Tải Trọn Bộ Sấm Giảng - Thi Văn Giáo Lý PDF
Tràng pháo vang-vầy đến rước xuân,
Chúc ông năm mới chữ vui mừng.
Trăm điều phúc-lộc vừa đem lại,
Muôn chuyện nhàn-cư đến chẳng ngưng.
Tộc-họ cùng chung gìn nghiệp cũ,
Gia-đình sum-hợp giữ thường-luân.
Thanh-liêm một mực tròn nhơn-cách,
Rạng vẻ non sông tiếng lẫy-lừng.
Nhà thương Chợ-Quán, Tết năm Tân-Tỵ (1941).
Khi được lịnh Đức Thầy bảo đừng đi hoạt-động nữa, ông buồn lắm. Nhơn thấy người tá-điền đem cho một trái sầu riêng, ông tức cảnh làm bài thi dưới đây rồi cho bà Hương-bộ đem đến Đức Thầy.
Đức Thầy trả lại ông bài thơ “Trái sầu riêng” và có cho thêm bài “Mấy đoạn tơ lòng” như dưới đây:
TRÁI SẦU RIÊNG
MẤY ĐOẠN TƠ LÒNG
THI VĂN GIÁO LÝ
của
Đức Huỳnh Giáo Chủ
(Do chính tay Ngài viết hoặc xướng họa)
Đức Huỳnh Giáo Chủ
(Do chính tay Ngài viết hoặc xướng họa)
NHỮNG BÀI SÁNG TÁC NĂM TÂN-TỴ (1941)
Mục lục
Chúc xuân ông Thầy thuốc TRẦN-VĂN-TÂM
làm việc tại Nhà thương Chợ-Quán.Tràng pháo vang-vầy đến rước xuân,
Chúc ông năm mới chữ vui mừng.
Trăm điều phúc-lộc vừa đem lại,
Muôn chuyện nhàn-cư đến chẳng ngưng.
Tộc-họ cùng chung gìn nghiệp cũ,
Gia-đình sum-hợp giữ thường-luân.
Thanh-liêm một mực tròn nhơn-cách,
Rạng vẻ non sông tiếng lẫy-lừng.
Nhà thương Chợ-Quán, Tết năm Tân-Tỵ (1941).
***
NGÀY TẾT
Tháng lụn ngày qua năm đã tàn,
Trẻ già nô-nức đón xuân sang.
Chờ coi năm mới hên hay chẳng?
Chóng đạt công-danh kẻo muộn-màng.
Ngày Tết đến rồi các bạn ơi,
Tổ-Tiên truyền lại mấy ngàn đời;
Ước-ao xuân mới bằng xuân cũ,
Thanh-bạch tâm-hồn cuộc thảnh-thơi.
Nầy hỡi chúa xuân Ta rán chờ,
Khỏi ngày thảm lệ buổi nguy cơ.
Pháo tan xác pháo rền rang nhỉ,
Khói bốc đường mây áng mịt-mờ.
Thời giờ kinh hãi sẽ đi qua,
Thế-giới trì xong cuộc thái-hòa.
Chừng ấy chúa xuân thêm tráng-lệ,
Huy-hoàng tục cổ của ông cha.
Thiên-hạ đua nhau rằng mới mới,
Lòng Ta nào thấy mới chi đâu.
Lao-xao phố chợ hoành đôi tấm,
Rộn-rịp cửa nhà liễn mấy câu.
Lũ trẻ cười reo pha tiếng pháo,
Cụ già đùa chuyện lẫn năm châu.
Nào dè xuân ấy là xuân gượng,
Của buổi loạn-ly gợi thảm-sầu.
Lốp-bốp pháo chi nổ quá ồn,
Khắp cùng thành-thị khắp hương-thôn.
Người dư của-cải tiêu xa-xí,
Kẻ thiếu tiền-nong nợ mắc dồn.
Ba bữa cờ trương còn hớn-hở,
Bảy ngày nêu hạ hết lo nôn.
Thì ra năm mới như năm cũ,
Cảnh khó dân đen vẫn tự tồn.
(Chép theo bản chánh do Đức Ông giữ).
***
Trẻ già nô-nức đón xuân sang.
Chờ coi năm mới hên hay chẳng?
Chóng đạt công-danh kẻo muộn-màng.
Ngày Tết đến rồi các bạn ơi,
Tổ-Tiên truyền lại mấy ngàn đời;
Ước-ao xuân mới bằng xuân cũ,
Thanh-bạch tâm-hồn cuộc thảnh-thơi.
Nầy hỡi chúa xuân Ta rán chờ,
Khỏi ngày thảm lệ buổi nguy cơ.
Pháo tan xác pháo rền rang nhỉ,
Khói bốc đường mây áng mịt-mờ.
Thời giờ kinh hãi sẽ đi qua,
Thế-giới trì xong cuộc thái-hòa.
Chừng ấy chúa xuân thêm tráng-lệ,
Huy-hoàng tục cổ của ông cha.
Thiên-hạ đua nhau rằng mới mới,
Lòng Ta nào thấy mới chi đâu.
Lao-xao phố chợ hoành đôi tấm,
Rộn-rịp cửa nhà liễn mấy câu.
Lũ trẻ cười reo pha tiếng pháo,
Cụ già đùa chuyện lẫn năm châu.
Nào dè xuân ấy là xuân gượng,
Của buổi loạn-ly gợi thảm-sầu.
Lốp-bốp pháo chi nổ quá ồn,
Khắp cùng thành-thị khắp hương-thôn.
Người dư của-cải tiêu xa-xí,
Kẻ thiếu tiền-nong nợ mắc dồn.
Ba bữa cờ trương còn hớn-hở,
Bảy ngày nêu hạ hết lo nôn.
Thì ra năm mới như năm cũ,
Cảnh khó dân đen vẫn tự tồn.
(Chép theo bản chánh do Đức Ông giữ).
***
CẢNH XUÂN
Kiểng vật khoe màu đua sắc tươi,
Cành hoa hé nở tợ như cười.
Xuân về cảnh đẹp càng thêm vẻ,
Dám hỏi Đông-Hoàng tuổi mấy mươi?
Nhà thương Chợ-Quán, Tết năm Tân-Tỵ.
***
Cành hoa hé nở tợ như cười.
Xuân về cảnh đẹp càng thêm vẻ,
Dám hỏi Đông-Hoàng tuổi mấy mươi?
Nhà thương Chợ-Quán, Tết năm Tân-Tỵ.
***
ĐI TRÌNH-BÁO
(Lúc Đức Thầy về Bạc-Liêu ở nhà ông Võ-Văn-Giỏi thì nhà cầm quyền buộc phải đi trình-diện tại bót cò mỗi tuần một lần, vào ngày thứ hai).
Việc chi mà phải đi trình-báo?
Mỗi tháng bốn kỳ nhọc cẳng ông.
Đợi máy huyền-cơ xây đến mức,
Tính xong cuộc thế lại non Bồng.
Thứ hai bừng sáng mưa tầm-tã,
Lính đứng ngoài đường giục-giã ông.
Kiếp khách trần-gian vay lắm nợ,
Để đền trọn nghĩa với non sông.
Người cười, người nhạo bảo ông điên,
Ông chẳng giận ai, cũng chẳng phiền.
Chỉ tiếc trần-gian đùa quá vội,
Chưa tường điên tục hay điên tiên.
Bạc-Liêu, 6-6 Tân-Tỵ (30-6-41).
***
Mỗi tháng bốn kỳ nhọc cẳng ông.
Đợi máy huyền-cơ xây đến mức,
Tính xong cuộc thế lại non Bồng.
Thứ hai bừng sáng mưa tầm-tã,
Lính đứng ngoài đường giục-giã ông.
Kiếp khách trần-gian vay lắm nợ,
Để đền trọn nghĩa với non sông.
Người cười, người nhạo bảo ông điên,
Ông chẳng giận ai, cũng chẳng phiền.
Chỉ tiếc trần-gian đùa quá vội,
Chưa tường điên tục hay điên tiên.
Bạc-Liêu, 6-6 Tân-Tỵ (30-6-41).
***
TẠM NGƯNG LÝ-LẼ
(vì nhà cầm quyền ở Bạc-Liêu buộc ràng, dòm ngó)
Gặp lúc truân-chuyên lắm buộc ràng,
Cảm tình bổn-đạo tiếng riêng than.
Tạm ngưng lý-lẽ trong cơn túng,
Xin chớ ưu-sầu cuộc dở-dang.
Nghĩ cuộc đời lương-tâm càng cố-gắng,
Lòng Ta sao rối-rắm cuộc tằm-tơ.
Vì đâu nên nỗi hẫng-hờ,
Với người tha-thiết đợi chờ ngoài song!
Bạc-Liêu, 20-6 Tân-Tỵ (14-7-41).
***
Cảm tình bổn-đạo tiếng riêng than.
Tạm ngưng lý-lẽ trong cơn túng,
Xin chớ ưu-sầu cuộc dở-dang.
Nghĩ cuộc đời lương-tâm càng cố-gắng,
Lòng Ta sao rối-rắm cuộc tằm-tơ.
Vì đâu nên nỗi hẫng-hờ,
Với người tha-thiết đợi chờ ngoài song!
Bạc-Liêu, 20-6 Tân-Tỵ (14-7-41).
***
VỊNH QUẠT MÁY
Khoa-học đời nay thật khéo cho,
Bày ra cái máy chạy vo-vo.
Tranh quyền tạo-hóa nồng thay lạnh,
Đông-Á lần hồi phụ quạt mo.
Có tiền mua lấy cũng nên cho,
Tủ sắt còn đầy còn gió vo.
Nhưng ngặt khan dầu e hết điện,
Trở về lối cũ lượm cau mo.
Cau mo chừng ấy đắt tiền cho,
Ngóng cổ thêm dài hút gió vo.
Chủ khách ngẩn-ngơ cơn nóng bức,
Thôi thì “toa mỏa” tạm dùng mo.
Bạc-Liêu, 21-6 Tân-Tỵ (15-7-41).
***
Bày ra cái máy chạy vo-vo.
Tranh quyền tạo-hóa nồng thay lạnh,
Đông-Á lần hồi phụ quạt mo.
Có tiền mua lấy cũng nên cho,
Tủ sắt còn đầy còn gió vo.
Nhưng ngặt khan dầu e hết điện,
Trở về lối cũ lượm cau mo.
Cau mo chừng ấy đắt tiền cho,
Ngóng cổ thêm dài hút gió vo.
Chủ khách ngẩn-ngơ cơn nóng bức,
Thôi thì “toa mỏa” tạm dùng mo.
Bạc-Liêu, 21-6 Tân-Tỵ (15-7-41).
***
VỊNH CON BEO ĐÁ
(để chưng tại nhà ông Võ-Văn-Giỏi ở Bạc-Liêu)
Beo ơi, beo hỡi là beo!
Gần cọp sao mi lại giống mèo?
Ngóng cổ chờ ai đem thịt tới?
Hay chờ gạt chó cướp đàn cheo?
Bạc-Liêu, ngày 1-6 nhuần Tân-Tỵ (24-7-41).
***
Gần cọp sao mi lại giống mèo?
Ngóng cổ chờ ai đem thịt tới?
Hay chờ gạt chó cướp đàn cheo?
Bạc-Liêu, ngày 1-6 nhuần Tân-Tỵ (24-7-41).
***
Cho ông HẠNH, rể của ông VÕ-VĂN-GIỎI (ở Bạc-Liêu)
Đó rán tầm đường đến cảnh Tiên,
Thú vui phong-nguyệt lắm ưu-phiền.
Lòng phàm rửa sạch niềm nhân-ngã,
Phước Phật trau-giồi kết thiện-duyên.
Thiện-duyên ấy cũng tại nơi ta,
Hộ niệm oai linh Đức Phật-Đà.
Sớm, tối, đi, nằm, y chánh-pháp,
Thầy nguyền dắt đến cảnh Long-Hoa.
Bạc-Liêu, ngày 1-6 nhuần Tân-Tỵ (24-7-41).
***
Thú vui phong-nguyệt lắm ưu-phiền.
Lòng phàm rửa sạch niềm nhân-ngã,
Phước Phật trau-giồi kết thiện-duyên.
Thiện-duyên ấy cũng tại nơi ta,
Hộ niệm oai linh Đức Phật-Đà.
Sớm, tối, đi, nằm, y chánh-pháp,
Thầy nguyền dắt đến cảnh Long-Hoa.
Bạc-Liêu, ngày 1-6 nhuần Tân-Tỵ (24-7-41).
***
VÌ SANH-CHÚNG
Vì nghiệp trần mê hay bởi ai?
Tâm, can, tì, phế, thận đau hoài.(1)
Hay vì sanh-chúng còn lao-lý,
Nguyện uống cho đời chén thuốc cay.
Bạc-Liêu, ngày 6-6 nhuần Tân-Tỵ (29-7-41).
***
Tâm, can, tì, phế, thận đau hoài.(1)
Hay vì sanh-chúng còn lao-lý,
Nguyện uống cho đời chén thuốc cay.
Bạc-Liêu, ngày 6-6 nhuần Tân-Tỵ (29-7-41).
***
NGŨ NGÔN CÁCH CÚ
Đã trải hai năm dư,
Mang một túi đồ-thư.
Lòng hằng mong phổ-hóa,
Dụng đủ cách thanh từ.
Muốn khai kinh thả cá,
Trời chưa cho thỏa dạ.
Gặp buổi quá thâm-u,
Đời đầy câu nhơn-ngã.
Sóng bể cuộn phương Đông,
Chừng nào mới cho xong.
Câu ấy nhơn-dân hỏi,
Phải chờ lịnh Thiên-công.
(1) Lúc Đức Thầy còn ở Bạc-Liêu, Ngài thường đau ốm không thuốc nào trị được.
Tại sao Ta lại đau?
Quyết trị liệu phương nào?
Bịnh ni là tâm bịnh,
Dễ hết được đi sao?
Bạc-Liêu, ngày 6-6 nhuần Tân-Tỵ (29-7-41).
***
Mang một túi đồ-thư.
Lòng hằng mong phổ-hóa,
Dụng đủ cách thanh từ.
Muốn khai kinh thả cá,
Trời chưa cho thỏa dạ.
Gặp buổi quá thâm-u,
Đời đầy câu nhơn-ngã.
Sóng bể cuộn phương Đông,
Chừng nào mới cho xong.
Câu ấy nhơn-dân hỏi,
Phải chờ lịnh Thiên-công.
(1) Lúc Đức Thầy còn ở Bạc-Liêu, Ngài thường đau ốm không thuốc nào trị được.
Tại sao Ta lại đau?
Quyết trị liệu phương nào?
Bịnh ni là tâm bịnh,
Dễ hết được đi sao?
Bạc-Liêu, ngày 6-6 nhuần Tân-Tỵ (29-7-41).
***
MONG CHỜ
Tây-Phương chư Phật cám ta-bà,
Chuyển pháp độ đời khỏi đọa-sa.
Mong-mỏi chúng-sanh đồng mật niệm,
Vọng-cầu thế-giới dứt can-qua.
Can-qua binh lửa sát sanh-linh,
Khẩn bái Quan-Âm trút tịnh bình.
Giọt nước nhành dương mau tưới tắt,
Cứu đời an-lạc hết giao chinh.
Lòng người muốn khỏi họa đao-binh,
Nhưng Phật chờ oai sắc Ngọc-đình.
Trị tội cho xong loài ác-bạo,
Công-đồng thưởng phạt hết đao-binh.
Bạc-Liêu, ngày 6-6 nhuần Tân-Tỵ (29-7-41).
***
Chuyển pháp độ đời khỏi đọa-sa.
Mong-mỏi chúng-sanh đồng mật niệm,
Vọng-cầu thế-giới dứt can-qua.
Can-qua binh lửa sát sanh-linh,
Khẩn bái Quan-Âm trút tịnh bình.
Giọt nước nhành dương mau tưới tắt,
Cứu đời an-lạc hết giao chinh.
Lòng người muốn khỏi họa đao-binh,
Nhưng Phật chờ oai sắc Ngọc-đình.
Trị tội cho xong loài ác-bạo,
Công-đồng thưởng phạt hết đao-binh.
Bạc-Liêu, ngày 6-6 nhuần Tân-Tỵ (29-7-41).
***
NIỆM DI-ĐÀ
Mắt nhìn trần đỏ niệm Di-Đà,
Nguyện vái thân nầy khỏi đọa-sa.
Muôn đạo hồng quang oai Đức Phật,
Soi đường minh-thiện đến Long-Hoa.
Bạc-Liêu, ngày 10-6 nhuần Tân-Tỵ (2-8-41).
(Bài trên đây Đức Thầy viết ra để cho anh em tín-đồ nguyện trước khi niệm Phật).
***
Nguyện vái thân nầy khỏi đọa-sa.
Muôn đạo hồng quang oai Đức Phật,
Soi đường minh-thiện đến Long-Hoa.
Bạc-Liêu, ngày 10-6 nhuần Tân-Tỵ (2-8-41).
(Bài trên đây Đức Thầy viết ra để cho anh em tín-đồ nguyện trước khi niệm Phật).
***
Cho Ông VÕ-VĂN-GIỎI ở Bạc-Liêu
Hào-quang chư Phật rọi mười phương,
Đạo-pháp xem qua chớ gọi thường.
Chuyên-chú nghĩ suy từ nét dấu,
Cố công gìn-giữ tánh thuần-lương.
Bạc-Liêu, 20-7 Tân Tỵ (11-9-41).
(Bài nầy cũng có ở trong quyển Khuyến-Thiện).
***
Đạo-pháp xem qua chớ gọi thường.
Chuyên-chú nghĩ suy từ nét dấu,
Cố công gìn-giữ tánh thuần-lương.
Bạc-Liêu, 20-7 Tân Tỵ (11-9-41).
(Bài nầy cũng có ở trong quyển Khuyến-Thiện).
***
GIẢI-THOÁT CỬU-HUYỀN
Rán tu đắc đạo cứu cửu-huyền,
Thoát chốn mê-đồ đến cảnh Tiên.
Ngõ đáp ơn dày công sáng-tạo,
Cho ta hình vóc học cơ-huyền.
Bạc-Liêu, 21-8 Tân-Tỵ (11-10-41).
***
Thoát chốn mê-đồ đến cảnh Tiên.
Ngõ đáp ơn dày công sáng-tạo,
Cho ta hình vóc học cơ-huyền.
Bạc-Liêu, 21-8 Tân-Tỵ (11-10-41).
***
TỘI VỚI THIÊN-HOÀNG
Chúng-sanh đắc tội với Thiên-Hoàng,
Đạo-lý chẳng gìn ở dọc ngang.
Nên mới gây ra trường thảm-họa,
Làm cho lê-thứ chịu lầm-than.
Bạc-Liêu, 22-10 Tân-Tỵ (10-12-41).
***
Đạo-lý chẳng gìn ở dọc ngang.
Nên mới gây ra trường thảm-họa,
Làm cho lê-thứ chịu lầm-than.
Bạc-Liêu, 22-10 Tân-Tỵ (10-12-41).
***
MẤY ĐOẠN TƠ LÒNG
Theo lời ông Hương-bộ Thạnh thì trong khi Đức Thầy ở Bạc-Liêu, ông ở Nhơn-Nghĩa (Cần-thơ) hăng- hái đi cổ-động cho người ta vào Đạo.Khi được lịnh Đức Thầy bảo đừng đi hoạt-động nữa, ông buồn lắm. Nhơn thấy người tá-điền đem cho một trái sầu riêng, ông tức cảnh làm bài thi dưới đây rồi cho bà Hương-bộ đem đến Đức Thầy.
Đức Thầy trả lại ông bài thơ “Trái sầu riêng” và có cho thêm bài “Mấy đoạn tơ lòng” như dưới đây:
TRÁI SẦU RIÊNG
Thân hình gai gốc nghĩ càng thương,
Thật trái sầu riêng báu của vườn.
Lắm kẻ chê bai rằng nhám-nhúa,
Nhiều người yêu-chuộng tại mùi hương.
Giúp đời trải dạ cơn khao-khát,
Đỡ chủ tàng che lúc nắng sương.
Trinh bạch tấm lòng trời đất rõ,
Đinh-ninh dạ trắng núi sông tường.
***
Thật trái sầu riêng báu của vườn.
Lắm kẻ chê bai rằng nhám-nhúa,
Nhiều người yêu-chuộng tại mùi hương.
Giúp đời trải dạ cơn khao-khát,
Đỡ chủ tàng che lúc nắng sương.
Trinh bạch tấm lòng trời đất rõ,
Đinh-ninh dạ trắng núi sông tường.
***
MẤY ĐOẠN TƠ LÒNG
Mấy đoạn tơ lòng mấy đoạn đau,
Muôn dân ngơ-ngẩn đợi mưa dào.
Thiết-tha thiện-tín câu cầu nguyện,
Vui-đẹp dạ Thầy luống ước-ao.
Lòng người muốn vậy trời chưa vậy,
Cuộc thế xây vần đất phụ sao?
Nhẫn nhẫn cho rồi câu bĩ-cực,
Thời lai sẽ được cảnh tiêu-dao.
Bạc-Liêu, năm 1941.
(Theo lời ông Hương-bộ thì Đức Thầy còn gởi thêm 2 bài tứ cú đăng nơi trang 417 mà Đức Thầy cho rể ông Võ-Văn-Giỏi ở Bạc-Liêu).
***
Muôn dân ngơ-ngẩn đợi mưa dào.
Thiết-tha thiện-tín câu cầu nguyện,
Vui-đẹp dạ Thầy luống ước-ao.
Lòng người muốn vậy trời chưa vậy,
Cuộc thế xây vần đất phụ sao?
Nhẫn nhẫn cho rồi câu bĩ-cực,
Thời lai sẽ được cảnh tiêu-dao.
Bạc-Liêu, năm 1941.
(Theo lời ông Hương-bộ thì Đức Thầy còn gởi thêm 2 bài tứ cú đăng nơi trang 417 mà Đức Thầy cho rể ông Võ-Văn-Giỏi ở Bạc-Liêu).
***
TƯ TƯỞNG
Khuyên niệm Phật than rằng chưa rảnh,
Lúc bắt hồn mắc việc cũng đi.
Chắp tay niệm Phật Di-Đà,
Lòng ta, ta biết ai mà mặc ai.
Cuốn sổ bình-sanh công với tội,
Chờ nơi thẩm-phán sẽ cung-khai.
Thất đức thì ma quỉ rối-loàn,
Tu đức thì ma quỉ tiêu-tan.
Phải rán tu đặng mà chết,
Chớ đừng để chết đến mà chẳng có tu.
Bạc-Liêu, 22 tháng 10 Tân-Tỵ.
***
Lúc bắt hồn mắc việc cũng đi.
Chắp tay niệm Phật Di-Đà,
Lòng ta, ta biết ai mà mặc ai.
Cuốn sổ bình-sanh công với tội,
Chờ nơi thẩm-phán sẽ cung-khai.
Thất đức thì ma quỉ rối-loàn,
Tu đức thì ma quỉ tiêu-tan.
Phải rán tu đặng mà chết,
Chớ đừng để chết đến mà chẳng có tu.
Bạc-Liêu, 22 tháng 10 Tân-Tỵ.
***
VỌNG BẮC HÒA NAM
Lâm san rày đã rời ra,
Dạo trong lê-thứ vậy mà xét-soi.
Bàn với luận đặng coi chơn-lý,
Lậu cơ trời thiên-ý bày ra.
Thấy đời Ta cũng thiết-tha,
Chiến-tranh ngoại-quốc hằng-hà lụy rơi.
Bị danh lợi xe lơi tình nghĩa,
Mới tranh-giành xoi xỉa cùng nhau.
Phơi thây mà chẳng núng-nao,
Tranh cùng với đoạt chừng nào mới thôi.
Hạ-nguơn lao khổ lắm ôi!
Tu sau mới được qua đồi chông gai.
Lo bổn-phận thảo ngay trọn vẹn,
Chừng lập đời không thẹn tấm thân.
Câu quân lý tứ ân chạm dạ,
Nếu chẳng gìn phải đọa đừng than.
Chừng nào tiếng sấm nổ vang,
Thất-sơn lộ vẻ đền vàng báu thay.
Chọn bến nước rủi may trong đục,
Nếu chần-chờ lục-đục trễ chơn.
Yêu đời Ta dạy làm ơn,
Lời Ta khuyên nhủ như đờn Bá-Nha.
Trong bổn-đạo gần xa ghi nhớ,
Phải thi hành phận tớ cho xong.
Để sau đến việc long-đong,
Xác thân khó thấy Mây Rồng hội kia.
Chữ trung-tín chạm bia trước mộ,
Người phượng-thờ đặng độ chúng-sanh.
Trả nợ thế nghĩa-ân trọn vẹn,
Cảnh non Bồng kỳ hẹn ngày kia.
Chúng ham làm chức nắc-nia,
Ngày sau như thể vô đìa quên nơm.
Nay nhằm lúc đêm hôm vắng-vẻ,
Muốn tu-hành lặng-lẽ mà nghe.
Thử yên-lặng để ve nó gáy,
Gáy ít điều rõ máy thiên-cơ.
Người khôn nghe nói ngẩn-ngơ,
Người ngu nghe nói mãi ngờ Khùng Điên.
Kẻ chẳng mến tình riêng hay ghét,
Ta tu-hành hay mét làm chi.
Hổ thay cho bực tu-mi,
Thân mình chẳng vẹn vậy thì không lo.
Để đến việc dang lưng mà chịu,
Ai biết điều sớm liệu cho xong.
Miệng sự thế nhiều ông kiêu-hãnh,
Ta dạy đời chẳng rảnh mà tranh.
Gió đưa nhằm lúc đêm thanh,
Lời Ta dạy-dỗ như nhành ghẹo chim.
Gắng công mài sắt nên kim,
Những câu huyền-bí rán tìm cho ra.
Viết ít câu ngâm-nga thời-thế,
Ta khuyên đời như kế Trương-Lương.
Tấm thân nào nại gió sương,
Thương-yêu lê-thứ lo lường năm canh.
Nếu ai muốn luận-tranh đạo-đức,
Ta cho đời một bức thi ca.
Hết gần rồi lại nói xa,
Nói cho sanh-chúng rõ mà người chi.
Dân với chúng còn nghi mãi-mãi,
Đạo tu-hành nói phải mà nghe.
Ngàn năm đạo-lý vắng hoe,
Bị ngươi Thần-Tú bày chè cùng xôi.
Kinh với sám ngoài môi nó tụng,
Đạo suy-đồi bại-lụn vì ai.
Đem nguồn chơn-lý bằng nay,
Ta thương dân-chúng lạc-loài giống xưa.
Mặc ý ai ghét ưa, ưa ghét,
Định tâm thần xem xét thể nao.
Dạy đời chẳng nệ công-lao,
Khuyên người danh lợi chớ rào làm chi.
Ngày sau đến việc sầu-bi,
Thương đời Ta mới làm thi khuyên đời.
Còn ẩn-nhẫn đợi thời chưa đến,
Nên phải làm kẻ mến người khinh.
Bạc-Liêu, năm Tân-Tỵ.
***
Dạo trong lê-thứ vậy mà xét-soi.
Bàn với luận đặng coi chơn-lý,
Lậu cơ trời thiên-ý bày ra.
Thấy đời Ta cũng thiết-tha,
Chiến-tranh ngoại-quốc hằng-hà lụy rơi.
Bị danh lợi xe lơi tình nghĩa,
Mới tranh-giành xoi xỉa cùng nhau.
Phơi thây mà chẳng núng-nao,
Tranh cùng với đoạt chừng nào mới thôi.
Hạ-nguơn lao khổ lắm ôi!
Tu sau mới được qua đồi chông gai.
Lo bổn-phận thảo ngay trọn vẹn,
Chừng lập đời không thẹn tấm thân.
Câu quân lý tứ ân chạm dạ,
Nếu chẳng gìn phải đọa đừng than.
Chừng nào tiếng sấm nổ vang,
Thất-sơn lộ vẻ đền vàng báu thay.
Chọn bến nước rủi may trong đục,
Nếu chần-chờ lục-đục trễ chơn.
Yêu đời Ta dạy làm ơn,
Lời Ta khuyên nhủ như đờn Bá-Nha.
Trong bổn-đạo gần xa ghi nhớ,
Phải thi hành phận tớ cho xong.
Để sau đến việc long-đong,
Xác thân khó thấy Mây Rồng hội kia.
Chữ trung-tín chạm bia trước mộ,
Người phượng-thờ đặng độ chúng-sanh.
Trả nợ thế nghĩa-ân trọn vẹn,
Cảnh non Bồng kỳ hẹn ngày kia.
Chúng ham làm chức nắc-nia,
Ngày sau như thể vô đìa quên nơm.
Nay nhằm lúc đêm hôm vắng-vẻ,
Muốn tu-hành lặng-lẽ mà nghe.
Thử yên-lặng để ve nó gáy,
Gáy ít điều rõ máy thiên-cơ.
Người khôn nghe nói ngẩn-ngơ,
Người ngu nghe nói mãi ngờ Khùng Điên.
Kẻ chẳng mến tình riêng hay ghét,
Ta tu-hành hay mét làm chi.
Hổ thay cho bực tu-mi,
Thân mình chẳng vẹn vậy thì không lo.
Để đến việc dang lưng mà chịu,
Ai biết điều sớm liệu cho xong.
Miệng sự thế nhiều ông kiêu-hãnh,
Ta dạy đời chẳng rảnh mà tranh.
Gió đưa nhằm lúc đêm thanh,
Lời Ta dạy-dỗ như nhành ghẹo chim.
Gắng công mài sắt nên kim,
Những câu huyền-bí rán tìm cho ra.
Viết ít câu ngâm-nga thời-thế,
Ta khuyên đời như kế Trương-Lương.
Tấm thân nào nại gió sương,
Thương-yêu lê-thứ lo lường năm canh.
Nếu ai muốn luận-tranh đạo-đức,
Ta cho đời một bức thi ca.
Hết gần rồi lại nói xa,
Nói cho sanh-chúng rõ mà người chi.
Dân với chúng còn nghi mãi-mãi,
Đạo tu-hành nói phải mà nghe.
Ngàn năm đạo-lý vắng hoe,
Bị ngươi Thần-Tú bày chè cùng xôi.
Kinh với sám ngoài môi nó tụng,
Đạo suy-đồi bại-lụn vì ai.
Đem nguồn chơn-lý bằng nay,
Ta thương dân-chúng lạc-loài giống xưa.
Mặc ý ai ghét ưa, ưa ghét,
Định tâm thần xem xét thể nao.
Dạy đời chẳng nệ công-lao,
Khuyên người danh lợi chớ rào làm chi.
Ngày sau đến việc sầu-bi,
Thương đời Ta mới làm thi khuyên đời.
Còn ẩn-nhẫn đợi thời chưa đến,
Nên phải làm kẻ mến người khinh.
Bạc-Liêu, năm Tân-Tỵ.
***
Ông PHAN-CHÂU-BÁ (Long-Xuyên) hỏi:
Tang-bồng nợ ấy trả sao xong?
Chí dốc từ-bi cổi tấc lòng.
Nhơn-đạo còn mang chưa xử trọn,
Nghĩ sao giải-thoát nợ tang-bồng?
ĐỨC THẦY đáp họa:
Đành rằng nợ thế trả chưa xong,
Mà biết ăn-năn sửa lấy lòng.
Niệm chữ Di-Đà tan chướng-nghiệp,
Thuyền từ Thầy rước lại non Bồng.
Non Bồng Tiên Phật xót nhân-sinh,
Trí-huệ trau-giồi khán kệ kinh.
An phận hơn bề danh lợi tạm,
Tề gia trung hiếu vẹn thân mình.
Bạc-Liêu, năm Tân-Tỵ.
***
Chí dốc từ-bi cổi tấc lòng.
Nhơn-đạo còn mang chưa xử trọn,
Nghĩ sao giải-thoát nợ tang-bồng?
ĐỨC THẦY đáp họa:
Đành rằng nợ thế trả chưa xong,
Mà biết ăn-năn sửa lấy lòng.
Niệm chữ Di-Đà tan chướng-nghiệp,
Thuyền từ Thầy rước lại non Bồng.
Non Bồng Tiên Phật xót nhân-sinh,
Trí-huệ trau-giồi khán kệ kinh.
An phận hơn bề danh lợi tạm,
Tề gia trung hiếu vẹn thân mình.
Bạc-Liêu, năm Tân-Tỵ.
***
BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ CỬU-HUYỀN
Đầu cúi lạy Cửu-Huyền Thất-Tổ,
Ngõ đáp ơn báo-bổ sanh-thành.
Nay con qui Phật tu-hành,
Cửu-Huyền Thất-Tổ lòng lành chứng tri.
Lời Phật dạy từ-bi bác-ái,
Dạ nhơn-từ quảng đại mở-mang.
Hiếu-trung con giữ vẹn toàn,
Từ rày chẳng dám lăng-loàn như xưa.
Sau hưởng đặng phước thừa của Phật,
Hồn nhẹ-nhàng vượt khỏi tử-sanh.
Nguyện đem công-quả tu-hành,
Cứu trong Tông-Tổ vãng-sanh liên-đài.
Về Phật-quốc ngày ngày an lạc,
Cả giống-dòng giải-thoát luân-trầm.
Rồi đem đạo-pháp huyền-thâm,
Độ trong sanh-chúng hết lầm hết mê.
Cả vạn-vật đồng về Phật-cảnh,
Chẳng luyến trần ảo-ảnh gạt lường.
Nguyện cầu chư Phật mười phương,
Niết-Bàn tịch-tịnh là đường vô-sanh.
Ngõ đáp ơn báo-bổ sanh-thành.
Nay con qui Phật tu-hành,
Cửu-Huyền Thất-Tổ lòng lành chứng tri.
Lời Phật dạy từ-bi bác-ái,
Dạ nhơn-từ quảng đại mở-mang.
Hiếu-trung con giữ vẹn toàn,
Từ rày chẳng dám lăng-loàn như xưa.
Sau hưởng đặng phước thừa của Phật,
Hồn nhẹ-nhàng vượt khỏi tử-sanh.
Nguyện đem công-quả tu-hành,
Cứu trong Tông-Tổ vãng-sanh liên-đài.
Về Phật-quốc ngày ngày an lạc,
Cả giống-dòng giải-thoát luân-trầm.
Rồi đem đạo-pháp huyền-thâm,
Độ trong sanh-chúng hết lầm hết mê.
Cả vạn-vật đồng về Phật-cảnh,
Chẳng luyến trần ảo-ảnh gạt lường.
Nguyện cầu chư Phật mười phương,
Niết-Bàn tịch-tịnh là đường vô-sanh.
(Bài nầy
Đức Thầy viết tại Bạc-Liêu lối cuối năm Tân-Tỵ, nhưng vì thấy nó hơi dài nên Đức
Thầy viết bài khác chỉ có 12 câu cho anh em bổn-đạo học mau thuộc. Ấy là bài
“Cúi kính dưng hương trước Cửu Huyền”).
***
NÉM CẤP-BẰNG
Lấy cái cấp-bằng ném xuống sông,
Thôi, thôi ! tôi cũng “mét-xì” ông. (1)
Tuồng đời gẫm lại “nơ quô rẻn” (2),
“Xăng phú ba manh” trở lại đồng!(3)
Bạc-Liêu, năm 1941.
***
Thôi, thôi ! tôi cũng “mét-xì” ông. (1)
Tuồng đời gẫm lại “nơ quô rẻn” (2),
“Xăng phú ba manh” trở lại đồng!(3)
Bạc-Liêu, năm 1941.
***
(1)
Merci.
(2) Ne vaut rien.
(3) S' en f... pas mal.
(2) Ne vaut rien.
(3) S' en f... pas mal.
Đăng nhận xét