Chương V: Sứ Mạng Của Đức Huỳnh Giáo Chủ
Nhận thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời trị bịnh một cách mầu nhiệm, thuyết pháp, cho bài thi cùng viết Sấm Giảng một cách phi phàm, người đời càng tọc mạch tìm hiểu xuất xứ của Ngài. Có người đường đột làm thơ hỏi Ngài là ai? Như trong phần thi họa, ông Huỳnh Hiệp Hòa ở Bình Thủy làm thơ hỏi Ngài có phải là Trạng Trình, Cử Đa, Đề Thám không thì Ngài đáp lại một cách khéo léo trong đó cho biết Ngài là ai, nhưng phải tinh ý lắm mới thấy được, vì bài thơ ấy làm bằng Hán văn.
Đến như ông Lương Văn Tốt ở Mỹ Hội Đông thì đường đột hơn,
hỏi tách bạch bằng thơ Việt, danh hiệu của Ngài, như mấy vần sau đây:
Mộ đạo ơn trên chưa hiệu danh,
Xin ông phân cạn chúng nghe rành.
Xin ông phân cạn chúng nghe rành.
Thì Ngài đáp lại ngay:
Vưng lịnh Phật tôn chưa hiệu danh,
Ngặt vì pháp luật khó phân rành.
Ngặt vì pháp luật khó phân rành.
Cứ theo đó thì sự giáng phàm của Ngài, hẳn có sứ mạng, sắc
lịnh nhưng vì hoàn cảnh không thuận tiện nên chưa có thể bộc lộ đó thôi.
Thật ra, theo Ông Thanh Sĩ, các đấng siêu phàm một khi xuống
trần, nếu thật là bực chơn chánh, có mạng lịnh thì luôn luôn khiêm tốn và kín
đáo, không hề xưng danh hiệu. Bởi theo Ông Thanh Sĩ, hễ xưng thì thế nào cũng xọp,
nhứt là hạng không chơn chánh, không có sứ mạng thì ưa xưng danh hiệu, xưng một
cách lớn lối, lố bịch.
Phàm ở đời, những thứ thiệt thì ít khi bày khoe; chỉ có thứ
giả mới sợ người đời không biết nên hay giả danh, lòe loẹt. Thứ thiệt dầu không
bày khoe, trước sau gì, vàng y vẫn là vàng y, còn thứ xi thứ giả thì trước sau
gì cũng phai màu, tróc lớp sơn phết.
Dầu không xưng hô, nhưng nếu ta tinh ý, theo dõi hành vi
ngôn ngữ của họ mà ta nhận là chơn thuần mỹ thì đó là phần chơn chánh: hay đọc
kỹ những gì các đấng ấy viết ra, ta cũng tìm được xuất xứ cùng cấp bực của vị
siêu phàm ấy không khó.
Ai biết chữ Hán, khi đọc hai câu sau đây của Đức Huỳnh Giáo
Chủ đáp ông Nguyễn Kỳ Trân tức Chín Diệm ở Định Yên:
Trình mỗ ngộ kim giai Cổ địa,
Xích mi hải hội luật trừng thiên.
Xích mi hải hội luật trừng thiên.
Hay hai câu của Ngài đáp ông Huỳnh Hiệp Hòa ở Bình Thủy sau
đây:
Tam bá ngoại niên chơn bút hiệu,
Hàn lâm nhứt đấu vịnh thiên chương.
Hàn lâm nhứt đấu vịnh thiên chương.
Thì chúng ta biết rõ Ngài là ai rồi. Dầu vậy cũng chưa rõ bằng
khi chúng ta đọc Sấm Giảng hay thi văn của Ngài, có nhiều đoạn Ngài không giấu
giếm.
Xuất xứ. – Ngài không ngần ngại cho biết xuất xứ của
Ngài ở cõi nào xuống, ý chừng Ngài muốn tăng trưởng đức tin, hay đánh tan sự
nghi ngờ của người đời còn do dự chưa cả quyết đặt trọng lòng tin tưởng vào sự
giáo độ của Ngài hầu sớm tu hành để khỏi bị đọa sa trong thời kỳ hoại diệt.
Có lẽ vì thế mà Ngài cho biết Ngài có ngôi vị bên Tây
phương Cực lạc:
Bồng Lai, Điên lại có ngôi.
Tây phương Cực Lạc, Khùng ngồi tòa sen.
Tây phương Cực Lạc, Khùng ngồi tòa sen.
Vì thương xót vạn dân đến hồi tai ách nên đành lìa bỏ cảnh
thơm tho của mùi sen báu xuống trần cứu thế độ dân:
Cảnh Thiên Trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống phàm trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.
Chẳng ở yên còn xuống phàm trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.
Trong bài họa lại bài ông Tùng ở Cái Đầm, Ngài cũng xác nhận
là ở Tây Phương, vì yêu dân chúng mà xuống trần:
Cũng biết càn khôn vẫn một bầu,
Tây phương yêu chúng chẳng ngồi lâu.
Tây phương yêu chúng chẳng ngồi lâu.
Ngài không nở yên vui nơi cõi Cực Lạc khi mà thế gian còn lầm
than lao khổ:
Nếu thế gian còn chốn mê tân,
Thì ta chẳng yên vui Cực Lạc.
Thì ta chẳng yên vui Cực Lạc.
Nhứt là được lịnh của Thiên hoàng nên phải lìa chín phẩm ngọc
tòa, lâm phàm giả dạng Khùng Điên truyền đạo lý, như một đoạn sau đây trong bài
” Để chơn đất Bắc”:
Liên hoa chín phẩm ở Ngọc Tòa,
Được lịnh Thiên hoàng nấy sai Ta,
Hạ giới dạy khuyên truyền đạo lý,
Giả dạng Điên Khùng mượn thi ca.
Được lịnh Thiên hoàng nấy sai Ta,
Hạ giới dạy khuyên truyền đạo lý,
Giả dạng Điên Khùng mượn thi ca.
Lãnh sắc lịnh. Phương chi Ngài giáng trần kỳ nầy lo do
nhiều sắc lịnh.
Ngài chịu lịnh của Phật A Di Đà:
Ngài chịu lịnh của Phật A Di Đà:
Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di Đà truyền mở đạo lành;
Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.
Đức Di Đà truyền mở đạo lành;
Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.
Và truyền dạy ở miền Nam Việt Nam:
Khùng vưng lịnh Tây phương Phật Tổ,
Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ.
Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ.
Hay là:
Hạ nguơn sanh chúng ám u,
Tây phương sắc lịnh vân du Nam Kỳ.
Tây phương sắc lịnh vân du Nam Kỳ.
Và chịu mạng lịnh của Phật A Đi Đà nên giáo pháp của Ngài
truyền dạy, chuyên chú vào pháp môn Tịnh độ:
Môn Tịnh Độ là phương cứu cánh,
Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa.
Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa.
Do đó, sứ mạng của Ngài đều qui vào việc dắt dìu sanh chúng
về cõi Tây phương Cực Lạc:
Chí toan gieo giống Bồ Đề,
Kiếm người lương thiện dắt về Tây phương.
Kiếm người lương thiện dắt về Tây phương.
Ngoài sắc lịnh của Phật A Di Đà, Ngài còn lãnh Sắc chỉ của
Đức Phật Thích Ca, như Ngài thổ lộ:
Ta vì vưng sắc lịnh ngọc tòa.
Đền Linh Khứu sơn trung chịu mạng.
Đền Linh Khứu sơn trung chịu mạng.
Và giáo pháp mà Ngài lãnh phổ truyền không riêng ở Nam Kỳ
mà khắp thế giới:
Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn,
Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp.
Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp.
Ngài tự nhận là đệ tử của Phật Thích Ca:”Tôi vẫn không quên
rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca“, và thổ lộ:
Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca.
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca.
Mối đạo mà Ngài lãnh sứ mạng giáo truyền là một nền đạo vô
vi, khác lối âm thinh sắc tướng của Thần Tú. Thế nên với mục đích hưng truyền
hay xương minh đạo Phật, Ngài không ngớt kêu gọi và khuyên dứt:
Khuyên sư vãi mau mau cải hối,
Làm vô vi chánh đạo mới mầu;
Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu,
Hãy tìm kiếm cái không mới có.
Làm vô vi chánh đạo mới mầu;
Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu,
Hãy tìm kiếm cái không mới có.
Vì vậy mà Ngài chủ trương: Theo Lục Tổ chớ theo Thần
Tú.
Và Ngài xuống trần đây là nối theo chí của Phật Thích Ca:
Và Ngài xuống trần đây là nối theo chí của Phật Thích Ca:
Ta thương đời len lỏi xuống trần,
Đạo vô vi của Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước.
Đạo vô vi của Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước.
Đồng thời với sắc lịnh của Phật Thích Ca, Ngài còn lãnh Chiếu
của Ngọc Hoàng Thượng Đế, như Ngài đã viết:
Cúi đầu tâu lại cửu trùng,
Ngọc Hoàng ban chiếu lão Khùng giáo dân.
Ngọc Hoàng ban chiếu lão Khùng giáo dân.
Hay là:
Lời văn tao nhã hữu tình,
Bởi vưng sắc lịnh Thiên đình sai Ta.
Bởi vưng sắc lịnh Thiên đình sai Ta.
Vừa lãnh chiếu của Ngọc Đế, vừa vưng sắc lịnh của Phật Tổ:
Thừa vưng sắc lịnh của Trời,
Cùng ông Phật Tổ giáo đời khuyên dân.
Cùng ông Phật Tổ giáo đời khuyên dân.
Ngoài lịnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngài còn chịu lịnh của
Phật Vương:
Điên nầy vưng lịnh Phật Vương,
Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân.
Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân.
Ngài nói rõ lịnh Phật Vương qui định cho Ngài những việc
gì, như đoạn văn Ngài viết sau đây:
“Phật Vương đã chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập Hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc Hòa Bình cho vạn quốc chư bang”.
“Phật Vương đã chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập Hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc Hòa Bình cho vạn quốc chư bang”.
Ngài cũng còn chịu lịnh của Đức Quan Âm như Ngài đã viết:
Quan Âm Nam Hải Phổ Đà,
Cùng Thầy ra lịnh nên Ta giáo truyền.
Cùng Thầy ra lịnh nên Ta giáo truyền.
Hay là:
Lịnh Quan Âm dạy biểu Khùng troàn (truyền),
Cho bổn đạo rõ nguồn chơn lý.
Cho bổn đạo rõ nguồn chơn lý.
Thiên chức của Đức Quan Âm là tầm thanh cứu khổ, nhứt là
trong giai đoạn khổ ách nầy, chúng sanh càng phải nhờ đến phép huệ linh của
Ngài cứu an bá tánh.
Nói tóm lại, Đức Huỳnh Giáo Chủ xuống trần kỳ nầy chịu tất
cả mạng lịnh của 5 vị: Đức Phật A Di Đà để phổ truyền pháp môn Tịnh độ, Phật
Thích Ca để hưng truyền Chánh pháp Vô vi; Ngọc Hoàng Thượng Đế để lập bảng
Phong Thần; Đức Phật Vương để lập Hội Long Hoa chọn người hiền đức đưa qua cõi
Thượng nguơn an lạc và Quan Âm Nam Hải để cứu độ chúng sanh trong thời kỳ đầy
khổ ách của buổi Hạ nguơn sắp chấm dứt.
Nhiệm vụ. Với những sắc lịnh cùng chiếu chỉ truyền dạy
lâm phàm, Ngài phải hoàn thành một trọng trách hết sức to tát có thể tóm lược một
số trong mấy nhiệm vụ trọng yếu như sau:
1. Chấn hưng Phật pháp: Từ ngày chư Tổ bặt truyền y
bát đến nay, chơn pháp của Phật bị người đời làm sai tinh nghĩa nên thành ra một
ngày một suy đồi. Vì vậy, Ngài lâm phàm lần nầy là để hoàn thành sứ mạng chấn
hưng Phật pháp như Ngài đã viết:
Phận tớ xác phàm tớ sẽ vưng,
Cúng dường cho Phật, Phật đành ưng.
Dù cho phải chịu ngàn cay đắng,
Cũng nguyện đạo mầu sẽ chấn hưng.
Cúng dường cho Phật, Phật đành ưng.
Dù cho phải chịu ngàn cay đắng,
Cũng nguyện đạo mầu sẽ chấn hưng.
Hay là:
Lòng thương lê thứ đáo Ta bà,
Thừa chuyển pháp luân dụng khuyến ca.
Thừa chuyển pháp luân dụng khuyến ca.
2. Cứu độ chúng sanh khỏi sông mê bể khổ – Sứ mạng
chánh yếu của Ngài là cứu độ chúng sanh bằng nhiều phương tiện, như Ngài đã viết:
Thấy biển khổ đâu an lòng đặng,
Xông thuyền ra cứu vớt chúng sanh.
Xông thuyền ra cứu vớt chúng sanh.
Hay là:
Ta quyết lòng rứt nợ oan khiên,
Cứu bá tánh khỏi nơi lao khổ.
Cứu bá tánh khỏi nơi lao khổ.
Hoặc là:
Chờ con đầy đủ nghĩa nhân,
Ra tay tế độ dắt lần về ngôi.
Ra tay tế độ dắt lần về ngôi.
3. Chỉ đường về Tây phương Cực Lạc. Với phương tiện thứ
nhứt của sự cứu độ là bằng pháp môn Tịnh độ mà Ngài đã thọ lãnh của Phật A Di
Đà, Ngài quyết chỉ đường cho chúng sanh về Tây phương Cực Lạc, hưởng quả bất
sanh bất diệt như Ngài đã bày tỏ:
Tìm Cực Lạc, Đây rành đường ngõ,
Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu.
Tận thế gian còn bao lâu,
Mà chẳng chịu làm tròn nhơn đạo.
Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu.
Tận thế gian còn bao lâu,
Mà chẳng chịu làm tròn nhơn đạo.
Hay là:
Nghe Điên dạy sau nầy thơi thảnh,
Đây chỉ đường Cực Lạc Vãng sanh.
Đây chỉ đường Cực Lạc Vãng sanh.
Hoặc là:
Chí toan gieo giống Bồ đề,
Kiếm người lương thiện dắt về Tây Phương.
Kiếm người lương thiện dắt về Tây Phương.
4. Tìm con lành hay tạo hiền đức để dự Hội thi sang
qua đời Thượng nguơn an lạc, đó là phương tiện thứ hai của sự cứu độ, như Ngài
nhắc nhở:
Khoa tràng lịnh mở hội thi,
Nên ta xuống bút dạy thì trần gian.
Chớ mình hồn dựa lâm san,
Thảnh thơi còn xuống thế gian làm gì?
Ước mơ thượng cổ hồi qui,
Thế trần no ấm phú thi an nhàn.
Nên ta xuống bút dạy thì trần gian.
Chớ mình hồn dựa lâm san,
Thảnh thơi còn xuống thế gian làm gì?
Ước mơ thượng cổ hồi qui,
Thế trần no ấm phú thi an nhàn.
Hay là:
Khuyên trong lê thứ trẻ già,
Tu hành hiền đức Phật mà cứu cho.
Tu hành hiền đức Phật mà cứu cho.
Hoặc là:
Kẻ hiền đức sau nầy được hưởng,
Phép thần linh của Đức Di Đà.
Phép thần linh của Đức Di Đà.
Hay tìm con lành:
Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện,
Tìm con lành dắt lại Phật đường.
Tìm con lành dắt lại Phật đường.
5. Lập Hội Long Hoa. Phương tiện thứ ba của sự cứu độ
là Ngài lãnh lịnh của Đức Ngọc Đế lập bảng Phong Thần hầu phong tước cho những
người có lòng trung nghĩa, như Ngài đã thổ lộ:
Thân bần tăng mặc bộ sòng nâu,
Cuộc thiên lý một bầu đã hản.
Đến kỳ thi danh Thầy chạm bảng,
Trên đài cao gọi các linh hồn.
Cuộc thiên lý một bầu đã hản.
Đến kỳ thi danh Thầy chạm bảng,
Trên đài cao gọi các linh hồn.
6. Ông Thanh sĩ cũng nhận Đức Thầy có sứ mạng lập bảng
Phong Thần:
Khuyên đừng có lắm phân vân,
Không Thầy cái Hội Phong Thần ai phong.
Không Thầy cái Hội Phong Thần ai phong.
7. Đưa người đến Bồng Lai Tiên Cảnh. Phương tiện thứ
năm của sự cứu độ là đưa người đến Bồng Lai Tiên cảnh hay cõi Thượng nguơn an lạc,
như Ngài đã xác nhận:
Trả nợ thế nghĩa ân trọn vẹn,
Cảnh non Bồng kỳ hẹn ngày kia.
Cảnh non Bồng kỳ hẹn ngày kia.
Hay là:
Ước mong dân khỏi nạn tai,
Dắt dìu Tiên cảnh Bồng Lai nhiều người.
Dắt dìu Tiên cảnh Bồng Lai nhiều người.
Hoặc là:
Khuyên dạy dân tinh minh đạo đức,
Tu hành được thấy cảnh Bồng Lai.
Tu hành được thấy cảnh Bồng Lai.
Và ngày nào đó: chèo thuyền đến Bồng Lai thì ngày ấy Ngài mới
thảnh thơi, hoàn thành sứ mạng:
Quyết chèo thuyền đến chốn Bồng Lai,
Mới ngơi nghỉ tấm thân của Lão.
Mới ngơi nghỉ tấm thân của Lão.
8. Trừ con nghiệt thú. Ngoài sứ mạng cứu độ ngườii hiền,
Ngài còn lãnh nhiệm vụ trừ con nghiệt súc trong ngày âm dương biến động như
Ngài cho biết trước:
Con sông nước chảy vòng cầu,
Ngày sau có việc thảm sầu thiết tha.
Chừng ấy nổi dậy phong ba,
Có con nghiệt thú nuốt mà người hung.
Đến chừng ấy thú phục tùng,
Bá gia mới biết người Khùng là ai?
Ngày sau có việc thảm sầu thiết tha.
Chừng ấy nổi dậy phong ba,
Có con nghiệt thú nuốt mà người hung.
Đến chừng ấy thú phục tùng,
Bá gia mới biết người Khùng là ai?
Và Ngài cũng lãnh sứ mạng thâu con long ác ngiệt:
Thâu cho được con long ác nghiệt.
Thì khắp nơi mới biết mến yêu.
Thì khắp nơi mới biết mến yêu.
9. Cầm cân thưởng phạt. Ngoài sứ mạng cứu độ chúng
sanh, và trừ loài ác nghiệt, Ngài còn lãnh sứ mạng đại diện công lý cầm cân thưởng
phạt kẻ lành dữ theo luật nhân quả báo ứng, như Ngài đã báo tin:
Lão đây vưng lịnh Phật tôn,
Lãnh câu thưởng phạt chư môn dữ lành.
Lãnh câu thưởng phạt chư môn dữ lành.
Hay là:
Có ngày mở rộng qui khôi,
Non Thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân.
Non Thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân.
10. Tá quốc an bang. Ngoài ra Ngài còn sứ mạng tá quốc
an bang, xây dựng sơn hà, tạo nền hạnh phúc cho nhơn sanh trong ngày Thượng
Nguơn hồi phục, như Ngài đã tiết lộ:
Một tay tá quốc an bang,
Nước nhà vững đặt Hớn đàng hiển vang.
Nước nhà vững đặt Hớn đàng hiển vang.
Trên đây là mười trách nhiệm trọng yếu mà Ngài phải đảm phụ
và thực hiện trong kỳ chuyển kiếp lần nầy. Một khi hoàn thành sứ mạng, Ngài mới
trở về ngôi vị cũ.
Nói tóm lại, sứ mạng của Ngài có thể đúc kết làm mấy điểm
như sau:
1. Chấn hưng hay xương minh chánh pháp
2. Cứu độ chúng sanh bằng cách:
2. Cứu độ chúng sanh bằng cách:
– Chỉ đường về Tây phương Cực Lạc bằng Pháp môn Tịnh Độ.
– Đào tạo hạng người hiền đức hầu có đủ điều kiện dự Hội Long Hoa, sống còn đời Thượng nguơn an lạc.
– Cứu rỗi các phần hồn đưa vào bảng Phong Thần,
– Đưa người đến Bồng Lai Tiên Cảnh hay cõi đời Thượng nguơn bằng con đường tu Tứ Ân hay Tu Nhân đề làm tròn nhân đạo.
– Đào tạo hạng người hiền đức hầu có đủ điều kiện dự Hội Long Hoa, sống còn đời Thượng nguơn an lạc.
– Cứu rỗi các phần hồn đưa vào bảng Phong Thần,
– Đưa người đến Bồng Lai Tiên Cảnh hay cõi đời Thượng nguơn bằng con đường tu Tứ Ân hay Tu Nhân đề làm tròn nhân đạo.
3. Trừ ác thú.
4. Cầm cân thưởng phạt kẻ lành dữ trong ngày lập Hội hay ngày phán xét cuối cùng.
5. Tá quốc an bang trong ngày Thượng nguơn xây dựng.
4. Cầm cân thưởng phạt kẻ lành dữ trong ngày lập Hội hay ngày phán xét cuối cùng.
5. Tá quốc an bang trong ngày Thượng nguơn xây dựng.
Chí nguyện. Để hoàn thành sứ mạng cao cả của chư Phật
giao phó, Ngài đã thệ nguyện, như các Đại Bồ Tát hay Phật xưa đã thệ nguyện trước
khi thực hành một sứ mạng cao cả.
Như Đức Phật A Di Đà đã phát 48 lời nguyện để thành lập cõi
Cực Lạc làm nơi an trụ cho những ai muốn vãng sanh về cõi của Ngài hầu đắt quả
vô sanh hay bất thối.
Đến trường hợp của Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng thế, Ngài lập thệ
rất lớn làm nơi y cứ hầu có vững bước trên con đường hoàn thành sứ mạng dầu phải
chịu gian nan nguy khốn:
Cảnh thiên trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống phàm trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.
Chẳng ở yên còn xuống phàm trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.
Chỉ một chí hướng quyết độ đời mà thôi:
Dầu cho xoay chuyển đất trời,
Lòng ta chí dốc độ đời mà thôi.
Lòng ta chí dốc độ đời mà thôi.
Dầu phải chịu đắng cay, chẳng quản thân danh khổ lụy:
Thương đời phải chịu đắng cay,
Thân danh chẳng quản chông gai chi sờn.
Thân danh chẳng quản chông gai chi sờn.
Dầu phải làm thân lươn lấm lem bùn trịnh:
Tớ với Thầy nào quản thân lươn,
Muốn cứu thế sá chi bùn trịnh.
Muốn cứu thế sá chi bùn trịnh.
Dầu đời bạc đãi cũng quyết nêu cao ngọn đèn chân lý soi đường
minh thiện cho bá tánh hết tối tăm:
Quản chi lực kém tài hèn,
Dù đời bạc đãi ngọn đèn cứ nêu.
Dù đời bạc đãi ngọn đèn cứ nêu.
Chí nguyện của Ngài là độ tận chúng sanh:
Một lòng nguyện độ tận chúng sanh.
Mặc tình trước sự ghét ưa của sanh chúng.
Quyết lòng độ tận trong sanh chúng,
Ai ghét ai ưa cũng mặc tình.
Mặc tình trước sự ghét ưa của sanh chúng.
Quyết lòng độ tận trong sanh chúng,
Ai ghét ai ưa cũng mặc tình.
Hay là:
Có sông có núi cùng cây cỏ,
Độ tận chúng sanh khỏi dại khờ.
Độ tận chúng sanh khỏi dại khờ.
Ngài sẵn sàng gánh chịu mọi tai nàn thế giới, sau bớt nỗi
khổ đau với những người có tâm lành quyết lòng tu tỉnh:
Nhìn dân châu lụy ủ ê,
Biết bao trút hết gánh về Ta mang.
Mang cho hết tai nàn thế giới,
Kẻ tâm lành bớt đợi chờ trông.
Biết bao trút hết gánh về Ta mang.
Mang cho hết tai nàn thế giới,
Kẻ tâm lành bớt đợi chờ trông.
Hoặc là:
Nghiêng hai vai gánh nặng non sông,
Với trăm họ lầm than bể khổ.
Với trăm họ lầm than bể khổ.
Ngài sẵn sàng uống cho đời chén thuốc cay:
Hay vì sanh chúng còn lao lý,
Nguyện uống cho đời chén thuốc cay.
Nguyện uống cho đời chén thuốc cay.
Và sẵn sàng chịu khổ cho bá tánh: Ta chịu khổ, khổ cho
bá tánh.
Có thể nói, cao cả nhứt là lời thệ nguyện: ngày nào thế gian còn đau khổ thì ngày ấy Ngài chẳng riêng vui nơi cõi Tịnh độ:
Có thể nói, cao cả nhứt là lời thệ nguyện: ngày nào thế gian còn đau khổ thì ngày ấy Ngài chẳng riêng vui nơi cõi Tịnh độ:
Nếu thế gian còn chốn mê tân,
Thì Ta chẳng yên vui Cực Lạc.
Thì Ta chẳng yên vui Cực Lạc.
Và khi nào nền Đại Đạo được khai thông, đuốc từ bi được rọi
khắp, bể trầm luân đã khô cạn thì ngày ấy Ngài mới đành trở về ngôi vị cũ:
Nếu chừng nào khai thông Đại Đạo,
Đuốc từ bi rọi khắp dương gian.
Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,
Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh.
Đuốc từ bi rọi khắp dương gian.
Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,
Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh.
Câu thệ nguyện nầy thật là lớn lao to tát, sánh không khác
câu thệ nguyện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát: “Tôi từ ngày nay cho đến tột đời
vị lai không biết bao nhiêu số, quyết vì những chúng sanh tôi khổ ở trong sáu
đường mà thi thiết nhiều phương tiện khiến cho giải thoát được hết, rồi thân
tôi đây mới thành Phật đạo”
Bản nguyện bi thiết ấy được viên mãn là khi nào cõi Địa ngục
bị xóa bỏ, cũng như bản nguyện của Đức Huỳnh Giáo Chủ được giải thệ là khi nào
cõi thế gian khô cạn sáu nẻo luân hồi.
Cái ngày mà chúng sanh hết còn trầm luân trong bể khổ ấy, tức
là ngày thế gian hết phiền não, ngày Chúa vững ngai vàng trong cõi Thượng Nguơn
Thánh Đức thì ngày đó Ngài mới rời cảnh tục trở lại cảnh Tiên:
Chúa vững ngai vàng, Sãi mới yên,
Rời ngay cảnh tục trở về Tiên.
Chẳng còn tham luyến nơi trần thế,
Vì cả thế gian hết não phiền.
Rời ngay cảnh tục trở về Tiên.
Chẳng còn tham luyến nơi trần thế,
Vì cả thế gian hết não phiền.
Chí nguyện của Đức Huỳnh Giáo Chủ, xem đó, thật là bi thiết,
thật là vĩ đại, chỉ hàng Đại Bồ Tát mới phát hoằng thệ nguyện như thế.
Đăng nhận xét