HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC Ngày 16-17-18 tháng Mười 1966 BIỂU QUYẾT
ĐỨC BÀ HỘI TRƯỞNG DANH DỰ TỐI CAO BAN HÀNH
HIẾN CHƯƠNG của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Nền Đạo do Đức Giáo Chủ HUỲNH PHÚ SỔ khai sáng
từ ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939)
LỜI MỞ ĐẦU
Đạo Phật Giáo Hòa
Hảo được khai sáng và hoằng dương trên đất nước Việt Nam, nhứt là tại miền Tây
Nam Việt, hơn một phần tư thế kỷ nay (1939-1966) đã đem lại nhiều phúc lợi cho
đồng bào và cho hơn hai triệu tín đồ, cũng như đã góp công lớn lao vào công cuộc
phát huy đạo lý chơn truyền và bảo tồn những giá trị tinh thần của dân tộc.
Đức Giáo Chủ HUỲNH
PHÚ SỔ hiện đang vắng mặt, nhưng Đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo, với niềm tin vững
mạnh Ngài sẽ trở về, đã đứng vững để trưởng thành và tiến bộ qua bao nhiêu thử
thách.
Để tiếp tục sứ mạng
phổ truyền Giáo lý Học Phật Tu Nhân của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, các cơ cấu Ban Trị
Sự của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo được tái lập và hoạt động theo Bản Điều Lệ
ngày 19-12-1963, sau đó đổi thành Bản Hiến Chương ngày 6-12-1964 cho đến khi
Giáo Hội có tư cách đại pháp nhân do Sắc Luật 002/65 ngày 12-7-1965.
Bản Hiến Chương nầy
ra đời với ý niệm và mục đích dưới đây:
· Đoàn kết tất cả
tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thành một khối duy nhứt.
· Bảo tồn và xiển dương chánh pháp của nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
· Thiệt thi các mục tiêu dùng Đạo cứu Đời theo gíao lý Phật Giáo Hòa Hảo.
· Làm bổn phận môn đệ khi ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ vắng mặt.
· Bảo tồn và xiển dương chánh pháp của nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
· Thiệt thi các mục tiêu dùng Đạo cứu Đời theo gíao lý Phật Giáo Hòa Hảo.
· Làm bổn phận môn đệ khi ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ vắng mặt.
Với sức tiến bộ mau
chóng, trong sinh lực dồi dào, nhu cầu giáo sự của Giáo Hội ngày một phát
triển, nên Đại Hội Toàn Quốc nhóm tại Thánh Địa ngày 20 và 21-12-1965 đã biểu
quyết cần phải tu chỉnh Bản Hiến Chương để Giáo Hội có thể sinh hoạt theo kịp
đà tiến triển của Đoàn thể, ăn nhịp với sự trưởng thành của Quốc gia Dân tộc.
Trong tinh thần và
mục tiêu trên đây, Bản Hiến Chương nầy được ban hành sau khi Đại Hội Toàn Quốc
ngày 15 và 16-10-1966 đã biểu quyết sự tu chỉnh rộng rãi về mọi tiết mọi
chương.
CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CĂN BẢN
ĐIỀU 1.- Phật Giáo Hòa Hảo là một
nền Đạo do Đức Giáo Chủ HUỲNH PHÚ SỔ khai sáng từ ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão
(4-7-1939), tại Xã Hòa Hảo, Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc (Việt Nam).
ĐIỀU 2.- Phật Giáo Hòa Hảo bất khả
phân dưới bất cứ hình thức nào, và Hiến Chương nầy có hiệu lực đối với toàn thể
các tín đồ hành theo giáo lý của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
CHƯƠNG II: DANH HIỆU, MỤC ĐÍCH, TÔN CHỈ
ĐIỀU 3.- Danh hiệu: Giữa những tín
đồ Phật Giáo Hòa Hảo, nay thành lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cho
đến khi ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ trở về, một tổ chức mệnh danh là GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
HÒA HẢO
ĐIỀU 4.- Mục đích: Mục đích của
Giáo Hội là tổ hợp tất cả nam nữ tín đồ của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ để:
a) Bảo vệ tín
ngưỡng tự do, bình đẳng tôn giáo.
b) Trực tiếp giải quyết những việc xảy ra hằng ngày trong Đạo.
b) Trực tiếp giải quyết những việc xảy ra hằng ngày trong Đạo.
ĐIỀU 5.- Tôn chỉ: Tôn chỉ của Giáo
Hội đúng theo giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo, là Học Phật Tu Nhân, nghĩa là:
a) Tìm cách trau
giồi và nâng cao tinh thần đạo đức của tất cả tín đồ bằng cách truyền bá giáo
lý của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ trong các quyển: 1.- Sám Giảng khuyên người đời tu
niệm, 2.- Kệ dân của người Khùng, 3.- Sấm Giảng, 4.- Giác mê tâm kệ, 5.- Khuyến
Thiện, 6.- Cách tu hiền và sự ăn ở của một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, 7.- Sấm
Giảng Thi Văn toàn bộ của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
b) Sưu tầm, nghiên
cứu, diễn giảng, phiên dịch và phổ biến những Sấm Giảng và Thi Văn của ĐỨC
HUỲNH GIÁO CHỦ để chấn hưng Phật Đạo đúng theo giáo lý chơn truyền và góp công
đào tạo một xã hội Việt Nam lành mạnh, lấy nguyên tắc công bình và nhân đạo làm
chuẩn đích.
c) Tìm những phương
tiện để cứu giúp kẻ nguy nàn, tương trợ trong việc quan, hôn, tang, tế, thực
hiện các công tác xã hội hữu ích cho nhân sanh.
CHƯƠNG III: GIÁO KỲ, HUY HIỆU, TRỤ SỞ, THÁNH ĐỊA, THẺ TÍN
ĐỒ
ĐIỀU 6.- Giáo kỳ: Cờ Đạo toàn một
màu dà, không chữ và không dấu hiệu. Việc sử dụng Giáo kỳ (kích thước, vị trí)
được áp dụng đúng theo luật pháp Quốc gia. Giáo kỳ được treo trong những ngày
rằm, ngươn, những ngày lễ của Đạo và những ngày quốc lễ.
ĐIỀU 7.- Huy hiệu: Huy hiệu của
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo hình tròn, nền dà, có chạy bìa vàng, chính giữa có
một bông sen màu trắng, và bốn chữ P.G.H.H. ở trên, với ni tấc tùy theo mỗi cấp
do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương ấn định, được in trên ấn chỉ của Giáo Hội và Trị
Sự Viên P.G.H.H. đeo nơi ngực (phía trái tim) trong những ngày lễ Đạo hoặc
trong những cuộc tiếp tân.
ĐIỀU 8.- Trụ sở: Hội Đồng Trị Sự
Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa đặt trụ sở tại Thánh Địa Hòa Hảo thuộc Xã Hòa
Hảo, Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc. Các Ban Trị Sự Tỉnh, Quận, Xã, Ấp sẽ tùy
phương tiện mà xây cất hoặc đặt Trụ sở tại Hội quán, Tự viện, Độc giảng đường
hay tư gia nơi địa phương mình.
ĐIỀU 9.- Thánh Địa: Thánh Địa của
Phật Giáo Hòa Hảo là nơi phát sanh mối Đạo do ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ sáng lập. Như
vậy Thánh Địa gồm Xã Hòa Hảo và Xã Hưng Nhơn. Trong tương lai, nếu có điều kiện
thuận lợi sẽ mở rộng phạm vi Thánh Địa tới các xã lân cận.
ĐIỀU 10.- Thẻ Tín đồ: Thẻ tín đồ
tức là giấy chứng nhận dùng để cấp phát cho mỗi tín đồ P.G.H.H., màu vàng, giấy
cứng, theo một hình thức và kích thước duy nhứt do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương
ấn định và phát ra.
CHƯƠNG IV: THỜI HẠN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU 11.- Thời hạn: Giáo Hội hoạt
động trong suốt thời gian vắng mặt của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
ĐIỀU 12.- Phạm vi: Giáo Hội hoạt
động trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa và những quốc gia có liên lạc ngoại
giao với Việt Nam Cộng Hòa.
ĐIỀU 13.- Hoạt động: Để thực hiện
tôn chỉ nêu trên, Giáo Hội có những hoạt động sau đây:
a) Lập Thư viện
(phòng trử và xem kinh, sách, báo chí) tại Trụ sở hay một cơ sở của Giáo Hội.
b) Lập các Độc giảng đường.
c) Sưu tầm, nghiên cứu, phiên dịch, diễn giải, ấn loát và truyền bá những Sấm Giảng Thi Văn của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
d) Biên tập, phát hành các loại sách báo về Phật đạo, văn hóa có tánh cách ích lợi cho nền giáo dục văn hóa Việt Nam .
e) Mở trường đào luyện Giảng viên Phổ thông Giáo lý và những trường học các cấp theo chương trình giáo dục của nước nhà.
f) Khuyến khích việc sùng bái Chư Phật như là: kiến tạo Tự viện, trùng tu Chùa Chiền, đi Chùa cầu nguyện trong các ngày rằm ngươn, tổ chức các ngày lễ Đạo.
g) Liên lạc trực tiếp với Chánh quyền ngỏ hầu giải quyết những sự việc liên hệ đến Giáo Hội và tín đồ.
h) Xây cất cơ sở từ thiện để làm những việc cứu trợ nêu trong tôn chỉ trên đây.
b) Lập các Độc giảng đường.
c) Sưu tầm, nghiên cứu, phiên dịch, diễn giải, ấn loát và truyền bá những Sấm Giảng Thi Văn của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
d) Biên tập, phát hành các loại sách báo về Phật đạo, văn hóa có tánh cách ích lợi cho nền giáo dục văn hóa Việt Nam .
e) Mở trường đào luyện Giảng viên Phổ thông Giáo lý và những trường học các cấp theo chương trình giáo dục của nước nhà.
f) Khuyến khích việc sùng bái Chư Phật như là: kiến tạo Tự viện, trùng tu Chùa Chiền, đi Chùa cầu nguyện trong các ngày rằm ngươn, tổ chức các ngày lễ Đạo.
g) Liên lạc trực tiếp với Chánh quyền ngỏ hầu giải quyết những sự việc liên hệ đến Giáo Hội và tín đồ.
h) Xây cất cơ sở từ thiện để làm những việc cứu trợ nêu trong tôn chỉ trên đây.
CHƯƠNG V: THÀNH PHẦN, ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
ĐIỀU 14.- Thành phần: Giáo Hội gồm
tất cả những người không phân biệt nam nữ, quốc tịch, màu da, quy y theo giáo
lý của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
Những người có công ơn lớn lao (mà Hội Đồng Trị Sự Trung Ương sẽ định nghĩa trong một văn kiện khác) đối với nền Đạo có thể được coi là Tín đồ Danh Dự.
Những người có công ơn lớn lao (mà Hội Đồng Trị Sự Trung Ương sẽ định nghĩa trong một văn kiện khác) đối với nền Đạo có thể được coi là Tín đồ Danh Dự.
ĐIỀU 15.- Điều kiện Gia nhập: Ngoại
trừ những tín đồ kỳ cựu đã có tên trong danh sách tín đồ, những người khác, bất
luận nam nữ và quốc tịch, màu da, đều có thể xin gia nhập làm tín đồ theo các
điều kiện sau đây:
a) Phải được ít
nhứt 18 tuổi, tính đến ngày gia nhập. Dưới 18 tuổi cũng được gia nhập nhưng
phải có sự bảo đảm của phụ huynh.
b) Phải gởi giấy xin gia nhập Giáo Hội, có hai tín đồ kỳ cựu giới thiệu.
c) Phải đóng tiền nguyệt liễm, và tình nguyện đặt mình dưới sự chi phối của Bản Hiến Chương nầy.
Những Ban Trị Sự ở cấp Xã sẽ quyết định về việc xin gia nhập Giáo Hội và cùng với hai người giới thiệu liên đới chịu trách nhiệm tinh thần về hành vi của người mới xin gia nhập.
b) Phải gởi giấy xin gia nhập Giáo Hội, có hai tín đồ kỳ cựu giới thiệu.
c) Phải đóng tiền nguyệt liễm, và tình nguyện đặt mình dưới sự chi phối của Bản Hiến Chương nầy.
Những Ban Trị Sự ở cấp Xã sẽ quyết định về việc xin gia nhập Giáo Hội và cùng với hai người giới thiệu liên đới chịu trách nhiệm tinh thần về hành vi của người mới xin gia nhập.
CHƯƠNG VI: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN HẠN TÍN ĐỒ
ĐIỀU 16. – Nghĩa vụ: Toàn thể tín đồ
có nghĩa vụ:
a) Phải tuân hành
nghiêm chỉnh Giáo lý và những giới điều của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
b) Phải thi hành các nghị quyết của Giáo Hội, và luôn luôn đoàn kết chặt chẽ với các cấp Trị Sự để bảo vệ quyền lợi chánh đáng của Giáo Hội.
c) Phải giúp nguyệt liễm cho Giáo Hội.
b) Phải thi hành các nghị quyết của Giáo Hội, và luôn luôn đoàn kết chặt chẽ với các cấp Trị Sự để bảo vệ quyền lợi chánh đáng của Giáo Hội.
c) Phải giúp nguyệt liễm cho Giáo Hội.
ĐIỀU 17.- Quyền hạn: Toàn thể tín
đồ có quyền hạn:
a) Được lãnh thẻ
tín đồ. Con em của tín đồ cũng được lãnh thẻ tín đồ, dưới sự bảo trợ của phụ
huynh.
b) Được các cấp Trị Sự bênh vực khi tín ngưỡng của mình bị kẻ khác xâm phạm.
c) Được giúp đỡ khi ốm đau, hay quan, hôn, tang, tế, tùy phương tiện của Giáo Hội.
d) Được bày tỏ với các cấp Trị Sự mọi ý kiến của mình về sinh hoạt của Giáo Hội hay công cuộc phước thiện đối với nhân sanh.
e) Được quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu Ban Trị Sự (những tín đồ từ 20 tuổi sắp lên). Tuy nhiên, quyền ứng cử sẽ được quy định bằng những văn kiện riêng.
f) Được tự ý ra khỏi Giáo Hội.
b) Được các cấp Trị Sự bênh vực khi tín ngưỡng của mình bị kẻ khác xâm phạm.
c) Được giúp đỡ khi ốm đau, hay quan, hôn, tang, tế, tùy phương tiện của Giáo Hội.
d) Được bày tỏ với các cấp Trị Sự mọi ý kiến của mình về sinh hoạt của Giáo Hội hay công cuộc phước thiện đối với nhân sanh.
e) Được quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu Ban Trị Sự (những tín đồ từ 20 tuổi sắp lên). Tuy nhiên, quyền ứng cử sẽ được quy định bằng những văn kiện riêng.
f) Được tự ý ra khỏi Giáo Hội.
CHƯƠNG VII: HỆ THỐNG VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
ĐIỀU 18.- Hệ thống Tổ chức: Vị lãnh
đạo tinh thần tối cao hiện nay của Đoàn thể là ĐỨC BÀ, Sương phụ ĐỨC ÔNG HUỲNH
CÔNG BỘ, Thân mẫu ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHU SO, được toàn thể Giáo Hội tôn làm Hội
Trưởng Danh Dự Tối Cao.
Kế đó là Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Hội Đồng Bảo Pháp với một hệ thống Trị Sự gồm có:- Mỗi Tỉnh có một Ban Trị Sự Tỉnh.
– Mỗi Quận có một Ban Trị Sự Quận.
– Mỗi Xã có một Ban Trị Sự Xã.
– Trong một Xã có nhiều Ban Trị Sự Ấp.
– Trong một Ấp, có nhiều Chi Hội (một Chi Hội gồm có 15 gia đình tín đồ).
Kế đó là Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Hội Đồng Bảo Pháp với một hệ thống Trị Sự gồm có:- Mỗi Tỉnh có một Ban Trị Sự Tỉnh.
– Mỗi Quận có một Ban Trị Sự Quận.
– Mỗi Xã có một Ban Trị Sự Xã.
– Trong một Xã có nhiều Ban Trị Sự Ấp.
– Trong một Ấp, có nhiều Chi Hội (một Chi Hội gồm có 15 gia đình tín đồ).
ĐIỀU 19.- Nguyên tắc Tổ chức: Giáo
Hội áp dụng nguyên tắc tổ chức dân chủ tập trung.
a) Các Ban Trị Sự
từ Chi Hội lên đến Trung Uơng đều được bầu cử theo lối bỏ thăm kín và đa số
tương đối.
b) Cấp trên lãnh đạo cấp dưới. Cấp dưới tuân hành mệnh lịnh cấp trên.
b) Cấp trên lãnh đạo cấp dưới. Cấp dưới tuân hành mệnh lịnh cấp trên.
CHƯƠNG VIII: BAN TRỊ SỰ, THÀNH PHẦN, QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ
ĐIỀU 20.- Ban Trị Sự là hệ thống
duy nhứt hành sử giáo quyền, điều khiển mọi hoạt động giáo sự trong Đoàn thể,
từ sự chăm sóc đời sống tinh thần đến việc tổ chức sinh hoạt của tất cả tín đồ.
Cơ quan điều khiển hệ thống Trị Sự là Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương chịu trách nhiệm trước ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao, và trước Đại Hội Toàn Quốc, về mọi quyết định nội bộ và ngoại giao, ảnh hưởng Quốc gia và Đoàn thể.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương chịu trách nhiệm trước ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao, và trước Đại Hội Toàn Quốc, về mọi quyết định nội bộ và ngoại giao, ảnh hưởng Quốc gia và Đoàn thể.
ĐIỀU 21.- Thành phần: Hội Đồng Trị
Sự Trung Ương gồm có 23 Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
2 Phó Hội trưởng (Đệ Nhứt P.H.T. và Đệ Nhị P.H.T.).
3 Cố Vấn trong Cố Vấn Đoàn.
1 Chánh Thư Ký.
3 Phó Thư Ký (Đệ Nhứt, Đệ Nhị, và Đệ Tam đặc trách liên lạc).
1 Viện Trưởng Kiểm Soát.
2 Phó Viện Trưởng Kiểm Soát (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Viện Trưởng Tài Chánh.
2 Phó Viện Trưởng Tài Chánh.
1 Viện Trưởng Giáo Lý.
1 Phó Viện Trưởng Giáo Lý.
1 Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội.
2 Phó Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Viện Trưởng Tổ chức.
1 Phó Viện Trưởng Tổ chức.
2 Phó Hội trưởng (Đệ Nhứt P.H.T. và Đệ Nhị P.H.T.).
3 Cố Vấn trong Cố Vấn Đoàn.
1 Chánh Thư Ký.
3 Phó Thư Ký (Đệ Nhứt, Đệ Nhị, và Đệ Tam đặc trách liên lạc).
1 Viện Trưởng Kiểm Soát.
2 Phó Viện Trưởng Kiểm Soát (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Viện Trưởng Tài Chánh.
2 Phó Viện Trưởng Tài Chánh.
1 Viện Trưởng Giáo Lý.
1 Phó Viện Trưởng Giáo Lý.
1 Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội.
2 Phó Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Viện Trưởng Tổ chức.
1 Phó Viện Trưởng Tổ chức.
ĐIỀU 22.- Ban Trị Sự Tỉnh: gồm có
17 Trị Sự viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
2 Cố Vấn.
1 Chánh Thư Ký.
2 Phó Thư Ký (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Thủ Bổn
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Phó Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Phó Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Phó Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Phó Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
Ban Trị Sự Thánh Địa Hòa Hảo và Ban Trị Sự Thủ Đô được coi như tương đương của cấp Ban Trị Sự Tỉnh với thành phần như trên.
1 Phó Hội trưởng.
2 Cố Vấn.
1 Chánh Thư Ký.
2 Phó Thư Ký (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Thủ Bổn
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Phó Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Phó Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Phó Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Phó Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
Ban Trị Sự Thánh Địa Hòa Hảo và Ban Trị Sự Thủ Đô được coi như tương đương của cấp Ban Trị Sự Tỉnh với thành phần như trên.
ĐIỀU 23.- Ban Trị Sự Quận: gồm có
11 Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
1 Cố Vấn.
1 Thư Ký.
1 Phó Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
1 Phó Hội trưởng.
1 Cố Vấn.
1 Thư Ký.
1 Phó Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
ĐIỀU 24.- Ban Trị Sự Xã: gồm có 11
Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
1 Cố Vấn.
1 Thư Ký.
1 Phó Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
1 Phó Hội trưởng.
1 Cố Vấn.
1 Thư Ký.
1 Phó Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
ĐIỀU 25.- Ban Trị Sự Ấp: gồm có 9
Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
1 Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
1 Phó Hội trưởng.
1 Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
ĐIỀU 26.- Chi Hội: gồm có 2 nhân
viên:
1 Chi Hội Trưởng.
1 Thư Ký.
1 Thư Ký.
ĐIỀU 27.- Ban Thường Vụ: Mỗi cấp
Trị sự có một Ban Thường Vụ để xử lý những công việc thường xuyên và soạn thảo
những công tác của Giáo Hội. Ban này gồm có Hội Trưởng, hay Phó Hội Trưởng,
Chánh Thư Ký hay Phó Thư Ký, Kiểm Soát hay Cố Vấn do Ban Trị Sự đề cử ra.
ĐIỀU 28.- Nhiệm kỳ: Thời gian thụ
nhiệm của Ban Trị Sự cấp bộ Chi Hội, Ấp là MỘT NĂM, Xã, Quận, Tỉnh là
HAI NĂM, và Trung
Ương là BA NĂM.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ có thể được chấm dứt do sự quyết định của Đại Hội liên hệ với biểu quyết tán thành của 2/3 số Trị Sự Viên hiện diện trong Đại Hội. Khi một Ban Trị Sự tự ý xin từ chức thì phải có 2/3 Trị Sự Viên trong Ban đồng ý đề nghị và do Đại Hội liên hệ tối hậu quyết định bằng biểu quyết theo đa số nói trên. Đối với sự từ chức hay chấm dứt nhiệm vụ của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, quyết định của Đại Hội Toàn Quốc phải được sự phê chuẩn của ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao.
Tất cả Trị Sự Viên các cấp được quyền tái ứng cử và góp phần công quả không lương bổng.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ có thể được chấm dứt do sự quyết định của Đại Hội liên hệ với biểu quyết tán thành của 2/3 số Trị Sự Viên hiện diện trong Đại Hội. Khi một Ban Trị Sự tự ý xin từ chức thì phải có 2/3 Trị Sự Viên trong Ban đồng ý đề nghị và do Đại Hội liên hệ tối hậu quyết định bằng biểu quyết theo đa số nói trên. Đối với sự từ chức hay chấm dứt nhiệm vụ của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, quyết định của Đại Hội Toàn Quốc phải được sự phê chuẩn của ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao.
Tất cả Trị Sự Viên các cấp được quyền tái ứng cử và góp phần công quả không lương bổng.
ĐIỀU 29.- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Nguyên tắc chỉ đạo của các Ban Trị Sự là TẬP THỂ CHỈ HUY, CÁ NHÂN PHỤ
TRÁCH. Căn cứ
nguyên tắc nầy, nhiệm vụ các Trị Sự Viên Trung Ương được phân định như sau:
Hội Trưởng:
Hội Trưởng:
a) Đại diện Giáo
Hội trước Chánh quyền và các Đoàn thể khác, và là phát ngôn nhân chính thức của
Giáo Hội.
b) Điều hành tổ chức theo điều 18 và 19 trên đây, triệu tập và chủ tọa các phiên họp, điều khiển các cuộc thảo luận và giữ trật tự trong buổi họp.
c) Chiếu theo các nghị quyết của Đại Hội Toàn Quốc và Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, ký các văn kiện ngoại giao.
d) Duyệt ký và ban hành luật lệ nội bộ.
e) Ban hành các quyết định áp dụng kỷ luật sau khi đã được Đại Hội Toàn Quốc biểu quyết tùy trường hợp.
f) Ký quyết định chuẩn nhận kết quả bầu cử các Ban Trị Sự.
g) Bổ nhiệm nhân viên phụ trách các Viện chiếu đề nghị của các Trưởng cơ quan liên hệ.
h) Ban chứng thư công quả theo đề nghị của các cấp và ký những chứng chỉ khen thưởng.
b) Điều hành tổ chức theo điều 18 và 19 trên đây, triệu tập và chủ tọa các phiên họp, điều khiển các cuộc thảo luận và giữ trật tự trong buổi họp.
c) Chiếu theo các nghị quyết của Đại Hội Toàn Quốc và Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, ký các văn kiện ngoại giao.
d) Duyệt ký và ban hành luật lệ nội bộ.
e) Ban hành các quyết định áp dụng kỷ luật sau khi đã được Đại Hội Toàn Quốc biểu quyết tùy trường hợp.
f) Ký quyết định chuẩn nhận kết quả bầu cử các Ban Trị Sự.
g) Bổ nhiệm nhân viên phụ trách các Viện chiếu đề nghị của các Trưởng cơ quan liên hệ.
h) Ban chứng thư công quả theo đề nghị của các cấp và ký những chứng chỉ khen thưởng.
Phó Hội trưởng: Phụ tá Ông Hội Trưởng và
thay thế Ông Hội Trưởng khi Ông nầy vắng mặt.
Cố Vấn: Giúp ý kiến cho Hội Đồng
Trị Sự Trung Ương trong mọi công việc. Thay mặt Hội Đồng Trị Sự Trung Ương
trong một hay nhiều công tác nhứt định.
Chánh Thư Ký:
a) Nghiên cứu và
soạn thảo các chủ trương và đường lối của Giáo Hội căn cứ theo các nghị quyết
của Đại Hội Toàn Quốc.
b) Với sự hiệp ý của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, soạn thảo và ban hành các văn kiện ấn định kế hoạch thực hiện các chủ trương đường lối của Giáo Hội. Các văn kiện nầy đều phải được Ông Hội Trưởng duyệt ký.
c) Lập biên bản các cuộc hội nghị, phổ biến các văn kiện, đôn đốc việc thi hành các quyết nghị chung.
d) Lập và giữ số tín đồ toàn quốc cùng các văn kiện hồ sơ liên hệ.
e) Tổ chức văn phòng trực thuộc Ban Thường Vụ Trung Ương, và nếu cần, thiết lập các Ban và Tiểu Ban chuyên môn để đáp ứng nhu cầu giáo sự.
f) Cùng Ông Hội Trưởng ký tên vào các văn kiện của Ban Thường Vụ.
b) Với sự hiệp ý của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, soạn thảo và ban hành các văn kiện ấn định kế hoạch thực hiện các chủ trương đường lối của Giáo Hội. Các văn kiện nầy đều phải được Ông Hội Trưởng duyệt ký.
c) Lập biên bản các cuộc hội nghị, phổ biến các văn kiện, đôn đốc việc thi hành các quyết nghị chung.
d) Lập và giữ số tín đồ toàn quốc cùng các văn kiện hồ sơ liên hệ.
e) Tổ chức văn phòng trực thuộc Ban Thường Vụ Trung Ương, và nếu cần, thiết lập các Ban và Tiểu Ban chuyên môn để đáp ứng nhu cầu giáo sự.
f) Cùng Ông Hội Trưởng ký tên vào các văn kiện của Ban Thường Vụ.
Phó Thư Ký: Phụ tá Chánh Thư Ký trong
các công tác liên hệ và khi vị nầy vắng mặt.
Đặc biệt vị Đệ Tam Phó Thư Ký được đặc trách vấn đề liên lạc.
Đặc biệt vị Đệ Tam Phó Thư Ký được đặc trách vấn đề liên lạc.
Viện Trưởng Tài Chánh:
– Đảm nhiệm việc
thâu xuất và giữ ngân quỹ cùng tài liệu bút toán. Bất cứ lúc Hội Đồng Trị Sự
Trung Ương muốn biết tình hình tài chánh của Giáo Hội, Viện Trưởng Tài Chánh
phải trình ngay sổ sách, ngân quỹ, cùng các văn kiện kế toán.
– Lo lắng về việc xây dựng và phát triển tài chánh của Đoàn thể.
– Quản trị và lập bản kê khai tài sản của Giáo Hội. Cùng Ông Hội Trưởng ký tên nhận lãnh những tặng dữ cho Giáo Hội, và mọi văn kiện liên hệ đến việc nầy.
– Lo lắng về việc xây dựng và phát triển tài chánh của Đoàn thể.
– Quản trị và lập bản kê khai tài sản của Giáo Hội. Cùng Ông Hội Trưởng ký tên nhận lãnh những tặng dữ cho Giáo Hội, và mọi văn kiện liên hệ đến việc nầy.
Viện Trưởng Kiểm Soát:
a) Xem xét tất cả
công việc của Ban Trị Sự các cấp, và tường trình cho Hội Đồng Trị Sự Trung Ương
để lấy quyết định chung.
b) Xem xét về việc sinh hoạt tinh thần của các tín đồ.
b) Xem xét về việc sinh hoạt tinh thần của các tín đồ.
Viện Trưởng Giáo Lý:
a) Tra cứu Sấm
Giảng, phiên dịch Kinh điển, soạn thảo sách báo và diễn giải giáo lý nhà Phật,
giáo lý của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, để phổ biến hoặc giảng giải cho đại chúng nghe,
hoặc mở trường giảng dạy về giáo lý.
b) Hướng dẫn và giúp đỡ về mặt tinh thần các Độc giảng đường và các Tự viện.
c) Thiết lập Thư viện, tàng trữ tài liệu sách báo của Giáo Hội.
d) Tổ chức hộ niệm các tín đồ quá vãng.
b) Hướng dẫn và giúp đỡ về mặt tinh thần các Độc giảng đường và các Tự viện.
c) Thiết lập Thư viện, tàng trữ tài liệu sách báo của Giáo Hội.
d) Tổ chức hộ niệm các tín đồ quá vãng.
Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội:
a) Phát huy văn hóa
và giáo dục trong khối tín đồ. Biên tập, xuất bản các loại sách liên hệ đến văn
hóa xã hội, mở trường đào tạo cán bộ của Giáo Hội, thiết lập các cơ sở giáo dục
theo chương trình của nước nhà, cấp phát học bổng, giữ mối liên lạc với các sinh
viên, học sinh tín đồ.
b) Tổ chức việc cứu giúp kẻ nghèo nàn đói khổ, bịnh tật, bị tai nạn, thành lập những nhà dưỡng lão, viện cô nhi, nhà bảo sanh, trạm phát thuốc, các ban chẩn tế, và nếu có thể được, mua thuốc men, vải bô, lúa gạo để dành làm việc phước thiện hoặc trợ giúp về quan, hôn, tương, tế.
c) Đặc trách vấn đề tổ chức và hướng dẫn thanh niên của Đoàn thể.
d) Đặc trách vấn đề tổ chức và lo liệu về các cựu chiến binh trong Đoàn thể.
Tổ chức sự giúp đỡ cho các thương phế binh, và cô nhi quả phụ tử sĩ trong Đoàn thể.
Thiết lập các cơ sở liên hệ đến việc cứu trợ trên đây.
e) Đặc trách các vấn đề xây dựng đời sống nông thôn như bảo vệ an toàn cho các tín đồ ở nông thôn và tổ chức kinh tế nông thôn để nâng cao đời sống tín đồ, gia tăng sản xuất.
Tìm cách liên lạc và giúp đỡ cho các tín đồ tỵ nạn chiến tranh để tái tạo đời sống mới tại vùng an ninh.
b) Tổ chức việc cứu giúp kẻ nghèo nàn đói khổ, bịnh tật, bị tai nạn, thành lập những nhà dưỡng lão, viện cô nhi, nhà bảo sanh, trạm phát thuốc, các ban chẩn tế, và nếu có thể được, mua thuốc men, vải bô, lúa gạo để dành làm việc phước thiện hoặc trợ giúp về quan, hôn, tương, tế.
c) Đặc trách vấn đề tổ chức và hướng dẫn thanh niên của Đoàn thể.
d) Đặc trách vấn đề tổ chức và lo liệu về các cựu chiến binh trong Đoàn thể.
Tổ chức sự giúp đỡ cho các thương phế binh, và cô nhi quả phụ tử sĩ trong Đoàn thể.
Thiết lập các cơ sở liên hệ đến việc cứu trợ trên đây.
e) Đặc trách các vấn đề xây dựng đời sống nông thôn như bảo vệ an toàn cho các tín đồ ở nông thôn và tổ chức kinh tế nông thôn để nâng cao đời sống tín đồ, gia tăng sản xuất.
Tìm cách liên lạc và giúp đỡ cho các tín đồ tỵ nạn chiến tranh để tái tạo đời sống mới tại vùng an ninh.
Viện Trưởng Tổ chức:
a) Tổ chức cơ cấu
Ban Trị Sự.
b) Tổ chức những cuộc lễ và những phiên hội nghị của Giáo Hội.
c) Xây cất, trùng tu các cơ sở của Giáo Hội.
d) Tổ chức các phương tiện giao thông của Giáo Hội.
b) Tổ chức những cuộc lễ và những phiên hội nghị của Giáo Hội.
c) Xây cất, trùng tu các cơ sở của Giáo Hội.
d) Tổ chức các phương tiện giao thông của Giáo Hội.
Các Phó Viện Trưởng: Phụ tá và thay thế các
Viện Trưởng khi các vị nầy vắng mặt.
ĐIỀU 30.- Quyền hạn và nhiệm vụ của
Trị Sự Viên các cấp được phỏng theo quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng Trị Sự Trung
Ương, ngoại trừ các quyền hạn về ngoại giao và quản trị tài sản.
ĐIỀU 31.- Khi Hội Trưởng Trung Ương
vắng mặt dài hạn (quá 6 tháng), từ chức hay mệnh chung, một Đại Hội Toàn Quốc
để bầu cử người thay thế phải được thi hành trễ lắm là 3 tháng sau đó.
Khi một Trị Sự Viên nào, ngoại trừ Hội Trưởng Trung Ương, vắng mặt dài hạn (quá 3 tháng), từ chức hay mệnh chung, thì sự tuyển lựa người thay thế do chính Ban Trị Sự liên hệ bằng lối bỏ thăm kín. Nguyên tắc nầy cũng được áp dụng cho Ban Trị Sự cấp Tỉnh, Quận, Xã và Ấp.
Khi một Trị Sự Viên nào, ngoại trừ Hội Trưởng Trung Ương, vắng mặt dài hạn (quá 3 tháng), từ chức hay mệnh chung, thì sự tuyển lựa người thay thế do chính Ban Trị Sự liên hệ bằng lối bỏ thăm kín. Nguyên tắc nầy cũng được áp dụng cho Ban Trị Sự cấp Tỉnh, Quận, Xã và Ấp.
ĐIỀU 32.- Việc bầu cử các Trị Sự
Viên được thi hành bằng những Đại Hội các cấp mà thể thức và thành phần sẽ được
ấn định bởi những quy ước về bầu cử do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương ban hành.
CHƯƠNG IX: HỘI ĐỒNG BẢO PHÁP
ĐIỀU 33.- Thành phần: Hội Đồng Bảo
Pháp gồm tối đa là 21 vị tham gia với các điều kiện sau đây:
– Phải có ít nhứt là 15 tuổi Đạo.
– Phải không có án tiết nhục nhã, thành tích bất hảo.
– Phải có ít nhứt 45 tuổi.
Vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch phải ít nhứt là 55 tuổi.
– Phải có ít nhứt là 15 tuổi Đạo.
– Phải không có án tiết nhục nhã, thành tích bất hảo.
– Phải có ít nhứt 45 tuổi.
Vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch phải ít nhứt là 55 tuổi.
ĐIỀU 34.- Hội Đồng Bảo Pháp được
điều hành với một Văn Phòng Thường Trực gồm có 1 Chủ Tịch, 2 Phó Chủ Tịch, 1
Tổng Thư Ký và 1 Phó Thư Ký. Còn lại là Hội Viên. Văn Phòng nầy do chính Hội
Đồng bầu ra.
Sinh họat của Hội Đồng Bảo Pháp cũng theo nguyên tắc TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH.
Sinh họat của Hội Đồng Bảo Pháp cũng theo nguyên tắc TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH.
ĐIỀU 35.- Nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của
Hội Đồng Bảo Pháp là BA NĂM. Các Hội viên có quyền tái ứng cử và làm công quả
không lương bổng.
ĐIỀU 36.- Quyền hạn & Nhiệm vụ:
Hội Đồng Bảo Pháp chịu trách nhiệm trước ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao, và
Đại Hội Toàn Quốc. Có nhiệm vụ bảo vệ giáo pháp bằng cách theo dõi và phán xét
về tánh chất hợp Hiến Chương của các văn kiện thuộc về giáo luật, cũng như sự
thi hành các quyết định để răn trừng các Trị Sự Viên và tín đồ vi phạm, hoặc để
khen thưởng các Trị Sự Viên và tín đồ cao công quả. Trong phạm vi nhiệm vụ, Hội
Đồng Bảo Pháp sẽ trình trước Đại Hội những nhận xét cần thiết.
Sự thi hành kỷ luật Đạo được áp dụng theo thể thức sau đây:
Sự thi hành kỷ luật Đạo được áp dụng theo thể thức sau đây:
a) Soạn thảo mọi
luật lệ về bảo vệ giáo lý và kỷ luật Đạo. Khi Hội Đồng đã soạn thảo xong, sẽ
cùng họp chung với Hội Đồng Trị Sự Trung Ương xem xét lần chót để đưa ra cho
Đại Hội Toàn Quốc Trung Ương (chiếu điều 40 sau đây) để biểu quyết, và sau đó
Ông Hội Trưởng Hội Đồng Trị Sự Trung Ương ban hành, qua sự chuẩn phê của ĐỨC
BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao.
b) Khi áp dụng luật
lệ răn trừng đối với một Trị Sự Viên hay tín đồ nào, Hội Đồng Bảo Pháp lập hồ
sơ đầy đủ và nhóm hội nghị của Hội Đồng để quyết định hình thức răn trừng. Các
hình thức răn trừng nhẹ như phê bình, cảnh cáo, trục xuất tạm thời, không cần
đưa ra Đại Hội Toàn Quốc. Trường hợp bôi tên vĩnh viễn trục xuất một tín đồ,
cần phải đưa ra Đại Hội Toàn Quốc. Trường hợp răn trừng nghiêm trọng một Trị Sự
Viên, Hội Đồng tham khảo ý kiến của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương trước khi đưa ra
Đại Hội Toàn Quốc.
Hội Đồng Bảo Pháp không đảm nhận các vấn đề hành chánh hay ngọai giao, nhưng có tư cách cố vấn cho Hội Đồng Trị Sự Trung Ương trong phạm vi các vấn đề giáo sự nội bộ, và có quyền chánh thức tham dự Đại Hội Toàn Quốc thường niên do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương triệu tập.
Hội Đồng Bảo Pháp cũng tiếp nhận các đề nghị răn trừng do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương gởi đến, để xem xét và quyết định như đã nói trên.
Hội Đồng Bảo Pháp không đảm nhận các vấn đề hành chánh hay ngọai giao, nhưng có tư cách cố vấn cho Hội Đồng Trị Sự Trung Ương trong phạm vi các vấn đề giáo sự nội bộ, và có quyền chánh thức tham dự Đại Hội Toàn Quốc thường niên do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương triệu tập.
Hội Đồng Bảo Pháp cũng tiếp nhận các đề nghị răn trừng do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương gởi đến, để xem xét và quyết định như đã nói trên.
Mọi văn kiện về răn
trừng sẽ mang chữ ký của Ban Thường Vụ về Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.
Hội Đồng Bảo Pháp còn quan tâm đến sự nhứt trí, đoàn kết nội bộ, và nếu cần, áp dụng các biện pháp răn trừng đối với các phần tử mượn danh nghĩa Đoàn thể một cách phi pháp.
Hội Đồng Bảo Pháp còn quan tâm đến sự nhứt trí, đoàn kết nội bộ, và nếu cần, áp dụng các biện pháp răn trừng đối với các phần tử mượn danh nghĩa Đoàn thể một cách phi pháp.
ĐIỀU 37.- Khi một vị trong Hội Đồng
Bảo Pháp vắng mặt dài hạn (quá 6 tháng), từ chức hay mệnh chung, một cuộc bầu
cử để lựa người thay thế phải được thi hành trễ lắm là ba tháng sau đó. Hội
nghị bầu cử nầy gồm có Hội Đồng Bảo Pháp và Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.
Nếu Ông Chủ Tịch Hội Đồng vắng mặt dài hạn (quá 6 tháng), từ chức hay mệnh chung, thì Phó Chủ Tịch I thay thế tạm trong thời gian chờ đợi bầu cử.
Nếu Ông Chủ Tịch Hội Đồng vắng mặt dài hạn (quá 6 tháng), từ chức hay mệnh chung, thì Phó Chủ Tịch I thay thế tạm trong thời gian chờ đợi bầu cử.
ĐIỀU 38.- Khi thành lập hay khi bầu
cử lại Hội Đồng Bảo Pháp, các Ban Trị Sự Tỉnh đề cử mỗi Tỉnh một danh sách 3
ứng cử viên, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương đề cử một danh sách 10 ứng cử viên. Căn
cứ trên các tiêu chuẩn đã nêu trong điều 33 trên đây, Hội Đồng Trị Sự Trung
Ương lập thành danh sách để giới thiệu ra Hội Đồng Toàn Quốc bỏ thăm tín nhiệm,
và ĐỨC BÀ tấn phong.
Các vị trong Hội Đồng Bảo Pháp vừa mãn nhiệm kỳ đương nhiên có quyền tái ứng cử vào nhiệm kỳ sau.
Các vị trong Hội Đồng Trị Sự Trung Ương không được kiêm nhiệm chức vụ trong Hội Đồng Bảo Pháp.
Các vị trong Hội Đồng Bảo Pháp vừa mãn nhiệm kỳ đương nhiên có quyền tái ứng cử vào nhiệm kỳ sau.
Các vị trong Hội Đồng Trị Sự Trung Ương không được kiêm nhiệm chức vụ trong Hội Đồng Bảo Pháp.
CHƯƠNG X: SINH HOẠT ĐẠI HỘI
ĐIỀU 39.- Các cấp Ban Trị Sự họp
thường nguyệt mỗi tháng ít nhứt là một kỳ để đúc kết công tác, và báo cáo lên
cấp trên.
ĐIỀU 40.- Các cấp Ban Trị Sự tùy
trường hợp triệu tập những phiên Đại Hội thường niên hay bất thường.
Thành phần Đại Hội gồm có:
Cấp Trung Ương:
Thành phần Đại Hội gồm có:
Cấp Trung Ương:
a) Tất cả nhân viên
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Hội Đồng Bảo Pháp.
b) Mỗi Tỉnh 5 Trị Sự Viên cấp Tỉnh.
c) Mỗi Quận 3 Trị Sự Viên cấp Quận.
d) Mỗi Xã 1 Trị Sự Viên cấp Xã.
b) Mỗi Tỉnh 5 Trị Sự Viên cấp Tỉnh.
c) Mỗi Quận 3 Trị Sự Viên cấp Quận.
d) Mỗi Xã 1 Trị Sự Viên cấp Xã.
Cấp Tỉnh:
a) Tất cả nhân viên
Ban Trị Sự Tỉnh.
b) Mỗi Quận 5 Trị Sự Viên.
c) Mỗi Xã 3 Trị Sự Viên.
b) Mỗi Quận 5 Trị Sự Viên.
c) Mỗi Xã 3 Trị Sự Viên.
Cấp Quận:
a) Toàn thể nhân
viên Ban Trị Sự Quận.
b) Mỗi Xã 5 Trị Sự Viên.
c) Mỗi Ấp 3 Trị Sự Viên.
b) Mỗi Xã 5 Trị Sự Viên.
c) Mỗi Ấp 3 Trị Sự Viên.
Cấp Xã:
a) Toàn thể nhân
viên Ban Trị Sự Xã.
b) Mỗi Ấp 3 Trị Sự Viên.
c) Mỗi Chi Hội 1 Đại biểu.
b) Mỗi Ấp 3 Trị Sự Viên.
c) Mỗi Chi Hội 1 Đại biểu.
ĐIỀU 41.- Đại Hội Thường Niên Toàn
Quốc nhóm mỗi năm một lần vào khoảng cuối năm dương lịch, do Hội Đồng Trị Sự
Trung Ương triệu tập hoặc bằng bố cáo, hoặc bằng thơ mời gởi đến các Ban Trị Sự
Tỉnh, Quận, và Xã 15 hôm trước ngày khai hội.
Những Trị Sự Viên vắng mặt có thể ủy quyền cho một Trị Sự Viên khác thay thế ở buổi nhóm của Đại Hội bằng cách giao cho người thay mặt mình một tờ ủy quyền và chứng minh thư của mình, mỗi Trị Sự Viên được đại diện tối đa cho một người vắng mặt.
Những Trị Sự Viên vắng mặt có thể ủy quyền cho một Trị Sự Viên khác thay thế ở buổi nhóm của Đại Hội bằng cách giao cho người thay mặt mình một tờ ủy quyền và chứng minh thư của mình, mỗi Trị Sự Viên được đại diện tối đa cho một người vắng mặt.
ĐIỀU 42.- Nếu có trường hợp nghiêm
trọng, cấp bách, hay do đa số trong Ban Trị Sự yêu cầu, Hội trưởng có quyền
triệu tập Đại Hội nhóm phiên bất thường.
ĐIỀU 43.- Đại Hội bàn thảo về những
phúc trình nhận được, quyết định về những vấn đề xét ra cần phải có sự chấp
nhận của Đại Hội, và chuẩn nhận công việc chi thu theo sổ sách kết toán. Đại
Hội cũng lo tổ chức cuộc bầu cử những Ban Trị Sự các cấp liên hệ.
ĐIỀU 44.- Muốn được hợp lệ, Đại Hội
thường niên hay bất thường phải có ít nhứt là quá bán số Trị Sự Viên nêu trong
điều 40 trên đây.
Lần nhóm đầu không đủ túc số quá bán, Hội Trưởng phải triệu tập lại, theo thể lệ. Qua phiên nhóm thứ nhì, Đại Hội được coi là hợp lệ, bất luận số nhân viên nhiều hay ít.
Lần nhóm đầu không đủ túc số quá bán, Hội Trưởng phải triệu tập lại, theo thể lệ. Qua phiên nhóm thứ nhì, Đại Hội được coi là hợp lệ, bất luận số nhân viên nhiều hay ít.
ĐIỀU 45.- Quyết nghị của Đại Hội
phải được đa số tuyệt đối nếu là lượt bỏ phiếu đầu. Đến lượt bỏ phiếu sau,
quyết nghị chỉ cần đa số tương dối chấp thuận là hợp lệ.
Khi có nhiều biểu quyết quan trọng, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương sẽ ra chỉ thị để áp dụng đa số 2/3 trong Đại Hội.
Khi có nhiều biểu quyết quan trọng, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương sẽ ra chỉ thị để áp dụng đa số 2/3 trong Đại Hội.
CHƯƠNG XI: TÀI CHÁNH, ĐỘNG SẢN, BẤT ĐỘNG SẢN
ĐIỀU 46.- Tài nguyên của Giáo Hội
gồm có:
– Tiền nguyệt liễm 2 đồng mỗi người.
– Tiền tương trợ hảo tâm.
– Huê lợi động sản và bất động sản của Giáo Hội.
– Tiền thâu được của các hoạt động hợp pháp do Chánh Phủ cho phép.
– Lợi tức do các hoạt động của Viện Tài Chánh.
– Những tài sản do các thể nhân hay pháp nhân sinh tặng hoặc di tặng.
– Tiền nguyệt liễm 2 đồng mỗi người.
– Tiền tương trợ hảo tâm.
– Huê lợi động sản và bất động sản của Giáo Hội.
– Tiền thâu được của các hoạt động hợp pháp do Chánh Phủ cho phép.
– Lợi tức do các hoạt động của Viện Tài Chánh.
– Những tài sản do các thể nhân hay pháp nhân sinh tặng hoặc di tặng.
ĐIỀU 47.- Giáo Hội Phật Giáo Hòa
Hảo có tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu, thủ đắc, tạo mãi, hoặc chuyển
nhượng những động sản, bất động sản cần thiết để đạt mục đích của Giáo Hội, gồm
có những Tự viện, Hội quán, Độc giảng đường, Trụ sở và các cơ sở hoạt động văn
hóa, xã hội.
ĐIỀU 48.- Sự quản trị các tài sản
thuộc động sản và bất động sản của Giáo Hội do Viện Trưởng Tài Chánh đảm nhiệm
với chữ ký chuẩn phê của Ông Hội trưởng Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.
ĐIỀU 49.- Ngân quỹ các Ban Trị Sự
đài thọ các chi phí về văn phòng, xê dịch nhân viên, giao tế, và về các khoản
đã kể trong điều 13 trên đây. Về những việc chi xuất khác, phải có sự chấp
thuận của cấp trên; riêng đối với Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, thì phải do Hội
Đồng nầy chấp thuận.
ĐIỀU 50.- Về xuất phát tài chánh ở
các cấp, phải có chữ ký của Viện Trưởng Tài Chánh, và của Ông Hội trưởng hay
Phó Hội trưởng, và một nhân viên trong Ban Thường Vụ.
ĐIỀU 51.- Viện Trưởng Tài Chánh
Trung Ương chỉ được giữ số tiền nhiều nhất là 500,000 đồng. Quá số nầy phải gởi
ở một ngân hàng tại xứ do Trung Ương chọn lựa.
Thủ Bổn Ban Trị Sự Tỉnh chỉ được giữ số tiền nhiều nhất là 100,000 đồng. Quá số nầy phải đem gởi cho ngân khố hay ngân hàng. Thủ Bổn Ban Trị Sự Quận và Xã chỉ được giữ số tiền nhiều nhất là 30,000 đồng. Quá số nầy phải đem gởi Ban Trị Sự Tỉnh.
Thủ Bổn Ban Trị Sự Tỉnh chỉ được giữ số tiền nhiều nhất là 100,000 đồng. Quá số nầy phải đem gởi cho ngân khố hay ngân hàng. Thủ Bổn Ban Trị Sự Quận và Xã chỉ được giữ số tiền nhiều nhất là 30,000 đồng. Quá số nầy phải đem gởi Ban Trị Sự Tỉnh.
ĐIỀU 52.- Những chương mục ở ngân
khố và ngân hàng sẽ do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương hay Ban Trị Sự Tỉnh đứng tên.
Sự sử dụng chương mục và ngân phiếu rút tiền ra phải có chữ ký của Hội Trưởng
và Viện Trưởng Tài Chánh Trung Ương (đối với Hội Đồng Trị Sự Trung Ương), và
chữ ký của Hội trưởng và Thủ Bổn Ban Trị Sự liên hệ (đối với Ban Trị Sự Tỉnh).
ĐIỀU 53.- Cuối mỗi tháng, số thâu
về nguyệt liễm sẽ chia ra như sau:
– Chi Hội 10 phần
trăm
– Ấp 10 phần trăm
– Xã 30 phần trăm
– Quận 25 phần trăm
– Tỉnh 15 phần trăm
– Trung Ương 10 phần trăm
– Ấp 10 phần trăm
– Xã 30 phần trăm
– Quận 25 phần trăm
– Tỉnh 15 phần trăm
– Trung Ương 10 phần trăm
CHƯƠNG XII: RA KHỎI GIÁO HỘI, BÔI TÊN, TRỤC XUẤT
ĐIỀU 54.- Mỗi tín đồ được tự ý ra
khỏi Giáo Hội chỉ cần gởi thơ đến Ban Trị Sự là đủ.
ĐIỀU 55.- Tín đồ nào không đóng
nguyệt liễm 3 tháng liên tiếp, đương nhiên thẻ tín đồ không còn giá trị nữa, và
người tín đồ không được hưởng quyền lợi của Giáo Hội dành cho.
Nếu có lời yêu cầu, Ban Trị Sự có thể xét lại những lý do xác đáng đã bắt buộc đương sự đóng góp trễ ngoài ý muốn của mình.
Nếu có lời yêu cầu, Ban Trị Sự có thể xét lại những lý do xác đáng đã bắt buộc đương sự đóng góp trễ ngoài ý muốn của mình.
ĐIỀU 56.- Tín đồ nào đã xin ra khỏi
Giáo Hội, có thể xin vào Giáo Hội trở lại. Nhưng nếu có xin ra Giáo Hội lần thứ
hai, thì không được xin tái nhập nữa.
ĐIỀU 57.- Việc trục xuất ra khỏi
Giáo Hội do quyết định của Hội Đồng Bảo Pháp, với sự ưng chuẩn của Đại Hội Toàn
Quốc, theo các thể thức nêu trong điều 36 trên đây, sẽ được áp dụng đối với:
– Tín đồ nào bị án tiết nhục nhã.
– Tín đồ nào có những cử chỉ và hành động trái với mục đích hay quyền lợi của Giáo Hội, hoặc làm tổn thương đến thanh danh của Giáo Hội.
– Tín đồ có lỗi được mời đến Hội Đồng Bảo Pháp để nghe lời phán xét. Nếu không đến theo ngày đã định, Hội Đồng Bảo Pháp viết một bức thư gởi đến tận nhà để mời một lần nữa (có sự ký nhận của đương sự hoặc thân nhân đương sự). Nếu lần nầy, đương sự có lỗi cũng không đến, Hội Đồng Bảo Pháp sẽ trọn quyền thi hành thủ tục trục xuất theo điều 36 trên đây.
– Tín đồ nào bị án tiết nhục nhã.
– Tín đồ nào có những cử chỉ và hành động trái với mục đích hay quyền lợi của Giáo Hội, hoặc làm tổn thương đến thanh danh của Giáo Hội.
– Tín đồ có lỗi được mời đến Hội Đồng Bảo Pháp để nghe lời phán xét. Nếu không đến theo ngày đã định, Hội Đồng Bảo Pháp viết một bức thư gởi đến tận nhà để mời một lần nữa (có sự ký nhận của đương sự hoặc thân nhân đương sự). Nếu lần nầy, đương sự có lỗi cũng không đến, Hội Đồng Bảo Pháp sẽ trọn quyền thi hành thủ tục trục xuất theo điều 36 trên đây.
ĐIỀU 58.- Các tín đồ xin ra khỏi
Giáo Hội, bị bôi tên hay bị trục xuất, không được đòi hỏi lại các số tiền đã
đóng góp.
CHƯƠNG XIII: SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC
ĐIỀU 59.- Chỉ có Hội Đồng Trị Sự
Trung Uơng hoặc hơn phân nửa số Ban Trị Sự Tỉnh mới được quyền đề nghị việc sửa
đổi Bản Hiến Chương.
Các khoản sửa đổi trong Hiến Chương được Đại Hội Toàn Quốc chấp nhận sẽ có hiệu lực sau khi Chánh Phủ công nhận.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương phải công bố các việc sửa đổi cho toàn thể tín đồ biết.
Các khoản sửa đổi trong Hiến Chương được Đại Hội Toàn Quốc chấp nhận sẽ có hiệu lực sau khi Chánh Phủ công nhận.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương phải công bố các việc sửa đổi cho toàn thể tín đồ biết.
ĐIỀU 60.- Nếu Hội Đồng Trị Sự Trung
Ương muốn tuyên bố đình chỉ công tác, thì phải được một phiên Đại Hội Toàn Quốc
chuẩn y. Trong giấy mời nhóm Đại Hội phải ghi rõ mục đích nầy.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương kể như là đình chỉ công tác sau khi được Đại Hội Toàn Quốc với một túc số 2/3 số nhân viên được mời, đã bỏ thăm tán thành, với đa số 2/3 tổng số hiện diện.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương kể như là đình chỉ công tác sau khi được Đại Hội Toàn Quốc với một túc số 2/3 số nhân viên được mời, đã bỏ thăm tán thành, với đa số 2/3 tổng số hiện diện.
ĐIỀU 61.- Trong trường hợp Hội Đồng
Trị Sự Trung Ương tự ý đình chỉ công tác, việc quản thủ tài sản của Giáo Hội sẽ
do Đại Hội Toàn Quốc bỏ thăm quyết định.
CHƯƠNG XIV: TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
ĐIỀU 62.- Là một Tôn giáo, trên
nguyên tắc, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Buddhist Church không hoạt động chính
trị, quân sự.
Khi có những trường hợp đặc biệt mà Giáo Hội phải tham gia việc nước, vấn đề nầy phải được quyết định bởi một Đại Hội Toàn Quốc.
Khi có những trường hợp đặc biệt mà Giáo Hội phải tham gia việc nước, vấn đề nầy phải được quyết định bởi một Đại Hội Toàn Quốc.
ĐIỀU 63.-
a) Nguyên tắc kiêm
nhiệm tuyệt đối không được chấp nhận. Tuy nhiên, khi đã được Đại Hội Toàn Quốc
hay Đại Hội cấp liên hệ đồng ý với sự chấp thuận của Trung Ương, Trị Sự Viên
tham chánh, tham nghị cũng như bị động viên nhập ngũ hay hoạt động chánh trị
lập tức phải rời khỏi chức vụ của mình trong Ban Trị Sự.
b) Những Trị Sự Viên nào tự ý tham chánh, tham nghị, không có sự cho phép của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương sẽ đương nhiên được coi như tự ý rời khỏi nhiệm vụ Trị Sự Viên của Giáo Hội.
c) Những Trị Sự Viên tham nghị hay tham chánh bất cứ trong trường hợp nào cũng sẽ được điền khuyết.
b) Những Trị Sự Viên nào tự ý tham chánh, tham nghị, không có sự cho phép của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương sẽ đương nhiên được coi như tự ý rời khỏi nhiệm vụ Trị Sự Viên của Giáo Hội.
c) Những Trị Sự Viên tham nghị hay tham chánh bất cứ trong trường hợp nào cũng sẽ được điền khuyết.
CHƯƠNG XV: TỔNG KẾT
ĐIỀU 64.- Hiến Chương nầy được tu
chỉnh và chấp thuận trong phiên họp của Đại Hội Toàn Quốc nhóm tại Thánh Địa
Hòa Hảo ngày 15, 16 và 17 tháng 10 năm 1966.
Làm tại Hòa Hảo,
ngày 18 tháng 10 năm 1966
HỘI TRƯỞNG DANH DỰ TỐI CAO
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
(Ấn ký)
Bà Sương Phụ HUỲNH CÔNG BỘ
HỘI TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
(Ấn ký)
LƯƠNG TRỌNG TƯỜNG
HỘI TRƯỞNG DANH DỰ TỐI CAO
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
(Ấn ký)
Bà Sương Phụ HUỲNH CÔNG BỘ
HỘI TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
(Ấn ký)
LƯƠNG TRỌNG TƯỜNG
______________________________________________________________________________
Tư-Cách Pháp Nhân
Sắc Luật Số 002/65
Ngày 12 tháng Bảy năm 1964, cho phép GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO hoạt
động theo Hiến Chương ngày mồng sáu tháng chạp năm 1964.
CHỦ TỊCH ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
– Chiếu ước pháp ngày 19 tháng sáu năm 1965,
– Chiếu quyết định số 3-QLVNCH/QĐ ngày 14 tháng sáu năm 1965 của Đại Hội Đồng các Tướng lãnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập và ấn định thành phần Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia,
– Chiếu sắc lệnh số 001/CT/LDQG/SL ngày 19 tháng sáu năm 1965 ấn định thành phần Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương,
– Chiếu Dụ số 10 ngày 6 tháng tám năm 1950, sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19 tháng mười một năm 1952, và Dụ số 6 ngày 3 tháng tư năm 1954, ấn định quy chế hiệp hội,
– Chiếu đề nghị của Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương,
– Sau khi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thảo luận và biểu quyết,
– Chiếu ước pháp ngày 19 tháng sáu năm 1965,
– Chiếu quyết định số 3-QLVNCH/QĐ ngày 14 tháng sáu năm 1965 của Đại Hội Đồng các Tướng lãnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập và ấn định thành phần Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia,
– Chiếu sắc lệnh số 001/CT/LDQG/SL ngày 19 tháng sáu năm 1965 ấn định thành phần Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương,
– Chiếu Dụ số 10 ngày 6 tháng tám năm 1950, sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19 tháng mười một năm 1952, và Dụ số 6 ngày 3 tháng tư năm 1954, ấn định quy chế hiệp hội,
– Chiếu đề nghị của Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương,
– Sau khi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thảo luận và biểu quyết,
SẮC LUẬT:
ĐIỀU 1.- Hòa Hảo Phật Giáo Hòa Hảo là Giáo Hội duy nhứt của khối tín đồ hội viên Phật Giáo Hòa Hảo được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo Hiến Chương ngày 6 tháng cháp năm 1964, đính theo luật nầy.
ĐIỀU 2.- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo có tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu,thủ đắc, tạo mãi, hoặc chuyển nhượng những động sản, bất động sản cần thiết để đạt mục đích của Giáo Hội.
Những bất động sản đó gồm có những Tự viện, Hội quán, Độc giảng đường, Trụ sở và các cơ sở hoạt động văn hóa, xã hội.
ĐIỀU 3.- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo được quyền thâu nhận những tài sản do các thể nhân hay pháp nhân sinh tặng hoặc di tặng.
ĐIỀU 4.- Dụ số 10 ngày 9 tháng tám năm 1950, ấn định quy chế hiệp hội và các luật lệ trái với sắc luật này, không áp dụng cho Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Sắc luật này sẽ đăng vào Công báo Việt Nam Cộng Hòa
Saigon, ngày 12 tháng bảy năm 1965
Trung Tướng NGUYỄN VĂN THIỆU
ĐIỀU 1.- Hòa Hảo Phật Giáo Hòa Hảo là Giáo Hội duy nhứt của khối tín đồ hội viên Phật Giáo Hòa Hảo được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo Hiến Chương ngày 6 tháng cháp năm 1964, đính theo luật nầy.
ĐIỀU 2.- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo có tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu,thủ đắc, tạo mãi, hoặc chuyển nhượng những động sản, bất động sản cần thiết để đạt mục đích của Giáo Hội.
Những bất động sản đó gồm có những Tự viện, Hội quán, Độc giảng đường, Trụ sở và các cơ sở hoạt động văn hóa, xã hội.
ĐIỀU 3.- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo được quyền thâu nhận những tài sản do các thể nhân hay pháp nhân sinh tặng hoặc di tặng.
ĐIỀU 4.- Dụ số 10 ngày 9 tháng tám năm 1950, ấn định quy chế hiệp hội và các luật lệ trái với sắc luật này, không áp dụng cho Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Sắc luật này sẽ đăng vào Công báo Việt Nam Cộng Hòa
Saigon, ngày 12 tháng bảy năm 1965
Trung Tướng NGUYỄN VĂN THIỆU
(Trung Tướng Chủ Tịch Nguyễn Văn Thiệu, nhân danh Chánh Phủ Việt
Nam Cộng Hòa trao sắc luật 002/65 cho Ông Lương Trọng Tường Hội Trưởng Ban Trị
Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH)
______________________________________________________________________________
Nội-Quy Ban Phụng-Tự Tổ Đình PGHH trước 1975
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
BẢNG NỘI QUY
BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNHĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H.
1962
A.- Mục đích
Do biên bản ngày 12 tháng 5
â.l. năm Nhâm Dần (13-6-1962) lập sau phiên họp sơ bộ tại Saigon dưới quyền chủ
tọa của ĐỨC BÀ, Thân mẫu ĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H., nguyên tắc thành lập một Ủy ban
mệnh danh là BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH ĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H. (gọi tắt BAN PHỤNG TỰ
TỔ ĐÌNH) đã được toàn thể cử tọa tán thánh.
Ban nầy có nhiệm vụ:
a) Lo lắng về các khoản nhu cầu
tại TỔ ĐÌNH và tại các cơ quan của ĐỨC ÔNG để lại như là: Cứu Tế Viện, Thư
Viện, Hành Hương Lữ Viện, Đài Chiến Sĩ Hòa Hảo, v.v…
b) Tái thiết và khai thác nhà
máy xay lúa Hiệp Hòa đã bị thiêu hủy trong trận hỏa tai ngày 31-1-1962 tại Hòa
Hảo và cho chiếc bac Năng Gù hoạt động trở lại.
c) Quản lý và khai thác các bất
động sản và động sản do anh em tín đồ hiến cho Thánh Địa.
Ngoài mục đích kể trên, Ban nầy phải làm việc dưới sự chỉ dạy của ĐỨC BÀ và không có quyền hạn chi về việc lãnh đạo Tôn giáo.
Ngoài mục đích kể trên, Ban nầy phải làm việc dưới sự chỉ dạy của ĐỨC BÀ và không có quyền hạn chi về việc lãnh đạo Tôn giáo.
B.- Thành phần, quyền hạn và nhiệm vụ
Thành phần BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH
gồm có những nhân viên kể sau:
1 Trưởng Ban
1 Đệ nhất Phó Ban
1 Đệ nhị Phó Ban
1 Thư Ký
1 Phó Thư Ký
1 Thủ Bổn
1 Phó Thủ Bổn
3 Kiểm Soát Viên
9 Cố Vấn.
Những nhân viên nầy được bầu cử theo nguyên tắc đa số tương đối và bằng cách bỏ thăm kín hoặc giơ tay.
1 Trưởng Ban
1 Đệ nhất Phó Ban
1 Đệ nhị Phó Ban
1 Thư Ký
1 Phó Thư Ký
1 Thủ Bổn
1 Phó Thủ Bổn
3 Kiểm Soát Viên
9 Cố Vấn.
Những nhân viên nầy được bầu cử theo nguyên tắc đa số tương đối và bằng cách bỏ thăm kín hoặc giơ tay.
a) Trưởng Ban: Điều khiển các
công tác của Ban, triệu tập và chủ tọa các phiên nhóm của Ban, ký tên thâu xuất
ngân quỹ với hai vị Thư Ký và Thủ Bổn và liên đới chịu trách nhiệm với hai vị
nầy về các việc thâu xuất, hiệp cùng hai vị nầy gởi phúc trình hàng tháng lên
ĐỨC BÀ hoặc trình lên ĐỨC BÀ kết quả các công tác do Ban thi hành và ĐỨC BÀ ra
lệnh thi hành.
b) Phó Ban: Phụ tá vị Trưởng Ban trong các công tác hoặc thay thế vị nầy trong những khi vắng mặt.
c) Thư Ký: Soạn thảo các văn kiện và giữ gìn sổ sách của Ban và ký tên lên các văn kiện.
d) Phó Thư Ký: Phụ tá vị Thư Ký trong các công tác hoặc thay thế vị nầy trong những khi vắng mặt.
e) Thủ Bổn: Cùng với Trưởng Ban và Thư Ký lập thành Ban Thường Vụ, ký tên trong các văn kiện thâu xuất của Ban. Mọi việc xuất phát về ngân quỹ, Ban Thường Vụ nầy chỉ được xuất tới 3.000$, toàn BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH được xuất ngân quỹ tới số bạc tối đa là 20.000$. Quá số bạc nầy phải trình ĐỨC BÀ định đoạt. Thủ Bổn được giữ số bạc tối đa là 50.000$. Quá số bạc nầy sẽ do ĐỨC BÀ định đoạt.
g) Phó Thủ Bổn: Phụ tá vị Thủ Bổn trong các công tác hoặc thay thế vị nầy trong những khi vắng mặt.
h) Kiểm Soát: Quan sát về việc điều hành công tác của Ban, xem xét các sổ sách thâu xuất và trình kết quả về các công tác nầy cho toàn Ban được biết.
i) Cố Vấn: Giúp ý kiến cho BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH và được quyền biểu quyết cũng như các nhân viên khác trong Ban.
b) Phó Ban: Phụ tá vị Trưởng Ban trong các công tác hoặc thay thế vị nầy trong những khi vắng mặt.
c) Thư Ký: Soạn thảo các văn kiện và giữ gìn sổ sách của Ban và ký tên lên các văn kiện.
d) Phó Thư Ký: Phụ tá vị Thư Ký trong các công tác hoặc thay thế vị nầy trong những khi vắng mặt.
e) Thủ Bổn: Cùng với Trưởng Ban và Thư Ký lập thành Ban Thường Vụ, ký tên trong các văn kiện thâu xuất của Ban. Mọi việc xuất phát về ngân quỹ, Ban Thường Vụ nầy chỉ được xuất tới 3.000$, toàn BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH được xuất ngân quỹ tới số bạc tối đa là 20.000$. Quá số bạc nầy phải trình ĐỨC BÀ định đoạt. Thủ Bổn được giữ số bạc tối đa là 50.000$. Quá số bạc nầy sẽ do ĐỨC BÀ định đoạt.
g) Phó Thủ Bổn: Phụ tá vị Thủ Bổn trong các công tác hoặc thay thế vị nầy trong những khi vắng mặt.
h) Kiểm Soát: Quan sát về việc điều hành công tác của Ban, xem xét các sổ sách thâu xuất và trình kết quả về các công tác nầy cho toàn Ban được biết.
i) Cố Vấn: Giúp ý kiến cho BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH và được quyền biểu quyết cũng như các nhân viên khác trong Ban.
C.- Nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ của BAN PHỤNG TỰ TỔ
ĐÌNH là hai năm. Khi bầu lại, các nhân viên cũ được quyền tái ứng cử.
D.- Hạn kỳ và điều kiện nhóm họp
Mỗi cuối tháng dương lịch, BAN
PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH phải nhóm họp một lần tại Tổ Đình để xem xét các công việc đã
làm và phúc trình lên ĐỨC BÀ.
Nếu có lịnh của ĐỨC BÀ hoặc nếu
có lời yêu cầu của đa số nhân viên trong Ban, một phiên họp bất thường sẽ được
triệu tập để giải quyết những chuyện có tánh cách quan trọng và khẩn cấp.
Ngoài ra, hàng năm BAN PHỤNG TỰ
TỔ ĐÌNH phải triệu tập phiên đại hội thường niên những đại diện tín đồ các địa
phương vào ngày rằm tháng tư âm lịch để báo cáo về những công tác đã thực hiện.
Trong tất cả các phiên họp nói trên, triệt để không bàn đến các vấn đề chánh trị.
Trong tất cả các phiên họp nói trên, triệt để không bàn đến các vấn đề chánh trị.
E.- Ban Thường Vụ
Để giản dị hóa các công việc,
một Ban Thường Vụ (gồm có các vị Trưởng Ban, Thư Ký và Thủ Bổn) sẽ thay mặt cho
toàn Ban ký tên vào các văn kiện xử lý thường vụ.
Văn phòng của Ban Thường Vụ đặt tại Tổ Đình.
Văn phòng của Ban Thường Vụ đặt tại Tổ Đình.
Phụ chú: Tất cả các nhân viên
trong BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH tình nguyện không lãnh trợ cấp và đồng chịu trách
nhiệm đối với ĐỨC BÀ.
G.- Kỷ Luật
Những nhân viên vi phạm các
điều ấn định trong Nội Quy nầy hay có những hành động sơ xuất làm thương tổn
đến uy tín của BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH sẽ bị phê bình, cảnh cáo, hoặc trục xuất
khỏi Ban. Mọi sự răn phạt vừa kể phải đệ trình lên ĐỨC BÀ trước khi thi hành.
H.- Hiệu lực và sự sửa đổi Nội Quy
Bảng Nội Quy nầy đã được đại
hội ngày 30 tháng 5 âl. nằm Nhâm Dần biểu quyết và đương nhiên có hiệu lực để
BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH làm tiêu chuẩn thi hành nhiệm vụ sau khi được ĐỨC BÀ chấp
nhận.
Khi cần sửa đổi một hay nhiều điều khoản trong Bảng Nội Quy nầy, BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH phải triệu tập đại hội để biểu quyết.
Khi cần sửa đổi một hay nhiều điều khoản trong Bảng Nội Quy nầy, BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH phải triệu tập đại hội để biểu quyết.
CHẤP NHẬN:
Saigon, ngày 3 tháng 7 năm 1962
Sương Phụ HUỲNH CÔNG BỘ P.G.H.H.
(ký tên)
Saigon, ngày 3 tháng 7 năm 1962
Sương Phụ HUỲNH CÔNG BỘ P.G.H.H.
(ký tên)
LÊ THỊ NHẬM
THÂN MẪU ĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H.
THÂN MẪU ĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H.
DANH SÁCH
Nhân viên BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH ĐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO thành lập trong phiên Đại Hội tại An Hòa Tự (Hòa Hảo) ngày 30 tháng 5 âl. năm Nhâm Dần (nhằm ngày 1-7-1962) do lịnh ĐỨC BÀ.
1) Trưởng Ban: Ô. Huỳnh Văn Quốc
2) Đệ nhất Phó Trưởng Ban: Huỳnh Thiện Từ
3) Đệ nhị Phó Trưởng Ban: Lê Văn Diệp
4) Thư Ký: Huỳnh Hữu Thiện
5) Phó Thư Ký: Nguyễn Hữu Chuẩn
6) Thủ Bổn: Nguyễn Duy Hinh
7) Phó Thủ Bổn: Trương Văn Hoành
8) Kiểm Soát: Hồ Văn Lang
9) Kiểm Soát: Trần Văn Thông tự Hồng Nam
10) Kiểm Soát: Lâm Văn Trung tự Văn
11) Cố Vấn: Nguyễn Ngọc Cẩm (Mỹ Tho)
12) Cố Vấn: Hoàng Như Thủy (Rạch Giá)
13) Cố Vấn: Trần Thiện Thoại (Long Xuyên)
14) Cố Vấn: Nguyễn Văn Sáu (Kiến Phong)
15) Cố Vấn: Nguyễn Hoàng Kiếm (Vĩnh Long)
16) Cố Vấn: Lê Bửu Hoàng tự Chín Minh (Cần Thơ)
17) Cố Vấn: Nguyễn Văn Cang (Sóc Trăng)
18) Cố Vấn: Nguyễn Hữu Lục (Sa Đéc)
19) Cố Vấn: Triệu Thị Vạng tự bà Ký Giỏi (Bạc Liêu)
Nhân viên BAN PHỤNG TỰ TỔ ĐÌNH ĐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO thành lập trong phiên Đại Hội tại An Hòa Tự (Hòa Hảo) ngày 30 tháng 5 âl. năm Nhâm Dần (nhằm ngày 1-7-1962) do lịnh ĐỨC BÀ.
1) Trưởng Ban: Ô. Huỳnh Văn Quốc
2) Đệ nhất Phó Trưởng Ban: Huỳnh Thiện Từ
3) Đệ nhị Phó Trưởng Ban: Lê Văn Diệp
4) Thư Ký: Huỳnh Hữu Thiện
5) Phó Thư Ký: Nguyễn Hữu Chuẩn
6) Thủ Bổn: Nguyễn Duy Hinh
7) Phó Thủ Bổn: Trương Văn Hoành
8) Kiểm Soát: Hồ Văn Lang
9) Kiểm Soát: Trần Văn Thông tự Hồng Nam
10) Kiểm Soát: Lâm Văn Trung tự Văn
11) Cố Vấn: Nguyễn Ngọc Cẩm (Mỹ Tho)
12) Cố Vấn: Hoàng Như Thủy (Rạch Giá)
13) Cố Vấn: Trần Thiện Thoại (Long Xuyên)
14) Cố Vấn: Nguyễn Văn Sáu (Kiến Phong)
15) Cố Vấn: Nguyễn Hoàng Kiếm (Vĩnh Long)
16) Cố Vấn: Lê Bửu Hoàng tự Chín Minh (Cần Thơ)
17) Cố Vấn: Nguyễn Văn Cang (Sóc Trăng)
18) Cố Vấn: Nguyễn Hữu Lục (Sa Đéc)
19) Cố Vấn: Triệu Thị Vạng tự bà Ký Giỏi (Bạc Liêu)
CHẤP NHẬN:
Saigon, ngày 3 tháng 7, 1962
Sương Phụ HUỲNH CÔNG BỘ P.G.H.H.
(ký tên)
Saigon, ngày 3 tháng 7, 1962
Sương Phụ HUỲNH CÔNG BỘ P.G.H.H.
(ký tên)
LÊ THỊ NHẬM
THÂN MẪU ĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H.
THÂN MẪU ĐỨC GIÁO CHỦ P.G.H.H.
Đăng nhận xét