BỬU Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên,

寶玉君明天越元

SƠN Trung Sứ Mạng Đạo Nam Tiền.

山中師道地南前

KỲ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,

奇年狀再新復國

HƯƠNG Xuất Trình Sinh Tạo Nghiệp Yên.

香出程生造業安

Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
Các Bài Viết Liên Quan
Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website. Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…
XIN THƯỜNG NIỆM PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Đức Thầy Thuyết Pháp Năm Tân Tỵ (1941) (Tại Bến Đò Quảng Nhung)

Đây là quyển Sách nói về nội dung mà Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo Thuyết Pháp Năm Tân Tỵ (1941) (tại Bến Đò Quảng Nhung làng Kiến An - Long Xuyên - An Giang)


Đức Thầy Thuyết Pháp Năm Tân Tỵ 1941 tại bến đò Quảng Nhung

Tải văn bản dạng Word để In
Tải văn bản dạng PDF để In

Đây là quyển Sách nói về nội dung mà Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo Thuyết Pháp Năm Tân Tỵ (1941) (tại Bến Đò Quảng Nhung làng Kiến An - Long Xuyên - An Giang)


Mục lục

Đoạn Này Đức Thầy Luận Lược Về Việc Tu:

* Tôi xin nhắc tiếp luận lược về việc tu:
Hỡi ai là người đạo đức, xin rán giữ chữ tu là gốc. Sự tu khó, biết không phải dễ, nhưng mà dễ, khó cũng tại tâm, hễ muốn thì là dễ, không muốn thì là khó vậy.
Hết thảy sự gì cũng chẳng khó chỉ muốn ngay đó thôi, sự tu cũng như sự học, sự học chẳng biết tới đâu là cùng.
Hễ học là một ngày một khó, mà hễ khổ khó chừng nào, đắng cay mà bền chí đặng thì ngày kia có kết quả cho ta một ngày vui quí giuá đó vậy.
+Thí dụ: Như ta trước đây mà muốn gieo trồng có cho nhiều hay là trồng cây chi thì trước hết ta phải lo gây giống ấy, rồi ra công khó cuốc cày vun phân tưới nước cực khổ với nó vô cùng, thì một ngày nọ, đúng ngày đúng tháng nó sẽ đơm bông trổ trái cho ta dùng hưởng.
Còn ngày nay ta tu hành đặng mà chờ cho đến ngày nọ gặp hội khoa tràng thì ta ra ứng cử, hễ đức trọng thì tài cao, sẽ rạng mặt mày hiển vinh muôn thuở.
Tôi xin nhắc sự tu chẳng có chi lạ, tu là sửa đổi lương tâm cho thiện, tìm sự lành, lánh sự dữ là tu, tu là rứt bỏ lòng ích kỷ, mở rộng lòng nhơn ái, thương người mến vật, cứu vớt lẫn nhau, ấy là tu, tu là quan sát lẽ chánh tà, làm việc chơn chánh là tu. Tu là ơn cha nghĩa mẹ cho tròn chữ hiếu, cho trọn tam cang ngũ thường.
Cho đồng đẳng, mới gọi là tu, việc tu hành phai bỏ bớt lòng tà, diệt trừ vật dục nơi tâm của ta, chẳng giận, không hờn, không ganh ghét, làm cái không mới có, chắc là người đồng đạo ai cũng biết, tại sao cái không mà có, còn cái có lại ra không ?
Như ta có căn tiền nhiều mà ta ỷ có sẳn mà dùng hưởng hoài, chẳng gieo trồng, rồi một ngày nọ dùng hết ta phải khổ và đói đó, còn về sự hữu hình với sự vô vi.

+Thí dụ: Sự hữu hình như ban ngày, sự vô vi như ban đêm vậy. Ngày nay ta chưa rõ vào khoảng ban đêm tâm tối ấy, muốn có vật chi rõ ràng hình thể như ban ngày thì ta phải làm sao?
Ta cần phải đốt cây đuốc huệ nơi tâm ta cho tỏ rạng, thì ta sẽ thấy ngay hiểu ngay, cần gì phải ai dìu dắt và chỉ đường cho ta hiểu, còn hiện tại cái tâm của ta như thể biển cả, hễ tâm đau thì biển dậy, mà biển dậy thì nổi sóng ba đào, mà nổi sóng thì phải làm sao phân biệt được đục trong cho đặng.
Thì cần phải cho yên lặng và thanh tịnh, dẫu cái biển ấy có sâu đi nữa cũng nhìn thấy tận đáy.
Còn ngày nay ta muốn rỏ cảnh vô vi thì phải ráng mà tu đi và tìm phương pháp mà trừ vật dục nơi tâm của ta cho rồi, thì cảnh không thấy sẽ thấy ngay trước mắt ta đó vậy.
Còn mấy con quỉ loạn nơi tâm của ta đây không phải dễ gì mà trừ nó đặng.
+Thí dụ: Như có đám giặc gây rối loạn mà còn có thể trừ đặng mau lẹ, còn sáu con quỉ nơi tâm khó mà trừ đặng. Tại sao kêu là sáu con quỉ dục tâm, đó là: Mắt, tai mũi, miệng, thân, ý.
-Mắt: Thì ham màu tốt đẹp, cũng động nơi tâm.
-Tai: Thì nghe tiếng đờn, tiếng trống, tiếng ngọt tiếng bùi, mà lúc đắng cay thì chẳng chịu, cũng động nơi tâm.
-Mũi: Thì ngửi ưa mùi thơm tho, thì cũng động nơi tâm.
-Miệng: Thì Ham chua, ham ngọt mà ưa thứ nầy thứ nọ thứ kia, chê khen không ngọt mà đày đoạ thân ta, cũng xúc động đến tâm, còn mà nó đầy đoạ thân ta, cũng xúc động đến tâm.
-Thân: Thì hay so sánh, đua tranh, lại nung đúc việc bậy, cũng tại tâm phát ra.
-Ý: Là con quỉ sâu độc, nó ham, nó mến, chẳng nhàm, nó sai bất kể. Ôi ! Cái đời của ta mà cực khổ đắng cay là vì nó, ngày nay ta muốn thoát khỏi nó khiến sai, thì ta phải ráng mà tu đặng lần lượt diệt trừ cho đặng. Nếu diệt trừ sáu con quỉ đặng rồi thì ta mới hết khổ vậy.
Muốn diệt trừ nó thì ta phải làm sao?
Cần phải luyện tập lương tâm, đừng vọng động, đừng nóng nảy, phải đủ tinh thần mạnh bạo, đừng nhút nhát, hễ gặp sự chánh thì cương quyết mà làm, còn sự tà muốn dục ta, thì ta tìm phương diện cự tuyệt. Được năm ba lần như vậy thì thần lương tâm của ta hiện ra dắt ta đi trên con đường đạo đức. Nếu ta chẳng đủ tinh thần mà để cho nó làm chủ, thì suốt cuộc đời của ta phải khổ và làm nô lệ cho nó hoài hoài.
Trầm luân nơi bể trầm mê này biết bao nhiêu là khổ cực. Vậy sự tu là cần phải luyện tậm, sử đổi chẳng phải ly gia cắ ái, bỏ nhà, bỏ cửa vào chùa, lên núi, vào non, cạo đầu mới gọi là tu.
Hởi ai là người đạo đức, hãy mau suy nghĩ lẽ chánh tà cho kỹ, làm chuyện mỵ tà giả dối mà mang khổ, ta phải biết đời này là đời sanh linh chìm đắm mà sao ta chẳng ra tay cứu tế, dìu dắt lẫn nhau, ngồi mà tụng kinh gõ mõ mà làm sao giải thoát.
Tu mà sợ nẻo chông gai, tu mà lo sợ khổ cực, sợ lời ăn tiếng nói, đẩy sô, sô đẩy, giành vào chùa lên núi trốn núp mà tu thân thì làm sao trúng chơn lý nhà Phật. Vậy ai là người đồng đạo, ta làm lành do nơi đâu, mà làm dữ do nơi đâu, nhứt nhứt đều do nơi tâm của ta vậy.
Ngày nay ta tu đây chí muốn làm lành thì phải sửa đổi lương tâm cho thiện, thì là Phật tại thế đó, chớ đâu phải tìm chùa cho lớn rộng nguy nga, qui y ông nầy, thọ giáo ông kia mới gọi là tu sao?
Mà ta lầm lỗi mấy ông có cứu ta đặng chăng ? Nếu cứu chẳng đặng, thì cần phải đi đâu cho xa, thử hỏi từ cổ chí kim, có ai tìm Phật đặng chăng ? Phải tu niệm hoài sao cho Phật tìm ta, thì chắc hơn đó vậy!
Con người tu Phật phải rứt bỏ lòng ích kỷ và bỏ tánh mê muội, như thầy bóng lên lên xuống xuống, ta tham mầu nhiệm trước mắt mà sát sanh hại vật, mà cúng kiến tinh tà, mà giả mạo thần thánh, mà làm hại ta cho đặng.
Vậy ta mau tìm chân lý, chớ ham mầu nhiệm linh tính, mà tu càng khổ, hễ đói thì ăn rau, đau thì tìm danh y hốt thuốc uống, phải giữ lòng trong sạch mới đặng. Phật còn mang tám mươi mốt nạn, huống chi làm người sao tránh khỏi tai hoạ.

Đoạn này Đức Thầy giảng giải về sự cúng kiến thờ phượng

*Còn về sự cúng kiến thờ phượng:+Thí dụ: Như ta thờ ông Phật hay Quan Thánh có ai buộc ta thờ chăng. Ta thờ đây là thờ nghĩa khí, thờ là nhắc gương hiền của Ngài mà học đòi để răng lòng sửa tánh, vậy chẳng phải thờ mà cứu độ ta, thì còn có chỗ tư riêng hay sao? Của cúng khác nào của lo lót.
Phật - Tiên - Thánh ở nơi Cực Lạc, có đâu ở phàm mà làm gà, vịt, heo tế lễ là thêm tội cho ta, ta là người đạo đức, giữ đặng tấm lòng thành tánh tốt cũng quí. Thần, Thánh dụng tâm ý chớ không dụng vật.
Có kẻ suy nghĩ lẽ chánh tà tưởng thờ Phật, cúng lạy mà độ cho mình mà không độ thì đốt phá, chưởi bới ấy là ta gây tội cho ta. Cúng lạy là bề ngoài, còn lòng thành dầu một cái bông, một chén nước cũng quí.
Còn ta có lòng thờ phượng đúng theo chơn lý vô vi thì đừng có mang hình cốt. Trong nhà thờ ông bà, cha mẹ. Ngoài lập bàn thờ Trời, Phật, Thần, Thánh, ngày đêm phượng tự hương đăng giữ lòng trong sạch cũng quí.
Còn sự cúng kiến ông, bà, cha, mẹ phải suy nghĩ đừng làm việc mỵ tà giả dối, không đúng trong chơn lý tu hành khổ cực mà (chẳng) không nên đặng, phải dứt bỏ tín ngưỡng mê muội như: đốt giấy tiền, vàng bạc, đốt giấy quần áo, nào làm lầu kho nhà binh khí, làm xá hạt, đầu phướng, ấy là sự giả dối, ấy là Thần Tú bên Tàu hồi đời Đường, bày mộng mỵ gạt dân chúng lưu truyền đến ngày nay, lâu đời rồi, cho nên làm đạo pháp phải suy đồi nên tu hành lầm lạc chẳng biện lẽ chánh tà, tu luyện khổ cực mà chẳng ra gì, từ xưa đến nay có mấy ai thành.
Vậy ngày nay đường đạo sắp khai sáng, ta ráng tu hành cho đúng thời mới đặng, có nhiều người nói theo cổ lệ ông bà để lại thì hay vậy có tốn hao bao nhiêu? Tôi xin nhắc lại rất đổi là bậc Thánh Hiền và Đức Thích Ca mà còn lạc đường thì ta mau trở lại tìm chân lý nơi tâm mà tu luyện, thì còn chút lòng trong đời, nếu như ta nói có qui y cùng ông đó hoặc thọ giáo ông kia lỡ rồi trở ra e mang lỗi. Xin cùng đồng bào ai đừng tưởng vậy, nếu như ta đi lạc đường mà không trở lại thì ta phải khổ, mấy ông có cứu đặng chăng ? Còn Đức thích Ca tầm biết mấy đạo mà không vừa đạo nào, sau gặp Nhiên Đăng truyền chơn lý nơi tâm, tu hành mới mau kết quả, vậy sau không biết lỗi Thích Ca đi!
Còn hiển Thánh ngày xưa tìm biết bao nhiêu đạo mà không vừa, ấy là người tìm chân lý, chẳng thấy mầu nhiệm trước mắt mà tin mà học theo, tu hành khổ cực mà chẳng kết quả, ngày nay ta tu hành cũng vậy, đừng thấy mầu nhiệm người mà làm theo, truyền đạo thì chẳng luận sự hữu hình mầu nhiệm, vậy ai là người đồng đạo khá gìn chân lý hư vô, phải phân tà chánh cho kỹ mà hành đạo.
Than ôi ! Đến ngày kia tận thế, cảnh tốt tăm mù mịt, cả hoàn cầu đất địa rung rinh, chừng ấy làm chánh đạo hiền lành đạo đức thì ta gặp Thần, Tiên hiện ra dìu dắt ta khỏi nơi khói lửa, còn kẻ bạo tàn ngang ngược hung đồ làm điều tà mỵ, tu hành giả dối, thì bị hùm ta, sấu bắt đặng phạt kẻ cường đồ. Có một trận thuỷ, hoả thiêu rụi tận tuyệt, ngộ rồi mới biết Trời, Phật công bình, ăn năn kêu réo cũng không đặng vậy, làm người ai đành phụ bạc đạo, tranh đấu giết hại gian tham mà chi lắm vậy.
Than ôi! Vui thú chi đây là cõi hồng trần ngục mê nầy mà sa mê gây tạo, kể từ khi mở mắt chào đời lọt lòng mẹ, tiếng khóc khổ a, khổ a, thì là bắt đầu khổ cho đến ngày nay chưa hết khổ.
Không hiểu tại sao vậy? Có lẽ tiền kiếp ta còn vương vấn nợ trần chưa rồi, trả cho đến chừng nào ta biết tu thân, chẳng vương lấy nợ hồng trần ngục mê nầy đặng lên Cực Lạc thì ta mới hết khổ.
Ôi ! Khổ bởi nơi phú quí công danh, khổ bởi chẳng làm lành, sa mê vật chất, đắt sự ăn chơi, khổ bởi gây lấy oan gia nợ báo, khổ bởi sống sắc tranh tài, gây lấy sự oan nên phải khổ, quanh quẩn từ tháng chí năm, từ ngày chí tối, có bao nhiêu đó gây nên sự đời nên bị khổ. Một ngày nào đó nhắm mắt, cũng phủi tay không, vậy nào là ruộng đất cò bay thẳng cánh, nào là nhà cửa nguy nga, nào là nệm rộng, giường ngà, vợ con đông đảo, có đem theo đặng cùng chăng ?
Ngày nay cũng vì chút thân sống sót tạm giả nầy, nơi cõi trầm luân mà gây cái khổ cho ta.
Ôi ! Đời là giả tạm, công danh phú quí cũng tạm, tiền tài cũng tạm, cũng giả, đó vậy sao ta chẳng sớm lơi. Ngày nay cũng là dịp cho ta giải khổ, để một ngày kia thuyền ra khỏi bến thì ta sẽ gặp trận giông to mà đắm chìm nơi đáy biển.
Ngộ cảnh đó, ta ăn năn đã muộn. Vậy ta sớm lo nhứt tâm tìm đạo, dù sống chết cũng vui lòng lo về đường đạo đức, tuy thấy chết mà chẳng chết.
Ôi ! Đời nầy là đời vật chất, cạnh tranh sự tu hành rất khổ, cho nên có người phải thối chí ngã lòng, nào là nghèo đói, nào là vật chất cạnh tranh, sự tu hành rất khổ, hễ bước ra đường thì lên xe xuống ngựa, đủ vật nâng gót đỡ chân, hễ bước ra đường thì sóng sắc đua tài, sa mê màu sắc mà làm cho đời sống dân lành lắm cơn đau khổ, đem thân làm mồi vật chất, phụ bạc đạo lành, ấy chẳng qua là tạo hoá trở treo, sàn sảy chọn lọc.
Hỡi ai là người học nhiều ! Hãy sớm xét cuộc đời cho cạn mà dìu dắt lẫn nhau tầm vào bờ đạo đức, ráng vững chí bền lòng đặng rõ đắng cay, phải ráng chí tâm mới đặng. Sau này xin đồng đạo nghe rằng từ nay khá mau chừa bỏ những sự kêu mời, chửi rủa gớm ghê.
Nào là kẻ đầu bạc thỉnh thỉnh mời mời, nào là đủ thứ lớp. Hỡi ai là người đồng đạo khá mau chừa bỏ, rồi đây chớ có kêu la than khóc, chết không toàn thây, chết không kịp trối.
Còn về sự ăn chay, ăn lạc chẳng có ích cho Phật, Trời và Thần, Thánh mà có ích cho thân ta đó, sự ăn chay bởi lòng nhơn rộng rãi của người đạo đức song toàn chẳng nỡ giết vật yếu hèn hơn mình mà ăn cho đành.
Cho ngon ngọt, bùi béo để cho con vật yếu hèn hơn ta phải chịu lìa bầy, đủ tiếng kêu là mà ăn cho đành lòng, thà muối dưa đạm bạc, vật chất nhẹ nhàng, giúp thêm cho ta tánh sáng suốt, trong sạch, ấy gọi là người nhơn. Người ấy cũng vì lòng bác ái rộng rãi đúng bực Hiền Thánh đó.
Còn về vật dưỡng nhơn, Trời sanh ra thì ăn, mà nỡ lòng nào tàn nhẫn như vậy. Ôi! Tạo hoá sanh ra vạn vật, không thiếu chi vật ăn uống, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, còn có người ăn sao mà người ta chửi, người ta rủa cũng là ăn vậy.
Sự ăn uống cần phải chọn lọc, còn sự tu niệm cúng lạy chưa đủ. Hỡi ai là người đạo đức quan sát lẽ chánh tà cho kỹ mà hành đạo. Sự tu niệm cần phải yếu lý mà học đặng răn lòng sửa tánh đó.
+Thí dụ: Trong kinh sách cho ta cũng tỷ như tờ trác quan trên xuống dạy ta vậy. Nếu như ta ngồi đọc sách hoài rồi phận sự ai làm thay cho ta. Hỡi ai là người đạo đức cùng các bậc danh sư, ai là người ẩn sỉ nơi chùa hay vào núi. Ngày nay là ngày sinh linh trôi nổi, mau dẹp sự tụng niệm qua một bên đặng ra công tìm phương diện cứu nhau một lần nầy là lần chót đó!
Ông, bà, cô bác, anh chị lớn nhỏ đặng vạn sự an lành muôn điều như ý nguyện.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
(Sao y nguyên văn ngày 3 tháng 9 năm 1987)

Đăng nhận xét

[facebook][blogger]

Ẩn Danh Cư Sĩ PGHH 1939

Liên Hệ với PGHH 1939

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget