Tải Trọn Bộ Sấm Giảng - Thi Văn Giáo Lý PDF
NHỮNG BÀI SÁNG TÁC NĂM BÍNH-TUẤT (1946)
Mục lục
TIẾNG SÚNG BÊN LẦU
Nước-non
tan vỡ bởi vì đâu?
Riêng
một ta mang nặng mối sầu.
Lòng
những hiến thân mưu độc-lập,
Nào
hay tai-họa áp bên lầu.
***
Bên lầu
tiếng súng nổ vang tai,
Trời đất
phụ chi kẻ trí tài.
Mưu quốc
hóa ra người phản quốc,
Ngàn
thu mối hận dễ nào phai.
***
Từ ấy
lao mình vượt khổn-nguy,
Băng rừng
lội suối giả man-di.
Ngày
mong ải Bắc oan nầy giải,
***
Nhưng
khổ càng mong càng vắng bặt,
Trời
Nam tràn ngập lũ Tây-di.
Biết bao
đồng-chí phơi xương máu,
Thức-giả
nhìn nhau hỏi tội gì?
***
Vì tội
không đành phụ nước-non,
Phô-bày
tiết-tháo tấm lòng son.
Ngăn
phường sâu mọt lừa dân-chúng,
***
Chẳng
nệ thân danh nỗi mất còn.
Nếu mất
thôi đành xong món nợ,
Nay còn
há dễ ngó lơ sao?
Dọc-ngang
chí cả dù lao-khổ,
Thất bại
đâu làm dạ núng-nao.Thất bại đâu làm dạ núng-nao,
Non-sông
bao phủ khí anh-hào.
Phen nầy
cũng quyết đền ơn nước,
Máu giặc
nguyền đem nhuộm chiến-bào.
Miền-Đông,
năm 1946
(Trong
khi Đức Thầy ẩn-lánh Việt-Minh và người Pháp vừa mới tái chiếm Nam-Việt)
***
ĐỒNG-ĐẢNG TƯƠNG-TÀN
Người
đồng-đảng giết người đồng-đảng,
Ai Việt-minh,
Cộng-Sản là ai?
Đương
cơn quyền-lợi đắm say,
Anh
hùng chí-sĩ râu mày thế ư?
Đường muôn
dặm lời thư một khúc,
Giờ giặc
đà tá-túc nhà ta.
Ai ra
nưng đỡ san-hà,
Ai ra
cứu vớt nước nhà lâm nguy?
Phát-xít
sẽ tầm-truy tàn-sát,
Không
đảng nào mà thoát tai-ương.
Nghĩ
càng bực-tức đau-thương,
Giết
nhau để lợi cho phường xâm-lăng.
Miền-Đông,
năm 1946
***
CHÍ NAM NHI
Nam-nhi
mang chí cả,
Bao tấm
lòng sắt đá.
Thương
giống-nòi dẹp bả vinh-huê,
Lướt đạn
bôm giữ một lời thề:
Tàn-sát
hết quân thù xâm-lược,
Tranh
độc-lập tự-do cho nước,
Cho giống-nòi
rạng-rỡ trước năm châu.
Khí
thiêng-liêng sông núi nhiệm-mầu,
Un-đúc
giống anh-hùng vang bốn bể.Gương sáng ấy soi chung hậu thế,
Anh em
ôi! theo dõi gót cùng ta.
Ra tay
quét sạch san-hà,
Ra tay
bồi-đắp nước ta hùng-cường.
Miền-Đông,
ngày 10 tháng giêng Bính-Tuất (1946)
***
RIÊNG TÔI
Rứt áo
cà-sa khoát chiến-bào,
Hiềm
vì nghịch-cảnh quá thương-đau,
Bên rừng
tạm gởi thân cô-quạnh.
Nhìn
thấy non sông suối lệ trào,
Nhìn
thấy non sông suối lệ trào,
Lòng
nguyền giữ vững chí thanh-cao.
Ai người
mãi quốc cầu vinh nhỉ,
Hậu thế
muôn thu xét thử nào?
Hậu thế
muôn thu xét thử nào?
Lòng nầy
yêu nước biết là bao?
Vì ai
gieo-rắc điều hồ-mị,
Đành
ngó non sông nhuộm máu đào.
Đành
ngó non sông nhuộm máu đào,
Thời-cơ
độc-nhất cứu đồng-bào.
Muôn
ngàn chiến-sĩ chờ ra trận,
Bỗng
vướng gông-cùm chốn ngục-lao.
Miền-Đông,
năm 1946
***
TIẾNG CHUÔNG CẢNH-TỈNH
Hãy tỉnh
giấc hỡi muôn ngàn chiến-sĩ,
Mở
lòng ra thương nghĩ sanh-linh.
Đồng-bào
ai nỡ dứt tình,
Mà đem
chém giết để mình an vui.
Dù lúc
trước nếm mùi cay đắng,
Kẻ độc-tài
đem tặng cho ta.
Sau nầy
tòa-án nước nhà,
Sẽ đem
kẻ ấy mà gia tội hình.
Lúc
bây giờ muôn binh xâm-lược,
Đang đạp-giày
non nước Việt-Nam.
Thù
riêng muôn vạn cho cam,
Cũng
nên giác bỏ để làm nghĩa công,
Khắp Bắc
Nam Lạc-Hồng một giống,
Tha thứ
nhau để sống cùng nhau.
Quí
nhau từng giọt máu đào,
Để đem
máu ấy tưới vào địch quân.
Đấng
anh-hùng vang lừng bốn bể,
Các sắc
dân đều nể, đều vì.
Đồng-bào
nỡ giết nhau chi,
Bạng
duật tương trì lợi lũ ngư-ông.
Hỡi những
kẻ có lòng yêu nước,
Nghe lời
khuyên tỉnh được giấc mê.
Anh em
lớn nhỏ quày về,
Hiệp
nhau một khối chớ hề phân-ly.
Đả-đảo
bọn Nam-Kỳ nô-lệ,
Kiếp
cúi-lòn thế-hệ qua rồi.
Lời
vàng kêu gọi khắp nơi,
Anh em
chiến-sĩ nhớ lời ta khuyên.
(Viết
vào lối tháng 2 tại Miền-Đông năm 1946 để khuyên anh em tín đồ Hoà-Hảo chấm dứt
các cuộc xung-đột với Việt-Minh).
***
QUYẾT RỨT CÀ-SA
Thấy
dân thấy nước nghĩ mà đau,
Quyết
rứt cà-sa khoác chiến-bào.
Đuổi bọn
xâm-lăng, gìn đất-nước,
Ngọn cờ
độc-lập phất-phơ cao.
***
Ngọn cờ
độc-lập phất-phơ cao,
Nòi giống
Lạc-Hồng hiệp sức nhau.
Tay
súng tay gươm xung trận-địa,
Dầu
cho giặc mạnh há lòng nao.
***
Dầu
cho giặc mạnh há lòng nao,
Nam-Việt
ngàn xưa đúc khí hào.
Lúc giặc
xâm-lăng mưu thống-trị,
Anh-hùng
đâu sá cảnh gian-lao.
***
Anh
hùng đâu sá cảnh gian-lao,
Chiến-trận
giao-phong rưới máu đào.
Miễn đặng
bảo-tồn non-nước cũ,
Giữ an
tánh-mạng cả đồng-bào.
Miền-Đông,
năm 1946
***
TẶNG HỘI-ĐỒNG CỐ-VẤN NAM-KỲ
Tám
ông Cố-vấn Hội-đồng,
Phùng
mang trợn mắt ra công bán nòi.
Hô-hào
nghinh-tiếp quân voi,
Về
giày mộ tổ để vòi mề-đai.
Thinh
múa mỏ, Phát khoe tài,
Nam-Kỳ
hiến-pháp sắp bày mị dân.
Nào là
chấn-chỉnh (củng-cố) hương-lân,
Để cho
lũ chó làm sân săn mồi.
Vụng-về
thay, bọn Tây-bồi!
Sắm tuồng
vẽ mặt mà giồi phấn đen.
Ngàn
muôn cử-chỉ đê-hèn,
Cúi
lòn, bưng bợ tập rèn công phu.
Lòng
mong dân nước dại ngu,
Để đám
nghị mù tự-tiện làm quan.
Nào ngờ
trong lúc dở-dang,
Nghị
Phát vắng số suối-vàng vội đi.
Nghị
Thinh lụy nhỏ lâm-ly,
Than rằng
bạn nở bỏ đi giữa chừng!
Hợp
bàn tính kế trùng-hưng,
Vợ bạn
đã nữa chừng xuân nhưng còn.
Ra tay
dìu-dắt bốn con,
Suối
vàng bạn hỡi lòng còn ghen không?Muôn dân như chửa vừa lòng,
Ước
sao cả lũ vào tròng Diêm-La.
Từ nay
trong nước Nam ta,
Thề rằng
chẳng chịu đẻ ra giống nầy.
Miền-Đông,
năm 1946
***
NGHỊ THINH VỚI CAO ỦY D‘ARGENLIEU
NGHỊ
THINH: Dạ dạ… Dám bẩm quan Cao-Ủy.
Thậm
chí nguy, thậm cấp chí nguy.
Rối
beng trật-tự Nam-Kỳ,
Bạn
tôi Nghị Phát mạng phi mất rồi.
Còn bảy
ông ngồi trơ mỏ chó,
Lòng
nhưng lo sóng gió bất kỳ.
Nếu
không phương-pháp phòng nguy,
Ức
tình tôi sẽ điện đi hoàn-cầu.
Cho thế
giới góp thâu tài-liệu,
Rằng
Việt dân chẳng chịu phục-tòng.
Thế nầy
cai-trị sao xong,
Trả nước
lại nó mới hòng ngủ yên.
D‘ARGENLIEU:
Quan Cao-Ủy mặt liền sầm lại.
Lũ dân
gì kỳ quái lạ thường.
Máy
bay tàu chiến biểu-dương,
Rõ-ràng
Đại-Pháp hùng-cường thế ni.
Mà
chúng vẫn khinh-khi sự chết,
Chẳng
lẽ ta giết hết trẻ già.
Bằng
không, muốn dứt can-qua,
Giao
cho việc nước, việc nhà nó toan.
Mình
làm khách bàng-quan khi khỏe,
Nước
Việt-Nam son trẻ ra đời.
Cộng-hòa
đem lại khắp nơi,
Muôn
dân an-lạc thảnh-thơi phú-cường.
NGHỊ
THINH: Nghị Thinh nghe bèn òa tiếng khóc:
Thế
còn công khó-nhọc tôi đâu?
D`ARGENLIEU:
Mua cho ông một vé tầu,
Ba-ri
đến đó ngỏ hầu dung thân.
Miền-Đông,
năm 1946
TÌNH
YÊU
Ta có
tình yêu rất đợm nồng,
Yêu đời,
yêu lẫn cả non sông.
Tình
yêu chan-chứa trên hoàn-vũ,
Không
thể yêu riêng khách má hồng.
Nếu
khách má hồng muốn được yêu,
Thì
trong tâm-trí hãy xoay chiều.
Hướng
về phụng-sự cho nhân-loại,
Sẽ gặp
tình ta trong khối yêu.
Ta đã
đa-mang một khối tình,
Dường
như thệ-hải với sơn-minh.
Tình
yêu mà chẳng riêng ai cả,
Yêu khắp
muôn loài lẫn chúng-sinh.
Miền-Đông,
năm 1946
(Một thiếu-nữ
ở Saigon thầm yêu Đức Thầy trong khi Ngài còn ẩn lánh V.M. và Pháp; thấy vậy, Đức
Thầy bèn viết ba bài thi trên đây để cảnh-tỉnh cô ấy).
***
LẤY CHỐNG CHỆT
Lúc Đức
Thầy đang ẩn lánh 1946, Ngài có gặp một cô gái Việt lấy chồng Ngô. Tức cảnh,
Ngài có bài thi sau đây (dùng biệt-hiệu Hoài-Việt);
Cô ơi,
nước Việt-Nam thiếu gì trai trẻ,
Mà vội
đi lấy lẽ “ba Tàu”?!
Của tiền
quí báu là bao,
Đem tuổi
mười tám so vào bốn mươi?
Rồi
nuôi tánh biếng-lười mê ngủ,
Để
ngày kia ủ-rũ đau thương.
Khi ba
Tàu xách gói hồi hương,
Vàng bạc
tóm, bỏ cô thơ-thẩn.
Cô
nhìn theo muôn vàng tiếc hận,
Cô vì
chàng mà bẩn tiết-trinh.
Cô tủi
thân cô lại bất bình,
Nhưng
muộn quá, tuổi xuân không trở lại.
Trông
tương-lai cô đầy sợ hãi,
Hoa
úa-tàn người lại rẻ khinh.
Cô tiếc
rằng phải tuổi còn xinh (xanh),
Cô sẽ
chọn người chồng Nam-Việt.
Ở
trong hàng thanh-niên, thanh-niết,
Tuy
nghèo hèn mà biết thỉ-chung.
Yêu-đương
nhau đến phút cuối cùng,
Vợ chồng
ấy mới chân hạnh-phúc.
Ta là
kẻ phương xa tá-túc,
Thấy sự
đời vẽ khúc văn-chương.
Thấy đời
cô chìm-đắm trong gió sương,
Than
ít tiếng gọi hồn chủng-loại.
Việt-Nam!
người Việt-Nam mau trở lại!
Yêu giống
nòi có phải hơn không?
Dầu
sao cũng giống Lạc-Hồng.
Miền-Đông,
năm 1946
***
TUYÊN-NGÔN Của ĐẢNG VIỆT-NAM DÂN-CHỦ XÃ-HỘI
Do Đức
Huỳnh Thủ-Lãnh công-bố ngày 21-9-46
(Theo
bổn của B.C.H. Liên-Tỉnh Dân-Xã M.T.N.V.)
1947-1949
Đảng
VIỆT-NAM DÂN-CHỦ XÃ HỘI (gọi tắt là Việt-Nam Dân-Xã Đảng) thành-lập ngày 21
tháng 9 năm 1946, do sự thỏa-thuận và đoàn-kết giữa nhiều đoàn-thể ái-quốc
(kháng-chiến, cần lao, tôn-giáo và chánh-trị)
Việt-Nam
Dân-Xã Đảng là một đảng quốc-gia tranh-thủ sự tự-chủ hoàn-toàn của dân-tộc, củng-cố
nền độc-lập quốc-gia và cấu-tạo xã-hội Việt-Nam mới.
Sở-dĩ
Đảng đặt vấn-đề độc-lập quốc-gia trước các vấn-đề khác là vì:
1/-
Trên lập-trường quốc-tế, nước Việt-Nam có được độc-lập, dân-tộc Việt-Nam mới được
sống bình-đẳng với dân-tộc khác; dân-tộc bình-đẳng nhau mới chủ-trương được
dân-tộc hiệp-lực, mới kiến-thiết được hòa-bình xác-thực cho thế-giới.
2/ -
Dân tộc Việt-Nam được tự-chủ và mạnh mới tránh khỏi sự chi-phối của đế-quốc chủ-nghĩa
để thi-hành một cách có hiệu-quả những biện-pháp chính-trị và kinh-tế, đem lại
hạnh-phúc cho các tầng lớp dân-chúng. Việt Nam Dân-Xã Đảng là một đảng dân-chủ,
chủ-trương thiệt-thi triệt-để nguyên-tắc chánh-trị của chủ-nghĩa dân-chủ: “Chủ-quyền
ở nơi toàn-thể nhân-dân”.
Đã chủ-trương
“Toàn dân chánh-trị” thế tất đảng chống độc-tài bất cứ hình-thức nào.
Việt-Nam
Dân-Xã Đảng là một đảng cách-mạng xã-hội chủ-trương tổ-chức nền kinh-tế theo
nguyên-tắc chủ-nghĩa xã-hội; không để giai-cấp mạnh cướp công-quả của giai-cấp
yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc-lợi cân-xứng với tài-năng và việc
làm của mình; những người tàn-tật yếu-đuối thì được nuôi-dưỡng đầy-đủ.
Đặc điểm
của Việt-Nam Dân-Xã Đảng là, trong giai-đoạn hiện tại, không chủ-trương giai-cấp
đấu-tranh giữa dân-tộc Việt-Nam vì lẽ ở xã-hội Việt-Nam hiện thời, trên 80 năm
bị trị, chỉ có một giai-cấp bị “tư-bản thực-dân” bóc-lột. Muốn tránh khỏi
giai-cấp tranh-đấu về sau, thì sự cấu-tạo “xã-hội Việt-Nam mới” phải căn-cứ nơi
những yếu-tố không cho sanh-trưởng giai-cấp bóc-lột và chỉ trợ-trưởng một
giai-cấp một, tức là giai-cấp sanh-sản.
***
CHƯƠNG-TRÌNH Của ĐẢNG VIỆT-NAM DÂN-CHỦ XÃ-HỘI
Do Đức
Huỳnh Thủ-lãnh công-bố ngày 21-9-46
(Theo
bổn của B.C.H. Liên-Tỉnh Dân-Xã M.T.N.V.)
1947-1949
I.-
CHÁNH-TRỊ
a/ Đối-ngoại:
1. – Căn-cứ
vào chánh-sách(1) của Liên-Hiệp-Quốc (O.N.U.) và sự
bảo-vệ chung nền hòa-bình, cộng-tác với các dân-tộc trên lập-trường tự-do và
bình-đẳng.2. – Tranh-đấu giải-phóng dân-tộc, đem lại độc-lập cho nước
nhà.
3. – Thừa-nhận
quyền dân-tộc tự-quyết của các dân-tộc nhược-tiểu. Đoàn-kết với các dân-tộc ấy
để chống đế-quốc xâm-lăng.
b/ Đối-nội:
4. – Nước
Việt-Nam có một: ba bộ Trung, Nam, Bắc gồm một.
5. – Củng-cố
chánh-thể Dân-Chủ Cộng-Hòa bằng cách đảm-bảo tự-do, dân-chủ cho toàn-dân.
6. – Ủng-hộ
Chánh-Phủ Trung-Ương về mặt tranh-thủ thống-nhất và độc--lập.
7. – Liên-hiệp
với các đảng-phái để chống họa thực-dân.
8. – Chủ-trương
“toàn-dân chánh-trị”.
9. – Chống
độc-tài bất cứ hình-thức nào.
***
II.-
KINH-TẾ
a/
Nguyên-tắc chung:
- Trọng
quyền tư-hữu tài-sản đến một độ không có hại đến đời sống công-cộng.
- Dự-bị:
Một phần xí-nghiệp quốc-gia (Secteur de l’État).
Một phần
xí-nghiệp quốc hữu-hóa (Secteur nationalisé).
Một phần
tự-do cho tư-nhân và ngoại-kiều (Secteur libre pour Vietnamiens et Etrangers).
-
Thi-hành những biện-pháp không cho bóc-lột công-nhân.
b/
Nông-nghiệp:
1. – Di-dân
để mở đất hoang.
2. – Lập
đồn-điền quốc-gia, lập làng kiểu-mẫu theo chủ-nghĩa xã-hội đồn-điền.
3. – Mua
lại đồn-điền bị tập-trung quá độ để bán lại cho nông-dân hoặc để cho quốc-gia.
4. – Lập
binh-dân ngân-quỹ và lập hợp-tác-xã sản-xuất để giúp nông-dân mua dụng-cụ và
máy-móc (cày, gặt, vận tải…) hợp tác-xã để tránh nạn trung-gian.
5. – Phổ
thông khoa-học để gia-tăng sản-xuất nông-nghiệp, chăn-nuôi, thủy-lợi, lâm-sản…
c/
Công-nghệ:
1. – Mở-mang
khí-cụ cần-thiết cho sự khuếch-trương nền kinh-tế quốc-gia.
2. – Lần-lượt
phát-triển kỹ-nghệ cần yếu, bắt đầu từ kỹ-nghệ nhẹ.d/ Thương-mãi:
Lập hợp-tác-xã
tiêu-thụ bán vật-dụng cần-thiết từ thành-thị, từ làng.
e/
Tài-chánh:
Lập
Ngân hàng quốc-gia.
III.
–XÃ-HỘI
1. – Bài-trừ
thuốc phiện, rượu mạnh, cờ-bạc, mãi-dâm, tham-ô.
2. – Thi-hành
triệt-để luật xã-hội.
3. – Cải-thiện
và nâng cao đời sống tinh-thần và vật-chất của dân cày và thầy thợ bằng cách mở
thật nhiều cơ-quan y-tế, giáo-dục, cứu-tế, nhà bảo-sanh, ấu-trĩ viện, nhà dưỡng-lão,
nhà-thương, trường-học, nhà hát-bóng… làm cho dân cày cũng hưởng được ích-lợi của
khoa-học như thầy thợ ở đô-thị.
IV.–
VĂN-HÓA
1. – Bài-trừ
văn-hóa nô-lệ.
2. – Sơ-học,
tiểu-học cưỡng-bách và vô-phí.
3. – Giáo-dục
chuyên-môn, tổ-chức du-học, cấp học-bổng.
4. – Lập
cơ-quan điều-hướng nghề-nghiệp.
V. –
THANH-NIÊN
1. – Tổ-chức
thanh-niên thành đoàn-thể và huấn-luyện cho thành người thích-ứng với thời-đại
mới.
2. – Mở
quán, trạm, nhà hội, sân vận-động cho thanh-niên.
VI. –
BINH-BỊ
1. – Thành-lập
một đội binh phòng-vệ.
2. – Mở
lớp dự-bị quân-sự phòng-vệ từng làng trong một thời-hạn ngắn.
3. – Mở
trường đào-tạo sĩ-quan, gởi võ-quan cao cấp đi tập-sự ở ngoại-quốc.
4. – Mở
lớp huấn-luyện đặc-biệt cho sĩ-quan và quân-sĩ của các đạo quân muốn gia-nhập
binh thường-trực quốc-gia.
(1) Có
bản chép là: căn cứ vào hiến-chương của Liên-Hiệp-Quốc (charte des Nations
unies)
***
TẾ CHIẾN-SĨ TRẬN-VONG Ở VƯỜN THƠM
Trên
linh-tọa hương trầm nghi-ngút,
Tấc
lòng thành cầu chúc vong linh.
Sa-trường
hỡi các sĩ-binh,
Vườn
Thơm tuyệt mạng hiến mình non-sông.
Thiệt
chẳng hổ giống-dòng Nam-Việt,
Từng
nêu cao khí-tiết Lạc-Hồng.
Đã
mang lấy nợ non-sông,
Quyết
lòng báo-quốc tồn vong sá gì.
Gương
yêu nước đáng ghi đáng nhớ,
Chí
hy-sinh nhắc-nhở mai sau.
Sống
không hổ kiếp anh-hào,
Không
ham tiền bạc, sang giàu cá-nhân.
Thân
chiến-sĩ vì dân, vì nước,
Vì tự-do,
hạnh-phước đồng-bào.
Bao
nài nguy-hiểm gian-lao,
Một năm
kháng-chiến ra vào chông-gai.
Bôm, đạn
thét không phai tâm-ý,
Súng
gươm rền nung chí hùng-anh.
Quyết
đem sương máu hy-sanh,
Hy-sanh
cứu nước rạng danh muôn đời.
Thù giặc
Pháp làm người phải trả,
Trừ tham-quân
bởi quá ngang-tàng.
Nước mất
đâu dễ ngồi an,
Mượn
gươm Lê, Lý dẹp tan quân thù.
Ngày
hôm ấy tàn thu sương đượm,
Quân
Pháp đem lực-lượng tấn-công.
Máy
bay, tàu thủy, súng đồng,
Lục-quân
cơ-khí quyết lòng hại dân.
Chúng
gặp phải liên-quân anh-dũng,
Hạ
phi-cơ, tuốt súng, lấy bôm.
Quanh
tàu vây chặt mấy vòng,
Cả
kinh giặc Pháp phục-tòng rút lui.
Phận rủi-ro
riêng xui mạng bạc,
Khiến
anh-hùng cỡi hạc xa bay.
Nước
non đang thiếu anh-tài,
Tử-thần
vội cướp đưa ngay chầu trời.
Hồn tử-sĩ
nghe lời than tiếc,
Trừ
tham-quân tận-diệt xâm-lăng.
Nam
binh sát-khí đằng-đằng,
Thề-nguyền
thành-lũy đạp bằng mới thôi.Kẻ chết đã yên rồi một kiếp,
Người
sống còn tái-tiếp noi gương.
Lòng
thành thắp một tuần hương,
Vái hồn
liệt-sĩ bốn phương tựu về.
Nơi
làng vắng cam bề đơn-giản,
Lễ mọn
nầy trước án bày ra.
Hiển-linh
xin chứng gọi là…
(Quéo-Ba,
ngày 1-10-46 Bính-Tuất)
***
CỤ PHẠM-THIỀU MỜI ĐỨC THẦY THAM-CHÁNH
Mưa
gió thâu canh mãi dập-dồn,
Âm-u
tràn ngập cả càn-khôn.
Hỡi ai
thức ngũ trong đêm ấy,
Có thấu
tai chăng tiếng quốc-hồn?
Sao
còn khoắc-khoải nhớ hiềm xưa,
Trang
sử chùi đi những vết nhơ.
Gìn-giữ
tim son không chút bợn,
Mặc
tòa dư-luận thấu hay chưa.
Sao
còn lãnh-đạm với đồng-bang,
Toan
trút cho ai gánh trị-an?
Thảm-kịch
“tương-tàn” chưa hết diễn,
Long-Xuyên,
Châu-Đốc lụy muôn hàng.
Sao
còn ngần-ngại chẳng ra tay,
Trước
cảnh xâm-lăng, cảnh đọa-đày?
Ngọn lửa
binh đao lan khắp đất,
Phật
trời soi thấu cũng châu mày.
Chẳng
áo cà-sa, chẳng chiến-bào,
Về đây
tham-chánh mới là cao.
Non-sông
chờ đợi người minh-triết,
Chớ để
danh thơm chỉ Võ-Hầu.
TRƯỜNG-PHONG
(biệt
hiệu cụ Phạm-Thiều)
ĐỨC THẦY
họa:
Những
nỗi đau-thương mãi dập-dồn,
Càng
nhiều luân-lạc lại càng khôn.
Lặng
nhìn thế-sự nào ai ngủ!
Chờ dịp
vung tay dậy quốc-hồn.
Từ-bi
đâu vướng mối hiềm xưa,
Nhưng
vẫn lọc-lừa bạn sạch nhơ.
Nếu quả
tri-âm tri-ngộ có,
Thì là
hiệp lực, hiểu hay chưa?
Nhìn
sang Trung-quốc khách lân-bang,
Cứ cố
xỏ ngầm sao trị an?
Nếu
thiệt hai bên đồng hiệp chí,
Kẻ gây
thảm-kịch phải qui-hàng.
Lắm kẻ
chực hờ đặng phỗng tay,
Mà sao
chánh-sách bắt dân đày.
Vẫn
còn áp-dụng vì phe-đảng?
Chẳng
muốn xông ra sợ cháy mày!
Thà ở
trong quân mặc chiến-bào,
Ngày
qua sẽ biết thấp hay cao.
Nào ai
đem sánh mình minh-triết,
Mà dám
lăm-le mộng Võ-Hầu?
HOÀNG-ANH
(biệt
hiệu của Đ.T.)
Miền-Đông,
ngày 1 tháng 10-1946
***
ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ TUYÊN-BỐ
LỜI
TÒA-SOẠN (Báo QUẦN-CHÚNG ngày 14-11-46)- Ông Huỳnh-Phú-S… tức là
Giáo-Chủ Phật-Giáo Hòa-Hảo, Người đã có một lịch-sử chánh-trị cận-đại Nam-Bộ,
người ta đã nói về Ông rất nhiều. Kế sau nầy các báo đều đăng tin Ông có dự vào
U.B.H.C.N.B.
Nhớ lại
đoạn đường đã qua, nhiều người phân-vân.
Để trả
lời chung, hôm nay ông Huỳnh-Phú-S… nhờ chúng tôi đăng bài tuyên-bố để trả lời:
“Vì sao tôi tham-chánh”. Chúng tôi sẵn-sàng đưa ra trước dư-luận:Tháng tám năm
1945, Phát-xít Nhựt đầu hàng không điều-kiện. Tin ấy bay ra làm cho tất cả
dân-chúng Việt-Nam từ nhà lãnh đạo cách-mạng cho đến đại-chúng cần-lao, mọi người
đều nhận thấy một ánh-sáng của quê-hương chói dậy. Giờ thiêng-liêng của lịch-sử
đã đến; sự hoạt-động bí-mật nhường chỗ cho hoạt-động công-khai.
Tôi, một
đệ tử trung-thành của đạo Phật, một chiến-sĩ trì chí của phòng-trào giải-phóng
dân-tộc Việt-Nam, sẵn-sàng cùng đoàn-thể mình cương-quyết đứng dậy đáp lại tiếng
gọi của non sông, cương-quyết tranh-đấu để bảo-vệ quyền-lợi chung cho nòi-giống.
Tiếc vì
một hoàn-cảnh đặc-biệt đau thương buộc tôi phải dung mình trong núi cao rừng thẳm.
Sự độc-đoán, sự ngờ-vực đã đưa đến chỗ chia-ly, mà kẻ thức-thời nhìn qua sự thật
không khỏi ngậm-ngùi than-trách. Một năm trời biến-cố, dấu tang-thương gieo khắp
trời Nam, song cảnh cam-go ấy tôi muốn tìm phương cứu chữa, nhưng khốn thay, bị
dứt mối liên-lạc với Trung-Ương và các đồng-chí, nên đành nuốt hận và nhìn bọn
xâm-lăng tung-hoành trong đất nước. Lúc ấy tất cả quần-chúng của tôi, Ban chỉ-huy
cao-cấp không còn, Ban chỉ huy địa-phương tan rã, họ bơ-vơ như bầy chim lạc đàn
không nơi nương dựa, mà còn phải trải qua những giờ phút hãi-hùng, rồi nén lòng
chờ đợi cứu-tinh, rồi tuyệt-vọng. Khi quân giặc đến, không ai chỉ-đạo cho họ
tranh-đấu, nỗi lòng hoang-mang xui cho những phần-tử quá trung-thành mà nông nỗi
không dằn được khí phẫn-uất nên họ đi tới chỗ xung-đột vô ý-thức.
Tháng
2 năm 1946, tôi vừa bắt được liên-lạc và hiểu rõ tình-trạng đau đớn trên thì
dùng đủ biện-pháp làm cho cuộc xô-xát âm-thầm chấm-dứt. Hơn nữa, trên các mặt
trận, cũng cố-gắng tìm cách ủng-hộ chiến-sĩ về hai phương-diện vật-chất lẫn
tinh-thần, đồng thời xếp đặt các chiến-sĩ mình vào một tổ-chức quân-sự, chen
vai thích cánh với đồng-bào trong cuộc kháng-chiến.
Hôm
nay, nhận rõ cuộc tranh-đấu cho tổ-quốc còn dài và cần nhiều nỗ-lực, hưởng-ứng
với tiếng gọi đại đoàn-kết của Chánh-phủ Trung-Ương, tôi quyết-định tham-gia
hành-chánh với những mục-đích nầy:
1. – Để
tỏ cho quốc-dân và chánh-phủ thấy rằng chúng tôi chủ-trương thống-nhứt lãnh-thổ
và độc-lập quốc-gia.
2. – Để
biểu-dương tinh-thần đoàn-kết của dân-tộc hầu mau đem lại thắng-lợi cuối cùng.3. – Để
tỏ cho các đảng-phái thấy rằng chúng tôi không khi nào có những tham-vọng
cao-sang vương-bá hay vì hiềm riêng mà hờ-hững với phận-sự cứu-quốc.
Biểu-lộ
tấm lòng thành-thật ấy, tôi chỉ nhận một nhiệm-vụ cần-thiết, hạp với hoàn-cảnh
và năng-lực mình, cố-gắng giàn-xếp về hành-chánh và quân-sự để củng-cố và
tăng-cường lực-lượng của quốc-gia.
Đối với
toàn-thể tín-đồ Phật-Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ-tử trung-thành
của Đức Phật Thích-Ca, tôi tin chắc rằng giáo-lý giải-thoát chúng-sanh chẳng những
được truyền-bá ở Thiền-lâm mà còn phải thực-hiện trên trường chánh-trị.
Đối với
các đồng-chí hiện đang cùng tôi đeo-đuổi một chương-trình Dân-Chủ Xã-Hội, tôi tuyên-bố
luôn luôn sát cánh với họ để chung lo gầy-dựng một nước Việt-Nam công-bình và
nhơn-đạo, một nước Việt-Nam tương-xứng với các nước Dân-chủ tiền-tiến trên
hoàn-cầu.
***
ÔNG HỒN-QUYÊN (Ở SÀIGÒN) VÀO CHIẾN-KHU PHỎNG-VẤN ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ
Vấn. -
Ông có thể cho chúng tôi biết về tổ-chức quân-sự và hành-chánh trong đoàn-thể của
ông chăng?
Đáp. -
Tôi không thể nói cho ông rõ tất cả những chi-tiết của sự tổ-chức ấy. Nhưng về
đại-cương tôi có thể nói rằng cách chừng 6 tháng nay, những chiến-sĩ trong
hàng-ngũ của tôi, khi họ nghe tôi còn sống, họ bắt đầu tập-họp lại thành những
bộ-đội kháng-chiến ở khắp các tỉnh miền Tây. Tuy không trực-tiếp liên-lạc với
Chánh-phủ Trung-Ương nhưng họ cũng lấy tên là Vệ-Quốc Đoàn để tỏ rằng họ lúc
nào họ cũng theo sự hướng-đạo của Chánh-Phủ mà tranh-đấu. Từ nay về sau các bộ-đội
ấy liên-lạc trực-tiếp với các khu-trưởng trong vùng của họ để nối hệ-thống
thành đạo quân chánh-qui của nước Việt-Nam.
Về
hành-chánh chúng tôi không có tổ-chức nào riêng biệt. Chỉ có những tổ-chức để ủng-hộ
cuộc kháng-chiến trong các làng-mạc. Hiện thời chúng tôi chỉ ra chỉ-dụ cho các
tổ-chức ấy phải xem xét chương-trình tổ-chức chung của Chánh-Phủ để sáp-nhập
vào các cơ-quan chánh-thức của Chánh-Phủ.Vấn. - Chúng tôi nghe nói hình
như ở Hậu-Giang còn vài cuộc rắc-rối do tín-đồ ông gây ra. Có phải vậy không?
Đáp. -
Từ trước tới nay, tôi đã nghe rất nhiều lời phê-bình của một số đồng-bào về những
hành-động vô ý-thức của một nhóm tín-đồ tôi. Hôm nay nhơn dịp gặp ông, tôi xin
thanh minh và đính-chánh về những lời đồn-đãi đó. Tôi quả quyết với ông rằng: Tất
cả tín-đồ có học-thức và những người hiểu biết được rõ-ràng một vài phần trong
giáo-lý chơn-chánh của đạo Phật thì trong thời gian qua họ đã thiệt-hành được lời
dạy bảo của Đức Phật là lấy lòng nhơn-hậu mà đối-đãi với sự thù-oán, mặc dầu
trong đó họ bị đau khổ nhiều.
Còn
riêng về những cuộc xô-xát vừa qua là do sự phẫn-uất của một nhóm võ-sĩ mà tôi
đã kết-nạp vào hàng-ngũ Bảo An Đội, bởi vì cửa Phật luôn luôn mở rộng cho bất cứ
một chúng-sanh nào muốn trở về với Đạo mà tôi thấy họ rất cần-thiết cho
phong-trào tranh-đấu để giải-phóng dân-tộc.
Hiện
nay, nếu quả thật như lời ông, còn một vài rắc rối là do những bọn bất-lương,
mà trong tất cả thời loạn nào cũng có, mượn danh-nghĩa của ông Trần-Văn-Soái tự
là Năm-Lửa để bóc-lột lương-dân. Nhưng chính ông Năm Lửa đang nổ-lực tiễu-trừ bọn
ấy và cũng đang phải đối-phó với những bọn phản-động trong hàng-ngũ binh-đội
Pháp, sau ngày 30-10, ở một vài nơi còn tiếp-tục khủng bố chúng tôi và dân
chúng, như 16 người trong hàng-ngũ chúng tôi bị bắn và bị đánh chết trong lúc
ban đêm tại Lấp-Vò chẳng hạn. Còn toàn-thể đều tuân theo lịnh ngưng-chiến theo
tinh-thần của Thỏa-Hiệp-Án 14-9.
Vấn. -
Vậy sau khi ông tham-chánh tình-hình tín-đồ của ông ở Hậu-Giang thế nào?
Đáp. -
Một năm qua, tôi mất hẳn liên-lạc trong sáu tháng đầu. Từ tháng hai, khi tôi có
vài liên-lạc gián-tiếp thì những xung-đột dữ-dội ngừng dứt rõ-rệt. Tuy vậy,
không tránh khỏi vài sự xung-đột nhỏ giữa hai bên. Nó có tánh-cách cá-nhơn hơn
là tánh-cách toàn-thể như trước, vì tôi và những người cấp trên Việt-Minh không
gặp-gỡ nhau nên những huấn-lịnh nghiêm-trị của một bên không được hiệu-lực
toàn-vẹn. Theo những báo-cáo mấy hôm nay thì sau khi tôi tham-chánh, quần-chúng
của tôi bắt đầu có sự tín-nhiệm ở nơi sự hiệp-tác giữa đôi bên và sự tham-chánh
của tôi cáo-chung những tuyên-truyền láo-khoét, phao-vu từ trước tới giờ. Những
sự tuyên-truyền đó đã làm cho toàn-thể bị tủi-nhục.Vấn. - Trong việc
tham-chánh, ông có đại-biểu cho một chánh-đảng nào không?
Đáp. -
Về dĩ-vãng, sự hoạt-động của tôi xuất-phát trong địa-phận Phật-giáo và kết-nạp
hơn triệu tín-đồ. Thể theo tinh-thần đại đoàn-kết của toàn-dân, tôi thay mặt
cho đám quần-chúng đó mà tham-gia hành-chánh về mặt tinh-thần. Nhưng trong sự
hoạt-động để kiến-thiết quốc-gia về mặt chánh-trị thì tôi sẽ là đại-biểu cho
chánh đảng nào có chương-trình dân-chủ xã-hội.
Vấn. -
Như vậy xin ông cho biết lý-tưởng chánh-trị của ông có liên-quan với giáo-lý
nhà Phật không?
Đáp. -
Theo sự nhận-xét của tôi về giáo-lý nhà Phật do nơi Đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật đã
khai-sáng lấy Chủ-nghĩa từ-bi bác-ái đại-đồng đối với tất cả chúng-sanh làm
nòng-cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách-mạng triệt-để về tư-tưởng; vì những
câu “Nhứt thiết chúng-sanh giai hữu Phật-tánh”và “Phật cũng đồng nhứt
thể bình-đẳng với chúng-sanh”. Đã có những sự bình-đẳng về thể-tánh như
thế mà chúng-sanh còn không bằng được Đức Phật là do nơi trình-độ giác-ngộ của
họ không đồng-đều, chớ không phải họ không tiến-hóa ngang hàng với chư Phật được.
Nếu trong cõi nhơn-gian nầy còn có chúng-sanh tiền-tiến áp-bức những chúng-sanh
lạc-hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo-lý chơn-chánh ấy. Giáo-lý đó, Đức
Thích-Ca Mâu-Ni không áp-dụng được một cách thiết-thực trong đời của Ngài là do
nơi hoàn-cảnh xã-hội của Ấn-Độ xưa không thuận-tiện. Thế nên Ngài chỉ
phát-dương cái tinh-thần đó mà thôi. Ngày nay, trình-độ tiến-hóa của nhơn-loại
đã tới một mực khả-quan, đồng thời với tiến-bộ về khoa-học thì ta có thể thực-hành
giáo-lý ấy để thiệt-hiện một xã-hội công-bằng và nhơn-đạo. Thế nên với cái
tâm-hồn bác-ái, từ-bi mà tôi đã hấp-thụ, tôi sẽ điều-hòa với phương-pháp tổ-chức
xã-hội mới, để phụng-sự một cách thiết-thực đồng-bào và nhơn-loại.
Vấn. -
Trước khi từ-giã, xin cho tôi biết đời sống ở trong bưng-biền có ảnh-hưởng chi
tới sự hành Đạo của ông chăng?
Đáp. -
Với sự hành Đạo của tôi cảnh sống nào tôi cũng có thể sống được. Cái hành Đạo
đúng theo ý-tưởng xác-thực của nó là làm thế nào phát-hiện được những đức-tánh
cao-cả và thực-hành trên thiệt-tế bằng mọi biện-pháp để đem lại cái phước-lợi
cho toàn-thể chúng-sanh thì đó là sự thỏa-mãn trong đời hành Đạo của mình,
chớ những sự tùy-tiện về vật-chất đối với tôi, không có nghĩa lý gì hết.
(Trích
lục Báo “NAM-KỲ” ngày 29-11-1946)
Đăng nhận xét