CHUYỆN BÊN THẦY
Tập 2
Nguyễn Văn Lía
Cuối Hạ, Bính Thân 2016
Cuối Hạ, Bính Thân 2016
ĐÁP ÂN THẦY
Qui ngưỡng đạo Thầy thuở tuổi xanh,
Ngày đêm ấp ủ tấm lòng thành.
Chuyện Thầy kính cẩn con ghi chép,
Để nhớ ân sâu phổ đạo lành.
N.V.L
Qui ngưỡng đạo Thầy thuở tuổi xanh,
Ngày đêm ấp ủ tấm lòng thành.
Chuyện Thầy kính cẩn con ghi chép,
Để nhớ ân sâu phổ đạo lành.
N.V.L
Mục lục
-
THAY LỜI ĐẦU SÁCH
- Mẩu chuyện thứ 1: MẸ NÀO DẮT CON NẤY
- Mẩu chuyện thứ 2: LÒNG NHÂN CAO ĐỘ
- Mẩu chuyện thứ 3 TUỲ CẢNH TRỌNG TÂM HỒN
- Mẩu chuyện thứ 4: ÔNG TU ÔNG ĐẮC
- Mẩu chuyện thứ 5: BÁT CƠM KỲ DIỆU
- Mẩu chuyện thứ 6: CHƠN CHÁNH THÌ CÒN
- Mẩu chuyện thứ 7: DỐT MÀ BIẾT CHỮ
- Mẩu chuyện thứ 8: TẤM LÒNG PHẬT
- Mẩu chuyện thứ 9: THẦN THÔNG VAY MƯƠN
- Mẩu chuyện thứ 10: VÁN CỜ THỨ BA
- Mẩu chuyện thứ 11: ĐỨC THẦY TIÊN TRI
- Mẩu chuyện thứ 12: THỜ PHƯỢNG
- Mẩu chuyện thứ 13: KHÔNG SÁT SANH CÚNG TẾ
- Mẩu chuyện thứ 14: LÒNG BÌNH ĐẲNG
- Mẩu chuyện thứ 15: CẤM ĂN THỊT BÒ
- Mẩu chuyện thứ 16: PHẬT HƯỞNG BÔNG HƯỞNG HOA
THAY LỜI ĐẦU SÁCH
Cù lao ông Chưởng ngày đầu Xuân 2010.
Cháu Ngọc Trang mến!
Trong thư cháu gởi cho các chú có nội dung:- Vì sao chú viết “Chuyện bên Thầy” và viết hồi nào, cũng như sao lại viết chung với hai cụ Bùi Văn Ưởng và Nguyễn Văn Ti…”
Cháu mến!
Như đã trình bày cùng cháu khi chú cháu ta gặp gỡ lần trước, là chú mới học hết bậc tiểu học mà thôi. Đến năm lên 18 tuổi (tức năm 1966) nhân duyên đưa đến, chú được cha má cho đi “học đạo” ở xã Phong Hòa (Đức Thành, Vĩnh Long-nay là Lai Vung, Đồng Tháp), khóa “Đào Tạo Giảng Viên Sơ Cấp I. Bắt đầu từ ấy chú nhận thức được bổn phận người tín đồ của tôn giáo phải làm gì (“Nên cố gắng trau than gìn đạo, hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành”). Rồi qua các khóa học đạo những năm kế tiếp, chú làm Thư Ký Ban Giám Đốc. Mặc dù phải bận rộn với công việc của mình trong khóa học, song mỗi khi Giảng Viên có ra đề làm bài tập, chú cũng cố gắng làm bài như những khóa sinh trong lớp. Cái nào không biết thì hỏi, học, viết…Và lúc ấy Chú lấy làm thích thú khi nghe cô bác kể lại những chuyện chung quanh Đức Thầy.
Những năm 1969 - 1970 lúc là tu sinh của Bửu Sưu tự (chùa ghe sáu) chú có đọc qua tạp chí Giác Tiến số 13, thấy bài viết của ông Thanh Sĩ “Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phải chung sức viết quyển Luận Ngữ Hạ Ngươn”, rồi mấy tháng sau ở nguyệt sau Đuốc Từ Bi lại thấy ông Dật Sĩ cũng đề nghị tín đồ nên viết quyển “Luận Ngữ Hòa Hảo”. Lòng chú tràn ngập niềm phấn khởi hân hoan.
Lòng thích nghe, lại thích viết - khi xem qua các tạp chí trên - Chú tìm đến cô chú trước kia có cơ duyên gần gũi Đức Thầy để hỏi han tìm hiểu về những “Chuyện Bên Thầy”. Và bắt đầu từ đó chú viết, viết…Cháu biết tuổi trẻ mà ! (Chú lúc ấy mới 23,24 tuổi đời).
Khi viết được nhiều câu chuyện rồi, Chú lại nghĩ:- Chà! Mình tuổi trẻ quá, khi in thành sách không biết ai ngó đến không nữa! Cho nên Chú đưa ý kiến cùng hai ông: Bùi Văn Ưởng và Nguyễn Văn Ti, yêu cầu hai ông cùng cộng tác. Hai ông đồng ý. Chú mừng quá!
Thế rồi khi đánh máy bản thảo xong, chú cùng ông Bùi Văn Ưởng và Nguyễn Văn Ti đến tư gia Giáo Sư Nguyễn Văn Hầu, nguyên Trưởng Ban Phổ Thông Giáo Lý T/Ư để nhờ ông sửa chửa. Sự thật mà nói, ông Hầu lúc ấy rất lấy làm hãnh diện, là thấy chương trình hoằng pháp của ông trong mấy năm qua có hiệu quả tốt. Bằng chứng là Chú, một trong những khóa sinh đi học đạo (như lời ông Nguyễn Văn Hầu giới thiệu. “Chuyện Bên Thầy tập I).
Khi “Chuyện Bên Thầy” tập I ra đời, chú lại tiếp tục sưu tầm viết tiếp. Nhưng đến năm 1975 về sau, vì hoàn cảnh nghiệt ngã của dòng đời, Chú đành dừng lại, cho đến hôm nay mới có dịp cho ra đời “Chuyện Bên Thầy” tập II.
Ít lời. Chúc Cháu và bửu quyến dồi dào sức khỏe và tiến tu hạnh học đến ngày Thầy trở gót.
Mến!
Chú của Cháu
Nguyễn Văn Lía
-&-
1. MẸ NÀO DẮT CON NẤY
Nơi căn nhà khách (Tổ đình Hòa Hảo) khoảng 3 giờ chiều, sau ngày Đức Thầy vâng “sắc của A Di là Phật tổ” năm bảy hôm (hạ tuần tháng 5 năm Kỷ Mão). Anh em đồng đạo và đồng bào đến rất đông: - người xin phù, xin thuốc trị bịnh; có người vì tánh hiếu kỳ cũng đến viếng cho biết. Người người lớp lớp không kể xiết, và càng về chiều số người càng đông dần chừng nấy. Thấy thế có một tín đồ thân tín liền bạch cùng Đức Thầy:
-Thưa Thầy, Thầy mới ra đời mở đạo mà bổn đạo đông quá! Có lẽ rồi đây số người đến thọ giáo quy y còn đông nhiều hơn nữa!
Ngay khi ấy Đức Thầy hướng mắt về phía người tín đồ vừa ngỏ lời, mà rằng:
-Mấy ông nói vậy chớ có bao nhiêu! Tôi ra đời mở đạo cũng như cầm nắm lúa vảy ra sân. Lúc vảy ra thì gà, vịt, ngỗng, gà ác, gà nòi, gà che,…bu lại ăn; thậm chí đến loài chim se sẻ cũng đáp xuống ăn nữa. Nhưng mà mấy ông nên biết, khi chúng ăn xong thì mẹ nào dắt con nấy!
Nói xong, Ngài ra chiều suy tư…Mấy người tín đồ đứng xung quanh đều cúi đầu lặng lẽ, lòng họ miên man suy nghĩ.
(Viết theo lời ông Nguyễn Văn Truyền Kiểm Soát BTS.GH.PGHH - Thánh địa Hòa Hảo-1973).
*Phụ bàn:
Nho giáo có thuyết “thiên mệnh”. Phật giáo có lý “nhân duyên”. Chung qui cũng nói đến sự vật do nhân duyên mà tạo thành và cũng do nhân duyên mà tan rã. Với những câu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”, và “nhất ẩm nhất trác sự giai tiền định” cũng nằm trong lý ấy.
Cho nên hiện giờ ta thấy, có số người “nhẹ dạ non lòng” vội chạy theo ảo ảnh của dòng đời mà bỏ đi đạo lý, hoặc bị tà đồ ngoại thuyết cám dỗ vào đường ma mị. Ta trách cứ số người ấy là “vong sư phản đạo” ư? Không! Tại họ “Vô duyên khó biết Thầy nói xa”. (*), họ không có cái vinh hạnh “thiện duyên” :
“Duyên lành rõ được Khùng Điên
Chẳng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần”.
(*) Bài Từ giã bổn đạo khắp nơi (Đức Thầy)
Bởi thế, ta chỉ thầm thương cho họ, trong khi nhìn họ “giủ áo ra đi”-thương cho kẻ có đầy “tâm đạo” mà thiếu “tri đạo” nghĩ suy xét đoán.
Khi xưa Đề Bà Đạt Đa mặc dù đã thọ giáo quy y cùng Phật Thế Tôn, nhưng lòng ông luôn luôn muốn ám hại Phật để nắm quyền giáo hội. Cuối cùng ông tách rời hàng tăng chúng để vạch một đường lối hành đạo khác và cái chết thê thảm của ông sau khi dùng ngón tay có chất độc để bấu cào Phật. Câu chuyện này cũng đã hiển bày lý “nhân duyên” vậy!
Trong thời gian Đức Huỳnh Giáo Chủ Khuyến nông (1945) tại sân vận động Mỹ An Hưng (Sa Đéc), trong lời thuyết pháp của Ngài có đoạn mà hiện giờ những người có mặt hôm ấy vẫn nhớ rõ. Ngài dạy:
“Tín đồ thì đông, nhưng xuồng vông chở không đầy” (*)
Vì vậy, ta không còn lạ gì lời “tiên tri” của Đức Thầy trong chuyện trên: “…cầm nắm lúa vảy ra (…) ăn xong mẹ nào dắt con nấy”.
(*) Theo giáo sư Phan Văn Thương (Sa Đéc)
-&-
2. LÒNG NHÂN CAO ĐỘ
Trên quãng đường cách mạng của Đức Huỳnh Giáo Chủ năm 1945 – 1946 -1947 Ngài luôn luôn gặp nhiều sự cam go khổ khó. Những sự chèn ép, mưu sát, độc tài…lúc nào cũng diễn ra. Song dầu thế nào đi nữa cũng “khó làm cho Hiền Thánh lung lay” trên đường ích nước lợi dân, và những “tai nạn” sắp xảy ra Ngài đều “hiểu rõ” và “biết trước”, nên thoát khỏi một cách dễ dàng.
Có một lần tại Hốc Môn (Sài Gòn) vào ngày 12/8/1946 một tên cán bộ Việt Minh được lịnh Trần Văn Giàu theo dõi Đức Thầy để mưu sát Ngài. Nhưng có anh mười Phiệt, một cận vệ ưu tú theo hầu Đức Thầy, nên hắn chưa dám hành động. Hắn vờ ngồi uống cà phê trong quán nhỏ bên đường trên lối Đức Thầy đi tới.
Thoạt thấy hắn, Đức Thầy dừng lại và thân mật ngỏ lời:
-Em năm nay bao nhiêu tuổi? Bính Thân phải không? Em mới hai mươi tuổi đã dùng súng, nhận lịnh đi giết người (…)
Nói đến đây Đức Thầy ngừng lại. Tên cán bộ tay sai của Trần Văn Giàu tái mặt, sờ tay vào bụng định rút súng ra thì Đức Thầy mỉm cười, tiếp lời:
-Qua đã biết âm đức nhà em rất dày nên em tránh được tai họa về sau. Em rút súng ra kiểm soát lại đạn thì em rõ. Súng của em có đạn đâu mà em bắn? Sạc giơ đạn, vợ em đã lấy ra cất ở dưới gối em nằm. Qua thương em còn trẻ, chớ em rút súng ra thì anh em kháng chiến ở đây sẽ bắn em chết trước khi em bắn qua. Em có biết không?
Nghe Ngài nói, hắn vội hé vạt áo dưới bụng coi, quả nhiên súng không đạn, hắn run sợ, nước mắt tuôn rơi trước lòng nhân ái vô bờ bến của Đức Thầy và sụp lạy Ngài như tế sao. Đức Thầy đưa tay đỡ hắn và tỏ lời an ủi. Hắn mếu máo nức nở qua dòng lệ trong lời cảm ơn chân thiết.
(Theo tài liệu Thiếu Tá Quý)
*Phụ bàn:
Trong bài “Đức Phật đối với chúng sanh” Đức Thầy có viết “…Phật cũng yêu hết chúng sanh dầu kè ngu người trí (…) Vậy lòng từ bi của Phật là vì thương xót chúng sanh, lo dạy dỗ chúng sanh…”
Cho nên, dầu tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng tấm lòng của Ngài lúc nào cũng “yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh”, không phải như những kẻ khác: bất kể phương tiện chi, miễn sao đạt được mục đích và thỏa mãn thú tánh tàng ẩn trong con người của họ.
Nhiều chú bác chiến sĩ lúc bấy giờ kể lại, họ tín phục Đức Thầy cũng ở chỗ “tâm hồn cao thượng” ấy!
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY …
“Khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống,
Tha thứ nhau để sống cùng nhau.
Quí nhau từng giọt máu đào,
Để đem máu ấy tưới vào địch quân”
-&-
3. TÙY CẢN VÀ TRỌNG TÂM HỒN
Ngày mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Hợi (1947), đoàn ghe khoảng độ 20 chiếc do ông Lê Minh Điều hướng dẫn, đi từ miền Tây ra miền Đông-nơi mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đang có mặt.
Trên hai ngày vất vả chèo bơi, đoàn ghe dừng lại nơi khúc sông Vàm Vè thuộc xã Bình Hòa (Tây Ninh). Hiện giờ Đức Huỳnh Giáo Chủ đặt văn phòng tại tư gia anh tư Đức (một chiến sĩ Bình Xuyên), Ngài cùng một số anh em cán bộ đến đón phái đoàn trong nét hân hoan.
Sau khi hỏi han sức khỏe và sự đi đứng từ miền Tây ra đây như thế nào. Đức Giáo Chủ hỏi chung tất cả anh em:
-Sao, cở này ở trổng (miền Tây), Tây nó còn “bố” không? Anh Phát-người ở xã Bình Thủy (Châu Đốc) - nhanh miệng vừa đáp vừa cười., và có ý nói đùa:
-Bạch Thầy, độ nầy nó cũng còn “bố” lai rai.
Đức Thầy nghiêm nét mặt và nói với giọng quả quyết:
-Khi Thầy về thì nhứt định chúng nó không còn bố nữa!
Rồi với lời lẽ từ hòa thân mật, Ngài căn dặn anh em:
-Ở trổng (miền Tây) khác, ở đây khác. Anh em kính tôi thì kính ở bên trong, chớ đừng để lộ ra ngoài. Bên ngoài Thầy không buộc, để cho Thầy dễ đi đứng tiếp xúc với các cán bộ đảng phái khác. Thầy cho phép anh em đổi cách xưng hô: có thể gọi Thầy bằng ông Tư hay anh Tư cũng được. Vì sự kính trọng không phải ở hình thức mà ở tâm tư mỗi người.
(Viết theo lời ông Đỗ Văn Hằng, Mỹ Hội Đông, Chợ Mới, An Giang)
*Phụ bàn:
Mẩu chuyện trên, tuy ngắn gọn nhưng nó đầy đủ hai ý nghĩa: Tùy hoàn cảnh và trọng tâm hồn hơn ở hình thức.
-Ý nghĩa thứ nhứt, tùy hoàn cảnh: Nhận thấy từ cổ chí kim dù trong giới nào cũng phải tùy hoàn cảnh trong cuộc xử thế, và khi tiếp xúc với mọi người phải biết quan niệm của họ hướng về vụ lợi hay đạo đức.
Nếu người quan niệm về vụ lợi mà mình bàn về đạo đức, là trái nghịch.
Còn người quan niệm về đạo đức mà mình luận bàn về vụ lợi, là họ không bằng lòng.
Cho nên người hiền nhơn quân tử luôn luôn họ tùy thời tùy cảnh để hòa đồng với mọi người, hầu công cuộc mưu đồ đại sự không bị đổ vở.
Như trường hợp của Lưu Huyền Đức, khi ở chung với Tào Tháo không tỏ ra mình có chí quân tử-hằng ngày trồng rau nhổ cỏ để đánh lạc hướng Tào Tháo.
Nếu Lưu Huyền Đức không biết xử sự cho phù hạp cảnh luống thì cái chết sẽ cầm chắc trong tay. Cho nên lúc bấy giờ, muốn cho tín đồ cũng như Ngài dễ dàng trong khi giao tiếp với các cán bộ Việt Minh và Bình Xuyên. Đức Giáo Chủ đã tùy cảnh mà cho phép tín đồ đổi cách xưng hô cho thích nghi trong giai đoạn hiện tại. Âu cũng là một phương tiện để đạt mục đích, mà Ngài đang thực thi vậy!
-Ý nghĩa thứ nhì, trọng tâm hồn hơn hình thức: Các bậc hiền nhân thánh triết xưa nay đều chú trọng ở tâm hồn hơn hình thức. Bởi tâm hồn là thành đồng lũy sắt, là chơn lý, là chủ tể của loài người. Cho nên không có bạo lực hay uy quyền nào phá hại, uy hiếp được. Một vị tướng soái thắng nổi quân giặc, chớ không thắng được tâm hồn của họ.
Lịch sử đã chứng minh biết bao chuyện trọng ở tâm hồn hơn hình thức: Ngài Nguyễn Trung Trực, Phan Thanh Giản…người Pháp dùng đủ cách, nào: -bổng lộc, chức tước để khuyến dụ các Ngài, nhưng các Ngài vẫn giữ tâm hồn và tiết tháo không để cho lợi danh câu nhử và đời sau mỉa mai.
Như vậy mặc dù các Ngài tuy mất, nhưng sách sử vẫn chép biên danh thơm, tiếng tốt và được mọi người nhắc nhở tiếc thương. Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:
“Xác tuy mất hồn thiêng chẳng mất”
Vậy, muốn mưu đồ sự nghiệp, muốn cứu quốc hay kiến quốc; hay người tu muốn được đắc đạo tất phải trọng ở tâm hồn mới có thể hoàn thành sứ mạng của mình. Như lời Đức Thầy dạy:
“Lấy tâm thần làm chủ mới mầu”
-&-
4. “ÔNG TU ÔNG ĐẮC”…
Vào khoảng tháng 6 năm Kỷ Mão (1939), nghĩa là sau ngày Đức Thầy “thừa vưng sắc lịch Thế Tôn” để hoằng truyền giáo lý nhiệm mầu của Đức Thích Ca Mâu Ni. Đức Bà-thân mẫu phần xác Đức Thầy-cũng quy y tu hành theo tôn chủ của đạo PGHH, do Ngài đề xướng.
Một hôm trong bữa cơm chiều: Đức Ông, Đức Bà và ông Nguyễn Văn Truyền đang sửa soạn dùng cơm; trước khi ăn cơm Đức Bà chấp tay đưa lên trán nguyện vái cửu huyền thất tổ về dùng cơm. Bấy giờ Đức Ông chưa thọ giáo quy y, thấy Đức Bà làm vậy, Đức Ông tỏ ý không bằng lòng nên lấy tay khều nhẹ vào đùi ông Truyền mà rằng:
-Truyền! Mầy coi kìa! Bữa nay mợ mầy tu rồi đó!
Vừa nói Đức Ông vừa cười, rồi quay sang Đức Bà hơi có ý mỉa mai:
-Nầy bà, bà tu có về về Tây phương cho tôi có giang với nha?
Đức Bà chưa kịp trả lời, liền đó Đức Thầy đang nằm trên chiếc võng, hai tay Ngài vươn ra nắm lấy đầu võng, bật ngồi dậy. Ngài nói:
-Ông Cả, đừng nói vậy chớ. -Nầy Bà, Bà tu có về về Tây phương cho tôi có giang với nha!
Đức Bà chưa kịp trả lời, liền đó Đức Thầy đang nằm trên chiếc võng, hai tay Ngài vươn ra nắm lấy đầu võng, bật ngồi dậy. Ngài nói:
-Ông Cả, đừng nói vậy chớ. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, đâu có thể nào ai có giang ai được đâu Ông. Và nếu như Bà đi trước Ông có giang được cho, ngược lại Ông đi trước làm sao Ông có giang ai được chứ”.
Đức Ông lặng thinh suy nghĩ…
(Viết theo lời ông Nguyễn Văn Truyền)
*Phụ bàn:
Khế kinh dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Và trong một cuộc thuyết pháp trước đại đa thính chúng, Phật Ngài đã cảnh giác những ai chỉ biết nương cậy vào người khác: “Hãy tự mình làm ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự mình làm chỗ nương cậy cho chính mình, đừng nương cậy ai ngoài mình. Hãy nương cậy vào sự thật, đừng nương cậy điều gì ngoài sự thật”. Âm ba ấy đến nay vẫn còn đọng lại trong lòng người “tự tín”. Trên phương diện tu hành của chúng ta hiện giờ cũng vậy, một khi đã am hiểu phần nào giáo lý của Thầy Tổ, chúng ta cũng phải “tự độ” cho mình trước, sau đó mới được Phật Ngài dẫn dắt:
“Coi rồi phải thân mình tự tự,
Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu”.
Và khác nào như kẻ đắm thuyền bị nước cuốn chìm lĩm giữa dòng sông, phải cố sức ngoi lên khỏi mặt nước mới có thể được sự tiếp cứu của người khác.
Cho nên, bất cứ công việc gì ta đừng nên ỷ lại vào kẻ khác giúp đỡ, hay pháp mầu của “ơn trên” ban bố, mà là phải “tận nhơn lực” gắng gổ mới mong thành tựu mọi việc theo sở nguyện.
Chuyện La Hầu La, lúc mới xuất gia hằng rong chơi không chịu học hỏi kinh luật, khi bị Phật quở phạt lại viện lẽ: “Phật là cha của con, Phật có đủ phép mầu không cứu con được sao, lại bảo con tham cố tu học”. Phật mĩm cười thương xót cho vị Sa Di trẻ tuổi, từ tốn Ngài bảo : “Ta lo độ ta không biết vẹn không, làm sao độ ngươi cho được! Chân lý thay lời phán dạy ấy!
Hiện giờ với chúng ta, Đức Thầy là người hướng đạo, Sấm kệ của Ngài là la bàn; chúng ta hãy nương vào Sấm kệ của Ngài mà tu hành soi rọi lối mê mờ trong tâm thức, hãy nương vào gương sáng hạnh lành của Đức Thầy để tiến tới mục đích giải thoát. Chớ đừng để “đến sự khó khăn, khổ não rồi trách cứ kẻ mạnh sao không cứu mình, Thầy sao không giúp mình” e rằng đã muộn.
Ông tu ông đắc, Bà tu bà đắc, đâu có thể nào ai có giang ai được đâu Ông. Và nếu như Bà đi trước Ông có giang được cho, ngược lại Ông đi trước làm sao Ông có giang ai được chứ”.
Đức Ông lặng thinh suy nghĩ…
(Viết theo lời ông Nguyễn Văn Truyền)
Chỉ có vỏn vẹn vài lời trong câu “Chuyện Bên Thầy” vừa thuật trên, cũng đã làm sáng tỏ vấn đề “ai tu nấy hưởng”, “không thể quá giang ai” được.
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY …
“Muôn tu tỉnh nay đà gặp cuộc
Đức Di Đà truyền mở đạo lành
Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh
Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy”.
…
5. BÁT CƠM KỲ DIỆU
Khoảng tháng 9 năm Kỷ Mão
(1939), tôi(1) cùng một số anh em từ xã Kiến An quận Chợ Mới, An Giang đến
Thánh địa Hòa Hảo để diện kiến Đức Thầy, nghe Ngài thuyết pháp và trị bịnh.
Anh em và tôi đi bộ từ bến đòThuận Giang-Hòa Hảo lên Tổ Đình. Dọc đường gần Tổ Đình thấy Đức Thầy đang tổ chức một số anh em bổn đạo khiêng mấy miếu thờ thổ thần liệng xuống sông. Chúng tôi dừng lại đứng coi. Kế thấy một chiếc ghe tam bản nhỏ hai chèo, ngược nước chèo lên, trong ghe chở một bệnh nhân coi bộ nặng lắm. Đức Thầy xuống mé sông nói trổng:
-Bệnh nặng lắm hả? Đến nhà tôi ghé lại, tôi trị cho.
Mấy người dưới ghe không thấy nói gì nhưng khi ghe chèo đến bến Tổ Đình, ngọn nước đổ xuống chảy xiết quá làm ghe chèo lên nữa không nổi, phải vất vả cận lực lắm ghe mới đi nhít nhít từ từ, lúc ấy chúng tôi cũng vừa đi đến. Nghe dưới ghe có tiếng người đàn bà hỏi:
-Thưa bà, ở đây có ai trị bịnh không bà?
Chợt ngó xuống cầu ván dưới sông, tôi thấy Đức Bà đang giặt rửa gì đó, và nghe bà trả lời:
-Có thằng con tôi nó có cơn khùng khùng điên điên, chớ có ai đâu!
Hai người chèo ghe nghỉ tay vấn thuốc hút, định một lát rồi cũng chèo đi, kế Đức Thầy từ phía dưới Tổ Đình đi về, Ngài xuống cầu rửa tay và nói:
-Ủa, tới rồi sao không đem bịnh lên đi!
Hai người chèo ghe còn do dự, vì định đi nữa để kiếm thầy chửa bịnh, nhưng người đàn bà trong ghe ngồi kế người bịnh, bàn:
-Thôi đem lên ông nầy trị thử coi.
Hai người đàn ông định lấy mền trải căng ra khiêng người bịnh lên nhà. Đức Thầy vội nói :
-Làm gì mà quá vậy. Thôi thì kè cũng được mà.
Hai ông nghe theo, kề vai sát người bịnh xốc dậy, dìu từ từ lên. Thì ra bệnh nhân là một người đàn ông trạc ngoài 30 tuổi, gương mặt hốc hác nhợt nhạc, mắt lờ đờ nhìn mọi người, coi bộ yếu lắm!
Khi lên tới nhà, bịnh nhân được đặt nằm nghỉ trên bộ ván ngựa phía trên. Đức Thầy lại gần hỏi :
-Ông có muốn ăn cơm không?
-Muốn ăn lắm, nhưng e ăn không được. Người bịnh uể oải trả lời yếu ớt.
-Muốn thì ăn được chớ gì. Đức Thầy nói xong đi vào nhà sau, bới đem ra một chén cơm nguội, một chén tương hột, một dĩa chuối chát. Thầy nói như ra lịnh:
-Ăn đi! Ăn rồi hết bịnh chớ gì!
Người bịnh nghiêng mình qua gắng gượng ăn, ăn hết chén cơm. Thấy vậy Đức Thầy hỏi tiếp :
-Ăn thêm nữa được không?
-Dạ. Bịnh nhân nhỏ nhẹ trả lời và coi mòi tươi tỉnh. Đức Thầy vào nhà sau lần nữa, đem ra lưng lửng hai phần chén cơm, người bịnh đỡ lấy ăn hết. Thầy liền múc một ly cối nước lạnh đem đến cho uống.
Chúng tôi trố mắt đứng nhìn, mà lòng ái ngại cho người bịnh. Vì thấy người bịnh đã yếu-có lẽ là đau lâu lắm rồi - lại ăn cơm, mà là cơm nguội, rồi uống nước lạnh nữa. Tôi thầm lo lắng…Nhưng thấy sắc diện người bịnh bỗng dưng thay đổi: từ chỗ da mặt xanh mét khó nhìn, trở lại hồng hào tươi thắm dễ coi. Kế Đức Thầy hỏi tiếp người bịnh:
-Giờ có muốn ngủ không? - Muốn lắm! Song sợ ngủ không được.
-Muốn thì ngủ được sao lại không! Nghe tiếng nói của Đức Thầy có vẻ khẳng định sự việc. Thầy nói xong thấy bịnh nhân từ từ nhắm mắt, rồi đi vào giấc ngủ êm ái…
Đức Thầy quay sang thuyết pháp cho chúng tôi nghe. Ngài dạy cách thức vào đạo, cúng lạy, đến ăn chay, niệm Phật…
Thời gian độ hơn giờ, người bịnh trở mình thức giấc. Đức Thầy vội bước lại gần và hỏi người bịnh:
-Hồi ông lại đây tới giờ, bịnh coi có bớt phần nào không?
Người bịnh vụt ngồi dậy, mặt tươi hẳn lên, vui vẻ trả lời:
-Dạ mười phần, tôi thấy bớt hết bảy.
-Sao dữ vậy! Thầy cười và làm ra vẻ ngạc nhiên hỏi. Người bịnh nhoẽn miệng cười.
Đức Thầy vào trong nhà, khi trở ra trên tay cầm cây viết và một tập vở để ngay trước mặt người bịnh và nói:
-Ông muốn bịnh ông hết dứt hay không?
-Dạ thưa muốn, nên mới đến đây nhờ cậu trị.
-Vậy thì từ nay về sau, có ai đem nộp giấy tờ gì cho ông, ông đem cho người ta, chớ đừng có cạo sửa, viết đi viết lại, thì bịnh ông hết dứt chớ gì.
Nhìn mặt người bịnh tôi thấy ông ta có vẻ lúng túng ngại ngùng và lặng thinh không đáp, lát sau Đức Thầy ra phía trước nhà, tôi lân la lại gần người đàn bà đi theo nuôi bịnh, tìm hiểu nguyên nhân bịnh trạng của người bịnh ra sao. Được bà ấy trả lời đại ý : ông nầy làm thông phán ở Châu Đốc, làm việc hay sửa đổi giấy tờ của người ta “trắng ra đen, đen thay trắng”, để ăn tiền, có lẽ vì vậy mà vương mang bịnh nặng. Và tôi vô cùng kinh ngạc sững sờ khi thấy người bịnh sau khi chào hỏi Đức Thầy để về, bước chân của ông đi vững vàng xuống ghe, mà lòng tôi vô cùng thán phục cho “bát cơm kỳ diệu” ấy.
(1)tiếng xưng hô của người kể chuyện-
(Viết theo lời kể ông Trần Văn Điệp, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang)
*Phụ bàn:
Trong bài Sứ Mạng Đức Thầy có viết : “…trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của chư vị với trăm quan…”
Cho nên từ trước đến nay, khi nói đến Đức Huỳnh Giáo Chủ khai mở đạo mầu, cứu độ chúng sanh thì người ta hay cho Ngài đã thực hiện phương pháp “tam độ nhất như”, tức gồm có : trị bịnh độ đời, thuyết pháp độ đời, và viết kinh giảng để độ đời …
Âu cũng là việc làm “tùy duyên hóa độ” chúng sanh của Ngài vậy.
KIM NGÔN CUẢ ĐỨC THẦY
-“Có đeo bệnh tật vào thân
Giấy vàng xé nhỏ vái thần độ vô”
-“Thành long nước lã nên hồ
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban”
Anh em và tôi đi bộ từ bến đòThuận Giang-Hòa Hảo lên Tổ Đình. Dọc đường gần Tổ Đình thấy Đức Thầy đang tổ chức một số anh em bổn đạo khiêng mấy miếu thờ thổ thần liệng xuống sông. Chúng tôi dừng lại đứng coi. Kế thấy một chiếc ghe tam bản nhỏ hai chèo, ngược nước chèo lên, trong ghe chở một bệnh nhân coi bộ nặng lắm. Đức Thầy xuống mé sông nói trổng:
-Bệnh nặng lắm hả? Đến nhà tôi ghé lại, tôi trị cho.
Mấy người dưới ghe không thấy nói gì nhưng khi ghe chèo đến bến Tổ Đình, ngọn nước đổ xuống chảy xiết quá làm ghe chèo lên nữa không nổi, phải vất vả cận lực lắm ghe mới đi nhít nhít từ từ, lúc ấy chúng tôi cũng vừa đi đến. Nghe dưới ghe có tiếng người đàn bà hỏi:
-Thưa bà, ở đây có ai trị bịnh không bà?
Chợt ngó xuống cầu ván dưới sông, tôi thấy Đức Bà đang giặt rửa gì đó, và nghe bà trả lời:
-Có thằng con tôi nó có cơn khùng khùng điên điên, chớ có ai đâu!
Hai người chèo ghe nghỉ tay vấn thuốc hút, định một lát rồi cũng chèo đi, kế Đức Thầy từ phía dưới Tổ Đình đi về, Ngài xuống cầu rửa tay và nói:
-Ủa, tới rồi sao không đem bịnh lên đi!
Hai người chèo ghe còn do dự, vì định đi nữa để kiếm thầy chửa bịnh, nhưng người đàn bà trong ghe ngồi kế người bịnh, bàn:
-Thôi đem lên ông nầy trị thử coi.
Hai người đàn ông định lấy mền trải căng ra khiêng người bịnh lên nhà. Đức Thầy vội nói :
-Làm gì mà quá vậy. Thôi thì kè cũng được mà.
Hai ông nghe theo, kề vai sát người bịnh xốc dậy, dìu từ từ lên. Thì ra bệnh nhân là một người đàn ông trạc ngoài 30 tuổi, gương mặt hốc hác nhợt nhạc, mắt lờ đờ nhìn mọi người, coi bộ yếu lắm!
Khi lên tới nhà, bịnh nhân được đặt nằm nghỉ trên bộ ván ngựa phía trên. Đức Thầy lại gần hỏi :
-Ông có muốn ăn cơm không?
-Muốn ăn lắm, nhưng e ăn không được. Người bịnh uể oải trả lời yếu ớt.
-Muốn thì ăn được chớ gì. Đức Thầy nói xong đi vào nhà sau, bới đem ra một chén cơm nguội, một chén tương hột, một dĩa chuối chát. Thầy nói như ra lịnh:
-Ăn đi! Ăn rồi hết bịnh chớ gì!
Người bịnh nghiêng mình qua gắng gượng ăn, ăn hết chén cơm. Thấy vậy Đức Thầy hỏi tiếp :
-Ăn thêm nữa được không?
-Dạ. Bịnh nhân nhỏ nhẹ trả lời và coi mòi tươi tỉnh. Đức Thầy vào nhà sau lần nữa, đem ra lưng lửng hai phần chén cơm, người bịnh đỡ lấy ăn hết. Thầy liền múc một ly cối nước lạnh đem đến cho uống.
Chúng tôi trố mắt đứng nhìn, mà lòng ái ngại cho người bịnh. Vì thấy người bịnh đã yếu-có lẽ là đau lâu lắm rồi - lại ăn cơm, mà là cơm nguội, rồi uống nước lạnh nữa. Tôi thầm lo lắng…Nhưng thấy sắc diện người bịnh bỗng dưng thay đổi: từ chỗ da mặt xanh mét khó nhìn, trở lại hồng hào tươi thắm dễ coi. Kế Đức Thầy hỏi tiếp người bịnh:
-Giờ có muốn ngủ không? - Muốn lắm! Song sợ ngủ không được.
-Muốn thì ngủ được sao lại không! Nghe tiếng nói của Đức Thầy có vẻ khẳng định sự việc. Thầy nói xong thấy bịnh nhân từ từ nhắm mắt, rồi đi vào giấc ngủ êm ái…
Đức Thầy quay sang thuyết pháp cho chúng tôi nghe. Ngài dạy cách thức vào đạo, cúng lạy, đến ăn chay, niệm Phật…
Thời gian độ hơn giờ, người bịnh trở mình thức giấc. Đức Thầy vội bước lại gần và hỏi người bịnh:
-Hồi ông lại đây tới giờ, bịnh coi có bớt phần nào không?
Người bịnh vụt ngồi dậy, mặt tươi hẳn lên, vui vẻ trả lời:
-Dạ mười phần, tôi thấy bớt hết bảy.
-Sao dữ vậy! Thầy cười và làm ra vẻ ngạc nhiên hỏi. Người bịnh nhoẽn miệng cười.
Đức Thầy vào trong nhà, khi trở ra trên tay cầm cây viết và một tập vở để ngay trước mặt người bịnh và nói:
-Ông muốn bịnh ông hết dứt hay không?
-Dạ thưa muốn, nên mới đến đây nhờ cậu trị.
-Vậy thì từ nay về sau, có ai đem nộp giấy tờ gì cho ông, ông đem cho người ta, chớ đừng có cạo sửa, viết đi viết lại, thì bịnh ông hết dứt chớ gì.
Nhìn mặt người bịnh tôi thấy ông ta có vẻ lúng túng ngại ngùng và lặng thinh không đáp, lát sau Đức Thầy ra phía trước nhà, tôi lân la lại gần người đàn bà đi theo nuôi bịnh, tìm hiểu nguyên nhân bịnh trạng của người bịnh ra sao. Được bà ấy trả lời đại ý : ông nầy làm thông phán ở Châu Đốc, làm việc hay sửa đổi giấy tờ của người ta “trắng ra đen, đen thay trắng”, để ăn tiền, có lẽ vì vậy mà vương mang bịnh nặng. Và tôi vô cùng kinh ngạc sững sờ khi thấy người bịnh sau khi chào hỏi Đức Thầy để về, bước chân của ông đi vững vàng xuống ghe, mà lòng tôi vô cùng thán phục cho “bát cơm kỳ diệu” ấy.
(1)tiếng xưng hô của người kể chuyện-
(Viết theo lời kể ông Trần Văn Điệp, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang)
*Phụ bàn:
Trong bài Sứ Mạng Đức Thầy có viết : “…trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của chư vị với trăm quan…”
Cho nên từ trước đến nay, khi nói đến Đức Huỳnh Giáo Chủ khai mở đạo mầu, cứu độ chúng sanh thì người ta hay cho Ngài đã thực hiện phương pháp “tam độ nhất như”, tức gồm có : trị bịnh độ đời, thuyết pháp độ đời, và viết kinh giảng để độ đời …
Âu cũng là việc làm “tùy duyên hóa độ” chúng sanh của Ngài vậy.
KIM NGÔN CUẢ ĐỨC THẦY
-“Có đeo bệnh tật vào thân
Giấy vàng xé nhỏ vái thần độ vô”
-“Thành long nước lã nên hồ
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban”
-&-
6. CHƠN CHÁNH THÌ CÒN
Mùa hè năm Ất Dậu (1945) trên đường đi khuyến nông, Đức Thầy có đến địa điểm xã Kiến An, quận Chợ Mới, An Giang.
Sau thời thuyết giảng đạo pháp và khuyến tấn mọi người tăng gia sản xuất cấy cày, Ngài được ông Chủ Gương (Nguyễn Văn Gương) người ở xã Long Điền cũng ở trong quận Chợ Mới thỉnh Ngài về dùng cơm trưa tại nhà ông.Sau bữa cơm hôm ấy, ông Chủ Gương trình bày nỗi lòng trắc ẩn của ông về việc: ông có người em út tên Hà (út Hà) đang hoạt động theo Việt Minh Cộng Sản. Ông lễ phép hỏi Thầy :
-Thưa Thầy, tôi có thằng em đang theo Việt Minh. Không biết vậy rồi sao và xử trí thế nào? Thưa Thầy.
Đức Thầy trả lời với ông, lời lẽ vắn tắt:
-Làm ở đâu thì làm, miễn chơn chánh thì còn!
Ông Chủ Gương cúi đầu im lặng, nghe qua lời dạy của Đức Thầy trong lòng ông hết sức cởi mở hân hoan.
(Viết theo lời kể ông Nguyễn Văn Sóc, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang )
*Phụ bàn:
Kinh Phật có câu: “Nhứt thiết vi tâm tạo”
Và:
“Tam điểm như tinh tượng
Hoành câu tợ nguyệt tà
Phi mao tùng thử đắc
Tố Phật giả do tha”
Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng dạy:
“Cái chữ tâm mà quỉ hay ma
Tiên hay Phật cũng là tại nó”
Để tỏ rõ câu chuyện bên Thầy kể trên, chính Đức Thầy có lần khẳng định :
“Làm gian ác là quỉ là ma
Làm chơn chánh là Tiên là Phật”.
Tóm lại, con người dù sống ở cương vị nào, thời đại nào mà biết giữ tâm mình chơn chánh, làm việc chơn chánh thì sẽ “còn mãi” tiếng tốt danh thơm và đâu mất quả vị Phật, Tiên, Thần, Thánh.
-&-
7. DỐT MÀ BIẾT CHỮ
Khoảng tháng chạp năm Kỷ Mão (1939) tôi (1) và một số anh chị em ở xóm cùng đi đến Hòa Hảo viếng Đức Thầy, xin được quy y và nghe Thầy nói đạo.
Sau khi quy y và nghe pháp mầu, tôi chấp tay cung kính chào Thầy để về, Thầy đứng nghiêm trang cúi đầu thủ lễ với tôi và sau đó vói tay lấy trên bàn quyển “Sám Giảng (quyển 3) trao tặng tôi. Tôi cúi đầu bạch Thầy:
-Thưa Thầy tôi không biết chữ!
Với giọng từ ái, Thầy khẻ bảo tôi:
-Ậy! Đem về đi, đọc rồi biết chữ chớ gì!
Tôi cúi đầu:-Dạ. Rồi hai tay kính cẩn nhận quyển giảng ra về…
Chiều lại, khi tôi nằm nghỉ trên chiếc võng đong đưa, bỗng nghe ở lồng ngực trống rỗng lạ kỳ, nhớ lại quyển giảng Thầy cho lúc sáng, tôi vụt ngồi dậy đem ra đọc. Ô hay ! tôi đọc từng câu chữ trong quyển giảng được, tôi mừng quá ! Rồi sự phấn khởi mừng vui tăng dần, đọc mỗi lúc âm thanh cứ lớn lên mãi…làm ông nhà tôi (1), có lẽ hơi khó chịu, nên nói:
-Cái bà nầy sáng nay đi chùa, bộ ai đó nhập vào, sao mà giờ đây đọc giảng đọc kinh um sùm vậy cà?
Thậm chí đến ông anh chồng tôi cũng nói:
-Nghe nói thiếm bảy xưa nay không biết chữ, sao nay lại đọc giảng xuôi rót. Lạ quá!
Và cũng bắt đầu từ đó những bài văn vần trong Thi Văn Sấm Giảng của Đức Thầy, bài nào miễn văn vần là tôi đều đọc được hết.
(1) (Viết theo lời kể bà Đặng Thị Gấp, 95 tuổi, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang)
(2) người thuật.
*Phụ bàn:
Từ xưa nay các đấng giác ngộ đều tùy theo cơ duyên mà hóa độ chúng sanh. Sự
khai ngộ cho đồ chúng cũng tùy theo đời sống, trình độ của mỗi người.
Đọc chuyện bên Thầy trên, ta thấy Đức Thầy đã dùng huyền năng khai ngộ trí sáng cho môn nhơn. Một người không biết chữ như bà Đặng Thị Gấp nói trên, được Thầy khai ngộ cho biết đọc
giảng kinh. Âu cũng là:
“Duyên lành rõ được khùng điên
Chẳng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần”
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY …
“Đức Lục Tổ ít tai dám sánh
Người dốt mà nói pháp quá rành
Lựa làm chi cao chữ học hành
Biết tỏ ngộ ấy là gặp đạo.”
…
-&
8. TẤM LÒNG PHẬT
Khoảng cuối năm Kỷ Mão (1939), vào một buổi sáng sớm chúng tôi đến Tổ Đình Hòa Hảo nghe Đức Thầy thuyết pháp. Số người mộ đạo nghe pháp rất đông. Có số đang lãnh bài nguyện quy y, người chờ chực hốt thuốc… Kẻ tới người lui, quần tụ đông đảo.
Bao nhiêu gút mắc, nghi ngờ của quần chúng về giáo lý Phật đà, khi hỏi đến, được Đức Thầy ứng đáp trôi chảy mạch lạc, không chút “bựa” lời.
Đức Ông -thân sinh Đức Thầy -rất lo lắng cho số đồng đạo đến mỗi ngày mỗi đông hơn, trong khi Đức Ông lại được tin: lính của cai tổng Pho luôn rình rập! Từ chỗ lo lắng dẫn đến bực dọc, mặc dù thấy Đức Thầy: “miệng nhít môi đầy văn tao nhã”.
Đức Ông hai tay chấp sau lưng bước qua nhà Ông Út Quốc (bào đệ Đức Ông) miệng lẩm bẩm:
-Phật thì từ bi chi Phật. Còn Phật gì lanh quá lanh, mà nói Phật Phật!
Sau đó Đức Ông quày về nhà, vừa lúc Đức Thầy thuyết pháp xong, Ngài bước lại gần Đức Ông, tay vịn vai Đức Ông, Thầy nói:
-Ông Cả à! Phật từ bi chi Phật là Phật bằng cây, bằng đá không độ được ai. Ông Cả à!
Tôi đứng gần bên nghe rất rõ, lòng miên man suy nghĩ qua câu nói của Thầy.
(Viết theo lời kể Nguyễn Văn Quế -Hưng Nhơn, Hòa Hảo)
*Phụ bàn:
Đọc “Chuyện bên Thầy” trên, ta thấy Đức Ông vì lo lắng cho phần xác Đức Thầy nên sanh ra bực bội mới nói những lời dỗi hờn vậy thôi. Chứ thật ra:
“Phật là tả đục hữu xông,
Sang tây cứu thế qua đông độ đời
Chớ đâu có cứ ngồi một chỗ
Giữ chùa chiền chuông mỏ kệ cơ
Không làm cho kẻ nào nhờ,
Tu hành như thế bao giờ cho nên”. (TS)
Kinh Phật chép: “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện cõi đời”, đủ chứng minh cho ta thấy rằng : lòng từ bi của Phật thiết tha chan chứa thắm khắp vạn loại chúng sanh, muốn cứu khổ ban vui cho muôn loài.
Theo dõi bước truân chuyên lợi sanh hoằng pháp của Đức Thầy, ta thấy Ngài luôn luôn thi thố tất cả hạnh lành, miễn sao đem lại phúc lợi cho quần chúng. Ngài đã phơi bày tâm trạng ấy, qua cuộc phỏng vấn của ký giả Hồn Quyên: “...Cái hành đạo đúng theo ý nghĩa xác thực của nó là làm thế nào thể hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phúc lợi cho toàn thể chúng sanh…”
Với tấm lòng từ bi bao la rộng lớn của bậc đại giác, Đức Thầy có lần đã hạ bút:
“Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,
Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.
Âu cũng là đại nguyện thiết tha của Ngài!
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY
“Bể trần sóng cuộn lao xao
Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen
Quản chi lực kém tài hèn
Dầu đời bạc đãi ngọn đèn cứ nêu
Soi từ đài các xá lều…”
…
-&-
9. THẦN THÔNG VAY MƯỢN
Vào năm 1944, không còn nhớ rõ ngày tháng, khi Đức Thầy tạm trú tại hai căn phố đường “lơ pheo”, Sài Gòn. Tôi (1) cùng một số anh em đồng đạo đến ở chung với Đức Thầy để ẩn lánh Việt Minh và Pháp.
Một hôm trên căn gát, có mặt Đức Thầy, tôi thầm ao ước: Phải chi mình có chút thần thông để thấy biết ở quê mình lúc nầy ra sao? Vì tôi có người bạn tu phát huệ, theo lời ông ta thuật lại là ông ta biết rõ ý niệm và nghe thấy tất cả sự vật xa gần.
Liền đó Đức Thầy bước lại gần tôi, Ngài vịn vai tôi và nói:
-Bộ ông muốn có thần thông lắm sao? Mình tu thì sau nầy phát huệ thấy biết hết chớ gì. Ông rán tu đi rồi sẽ có…Nói xong Đức Thầy lui gót xuống lầu.
Thế rồi không hiểu tại sao khi tôi có ý nghĩ nhớ nhà quá. Nhìn về quê, tôi thấy rõ mồn một, từ: gia đình nhà cửa, tới vợ con cô bác anh em. Họ nói chuyện với nhau tôi cũng nghe rõ chẳng thiếu sót câu nào.
Tôi để tâm ý hướng về miệt Cần Thơ, nghĩ coi có ai đem đổ tiếp tế lên trên nầy không. Liền đó cảnh tượng được diễn biến y như trên ti vi bây giờ (1980) vậy. Thấy bà Hương Bộ Thạnh cùng đi với một người phu trạo chèo chiếc ghe hai bổ. Trời ngả chiều, ghe tới Thủ Thừa đậu lại. Tôi còn nghe thấy rõ, anh chèo ghe bàn với bà Hương Bộ Thạnh:
-Thôi đậu ghe ở đây tắm rửa xong, rồi hả đi nghe bà? Chớ vào Sài Gòn chỗ đậu ghe nước dơ lắm !
-Ừ! Chú tắm trước đi, tôi cũng tắm nữa. Và bà hỏi tiếp: -Chú nhắm coi ghe mình chừng nào tới trển hén?
-Nếu chèo suốt đêm nay, ngày mai khoảng 9 giờ tới chớ gì.
Tôi thơ thẩn xuống lầu nhìn hai anh bạn (xin miễn nhắc tên) có bổn phận cơm nước cho Thầy và anh em. Tôi không thể giấu kín sự thấy nghe kỳ lạ đó, nên khoái trá ngỏ lời:
-Nè hai chú! Ngày mai nấu cơm dư cho hai người khách ăn nữa nhé!
Một anh nhìn tôi nguýt ngang:
-Bày đặt ăn no rồi nói dốc.
Tôi cười mơn:
-Thiệt mà chú. Đã tu rồi lẽ nào tôi nói dốc mấy chú.
-Nấu cơm nhiều nếu không có khách ăn, anh phải ăn hết à nghe.
-Ừ! Mà hai chú dám cá với tôi không?
-Cá hả? Cá thì cá. Mà… (chú ta rờ rờ túi tôi). Túi không có một đồng bạc mà đòi cá. Ý chà! Anh ta cười hề hề.
Tiền tôi thiếu gì. Một tủ của Thầy đó.Thầy dặn tôi xài lấy xài kia mà!
-Ừ ! Vậy thì hai tô hủ tiếu, hai ly cà phê nhen. Ngừng giây lát anh ta nói tiếp:
-Mà mấy giờ mới được chứ?
-9 giờ sáng. Tôi cười vui vẻ, đáp một cách quả quyết. Vì theo lời anh phu trạo, mà tôi nghe lúc ban nãy.
Quả thật, ngày hôm sau đúng 9 giờ sáng bà Hương Bộ Thạnh đi đến. Tôi mở cửa cho hai người vào. Khi hai người lên lầu diện kiến Đức Thầy, tôi vào bếp cười nắc nẻ cùng hai chú nấu cơm:
-Sao chịu thua chưa? Chiều đãi hủ tiếu, cà phê nghe hông.
-Không được đâu! Chắc anh giáo có hẹn với bà Hương Bộ sao chớ …Chớ có lý nào anh biết rõ vậy cà!
Chúng tôi còn đang dang ca cải lý với nhau, kế bà Hương Bộ Thạnh từ trên lầu đi xuống.
-Cái gì mà vui vẻ thế, mấy chú? Bà Hương Bộ Thạnh hỏi.
Chú nấu cơm vội vả trả lời và hỏi lại:
-Dạ không có chi. Nhưng thưa bà Hương ạ, có phải trước khi đến đây bà có báo trước phải không?
-Đâu có. Độ nầy khó khăn lắm! Lại với đường xá xa xôi tôi đâu có liên lạc trên nầy được.
-Đó. Đó. Thấy chưa. Chịu thua đi thôi. Tôi cười xòa và nói.
-Chịu thì chịu chớ sao. Hai ông bạn vừa trả lời vừa cười.
Xế chiều, ba chúng tôi lén Thầy đi đến Cầu Ông Lãnh ăn hủ tiếu và uống cà phê. Lúc ăn uống, một trong hai ông bạn ấy hỏi:
-Anh giáo. Anh giáo. Anh coi nhà tôi ở Rạch Giá, vợ con tôi giờ ở nhà có gì không anh?
Tôi trực nhướng mắt lên, thấy vợ anh ta đang sang xe ở bắc Mỹ Thuận, nên trả lời:
-Vợ chú bây giờ đang trên đường lên đây thăm chú. Tôi thấy đang sang xe ở bắc Mỹ Thuận. Có lẽ chiều nay khoảng 5 giờ sẽ lên tới.
-Vậy hả anh! Nếu thiệt vậy tôi thưởng anh. Anh ta rối rít vui mừng. Tôi thì hân hoan như mở cờ trong bụng, vì sắp được ăn hủ tiếu nữa.
5 giờ chiều tôi dẫn anh ta lại điểm chỗ vợ anh đang trông đợi-xéo góc đường cách chỗ chúng tôi 200 thước. Vì vợ anh ta không biết lại chỗ Đức Thầy ở có sao không, nên do dự chẳng dám đến. Thấy hai chúng tôi, cô ta vô cùng mừng rỡ. Chuyện trò giây lát, hai chúng tôi về.
Khi đến nhà, chú nấu cơm ở nhà hỏi chú kia:
-Sao có gặp chị không?
-Có. Thiệt anh Giáo tài quá!
-Anh Giáo, anh cũng làm ơn coi giùm ở nhà tôi ra sao? Anh Giáo.
Tôi cũng muốn giúp anh nầy một phen, song nhứng mắt chẳng còn thấy và hai tai chẳng còn nghe xa được nữa. Tôi giật mình đánh thót, vội trả lời:
-Giờ nầy thì tôi cũng như mấy chú rồi!
-Sao vậy? Anh ta ngạc nhiên vặn hỏi.
-Tôi cũng không biết tại sao nữa. Giờ tự nhiên như lúc bình thường. Tôi trả lời với chú nấu cơm kia mà nghe lòng mình có cái gì thèn thẹn và lương tâm cắn rứt không an. Tôi thầm nghĩ : Có lẽ sự mầu nhiệm huyền diệu ấy do Đức Thầy ban bố cho mình, an ủi mình trong lúc xa cách quê hương và cũng khuyến khích mình trên bước đường tu. Mình vì một phút dại dột đem ra khoe khoang và còn “ăn cá” để được thụ hưởng một chút nhỏ nhoi về vật chất.
Mấy ngày liền tâm hồn tôi nặng trĩu, một mối âu sầu nuối tiếc vấn vương…
(Viết theo lời ông Giáo Khương, Bình Thạnh Đông, Châu Đốc)
KIM NGÔN ĐỨC THẦY …
“Dạy chúng chưa xong dạ rối bù
Mấy chục năm trường lạc chữ tu
Sanh chúng say mê, mê khó tỉnh
Bồ đề chẳng mến, ấy người ngu”.
-&-
10. VÁN CỜ THỨ BA
“Muốn lánh phồn hoa, lánh thị thành,
Tìm nơi non thẳm ngỏ mai danh.
Đợi cơ thiên địa xây vần đến,
Chờ cuộc phong lôi đổi vận lành.
Sớm hứng sương trong cùng vũ trụ,
Chiều mong gió mát với trời thanh.
Xa nơi đa sự điều cao hạ,
Muốn lánh phồn hoa lánh thị thành”.
Bài thơ bát cú trên, chính Đức Thầy đã sáng tác vào năm 1944 lúc Ngài ở Sài Gòn. Nội dung đã nói lên nỗi lòng trắc ẩn của Ngài lúc tạm trú giữa chốn phồn hoa đô hội, mà thời thế bấy giờ tràn ngập những “…Sự độc đoán, sự ngờ vực đã đưa đến chỗ chia ly, mà kẻ thức thời nhìn qua sự thật không khỏi ngậm ngùi than trách…” (Đức Huỳnh Giáo Chủ tuyên bố).
Cho nên, có những đêm tôi gần gũi Đức Thầy thấy Ngài ít ngủ. Ngài đi đi lại lại trong phòng, mắt đăm chiêu nhiều ưu tư lo nghĩ!
Để vơi bớt phần nào sự ưu tư ấy, có đêm Đức Thầy rủ tôi cùng Ngài chơi cờ tướng. Và xin nói rõ, nước cờ của Ngài có những thế cờ kỳ đặc. Có thể ăn hay thua chỉ là “tùy hứng”. Tôi cũng là một tay chơi cờ tướng có hạng. Thế mà nhiều ván tôi phải giật mình kinh ngạc qua lối “dàn trận” quân cờ của Ngài.
Vào một đêm, không nhờ rõ ngày tháng… -Đức Thầy cùng tôi chơi cờ. Qua hai ván cờ đầu, không biết vô tình hay hữu ý Ngài thua tôi luôn. Trong lúc sắp quân cờ để tiếp tục ván thứ ba, Ngài cười nói:
-Bây giờ Thầy cho biết trước, bàn nầy Thầy ăn à. Mà coi chừng Thầy sẽ ăn trong thế “bí”. Rán chuẩn bị để đi cho trúng nước nghe ông Giáo.
Nói xong Thầy nhường tôi đi trước. Mới đi có ba nước tôi đâm ra lúng túng trong thế cờ sắp “bí” tới nơi. Tôi rờ rẫm những quân cờ của Đức Thầy, hết con này đến con kia. Muốn ăn “xe” song thấy thế bí còn ê chề hơn nữa. Đầu óc tôi lung tung suy nghĩ. Thầy giục:
-Đi. Đi, đi chớ ông Giáo. Làm gì rờ rờ cờ Thầy hoài vậy. Rồi Thầy nói tiếp:
-Bí rồi phải không? Bí thì thua đi chớ!
-Dạ. Tôi nhỏ nhẹ thốt lời, Thầy cười xòa và nói:
-Thôi, giờ khuya rồi đi nghỉ hén ông Giáo.
-Dạ. Thế rồi tôi xuống gát đi ngủ, mà tâm trí bắt nghĩ suy về ván cờ vừa rồi. Cờ đánh mà cho hay trước sẽ “bí”, lại phải “bí”. Tôi chợt nhớ ra câu giảng của Đức Thầy ở quyển nhì:
“Cờ đã thất còn chờ nước chiếu
Mà còn ăn con chốt làm chi”.
Dầu tôi có ăn “xe” hay ăn “chốt” gì cũng thế thôi, cũng đi vào ngả “bí”.
Cảnh nhộn nhịp ồn ào của đô thành về đêm cũng lắng dịu, con buồn ngủ đã đưa tôi vào giấc mộng trong đêm.
Thời gian sau tôi chợt suy ra qua việc “chơi cờ tướng”, Thầy có dụng ý tiên tri và khéo dạy cho tôi bài học thực tiễn…Bởi:
“Bại rồi thành lại nên tuồng,
Vạn dân hưởng được nước nguồn ma ha”.
(Viết theo lời ông Giáo Khương, Bình Thạnh Đông, Châu Đốc)
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY …
-“Mặt nước biển lô nhô lặn hụp
Chim đua bay, cá lại tranh mồi
Ngọn thủy triều nô nức sục sôi
Bầu trái đất một phen luân chuyển.”
-“Nước cờ mới nay đà khởi sắc
Trổ tài hay biển lấp non dời”
-&-
11. ĐỨC THẦY TIÊN TRI
A. Tôi (1) là một tín đồ theo đạo Hiếu Nghĩa do Đức Bổn Sư khai sáng đạo tại Núi Tượng (Ba Chúc). Sinh hoạt kinh tế chính cho gia đình tôi là nghề ruộng . Tôi đã khai khẩn đất hoang ở vùng kinh Hai Trân (vào những năm 1937) để làm ruộng. Công việc ruộng nương có sự khấm khá. Tôi đã mua sắm được một số cây “săng” (2) dự định ít năm tới đây sẽ dựng lên ngôi nhà ngói “to”.
Khoảng tháng 10 năm Kỷ Mão (1939) khi nghe Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo ra đời: trị bịnh, thuyết pháp và cũng có tiên tri một số vấn đề liên hệ về gia cảnh, đời sống của mỗi người. Tôi bèn khăn gói lên đường.
Cái lạnh câm câm của tiết đông lúc sáng sớm len lỏi vào da thịt, không làm tôi chùn bước nản lòng. Một mình tôi đi bộ từ nhà (xã Long Kiến-kế Tây An Cổ tự) đến Tổ Đình Hòa Hảo lòng mang mễn tâm sự: để hỏi cậu tư Hòa Hảo coi giùm mình có thể khai khẩn ruộng đất thêm được không. Bây giờ muốn làm giàu có chỉ có nước làm ruộng mà thôi.
Khi bước vào kỉnh lễ Phật xong, như bao tín đồ Hòa Hảo khác thường làm, tôi lễ phép xá Đức Huỳnh Giáo Chủ và thưa:
-Kính nhờ Cậu tư vui lòng xem giùm tôi coi có thể làm ruộng thêm nữa được không?
Ngài mĩm cười đáp lại câu hỏi của tôi:
-Chim mới ra ràng, muốn bay qua tàu!
Tuy được Ngài dạy thế, tức Ngài có ý khuyên tôi không nên “làm nhiều”, song tôi không tin lắm! Nên sau khi về nhà, tôi vào ruộng “khai khẩn” thêm hai trăm công đất nữa, và mua sắm thêm một đôi trâu, cốt ý là “phải làm giàu” cho bằng được.
Không ngờ năm ấy nước dâng cao, lúa mùa ngập nên bị thất bát. Tôi đã bán đôi trâu, cả số cây mua sắm hồi năm trước dự định cất nhà, để trả nợ. Cho nên, có đêm tôi nằm gát tay trên trán trằn trọc không ngủ được miên man suy nghĩ: “Ông cậu tư Hòa Hảo vậy mà nói đúng quá! Và nghe vẳng bên tai câu nói của ổng: “Chim mới ra ràng, muốn bay qua tàu” mà thấm thía nơi lòng.
(Viết theo lời kể Ông Lê Văn Giảng, Long Kiến, An Giang)
(1) lời người thuật chuyện
(2) loại gỗ tốt, cưa vuông cạnh.
-&-
B. Vào năm Kỷ Mão (1939) Đức Thầy ra đời mở đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Cũng như bao nhiêu người khác, cô hai Tiếu là con gái của ông Huyện Khương, người ở xã Long Kiến, quận Chợ Mới, An Giang. Cô hai Tiếu đi ghe chèo có mượn tôi đi theo giữ ghe cho cô, bấy giờ tôi được 15 tuổi. Sau khi được Đức Thầy chứng nhận cho quy y, cô hai Tiếu xuống ghe nghỉ. Gần chạng vạng rảnh việc, tôi xin phép cô Tiếu lên Tổ Đình để được gặp Đức Thầy.
Khép nép đứng phía ngoài nhà, tôi thấy Thầy đang trị bịnh cho nhiều người, kế có đứa bé độ 10 tuổi, có lẽ là ở cùng xóm, đến nói với người mẹ đang ngồi xem Đức Thầy trị bịnh:
-Mẹ ơi! Cái đèn đốt không cháy. Mẹ về đốt giùm con.
Người mẹ liền đứng lên để đi về, liền đó tôi nghe Đức Thầy nói:
-Về sửa lại, đốt xài đở đi! Sau nầy đèn khỏi đốt, nước khỏi gánh, gạo khỏi giã, đêm như ngày xe chạy ầm ù…
(Viết theo lời kể của bà Lê Thị Ngọc Kim tự Sáu Chiêm, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang)
*Phụ bàn:
Trong giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương, từ Đức Phật Thầy Tây An… đến Đức Huỳnh Giáo Chủ, cuộc đời hành hóa của các Ngài đều có áp dụng “nói tiên tri”. Các Ngài nói từ đời sống cá nhân của mỗi người, đến nhân loại đại đồng, chúng sanh phải trải qua thời nhiễu nhương tai ách; việc nào cũng trúng y vanh vách.
Lúc các Ngài nói, sự việc chưa xảy ra nên có người ngờ việc, song thời gian sau thì “tất cả sự việc” đều hiện bày. Xin trích ít đoạn giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri từ lúc xảy ra cho đến khi chấm dứt “đệ nhị thế chiến”:
“Mèo kêu bá tánh lao xao
Đến chừng rồng, rắn máu đào chỉnh ghê
Con ngựa lại đá con dê
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao
Khỉ kia cũng bị xáo xào
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng”.
Khởi đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai (tức năm 1939, mèo kêu), cho đến khi hai quả bom nguyên tử của Đồng Minh bỏ xuống nước Nhật mới chấm dứt cuộc chiến (gà gáy -1945-mới ngưng).
Và còn nhiều đoạn khác, Ngài tiên tri những tai nàn xảy ra gớm ghiết hơn thế nữa:
“Đến chừng đó bốn phương có giặc
Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha
Vậy sớm mau kiếm chữ ma ha
Thì Phật cứu khỏi nơi khỏi lửa”.
Và:
“Khắp thế giới cửa nhà tan nát
Cùng xóm làng thưa thớt quạnh hiu
Bấy lâu nay nuôi dưỡng chắt chiu
Nay tận diệt lập đời trở lại
Khắp thế giới biến vi thương hải
Dùng pháp mầu lập lại thượng ngưởi”.
Vì vậy đọc hai chuyện bên Thầy trên ta thấy lúc đầu ông Lê Văn Giảng không tin lời Thầy nói, nhưng sau quả y như vậy. Còn chuyện bà sáu Chiêm thuật lại thì nay cũng đúng nốt:… “đèn khỏi đốt, nước khỏi xách, gạo khỏi giã, đêm như ngày xe chạy ầm ù…”
Nên việc nào Đức Thầy dạy mà chưa có, còn đợi thời gian đó thôi!
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY …
“Kìa kìa sung nổ trời Tây,
Đến năm Thân Dậu tai đầy sấm vang.
Hung đồ với lũ dọc ngang,
Đến sau rơi máu khắp tràng mới tu”
-&-
12. THỜ PHƯỢNG
Ông Hương Quản Chiến trước khi thọ giáo quy y với Đức Thầy, ông đã quy y với ông Sư Cung ở xã Mỹ Luông, quận Chợ Mới, An Giang. Ông Sư Cung cũng là căn gốc Đức Phật Thầy Tây An. Khi ông Quản Chiến đọc qua hai quyển giảng của Đức Thầy: Quyển nhứt (Khuyên Người Đời Tu Niệm) và Quyển nhì (Kệ Dân Của Người Khùng) ông nhận thức được chơn lý và thầm kính phục Đức Thầy, nên xin phép ông Sư Cung cho ông được quy y theo Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Ngày 12 tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) sau khi trình với cửu huyền cùng thân mẫu, ông đến Tổ Đình PGHH gặp Đức Thầy để quy y, Thầy nói rất rõ về gia cảnh của ông, sau đó Thầy rằng:
-“Trước kia Hương Quản còn mê, nay tỉnh ngộ nghe lời Thầy dạy: Bức trần điều mà Hương Quản dùng làm ngôi thờ chư vị ở nhà để y như vậy làm ngôi Tam bảo Thờ Phật, bên hữu thờ bà độ mạng thì dẹp đi; bên tả thờ ông táo cũng dẹp luôn. Thầy cắt nghĩa: Đúng là có bà Cửu Thiên, bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc. Hồi thuở trước mấy bà đứng vào hàng Tiên, thời nầy mấy bà đã vào hàng Phật rồi, vậy Hương Quản về kiếm bông hoa và nước lả cầu nguyện vái như nầy: Hồi trước tôi còn mê nên thờ như vậy, nay tôi quy y theo Thầy tôi, Thầy tôi dạy nếu thiệt là Cửu Thiên Huyền nữ thì xin chứng minh cho tôi thỉnh về ngôi Tam bảo thờ chung với Phật để tôi sùng bái, còn ai ở đây hưởng đồ cúng kiếng xin đi chỗ khác mà kiếm ăn, từ rày tôi không còn cúng kiếng nữa. Trang ông Táo cũng vái y như vậy rồi dẹp.
Tôi vâng lời Thầy về nhà làm y theo những lời Thầy dạy và từ đó tôi thường tới lui thăm viếng Thầy”.
(Trích tài liệu của ông Huỳnh Hữu Hạnh tự Hương Quản Chiến viết).
*Phụ bàn:
Đạo Phật là đạo chuyển mê khai ngộ, dẫn dắt quần sanh đi vào ngỏ chánh tín, lấn đến giải thoát. Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời khai đạo Phật Giáo Hòa Hảo cũng theo:
“Đạo vô vi của Phật ân cần
Nối theo chí Thích Ca ngày trước”.
Vì vậy, trong việc thờ phượng, ngoài ba ngôi Tam bảo, Cửu huyền và bàn Thông thiên, Ngài dạy:… “không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn tích”, và :… “nên thờ đơn giản cho lòng tin tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào nháng bề ngoài…”
Từ lúc khai đạo ngày 18/5 Kỷ Mão 1939, đến tháng 5/1945, lúc ở Sài Gòn Đức Thầy viết quyển 6 (tức quyển “Những Điều Sơ Lược Cần Biết Của Kẻ Tu Hiền”) Ngài giải rành mạch về yếu lý của nhà Phật, từ hai hạng, tứ ân, tam nghiệp, bát chánh; đến cách thờ phượng, hành lễ rất tinh tường nghĩa lý, người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo áp dụng theo đó, tất con đường đi đến chân, thiện, mỹ và giải thoát không còn diệu viễn mù xa.
Chính Đức Thầy Ngài đã khẳng định:
“Bỏ dị đoan mới thấy đạo mầu
Bớt giả dối gặp người thượng cổ (q.4)
Nên có bao người được phúc duyên gần gũi Đức Thầy, được Ngài dạy bảo phân tích rạch ròi, đâu chơn đâu ngụy…như trường hợp ông Hương Quản Chiến kể trên. Thật hạnh phúc thay!
-&-
13. KHÔNG SÁT SANH CÚNG TẾ
“…Ngày 10 tháng 12 năm Kỷ Mão (1939) tôi (1) đến viếng Thầy lối bảy tám giờ sáng, làng Hòa Hảo cúng cầu bông tại Đình Thần. Đức Thầy ngồi chơi dưới mé sông trước Tổ Đình, Thầy đứng dậy đi lên, bước vô nhà Thầy cười khọt khọt, Thầy nói: Thiệt tức cười Hương chức, Hội tề cái thôn Hòa Hảo hết sức! Đức Ông hỏi: Cười gì vậy Thầy Tư? Chỉ xuống Đình, Thầy nói: “- Ông Cả không thấy sao, 12 Hương chức Hội tề xúm nhau đâm họng con heo, đem chong ngay trước bàn Thần rồi ráp nhau bận áo dài, bịt khăn đóng lạy con heo mà đền tội sát sanh chưa rồi, chớ Thần nào chứng và ăn”.
Lúc ấy tôi có một đứa con thứ ba năm nầy đúng 12 tuổi, tôi vái ký bán cho ông Táo một con heo, đúng 12 tuổi cúng. Tôi có nuôi sẵn một con heo và định 25 tháng chạp năm Mẹo cúng theo lời vái để trả lễ. Tôi bạch với Thầy, Thầy cười Thầy nói rằng: “Phật, Ngài làm việc với Ngọc Đế chớ không có ở dưới trần nuôi con cho chúng sanh đặng ăn thịt heo. Hương Quản về bán con heo để chi độ gia đình đặng tránh tội sát sanh, nếu ai đòi thì nói Thầy không cho cúng, Thầy lãnh cho”. Và Thầy dạy thêm không nên cúng sao hạn, dưng căn (…) chi hết, chỉ cúng cửu huyền thất tổ mà thôi.
Nhờ ơn đức oai linh của Đức Thầy, gia đình tôi từ theo Thầy học đạo đến nay gần 30 năm (1) khỏi tốn hao cúng kiếng chè xôi, và gia quyến cũng không đau ốm bịnh hoạn chi cả.”
(Trích tài liệu của ông Huỳnh Hữu Hạnh, tự Hương Quản Chiến viết)
(1) lời xưng hô của ông Hương quản Chiếu
*Phụ bàn:
Giáo lý đạo Phật luôn lấy nhân quả làm đầu. Nếu nhân toàn thiện thì quả cũng theo đó mà toàn thiện vậy. Đức Thầy đã minh thị:
“Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy”.
(1)Tài liệu này ông Hương quản Chiếu viết trước năm 1969.
Đọc chuyện bên Thầy trên, ta thấy Đức Thầy chê trách số Hương chức hội tề ở Đình thần
Hòa Hảo lúc bấy giờ, cũng như dạy ông Hương Quản Chiến không nên sát sanh cúng tế cầu phúc. Vì đó là việc làm trái giáo lý nhân quả của nhà Phật; trái với tinh thần không vì cúng tế đầy đủ mà ban phước, cũng không vì chẳng cúng tế mà gieo họa. Đức Thầy đã dạy:
“Đấng thần minh công bình trực dạ
Đâu ăn lo đổi họa làm may
Mở tâm linh nghĩ đến đoạn nầy,
Điều họa phước ấy cơ báo ứng”.
Cho nên Ngài hằng khuyên dạy chúng ta :
“Bớt giết vật đẳng mà cúng tế
Gẫm thánh thần đâu có tư riêng
Rũi ốm đau bởi tại căn tiền
Hoặc hiện kiếp làm điều bạo ác”.
Muốn tiêu trừ chướng nghiệp, hoặc hết bịnh hoạn ốm đau, không gì hơn :
“Phải ăn năn phước điền tạo tác,
Lo thuốc thang khẩn vái Phật trời:
Nguyện sửa lòng ắt Phật giúp đời,
Xuống phước rộng từ bi hỉ xả”.
-&-
14. LÒNG BÌNH ĐẲNG
(Mỗi người một muỗng cơm gạo lúa thơm)Câu chuyện bên Thầy, tôi(1) sắp kể cho quý vị nghe đây, tôi tưởng chừng như mới xảy ra ngày hôm nào mà thôi. Mặc dù thời gian trên nửa thế kỷ: 63 năm…
Chuyện xảy ra tại xã Phú Thành, trong ngọn Ba Răng (nay là Phú Thành A, Tam Nông, Đồng Tháp) vào ngày 16.02 nhuần Đinh Hợi (nhằm ngày 07.4. 1947)tại nhà ông Đào Công Bộ (Hương Chủ Bộ) lúc Đức Thầy từ miền Đông về miền Tây để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo.
Trong bửa cơm sáng ngày ấy, tôi thấy được dọn dài trên ván trước hàng ba nhà ông Hương Chủ Bộ. Số người ăn khoảng trên dưới 30 người. Trong ấy có Đức Thầy và ông Nguyễn Giác Ngộ.
(1) tiếng xưng hô của người kể chuyện -2010
Vì tôn kính Đức Thầy, nên khi Đức Thầy vừa ngồi xuống (chưa dùng cơm), có một nữ đồng đạo (bà nầy khoảng 40 tuổi) từ bếp bưng lên nồi cơm lúa thơm miệt dưới. Chiếc nồi đồng đít tròn đặt ngay trước mặt Đức Thầy, Thầy vội bưng nồi cơm dùng muỗng múc cơm trong nồi, chia mỗi người một muỗng cơm gạo thơm ấy. Đoạn Ngài ngồi xuống chỗ cũ, mắt nhìn người nữ tín đồ và dịu giọng thốt lời từ ái, nhưng hết sức nghiêm nghị:
-Từ rày sắp lên, cô không được nấu cơm riêng cho Thầy như vậy nữa. Có nấu thì nấu chung để mọi người cùng ăn.
Mọi người hướng mắt nhìn Thầy chăm chú và vui vẻ dùng cơm…
(Viết theo lời kể của ông Nguyễn Văn Phú)
*Phụ bàn:
Với câu chuyện trên, Đức Thầy đã thể hiện “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, tất cả chúng sanh đều có tánh Phật; vì sự giác ngộ, tiến hóa của chúng sanh có chậm có mau, chứ tất cả chúng sanh đều có thể tiến hóa ngang hàng cùng chư Phật. Chính Đức Thầy đã khẳng định: “… Phật cũng yêu hết chúng sanh, dầu kẻ ngu, người trí, yêu tất cả môn đồ (dầu kẻ biếng nhác với kẻ siêng năng). Bởi tại duyên nghiệp mỗi chúng sanh chẳng đồng nhau, tu cao thấp khác nhau, nhưng mỗi chúng sanh đều có Phật tánh”.
Thể hiện lòng bình đẳng với mọi người, qua câu chuyện trên, nghĩa cử của Thầy cao đẹp quá ! là môn đệ của Ngài, ta há chẳng “bắt chước” làm theo ư!
KIM NGÔN CỦA ĐỨC THẦY…
-“Thất đức thì ma quỉ rối loan,
Tu đức thì ma quỉ tiêu tan.”
-“Phải rán tu đặng mà chết,
Chớ đừng để chết đến mà chẳng có tu”
-&-
15. CẤM ĂN THỊT BÒ
Vào khoảng tháng 2 năm Canh Thìn (1940), lúc Đức Thầy còn ở Tổ Đỉnh PGHH. Vào buổi chiều, ông Nguyễn Văn Truyền người thuộc thân tộc Tổ Đình đến nghe Đức Thầy giảng đạo. Gặp ông Truyền, Đức Thầy hỏi ngay:
-Ông năm có ăn thịt bò không ông năm?
-Có.
-Thôi từ rày ông đừng ăn nữa!
-Cái nào Thầy cấm thì thôi chớ sao!
Thầy nghiêm mặt nói tiếp:
-Cái này tôi cấm à! Từ rày sắp tới ông đừng ăn nữa nghe!
Lý do con bò của ông bảy Đối chết, ông Truyền xẻ thịt giùm, ông bảy Đối cho ông một miếng lớn để ăn chiều.
(Viết theo lời kể ông Nguyễn Văn Truyền-Kiểm soát.BTS/GH/PGHH Thánh địa Hòa Hảo)
*Phụ bàn:
Khi mới ra đời mở đạo giáo hóa chúng sanh, Đức Thầy chỉ phát cho tín đồ những bài nguyện và một số bài giảng mà Đức Thầy mới viết ra cho người mới quy y vào đạo. Mãi đến tháng 5 dl 1945 lúc Đức Thầy ở Sài Gòn, Ngài mới viết tiếp quyển thứ sáu, tức quyển “Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo” được xuất bản lần đầu cũng từ năm ấy. Tuy văn xuôi, nhưng nội dung hàm chứa những điều đặc sắc, giản dị và văn từ lưu loát. Nội dung Đức Thầy đã minh giải về hai hạng tại gia, xuất gia và tứ ân, tam nghiệp, bát chánh. Ngài còn dạy về cách thờ phượng, cúng lạy, nghi thức cử hành tang lễ, gia thú, cách đối xử với các tôn giáo bạn và tăng sư v.v… Và sau rốt là “lời khuyên bổn đạo” (tức 8 điều răn cấm). Với luật nghi hết sức cô đọng rõ ràng theo giáo lý nhà Phật.
Trong điều răn cấm thứ năm, Ngài dạy: “Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò…”. Trong ác sát sanh một lần nữa Ngài khẳng định: “…nhứt là đối với các gia súc: trâu, bò, ngựa, chó, mèo…chẳng khá sát hại, vì chúng đã giúp ích cho ta trong các việc sinh hoạt hằng ngày”.
Thế nên, mặc dù người tín đồ PGHH chưa được trường chay giới sát, còn thọ dụng chay kỳ, cũng nên quan tâm suy nghĩ trong việc ẩm thực của mình.
-&-
16. PHẬT HƯỞNG BÔNG HƯỞNG HOA
Cuối tháng tư năm Canh Thìn (1940) Đức thầy bị người Pháp chuyển đến làng Nhơn Nghĩa (kinh xáng Xà No), Cần Thơ, tại nhà ông Võ Mậu Thạnh (Hương Bộ Thạnh).
Một hôm ông Thầy thuốc Diễn ở Cần Thơ lái xe chở bà nhạc mẫu ông và bà Hội Đồng Kiển đến thăm Thầy ở kinh xáng Xà No, nhà ông Hương Bộ Thạnh.
Vì xe không chạy trực tiếp đến nhà ông Hương Bộ được mà phải đi đò vào. Khi đò cập bến, bà nhạc mẫu ông Diễn và bà Hội Đồng Kiển từ cầu dưới bến nhà ông Hương Bộ đi lên, thấy Thầy đứng trong nhà nhìn ra, hai bà đến gần cung tay xá Thầy (vừa đi vào nhà, vừa xá Thầy). Thầy khoát tay nói: “Đừng bà bảy, xác Thầy còn trẻ, quí bà đừng thủ lễ thái quá!”.
Vào nhà, bà bảy lấy bông và trái cây cúng Phật, bà có chừa lại một bông sứ dâng cho Thầy. Thầy lấy tay nhận bông sứ ấy và đưa lên cách mũi khoảng hai ba tất. Thầy đưa bông hoa qua lại và nói: “Phật thì hưởng bông hưởng hoa hén bà Bảy. Chớ Phật đâu có ăn trái cây hé bà bảy?”.
(Viết theo lời kể trong tập tiểu sử ông Lưu Văn Thìn, giáo Thìn, Châu Phú, Châu Đốc)
*Phụ bàn:
Theo câu chuyện trên, ông Giáo Thìn có sự nhận xét là Đức Thầy hé lộ cho bà bảy và bà Hội Đồng Kiển biết: Thầy là Phật, và Thầy rầy khéo quí bà là Phật thì không dùng trái cây, chỉ hưởng bông hoa thôi!
Trong mục “thờ phượng” (quyển 6) Đức Thầy có minh giải: “Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi: Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế trược. Ngoài ra, chẳng nên cúng một món gì khác cả…”
Cao quý thay lời minh huấn ấy!
Cư sĩ NGUYỄN VĂN LÍA
Đăng nhận xét