Sơ lược tiểu sử Ông Lê Văn Phú tự Hai Tho
Nội Dung
1.Thân thế Bác Hai Tho:
Ông Lê Văn Phú sanh trưởng ở huyện Châu Thành, đất Cao Miên. Thân sinh ông là Phan Văn Thơm, mẹ ông là bà Lê Thị Kim, ông Lê Văn Phú vốn là dòng dõi họ Phan. Nội tổ ông là nhà cách mạng Phan Văn Tùng, người nho dân ở Bến Tre có thành tích chống thực dân Pháp.Sau cuộc khởi nghĩa bị thất bại, ông lại lưu vong lên đất Miên. Ông Lê Văn Phú cũng là nhà truyền thống của hệ Bửu Sơn Kỳ Hương, vì tổ mẫu của ông là tín đồ của Đức Phật Thầy Tây An, nên ông được sự hấp thụ và chỉ dạy của bà nội. Khi ông đến 16 tuổi, thì bà đã qua đời biết trước ngày giờ.
2.Trường hợp vào đạo (PGHH) của Bác Hai:
Lê Văn Phú người mang kính |
Năm 1939, sau ngày khai đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Nhân duyên đầu tiên ông Lê Văn Phú được người bạn là Ba Tòng, giới thiệu quyển Giác Mê Tâm Kệ. Sau khi xem xong ông phát tâm ái mộ và nói quả quyết với Ba Tòng rằng: “ Đây mới đúng là vị Phật ra đời cứu thế”. Ông tự thượng trang thờ Phật, và phát nguyện tu theo Phật Giáo Hòa Hảo.
Khi còn ở đất Cao Miên, chưa gặp Đức Huỳnh Giáo Chủ. Thời gian này ông thường quan hệ với ông Hương Hào Nhu, người tín đồ lớn tuổi ở cồn Phú Xuân. Thể theo ý kiến của ông Nhu, ông Lê Văn Phú thường lên xuống đất Việt, xã Phú An để học thuộc lòng Sấm Giảng Thi Văn của Đức Thầy. Khi trở về đất Miên, có dịp ông đọc cho bà con ở đây nghe và chép lại.
3. Thời gian truyền Đạo (Phật Giáo Hoà Hảo):
Các vị tiền bối ngày xưa |
Năm 1964 với tư cách người tín đồ, ông Lê Văn Phú thường đi giảng đạo và hội thảo giáo lý ở nhiều nơi. Cho đến năm 1965, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ I. Ông tham dự chức phổ thông giáo lý quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc.
Thời gian này ông tiếp tục truyền bá và có tham dự các khóa trị sự viên Huỳnh Thạnh Mậu, khóa đào tạo giảng viên Nguyễn Xuân Thiếp do trung ương mở ra. Sau đó ông lên giữ chức phổ thông giáo lý tỉnh Châu Đốc, thì công việc càng ngày càng nhiều hơn. Nào là mở các khóa Đạo Pháp Khai Tâm, đào tạo giảng viên, tu nghiệp giảng viên, lại còn đáp ứng nhu cầu các phiên giảng được mở ở tư gia và các cuộc tổ chức ở các cấp trị sự toàn quốc.
Ông thuyết trình giáo lý và giải đáp nghi vấn, làm thỏa mãn thính chúng và đồng đạo. Song song với nhiệm vụ phổ thông giáo lý tỉnh Châu Đốc, ông còn làm chức cố vấn Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Với tư cách trung ương, ông nhiều lần đi truyền bá ở miền Trung và có biên soạn chủ bút Đặc San Liên Hoa tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1975, ông dừng việc giáo sự cũng như các sự viên khác. Ông Phú phải đi cải tạo ở Long Sơn, Tân Châu rồi về Long Xuyên, thời gian suốt 18 tháng phải khép mình nơi chốn đồ lao. Nhưng ông vẫn chuyên tâm niệm Phật, và luôn thể hiện từ tâm với hoài bão là độ sanh. Ông Phú có truất tác nhiều bài thơ,để biểu lộ tấm lòng thương Thầy lo Đạo, với nhiệt tình vì pháp quên thân.
Dưới đây là một trong các bài thơ ông đã viết tại Long Sơn năm 1975:
Tháng ngày cải tạo cải Long Sơn,
Tòi túng dường bao dạ chẳng sờn.
Lục tự trì hằng chuyên nhất Niệm,
Ngũ luân đi đứng dóc người ơn.
Nghĩa Thầy khắc cốt mong đền trả,
Ơn Phật ghi xương nguyện độ nhơn.
Đời vận hanh thông phô chí cả,
Từ bi thể hiện điểm giang sơn.
4.Thời gian phát bệnh:
Tháng 5 năm 1979, bệnh ông trầm trọng đồng đạo tới lui tấp nập đến thăm. Lúc gần bỏ xác, ông nắm tay đồng đạo Lê Minh Châu lại mà nói: “Trải qua suốt thời gian truyền đạo, tôi rất hy vọng ở đệ có thể nối lửa hương Phật Pháp trong tương lai. Vậy bây giờ tôi hỏi đệ một câu, nhờ đệ trả lời cho tôi biết. Đời con người có mấy lần không?”. Út Châu trả lời: “Thưa chú Hai, theo cháu thiết nghĩ thì đời người có hai lần không”. Ông cười bảo: “Hãy giải nghĩa ra nghe”, Út Châu đáp: “Thưa chú Hai, cái không thứ nhất khi mới sanh. Tuy thấy là có sanh, nhưng xét về lý hư vô thì hoàn toàn không có một vật nào thật thể. Nó chỉ do nhân duyên hòa hợp, rồi vào thai cho đến này sanh nở. Chớ kỳ thật, nó không chỗ đến. Thế nên, khi chết thì trả lại cho Tứ Đại giả hợp trở về cái không của lúc ra đi.Vậy đời con người có hai lần không, tức là cái không của lúc sanh và lúc tử”.Ông Hai gật đầu nói: “Đệ hiểu được như vậy, thì khi trao trách nhiệm lại tôi mới yên lòng”. Mặc dù bệnh ông trầm trọng, ông vẫn bình tĩnh sáng suốt và thuyết pháp cho đồng đạo nghe không vấp lộn một từ ngữ nào.
5.Lời Di Chúc Của Bác Hai Tho Dành cho Các Tín Đồ:
Lời lẽ sau cùng của ông, là khuyên anh em có nhiệm vụ truyền bá giáo lý nên cố gắng,giữ gìn và truyền bá giáo lý của Tổ Thầy. Ông khuyên chung đồng đạo, nên cố gắng giữ Tám Điều Răn Cấm của Đức Thầy đã dạy. Và chuyên tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Ông nói: “Pháp Môn Tịnh Độ làm vua các pháp, Đức A Di Đà là chúa Thiền. Nên ta niệm Hồng Danh của Đức Phật A Di Đà là ta đã tu Thiền rốt ráo vậy.6.Những đặc điểm cuối đời của Bác Hai:
Vào ngày mồng 5 tháng 5 ông Phú nằm yên như ngủ, bỗng ông mở mắt ra nhìn chung quanh như dò kiếm ai rồi hỏi: “Nãy giờ có thấy ai không?”, cô Khuê con gái lớn của ông trả lời: “Thưa ba không thấy ai lạ hết”, “thật không thấy ai lạ sao” tư Tín con của ông trả lời : “Thưa không có ai lạ hết ba”. Ông dòm kiếm chung quanh một lần nữa, lúc đó đồng đạo và gia đình đứng chung quanh rất đông. Ông nói: “Đức Thầy mới bồng tôi lên quay đầu lại, bây giờ sao không thấy Thầy”. Mọi người có mặt đều bàn tán là Đức Thầy độ ông được vãng sanh.Vì thấy sức khỏe của ông mõi lúc một yếu dần, nên cô tu sĩ Lê Thị Đồng hỏi: “Thưa huynh Hai, giờ đây sẵn có mặt chị Hai và các cháu. Huynh có cần dạy bảo lời nào nữa không?”.Ông nói: “Không, tôi không còn lời nào để nói thêm với con tôi. Vì tôi xem chúng nó như các tu sĩ. Tôi không chỉ dạy riêng cho một cá nhân nào hết, nếu con cháu có thương nghĩ đến tôi thì hãy làm theo gương hạnh của tôi. Có điều là vợ con tôi nên nhớ, khi tôi mãn phần rồi. Tất cả đồ đạc của tôi, không được đem theo. Xác của tôi, chỉ để trên một tấm ván đem đến nguyệt an táng không nên đắp nấm. Chỉ khỏa bằng cho người trồng tỉa, nếu vợ con cãi lời tôi. Tôi sẽ không gia hộ, cho vợ con tôi đâu. Câu này ông lập lại hai lần.”
Qua đến ngày 12 tháng 5, bà hai Thừa ở xã Châu Phong đến thăm. Bà Hai hỏi : “Thưa huynh Hai, từ trước đến nay anh đã dầy công hoẳng truyền chánh pháp của Tổ Thầy và thường khuyến tấn đồng đạo hành trì Pháp Môn Tịnh Độ. Hôm nay anh bệnh nặng, chắc phải bỏ xác vậy anh có biết được ngày giờ vãng sanh của mình không?. Nếu biết được thì nên nói cho đồng đạo biết, để đặt vững niềm tin trên đường tu Tịnh Độ”.
Ông hỏi: “Hôm nay là ngày mấy rồi chị?”, cô Hai đáp: “Bữa nay là ngày 12 tháng 5 năm rồi”. Lúc bấy giờ ông đếm đủ ba ngón tay, nắm lại hai ngón, đưa ra ba ngón. Bà Hai nói: “Thưa huynh, như vậy là ba ngày nữa huynh vãng sanh phải không?”. Ông gật đầu nói: “Tôi định ngày lễ Đức Thầy khai đạo sẽ đi, mà không được. Nên phải đi trước ngày lễ là ngày rằm tháng 5 đó chị à.”
7.Bác Hai Tho Phát nguyện vãng sanh và bỏ xác:
Chiều hôm ấy, Ông nhờ đồng đạo thỉnh chân dung Đức Thầy đến đối diện, rồi đỡ ông ngồi dậy. Hướng về chân dung Đức Thầy và ngôi Tam Bảo, để phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Vào lúc 2 giờ sáng, ngày rằm tháng 5, ông tự sửa tay chân, rồi từ từ dứt thở.Qua sự hộ niệm của nhiều đồng đạo, ngót mấy tiếng đồng hồ thì toàn thân ông điều lạnh, duy có đỉnh đầu còn nóng, với sự khám nghiệm của tu sĩ Nguyễn Văn Bửu và nhiều đồng đạo khác.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Trích trong băng CD giải đáp nghi vấn của Bác Hai Tho.
Đăng nhận xét