BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
tháng 8 2019

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ - TẬP 1 - PHẦN 1

Nội Dung


THAY LỜI TỰA
( Tái Bản tại Hoa Kỳ Lần 1, Năm 2010 )
Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ là bộ pháp bảo, hàm chứa giáo thuyết căn bản, giúp người tín đồ PGHH hiểu biết tông chỉ và phương thức hành đạo.
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khẳng định Ngài không lập một tôn giáo mới lạ. Ngài chỉ là vị thánh tăng vưng lịnh Đức Thế Tôn hạ giới xuống trần hưng truyền chánh pháp. Cho nên Ngài đã “nối theo chí Thích Ca ngày trước” và “rút trong các Luật các Kinh” để thành lập một giáo thuyết khế cơ, giản dị, dễ học, dễ tu cho căn cơ thấp kém của phần lớn chúng sanh trong thời Mạt pháp.
Tuy nhiên, dù cố giản dị đến đâu, một bộ Sấm Kinh chỉ vỏn vẹn khoảng 500 trang mà tóm lược cả “rừng kinh kệ” của chư Phật Thánh thì nội dung tất phải hàm súc cô đọng. Hơn nữa, về hình thức, lời lẽ có bình dị cũng không tránh khỏi việc cần sử dụng điển tích, điển văn, Hán ngữ, dụng ngữ Phật pháp, phương ngữ, …để diễn đạt tư tưởng. Đó là các lý do khiến người tu học đôi khi không dễ hiểu nếu thiếu phương tiện sưu tầm tra cứu.
Cố soạn giả Thiện Tâm là một tín đồ PGHH, một tu sĩ cả đời xả thân tu học, một giảng viên trong Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự và Ban Phổ Thông Giáo Lý Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo trước năm 1975. Ông nhận thức sự cần thiết của một bộ Chú Giải Sấm Giảng Thi Văn để giúp chư tín hữu khắc phục các trở ngại nói trên nên đã tự nguyện đứng ra làm công tác khó khăn nầy.
Văn-Tư-Tu là phương châm của người tu học Phật pháp: đọc nghe, suy nghiệm rõ ràng rồi hạ công tu tập thì mới thành tựu được Đạo Giải Thoát.
Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nhắc nhở: “Coi rồi phải nhận cho rõ lý.”
Và: “Nghe cạn lời chớ có mờ hồ,
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.”

Cố Soạn Giả tự nhận việc làm để thể hiện mục tiêu trên không thể hoàn hảo ngay từ bước đầu. Công tác sưu khảo biên sọan nầy cần có nhiều người góp sức, cần có sự tiếp tục và tiếp tục chỉnh đốn bổ sung mãi mãi,…
Tái bản và phát không bộ sách nầy, chúng tôi muốn nối vòng tay thể hiện hoài bão của cố Soạn Giả hầu giúp lợi ích trên đường tu học cho chư đồng đạo và tín hữu Phật giáo gần xa trong tinh thần khiêm tốn đó.
Chúng tôi chân thành cảm tạ quý bạn đạo, hữu danh cũng như ẩn danh, đã và sẽ yểm trợ tích cực về tịnh tài cũng như công sức để thực hiện hoàn thành Phật sự nầy.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ - TẬP 1 - PHẦN 2


Nội Dung


BÀI 7. - LUẬN VIỆC TU HÀNH (SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ 2004, tr. 246-247 )

XUẤT XỨ: Khoảng đầu mùa Thu năm Kỷ Mão (1939), Đức Giáo Chủ có sáng tác bốn bài thi Đường luật. Ngài không ghi ngày giờ và tựa bài, chỉ biết Ngài viết sau bài “Thiên Lý Ca” và trước bài “Tam Hùng Trổ Mặt”. Sau nầy, Ban Sưu Tập căn cứ vào ý nghĩa của bài mà tạm đặt cho tựa là “Luận Việc Tu Hành”.
VĂN THỂ: Bốn bài thi nầy thuộc thể thất ngôn bát cú, loại văn nghị luận và thuyết giáo. Khởi đầu bằng câu:“Tu hành dương thế cậy đồng tiền” và chấm dứt bởi câu:“Muôn kiếp danh hiền sách vẫn biên”.
NỘI DUNG: Hiện tình trong thế gian, người thiệt tu thì ít, kẻ giả đạo lại nhiều. Xưa nay có số người tu hành vì ham tiền bạc, danh vị mà làm cho nền đạo phải đảo điên xáo trộn.
Đức Giáo Chủ cho biết: Thuyền từ bi và bát nhã chỉ đưa rước người chơn tu chớ chẳng bao giờ chở kẻ giả tu được. Vì kẻ giả tu đã nhận sai chơn lý và luôn luôn gây tạo nghiệp ác.
Vì thế nên khiến các bậc chơn tu thêm buồn chán; nhưng vì lòng từ bi, quá thương xót nhân sanh nên các Ngài cũng cảm kích mà tìm phương cứu độ.
CHỦ ĐÍCH: Đức Giáo Chủ cảnh tỉnh những người tu giả dối và khuyên tất cả nên thật tâm noi gương Đức Thích Ca và chư Phật Thánh lo tu hành chân chánh, đúng theo chân lý của Đạo Phật để sau nầy được trở về với ngôi vị Phật Tiên.
CHÁNH VĂN (bài 1)
1. “Tu hành dương-thế cậy đồng tiền,
Phật-giáo vì tiền phải ngửa-nghiêng.
Bát-nhã chẳng đưa người tội ác,
Thuyền-từ nào rước lại Tây-Thiên.
Trần-gian đầy-dẫy người làm dối,
Đạo cả nào trông đến cảnh thiền.
Đoái thấy người đời lòng bắt chán,
8. Dương-trần lầm lạc đáng ưu-phiền”.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ - TẬP 1 - PHẦN 3 - HẾT


Nội Dung

Bài 13. DIỆU PHÁP QUANG MINH ( Khùng Điên Tự Cảm Tác) (SGTV TB 2004, tr. 337- 345 )

XUẤT XỨ :
Vào ngày mùng 10 tháng 4 năm Canh Thìn (1940), cùng một lúc với bài “Tạm Ngưng Lý Lẽ”, Đức Giáo Chủ PGHH sáng tác bài Diệu Pháp Quang Minh.
Bài giảng nầy chính tay Ngài cảm hứng mà viết và đề tựa. Đức Giáo Chủ dùng bút hiệu rất khiêm nhượng, thay vì phải xưng danh như thế nầy thế nọ, đằng nầy Ngài lại dùng bút hiệu là của ông Khùng và ông Điên cảm hứng viết ra. Thực ra Ngài đã dùng trí huệ và giáo pháp cao siêu mầu diệu để giác tỉnh người đời; do đó, bài giảng được mang ý nghĩa: Ánh sáng của Trí tuệ (tức Diệu Pháp Quang Minh).
VĂN THỂ :
Đây là một bài vận văn (văn vần), thể thất ngôn trường thiên, loại khuyến tu và thuyết giáo, dài 244 câu. Khởi đầu bằng câu: “Gươm trí huệ từ bi chớp nhoáng” và chấm dứt bởi câu: “Thôi giã thế ước mong đời thạnh”.
CHỦ ĐÍCH :
Đức Thầy cho biết Ngài có sứ mạng vâng lịnh Đức Thế Tôn (Phật Thích Ca) khai Đạo cứu đời bằng đường hướng “Học Phật Tu Nhân” cho thích hợp với căn cơ và tập quán của chúng sanh thời hiện đại. Pháp môn nầy rất dễ tu, dễ chứng đắc.
NỘI DUNG :
Ngài hướng dẫn theo phương cách tu không quá chú trọng ở hình tướng mà chỉ mang sắc thái người cư sĩ tại gia: vừa tu Nhân, vừa học Phật và tu Phật:
-Về Tu Nhân là vẹn gìn trung hiếu tiết nghĩa, đền đáp “tứ đại trọng ân” để hoàn thành phận sự trong Đạo làm người.
-Về Học Phật - Tu Phật là trì hành đúng theo chánh pháp vô vi của Đức Phật Thích Ca khi xưa đã truyền dạy:
“Nội quang cảnh tâm vô kỳ vật.
Đường đạo đức bước đi từ nấc,
Ngoại quang hình bất chấp kỳ hình”.
Để ra khỏi sanh tử đến cõi vô sanh bất diệt:
“Tầm vô vi kiếm cảnh Niết Bàn”.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ TẬP 2 - PHẦN 1 - SOẠN GIẢ THIỆN TÂM

Nội Dung


THAY LỜI TỰA
(Tái Bản tại Hoa Kỳ Lần 1, Năm 2010)
Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ là bộ pháp bảo, hàm chứa giáo thuyết căn bản, giúp người tín đồ PGHH hiểu biết tông chỉ và phương thức hành đạo.
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khẳng định Ngài không lập một tôn giáo mới lạ. Ngài chỉ là vị thánh tăng vưng lịnh Đức Thế Tôn hạ giới xuống trần hưng truyền chánh pháp. Cho nên Ngài đã “nối theo chí Thích Ca ngày trước” và “rút trong các Luật các Kinh” để thành lập một giáo thuyết khế cơ, giản dị, dễ học, dễ tu cho căn cơ thấp kém của phần lớn chúng sanh trong thời Mạt pháp.
Tuy nhiên, dù cố giản dị đến đâu, một bộ Sấm Kinh chỉ vỏn vẹn khoảng 500 trang mà tóm lược cả “rừng kinh kệ” của chư Phật Thánh thì nội dung tất phải hàm súc cô đọng. Hơn nữa, về hình thức, lời lẽ có bình dị cũng không tránh khỏi việc cần sử dụng điển tích, điển văn, Hán ngữ, dụng ngữ Phật pháp, phương ngữ, …để diễn đạt tư tưởng. Đó là các lý do khiến người tu học đôi khi không dễ hiểu nếu thiếu phương tiện sưu tầm tra cứu.
Cố soạn giả Thiện Tâm là một tín đồ PGHH, một tu sĩ cả đời xả thân tu học, một giảng viên trong Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự và Ban Phổ Thông Giáo Lý Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo trước năm 1975. Ông nhận thức sự cần thiết của một bộ Chú Giải Sấm Giảng Thi Văn để giúp chư tín hữu khắc phục các trở ngại nói trên nên đã tự nguyện đứng ra làm công tác khó khăn nầy.
Văn-Tư-Tu là phương châm của người tu học Phật pháp: đọc nghe, suy nghiệm rõ ràng rồi hạ công tu tập thì mới thành tựu được Đạo Giải Thoát.
Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nhắc nhở: “Coi rồi phải nhận cho rõ lý.”
Và:“Nghe cạn lời chớ có mờ hồ,
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.”
Cố Soạn Giả tự nhận việc làm để thể hiện mục tiêu trên không thể hoàn hảo ngay từ bước đầu. Công tác sưu khảo biên sọan nầy cần có nhiều người góp sức, cần có sự tiếp tục và tiếp tục chỉnh đốn bổ sung mãi mãi,…
Tái bản và phát không bộ sách nầy, chúng tôi muốn nối vòng tay thể hiện hoài bão của cố Soạn Giả hầu giúp lợi ích trên đường tu học cho chư đồng đạo và tín hữu Phật giáo gần xa trong tinh thần khiêm tốn đó.
Chúng tôi chân thành cảm tạ quý bạn đạo, hữu danh cũng như ẩn danh, đã và sẽ yểm trợ tích cực về tịnh tài cũng như công sức để thực hiện hoàn thành Phật sự nầy.

CHÚ GIẢI THI VĂN GIÁO LÝ TẬP 2 - PHẦN 2 - HẾT - SOẠN GIẢ THIỆN TÂM
Nội Dung


Bài 10.- TẠM NGƯNG LÝ THUYẾT (SGTVTB 2004, tr.336)

XUẤT XỨ:
Hôm ấy vào ngày 10 tháng 04 năm Canh Thìn. Lý do là sở mật thám Pháp ở Châu Đốc đến Tổ Đình (nhà Đức Ông) dòm ngó theo dõi Đức Huỳnh Giáo Chủ, nên Ngài tạm ngưng sáng tác và thuyết giảng giáo lý, chỉ viết có hai bài thi tứ cú (8 câu). Do đó bài được mang tựa đề là “TẠM NGƯNG LÝ THUYẾT”.
VĂN THỂ:
Đức Thầy sáng tác bài “TẠM NGƯNG LÝ THUYẾT” bằng thể thơ tứ cú Đường luật. Khởi đầu bằng câu: “Gặp buổi gian truân tiếng nhộn nhàng”, và chấm dứt bởi câu: “Tớ Thầy sẽ gặp việc hay ho”.
CHÁNH VĂN:
1.- “Gặp buổi gian-truân tiếng nhộn-nhàng,
Cảm-tình bổn-đạo sự riêng than.
Thầy an nghỉ xác trong đôi bữa,
4.- Đây cũng trải qua hết nhộn-nhàng”.
LƯỢC GIẢI: (Từ câu 1 đến câu 4)
Bài thi thứ nhứt Đức Thầy cho biết trên đường hoằng pháp lợi sanh của Ngài phải gặp nhiều cảnh gian nan sóng gió.
Tình cảnh đó khiến Thầy trò phải gặp cảnh gian truân khắc khổ. Lòng Đức Thầy rất cảm thông cho hoàn cảnh ấy và Ngài cũng nói rõ đây là dịp may để cho Thầy yên nghỉ xác thân trong thời gian ngắn. Rồi đây thời cơ cũng phải vượt qua hoàn cảnh khó khăn đó.
CHÚ THÍCH:
TRUÂN CHUYÊN: Rộn ràng, rắc rối, nhiều công việc rắc rối.
“Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén”. (Khuyến Thiện, Q.V)
CẢM TÌNH: Cũng gọi là tình cảm. Có nghĩa cảm xúc, động lòng. Mọi công việc đối xử với nhau do ngoại cảnh kích thích mà sanh ra tình cảm bên trong. Đức Thầy viết:
“Kỷ Mão hạ san mượn xác trần,
Cảm tình đồng loại Lão khuyên dân”.
NGHỈ XÁC: Cho thể xác nghỉ ngơi, bớt lao động để lấy lại sức khỏe.

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget