vì có sứ-mạng phải lãnh bức thư vẽ mây chép sự-trung thành cùng quốc vương thủy thổ cho nên mới phải giã Thầy một thời gian ấy.
Thấy chùa Bửu-Hương Tự bị Pháp nghi-nan dò xét mãi, và liệu ở đấy không yên được nên vào khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.
Hồi nầy, người ta có thấy ông Ba lên xuống nhà thờ Cù-lao-Giêng ba lần để tiếp-xúc với vị Linh-mục nơi đây, và nhờ can-thiệp với nhà cầm quyền Châu-Đốc đặng minh oan cho công việc của Thầy mình (ông Hai Nhu) và anh em đồng đạo (1) đã bị tên Phẩm vu cáo. Nhưng việc ấy nhà cầm quyền Pháp ở Châu-Đốc làm lơ.
(1). Lúc nầy ông Hai Nhu đã tịch rồi ở Trà-Bang, song công việc hành đạo của giáo-phái Phật-Thầy bị dòm ngó rất gắt và bổn-đạo tên-tuổi nhiều người phải bị bắt, bị đày.

D. Ông Ba với chuỗi ngày tàn

Tình Thầy nợ Nước, mênh-mang bao-mối cảm hoài, khiến tâm hồn ông Ba trong chuỗi ngày tàn hầu như tan nát. Ông ký thác lòng mình vào những quyển: Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn, mà ngày nay, mỗi khi đọc qua, ta cảm thấy ngập-tràn bao nổi bi-thương ưu-ái.
Dưới đây là một ít lời lẽ về tâm trạng của ông Ba hồi ấy :
Đêm năm canh thổn-thức chẳng yên,
Ngày sáu khắc sầu riêng mỗi đạo.
Tưởng ái quốc cơ-đồ sáng tạo,
Nhìn lẽ dân cường-bạo đa đoan.
Chúa mỏi lòng chúa nghỉ thân an,
Tôi mệt dạ còn mang nạn cả.
Thời quân nhược quả kia báo quả,
Thế thần cường giày-giã trung cang.
Hay là :
Bước chân ra đoái lại nước nhà,
Chim xanh vỡ ổ rừng già thiết tha !
Ai đi,
Nỡ chẳng tưởng quốc gia ngay thảo,
Dạ nào vong Tam-Bảo giáo truyền.
Thầy ôi !
Nước nghiêng-nghèo vận khiến đảo-điên,
Phân ly diện sầu tuôn đoạn đoạn !
Ngoài việc sáng tác những tác phẩm kể trên ra, ông Ba còn đươn một tấm thành-vọng (mặt khại), chính giữa có ba chữ triện: Quốc (hàng trên) và Thần Vọng Sư (hàng dưới), dựng ngay trước bàn thờ để biểu-lộ tấm lòng ưu-ái giang-sơn Thầy-Tổ. Tấm thành-vọng nầy ngày nay còn thấy tại nhà con ông ở Láng-Linh.
Sau mười bốn năm, kể từ khi chùa Bửu Hương Tự bị bao vây, vết thương nơi cổ ông Ba vẫn chưa lành hẳn, nó gom lại bằng mút chìa vôi nhưng trong mình ông vẫn mạnh. Một đêm kia, ông Ba kêu người nhà mà hỏi thăm giờ. Người nhà cho biết là mười giờ đêm. Ông bảo: “Bây-giờ đến năm giờ sáng thì còn lâu quá !”
Thế là đúng năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), ông Ba tịch. Lúc ấy ông hưởng thọ vừa đúng 61 tuổi, sau khi đã để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.
Hiện giờ, mộ-phần của ông Ba còn tại doi Lộ-Lở, được bồi-đắp và có người ở săn-sóc cẩn-thận. Tại nền nhà cũ của ông (cũng ở Lộ-Lở gần ngôi mộ), có dựng lên một cái đền thờ rộng lớp, uy-nghi, hằng năm, đến ngày mùng chín tháng tư thì có hội, bá tánh thập phương đến chiêm-bái rất đông.
TẢI KIM CỔ KỲ QUANG ĐƯỢC CÁC ĐỒNG ĐẠO DIỄN NGÂM

PHẦN II: Giới Thiệu Quyển Kim Cổ Kỳ Quang

Ngày 21/2/ Quý Sửu (1913) Tại Bửu Hượng Tự, nhân lễ giỗ lần 40 Đức Cố Quản. Pháp đem quân đàn áp bao vây Bửu Hương Tự, theo sự chỉ điểm của Nguyễn Văn Phẩm (người trong thân tộc). Pháp bắt con trai ông Ba  là Nguyễn Văn Tuấn và mấy chục nghĩa quân bị cầm tù trong đất liền và một số bị đày ra Côn Đảo. Phẫn uất trước nỗi đau Thầy trò cách biệt, đạo pháp suy vi, nước non đồ thán, mà chẳng đền đáp được gì. Ông Ba dùng lưỡi hái cắt cổ gần đứt lìa để tự vẫn, may có người phát hiện kịp thời cứu chữa nên ông không chết, nhưng cổ đứt không thể lành lại được. Ông tiếp tục sống những chuỗi ngày buồn thảm với một thân thể đau đớn triền miên cho đến cuối đời. Thời gian nầy từ 1914-- 1919, Ông tiếp tục sáng tác thêm sáu bổn kinh nữa cho đủ chín bổn như: Ngồi Buồn, Bổn Tuồng, Giác Mê, Thừa Nhàn, Tiền Giang, và Kiểng Tiên. Lấy tên chung là" KIM CỔ KỲ QUAN".

   Ông Ba cho biết sứ mạng của Ông như sau:

                               “ Hữu sắc lịnh Ngọc Hoàng phát ấn
                                Thừa truyền giáo đạo tấn chư bang”

                          Và: “ Ông trở về dạy việc trước sau
                                 Làm đủ chín bổn tóm thâu mối đời”

                      Hoặc:“ Phật dạy tôi trước tỏ sau bày
                                   Bút Thần ký tự để rày hậu lai”

       Qua tìm hiểu lược sử Đức Ông Ba. Chúng tôi được biết thêm một câu chuyện mầu nhiệm khác, do cụ ÚT HÒA 84 tuổi, hiện còn sống ở gần bên kia cầu kinh 10 (xéo đền thờ Đức Cố Quản) vừa kể lại như sau: Khi Ông Ba viết xong chín bổn, chưa cho ai đọc. Ông bảo người nhà để bộ KCKQ vào chiếc rương nhỏ, rồi treo lên đòn dong trần nhà và dặn: “ Sau này khi nào có lịnh mới được đem xuống phổ biến”.

Từ 1919 cho đến 20 năm sau tức 1939. Lúc Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Có người gần xóm với người con trai thứ sáu của Ông Ba ở Bình Thạnh Đông, đến qui y với Đức Thầy, được Đức Thầy chỉ dạy “Hãy về tìm Kim Cổ Kỳ Quan mà đọc, đó là chung một gốc”. Nghe theo lời dặn của Đức Thầy, người tín đồ ấy cùng con thứ sáu của Ông Ba ở Bình Thạnh Đông, tranh thủ đến nhà cũ của Ông Ba, do người con trai thứ Tám phụng tự ở kinh 12. Được gia đình đồng ý, mọi người cung kỉnh làm lễ hạ chiếc rương xuống.

Lúc ấy ông Út Hòa mới 14 tuổi, nhưng là người có liên quan thân tộc, tình cờ có mặt, nên được cử leo lên cột dây hạ uống.  Mọi người giở ra xem quả đúng là bộ Kim Cổ Kỳ Quan bổn gốc, viết bằng chữ Nôm. Hiện bổn gốc nầy được lưu thờ tại phủ thờ Ông Ba ở kinh 12 kinh xáng Vịnh Tre. Bấy giờ, những người có lòng ngưỡng mộ, có trình độ  hiểu biết Hán Nôm, tự nguyện chia nhau từng quyển, dịch ra quốc ngữ và từ từ phổ biến rộng đến nay.

        Nhận thấy bộ Kim Cổ Kỳ Quan là một phẩm kinh mầu nhiệm, khế lý ứng cơ, đã được Phật Trời cơ huyền sắc chỉ cho ông Ba khai Thần bút cứu đời. Nên chi nội dung bộ kinh nầy, đã biểu hiện những nét đặc trưng thù thắng, nhằm xiển dương mạnh mẽ Tôn chỉ Học Phật tu Nhân của BSKH và PGHH. Đồng thời đề cao Tam giáo, vãn hồi Thánh đạo Ngũ luân, hưng truyền Thích giáo, đặc biệt là ông mô tả cảnh Bồng Lai tại thế, thời Thượng ngươn rất là thanh lịch tú kỳ, rực rỡ quang huy, Thầy trò hỷ hạ, Chúa Thánh tôi hiền, Cha con, chồng vợ sum vầy,đạo hạnh thanh cao,nhà nhà giàu sang phú túc, thế giới thái bình âu ca, phàm Thánh đồng cư,Tam cõi giao hòa mừng ngày Thượng ngươn Thánh Đức, khai mở đại Hội Long Hoa.

       Tuy nhiên bên cạnh việc giới thiệu cảnh giới Thiên Thai, Ông Ba cũng không quên nhắc nhở người trần thế, lúc đang sinh sống trong đời Hạ ngươn thống khổ loạn lạc, hãy giữ đạo Tam Cang ,Niệm Phật làm lành, giồi trau Trung Hiếu, phụng sự Tứ Ân, hầu có đủ điều kiện để Phật Trời cứu độ cho qua khỏi tai nàn trong những ngày “Biến Thiên, biến Địa, biến Nhơn thay đời” và những chuyển động ầm vang của trận Phong Thần tái thế.

        Nhưng cái mong muốn trước hết của Ông là làm sao giúp cho bằng được, kẻ tu hành rán tránh những điều độc ác, đừng nuông chìu theo thói quen tội lỗi lớn nhỏ hằng ngày và nhứt là những tội lỗi vô tình không hay, không biết. Để cảnh giác những điều tội lỗi mà chúng sanh thường mắc phải. Ông Ba không ngần ngại vạch trần lỗi lầm, bằng những ngôn từ hết sức bình dân dễ hiểu, kể cả những từ ngữ thô thiển, mà người trần thường  hay né tránh như:
                                 “ Cái cục cứt còn có đuôi đầu.
                            Làm người không tưởng để sầu Tổ tông”

         Điều mà lâu nay tín đồ hệ phái BSKH ngạc nhiên, mỗi khi đọc Kim Cổ Kỳ Quan là: Ông Ba đã rất chịu khó tỷ mỉ liệt kê tám mươi ba tội phổ thông lớn nhỏ và còn bổ sung rải rác hàng mấy chục tội lỗi nghiêm trọng khác nữa và thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tính ra cả thảy có hơn một trăm tội lớn nhỏ, mà hầu như không có kẻ tăng người tục nào hoàn toàn tránh khỏi. Thế mới biết lòng từ bi bác ái của ông Ba cao rộng thế nào! Chỉ vì muốn cứu khổ ban vui, phá mê khai ngộ, khử tà hưng chánh , cải ác tùng lương… mà Ông phải cam chịu khổ nhọc: Nói thật, nói thẳng, có khi nói lời thô kệch, nói cả những việc  dục dâm có chánh có tà, khiến cho kẻ thị phi cố chấp hiểu lầm chỉ trích nọ kia.
                                       “Ai cấm dâm dục lạ kỳ
                              Trung thì làm Phật, nịnh thì làm ma
                                       Đem lòng muốn vợ người ta
                               Loạn tâm nhơn thế, quỉ ma tại lời”

       Có nhiều thứ tội, nếu không được Ông Ba vạch ra thì người trần gian, có bao giờ biết được, mà ngăn ngừa hay từ bỏ, để có thể trở nên người Trung hiếu hiền lương…
           Nghiên cứu kỹ Kim Cổ Kỳ Quan, chúng ta càng cảm thấy bất ngờ hơn nữa là : Kim Cổ Kỳ Quan, được Đức Ông Ba viết đã ngót một trăm năm qua, lúc ấy đất nước Việt Nam là thuộc địa hãy còn lạc hậu, tệ nạn xã hội tuy có, nhưng không phức tạp như nay. Đời sống tu hành của các tôn giáo cũng ít biểu hiện dối gian, hạng tu trên núi số lượng rất ít so với hiện nay… Nhưng những sự phê phán mặt trái của xã hội người đời, những dối gian của kẻ tu núi, tu chùa, tu am, tu thất, tu chợ  hay tu nhà , tu ngoài, tu trong, tu ngôn, tu áo, tu dạng , tu hình…Đã được Đức Ông Ba dùng “hiện thực phê phán”, thẳng thắn phê bình thật chính xác và đầy đủ, y như là Ông Ba vừa mới viết gần đây và đối tượng ông nhắc nhở, gần như là những kẻ tu dối đời nay và đang sống ngay trong xã hội bây giờ vậy. Về điều này xin mời quí vị hãy xem phần trích đoạn sau sẽ cụ thể hơn. Và chắc chắn quý vị sẽ không khỏi, có cái cảm nhận sâu sắc rằng: Trí huệ của Ông Ba đã đạt đến cảnh giới liễu ngộ chứng đắc.


         Thưa quí đồng đạo,
         Qua nhân duyên trích đoạn Kim Cổ Kỳ Quan lần nầy, thật là hữu duyên kỳ ngộ. Nhớ lại hai mươi năm về trước khoảng thập niên 90. Tôi có vài lần tham khảo KCKQ, nhưng không sao hiểu nỗi, nên chưa lần nào đọc xong trọn vẹn. Bởi những lý do không dấu diếm sau đây:

         - Lời cơ giảng của Ông Ba  dùng nhiều từ Hán Việt cao siêu quá, vận thơ lại trắc điệu, khó đọc khó nhớ lại thêm khó hiểu.

         -  Ông Ba thường viết rất ẩn ý, ẩn từ, đảo ngữ, đối ý, đối câu, có khi một câu có đến cả hai, ba, hoặc bốn ý nghĩa... đôi khi có dùng thêm từ ngữ cổ điển ít thông dụng và dùng các từ địa phương xa lạ. Nhiều câu huyền diệu, lý mầu, khó suy, khó đoán.

          - Chẳng thế khi ông viết về Thiên cơ, ông thường dùng những thuật ngữ về can chi, lục nhâm lục giáp, kỳ môn độn giáp, bát quái Ngũ Hành, Dịch kinh, Thần Kinh Thái Ất…khiến kẻ  “Phàm nhân nan đắc” khó tường.

          - Một sự khó khăn đáng kể nữa, đó là đa phần bộ KCKQ đều bị “Tam sao thất bổn”, nhà in không kiểm chính tả, in sai từ, sai ý, khiến mất đi ý nghĩa một số câu thơ câu giảng.

           -Cái trở ngại sau cùng là, những mặt trái tội lỗi của kẻ tăng người tục được Ông Ba vạch trần, thì rất nhiều và phức tạp. Nhưng lúc ấy, ngoài xã hội hay cá nhân trong gia đình, trong chùa chiền, am cóc các thứ tội lỗi ấy, chưa bị dư luận công khai và sức che dấu hãy còn kín đáo, làn sóng văn minh vật chất chưa đến đỉnh cao, sức lôi cuốn và lòng dục vọng của con người còn ở giới hạn chừng mực… nên thực tế chưa thấy chứng cứ nhãn tiền, khiến dư luận có vẻ lơ là. Nhưng đến thời điểm này (2018), thì những điều Ông Ba vạch chỉ, chẳng sót điều nào chưa có, trái lại còn có nhiều hơn, nhất là trong chùa chiền và các cư sĩ tại gia có điều kiện phóng túng đam mê. Nếu không có cách nào tự giác cải thiện, thì ô hô “ Cứ lươn khươn lỡ đạo lỡ đời” nhứt định phải trôi theo cuộc tẩy trần trong cơ hoại diệt.

            Duyên may lần nầy khiến tôi say mê đọc KCKQ và hăng hái trích đoạn hầu chia sẻ đến quí đồng đạo. Tình cờ một hôm có cụ Tư Hân gần 90 tuổi, là đồng đạo lão thành rất hiền lành, ưa làm việc phước và say mê đọc Kim Cổ Kỳ Quan, cùng ngụ xã Tân Bình, đến nhờ tôi chỉnh lỗi chính tả và kiểm lại những câu từ mà cụ đã dùng đèn pin viết từng chữ để trích đoạn KCKQ đã in thành quyển dầy 90 trang khổ nhỏ. Muốn chỉnh sửa những sơ suất nêu trên cho tương đối thì cần đọc hết bộ KCKQ.Vì tình nghĩa tôi không thể từ nan. Và tranh thủ đọc để sửa cho kịp thời gian, vì còn ngại không biết cụ sẽ về Phật lúc nào. Lành thay cho tôi, càng đọc tôi càng say mê và đi đến quyết định, tôi sẽ giúp cụ mãn nguyện. Chẳng những sửa 90 trang, mà tôi sẽ lần lượt trích lục, đợt đầu bốn quyển: Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn, Tiền Giang, Kiểng Tiên, dầy đến hơn 300 trang. Sau này nếu độc giả có nhu cầu, tôi sẽ tiếp tục trích nữa! Vì tôi đang nghiện trích KCKQ!

          Tuy nhiên, dù đang hăng hái say mê, nhưng tôi rất sợ tội!
 Vì tự nghĩ, Kinh giảng của bậc “ Vĩ Nhân Đạo Đức” thì câu nào lời nào cũng là chơn lý cả. Cớ sao mình lại mạo phạm câu trích, câu chừa, không phải là có lỗi lắm sao?

         Nhưng tôi cũng còn nghĩ lại một lý do, có thể châm chước để khi trích đoạn, mà ít phải bị tội. Đó là: Cả bộ KCKQ là một kho tàng Thiên cơ đạo lý, nghĩa rộng lý mầu, không thể nào có ai hiểu hết. Vậy thì câu nào mình hiểu được và phù hợp với nhận thức và hoàn cảnh tu tập của mình, thì mình trích để hiểu và học thực hành, được bao nhiêu học bấy nhiêu, phòng khi có người hỏi nghĩa, mình sẽ tùy nghi trả lời theo sức hiểu hạn hẹp của mình, còn phần chưa hiểu thì nghiên cứu tiếp. Làm vầy có lẽ, nếu có lỗi chắc cũng được nhẹ bị “Phật hành” phần nào!

        Vả lại thời cuộc ngày càng nhiễu nhương cấp bách, thứ thách mỗi lúc mỗi nghiệt ngã cam go, lòng người ngày càng đảo điên vọng ngoại, trí tuệ lu mờ, lòng dõng mãnh yếu ớt. Nay hữu duyên được nương nhờ Hồng Quang Tam Bảo chở che, cậy oai linh cứu độ của Tổ Thầy . Lúc nầy nếu được chú tâm nghiền ngẫm thêm lời thẳng ngay phê phán và khuyến tấn tu hành của ông Ba, ví như thành đồng ngăn tội chướng, lưới báu giữ thiện căn, xét ra thì không còn sự an lành và phước báo nào hơn!
          Trong giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương, từ lúc Đức Phật Thầy lâm phàm khai đạo và đã nhiều lần tái kiếp truyền thừa. Đến kiếp chót là Đức Huỳnh Giáo Chủ, thì Ngài đã hệ thống hóa giáo lý hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương và  đúc kết thành Tôn Chỉ hành đạo cho PGHH, vừa ứng cơ khế lý vừa thích hợp thời kỳ, không còn điều chi phải khẩn đảo ngoại lai. Đã ngót 169 năm hoằng hóa độ sinh, công cuộc vãn hồi đạo Nhân và chấn hưng đạo Phật của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương sắp đến ngày thành tựu viên mãn.

          Lúc này những tưởng chúng ta cũng nên tinh chọn pháp môn, bám chặt theo hệ phái chân truyền: gốc là Bửu Sơn Kỳ Hương, và ngọn là Phật Giáo Hòa Hảo nương theo lời nhắc nhở của Đức Thầy:

                           Nay gặp gốc phải mau tìm gốc
                             Để gặp Phật ngồi mà than khóc
                             Gỡ làm sao hết rối mà về
                             Mắt nhìn xem yêu quái bốn bề
                             Bởi ác đức nên không ai cứu”  

         Nguồn triết lý sâu xa của hệ phái BSKH có gốc có ngọn, có chánh có trợ, có Thầy có trò như sau:

     I. Đức Phật Thầy và những lần tái kiếp:
-         Đức giáo Tổ Phật Thầy Tây An : Có “Sấm truyền của Đức Phật Thầy.”
-         Đức Bổn Sư Ngô Lợi: có “Bức Đồ Thư”
-         Ông Sư Vãi Bán Khoai: có “Giảng Xưa mười một hồi” 
- Đức Huỳnh Giáo Chủ: có “Sấm Giảng Thi Văn GiáoLý Toàn Bộ”
     II. Những hàng đệ tử có viết luận giảng trợ pháp ;
-   Cậu Hai Trần Văn Nhu con trưởng nam của Đức Cố Quản; có “Phi Lai Bửu Tích”
                - Ông Ba Nguyễn Văn Thới, đệ tử của Cậu Hai Nhu: Có  “Kim Cổ Kỳ Quan”
-  Ông Thanh Sĩ, đệ tử của Đức Thầy: có “Chú Nghĩa, Hiển Đạo”…

        Bấy nhiêu nền giáo pháp chơn lý nhiệm mầu nêu trên, ví như thuyền Bát Nhã, đủ sức thần thông đưa ta đến Hội Long Hoa hay đến được bên kia bờ giác.

      Thưa quý đồng đạo,

       Những ý kiến chúng tôi vừa trình bày, nêu rõ mục đích việc trích đoạn Kim Cổ Kỳ Quan, đồng thời giới thiệu đến quý đồng đạo những đoạn giảng chân lý thiết thực của Ông Ba, một bậc “Vĩ nhân đạo đức”, chỉ đơn giản với thiện ý góp phần thuận lợi cho đồng đạo tham khảo bổ sung vào chương trình tu tập hằng ngày, thêm phần bổ ích và thành tựu. Do hạn chế kiến thức về từ ngữ Hán Việt, do trình độ nhận thức về giáo pháp có giới hạn, nên trong việc  trích đoạn và xác định từ ngữ, cũng như kiểm tra chính tả, tất nhiên người viết khó tránh điều sơ suất bất cập. Ngưỡng mong quý đồng đạo hoan hỷ châm chế và chỉ giáo thêm cho. Trân trọng và xin đa tạ.
     
  TP SADEC  ngày 4/12/Đinh Dậu ( 2018 )
      
           Nguyễn Châu Lang

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget