Tải Trọn Bộ Sấm Giảng - Thi Văn Giáo Lý PDF
NHỮNG BÀI SÁNG TÁC NĂM ĐINH-HỢI (1947)
Mục lục
ANH PHIỆT XƯỚNG: (1)
Non nước
ngửa nghiêng vẫn ngủ ỳ?
Ai ôi
tỉnh dậy, dậy rồi đi.
Đi lo
sự-nghiệp trai thời loạn,
Khỏi
thẹn người xưa lúc gặp thì.
***
ĐỨC THẦY
họa:
Lặng-lẽ
tính toan đâu ngủ ỳ!
Chỉnh-tu
binh-mã để rồi đi.
Khi đi
muôn sói đều tan-vỡ,
Miền-Đông,
mùa xuân năm 1947
(1) Bài
nầy của anh mười Phiệt, thuộc nhóm Bình-Xuyên (làm đã từ lâu) đọc có ý
kích-thích Đức Thầy trong khi Ngài đang nằm nghỉ trưa. Đức Thầy liền ứng-khẩu
đáp-họa liền làm cho anh em Bình-Xuyên vỗ tay hoan-nghinh nhiệt-liệt.
***
TẶNG CHIẾN-SĨ BÌNH-XUYÊN
Trước
khét tiếng trong làng dao búa,
Lúc
quân thù thống-trị nước non Nam.
Khách
giang-hồ tựu ngũ, tùng tam,
Quyết
khuấy nước chọc trời cho thỏa chí.
Dân-chúng
trách đám người không biết nghĩ,
Cứ
quanh năm suốt tháng phá hương-thôn.
Vì
an-ninh giặc Pháp cử binh-rồn,
Khi sa
lưới phải lao tù nơi hải-đảo.
Rồi vượt
biển bao nài cơn gió bão,
Về quê
nhà tánh cũ vẫn nghinh-ngang.
Lúc
hoàn-cầu tiếng súng nổ vang,
Bừng tỉnh
giấc bàng-hoàng suy nghĩ lại.
Từ thưở
bé bao phen tang-hải,
Khi
kiêu-hùng đem lại những chi đâu?
Nhìn
non sông đượm vẻ âu-sầu,
Lòng
yêu nước bắt đầu tim sóng dậy.
Cờ độc-lập
Bắc, Nam, Trung phe-phẩy,
Trước
gió chiều hãnh-diện với lân-bang.
Bỗng
phương Âu vô-số bọn tham-tàn,
Tàu,
bôm, súng đem sang non nước Việt.
Ách
nô-lệ dân đà chán biết,
Nên
quyết lòng nổi dậy chống xâm-lăng.
Chỉ
quân Tây thề một tiếng rằng:
Thà
cam chết, không làm dân bị trị.
Bọn
cách-mạng giả-danh đang rối trí,
Khu
Bình-Xuyên tiếng súng nổ vang tai.
Đoàn
dũng-binh tiếng đếm một hai…
Nhắm
hướng có quân thù xông lướt đến.
Đạp
thành-lũy cứu giống-nòi yêu mến,
Làm
rơi đầu, đổ máu biết bao ngàn.
Tiếng
anh-hùng nổi dậy khắp giang-san,
Thay
những tiếng bạo-tàn cơn thất-chí.
Xông
trận-địa nêu gương trang dũng-sĩ,
Tự-hào
rằng Nam-Việt kém chi ai.
Ngàn
muôn năm ghi nhớ khách anh-tài,
Trong
sách sử tiếng Bình-Xuyên luôn chói rạng.
Miền-Đông,
10-1-1947
TẾT Ở CHIẾN-KHU
Tặng bạn
ngày xuân chén rượu nồng,
Uống rồi
vùng-vẫy khắp Tây-Đông.
Đem
nguồn sống mới cho nhơn-loại,
Để tiến,
tiến lên cõi đại-đồng.
***
Rượu
xuân càng nhấp càng say,
Gió
xuân càng thổi thì tài càng tăng.
***
Ngày tết
năm nay ở chiến-khu,
Bưng
biền gió lốc tiếng vi-vu.
Xa xa
súng nổ thay trừ-tịch,
Dân Việt
còn mang nặng mối thù.
***
Mối
thù nô-lệ trả chưa xong,
Pháp-tặc
còn trêu giống Lạc-Hồng.
Dùng
thói dã-man mưu thống-trị,
Thì ta
quyết chiến dễ nào không!
***
Dễ nào
không dám gắng hy sinh,
Giữ vững
non sông đất nước mình.
Tự-lập
nghìn xưa gương chói rạng,
Anh-hùng
khởi xuất chốn dân-binh.
***
Dân-binh
Nam-Việt mấy ai bì?
Không
súng tầm-vông cũng vác đi.
Xông
lướt trận-tiền ngăn giặc mạnh,
Liều
thân cứu nước lúc lâm-nguy.
***
Nước
lúc lâm nguy há đứng nhìn,
Lòng
mang Đại-Nghĩa để thân khinh.
Máu
đào xương trắng phơi đầy-nội,
Quyết
đổi tự-do mới thỏa tình.
***
Thỏa
tình được sống dưới trời Đông,
Tổ phụ
ngày xưa rất đẹp lòng.
Nhìn
thấy cháu con không thẹn mặt,
Từ đây
non nước thoát nguy-vong.
Bình-Hòa
(Chợ-lớn) ngày 2-1 Đinh-Hợi (1947)
***
KỶ-NIỆM RỪNG CHÀ-LÀ
Rừng
Chà-Là, rừng Chà-Là vạn tuế…!
Thành
lũy ấy chông gai bao xiết kể,
Muôn
quân thù đâu dám dẫm chơn vô,
Đây là
nơi tướng Việt thiết mưu-mô.
Chờ
cơ-hội quét tan loài xâm lược.
Tranh
độc-lập để bảo-tồn non-nước,
Biết
bao lần chúng giặc phải cuồng-điên.
Vì đem
quân cả phá Bình-Xuyên,
Chạm
chán với chiến-binh hùng-dũng.
Một
năm qua bền gan không nao núng,
Dù thảo-lương
thiếu túng chịu gian-nan.
Nơi rừng
xanh chịu lắm cảnh cơ-hàn,
Mưa nắng
táp, gió sương dầu-dãi.
Nước
Nam-Việt ở ven bờ Nam-hải,
Ngàn
xưa từng chống lại họa xâm-lăng.
Bạch-Đằng
Giang công-nghiệp ấy ai bằng,
Quân
Việt ít đánh tan Mông-Cổ mạnh.
Nay giặc
Pháp buông-lung, kêu-hãnh,
Ỷ-lại
vào tàu chiến với phi-cơ.
Nơi
sa-trường chúng gặp cảnh bất ngờ,
Sức
kháng-chiến ngàn xưa nay sống dậy.
Nơi
Hành-dinh gió vàng phe phảy,
Khách
viễn-phương mượn lấy tờ hoa.
Vài
câu văn thô-kịch gọi là,
Để kỷ-niệm
chốn “Bình-Xuyên” anh-dũng.
Hòa-Hảo
tặng chiến-sĩ Liên-khu Bình-Xuyên (2-47)
***
ÔNG TRẦN-VĂN-SOÁI và ÔNG NGUYỄN-GIÁC-NGỘ
Tôi vừa
hội-hiệp với ông Bửu-Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết,
chưa rõ nguyên-nhân còn điều-tra; trong mấy anh em phòng-vệ không biết chết hay
chạy đi, nếu có ai chạy về báo-cáo rằng tôi bị bắt hay mưu-sát thì các ông đừng-tin
và náo-động.
Cấm chỉ
đồn-đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.
Sáng
ngày tôi sẽ cùng ông Bửu-Vinh điều-tra kỹ-lưỡng rồi về sau.
Phải
triệt-để tuân lịnh.
Ngày
16-4-47; 9 giờ 15 đêm
Ký
tên: S
Đăng nhận xét