Nội Dung
ĐẠO LÀM NGƯỜI
Tôn chỉ của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Phật Giáo Hòa Hảo gồm có đạo Nhân và đạo Phật. Đạo Nhân là nấc thang đầu, đạo Phật là nấc thang chót, nghĩa là chúng ta trước phải thực hành đạo nhân rồi lần đến đạo Phật. Đức Thầy dạy chúng ta trước nhứt phải đem đạo nhân ra mà xử-sự với mọi người.
Đây là bài đạo làm người:
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy đạo làm người”,
Hai câu nầy Đức Thầy dạy chúng ta cần phải học theo Khổng Tử
và Mạnh Tử, tức là học cái đạo làm Người, phải biết khắc kỷ.
Khắc kỷ: Khắc có nghĩa là trị, Kỷ có nghĩa là mình, gồm nói
là trị mình. Thời nay có những người không sửa trị mình, lại đi sửa trị người
khác cho nên không khi nào kết quả. Và đó là hạng người không biết khắc kỷ.
Trước khi đối xử mọi người, thì mình phải trị sửa mình cho được ngay chánh, mới có thể sửa người và nói cho người nghe theo. Như Thánh nhơn có câu: “Chánh kỷ dĩ giáo nhơn giã thuận, thích kỷ dĩ giáo nhơn giã nghịch” nghĩa là mình giữ mình được lẽ chánh rồi đem ra dạy người là phải lẽ, mình còn tà vạy mà đem ra dạy người là trái lẽ.
Trước khi đối xử mọi người, thì mình phải trị sửa mình cho được ngay chánh, mới có thể sửa người và nói cho người nghe theo. Như Thánh nhơn có câu: “Chánh kỷ dĩ giáo nhơn giã thuận, thích kỷ dĩ giáo nhơn giã nghịch” nghĩa là mình giữ mình được lẽ chánh rồi đem ra dạy người là phải lẽ, mình còn tà vạy mà đem ra dạy người là trái lẽ.
Bởi thế việc khắc kỷ không phải nói bóng nhoáng bề ngoài mà
phải thật tâm tu trị mình cho đến khi không còn một lỗi nào mới quí, như:
– Nam phải biết: Tam
cang Ngũ thường.
– Nữ phải biết: Tam
tùng Tứ đức.
Ngoài ra
còn cần phải tập tành thêm những đức tánh tốt đẹp khác nữa. Trong xã hội ngày
nay về mặt luân thường họ chỉ cho là một vấn đề cổ hủ, thành thử giữa cha con,
giữa chồng vợ không còn trọng hiếu nghĩa để sắp đặt cho thành một gia đình có nề
nếp gì cả.
Tôi giết chúa, con đành sát phụ.
Lúc nguy cơ tớ mong hại chủ,
Trò giết thầy tội đó đáng không?
Thêm chồng giết vợ, vợ giết chồng,
Niềm huynh đệ cùng nhau xâu xé.
Cũng hiếm lúc con còn giết mẹ,
Giành của tiền cốt nhục giết nhau.
Tranh lợi danh giết lẫn đồng bào,
Tình nhơn loại phân chia yểm bách.
Lúc nguy cơ tớ mong hại chủ,
Trò giết thầy tội đó đáng không?
Thêm chồng giết vợ, vợ giết chồng,
Niềm huynh đệ cùng nhau xâu xé.
Cũng hiếm lúc con còn giết mẹ,
Giành của tiền cốt nhục giết nhau.
Tranh lợi danh giết lẫn đồng bào,
Tình nhơn loại phân chia yểm bách.
TAM-CANG và NGŨ-THƯỜNG
A) TAM CANG là quân thần cang, phụ tử cang và phu thê cang.
1. Đạo quân thần: Theo đà tiến hóa của thời đại mà hiện giờ chữ quân thần phải đổi lại là chữ quốc dân. Muốn cho quốc dân được phú cường, chúng ta phải làm cho mặt kinh tế được dồi dào, chánh trị được khéo léo và mỗi công dân đều biết tự trọng lịch sử nước nhà.
Với cái thiên chức làm dân biết giúp cho nước nhà phú cường
và giữ vững nền độc lập mới xứng đáng là một tôi con của Tổ quốc và mới giữ mồ
mả của ông cha. Song đứng ra cứu quốc không xem đó là điều nguy kịch đời mình,
vẫn hy sinh cả sự nghiệp vật chất lẫn tinh thần để đổi sự thành công mới trọn
nghĩa trung.
2. Đạo cha con: Làm cha mẹ rất là khổ sở với con cái,
từ sự nuôi nấng và dạy dỗ cho nên người gặp phải gia đình nghèo khó cha mẹ phải
làm sao cho ra tiền đặng lo sắm y-phục cho con, đưa con đến trường để học tập,
được trở nên người hữu dụng.
Nếu kẻ làm con biết xét đến điều đó, thì phải hết
lòng hiếu thảo cha mẹ, cung phụng cha mẹ từ miếng ăn, thức mặc hoặc thuốc thang
khi đau ốm, để đáp trọng ân và biểu-dương một tinh-thần hiếu hạnh cao cả trong
xã hội.
Ông Mạnh Tử nói: “Nội tắc phụ tử, ngoại tắc quân thần, nhân
chi đại luân dã”, nghĩa là bên trong thì đạo cha con, bên ngoài thì đạo vua
tôi, đó là cái giềng mối lớn của đạo người vậy. Như thế chữ hiếu đâu phải
là việc phụ thuộc mà kẻ làm con chẳng hết lòng báo bổ được ư?
3. Đạo chồng vợ: Đã vui vẻ kết cấu với nhau lập
thành một gia đình, thì kẻ làm chồng vợ phải cần tiêu biểu cách đối xử tốt đẹp
cho gia đình người khác bắt chước, không nên vì lý do không chánh đáng mà sanh
ra tình phai ý lợt. Nhiều khi vợ chồng bỏ nhau quá dễ dàng chỉ vì thú dục mạnh
hơn tình nghĩa. Nếu loài người sống không biết tình nghĩa thì cái sống ấy không
khác loài vật, chẳng chút nề-nếp gia-phong, tôn-ti trật tự. Như thế có thú vị
gì đâu?
Trên kẻ trí lấy công-bình phân-đoán,
Dưới vạn dân trăm họ được im-lìm.
Trẻ với già gìn hai chữ từ-khiêm,
Không còn thấy loạn-luân nền cang-kỷ.
Đạo tôi chúa chặt gìn câu chung-thỉ,
Đạo thầy trò khắc cốt với ghi xương.
Đạo cha con chặt-chẽ chữ miên trường,
Đạo chồng vợ thuận-hòa cho đến thác.
Biết lễ nghĩa kính yêu cùng cô bác,
Nội tông cùng ngoại tổ với cậu dì.
Thêm kính nhường anh chị kẻ cố tri,
Mắt chẳng thấy lũ gian phi xảo-trá.
Đạo bè bạn bất phân nhơn với ngã,
Chữ nghĩa tình sắt đá mãi bền gan.
Dưới vạn dân trăm họ được im-lìm.
Trẻ với già gìn hai chữ từ-khiêm,
Không còn thấy loạn-luân nền cang-kỷ.
Đạo tôi chúa chặt gìn câu chung-thỉ,
Đạo thầy trò khắc cốt với ghi xương.
Đạo cha con chặt-chẽ chữ miên trường,
Đạo chồng vợ thuận-hòa cho đến thác.
Biết lễ nghĩa kính yêu cùng cô bác,
Nội tông cùng ngoại tổ với cậu dì.
Thêm kính nhường anh chị kẻ cố tri,
Mắt chẳng thấy lũ gian phi xảo-trá.
Đạo bè bạn bất phân nhơn với ngã,
Chữ nghĩa tình sắt đá mãi bền gan.
B) NGŨ-THƯỜNG:Ngũ thường gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nói đến ngũ thường, không một đồng đạo nào lạ
tai cả, vì điều nầy hẳn mỗi người đã được cha mẹ hoặc ông già bà cả thường hay
nói đến và dạy cho con cháu trong nhà học theo. Nhưng cách chỉ bảo ấy chỉ lấy đại
khái, nên lắm người hiểu còn mờ mịt. Hôm nay cần hiểu rành hơn để cư xử đúng đạo
làm người.
NHÂN : Nhân là keo là hồ để hàn gắn lại bao vết
thương lòng của nhơn loại. Người có lòng nhân hay tha thứ kẻ lầm lỗi, giúp đỡ
người khác từ miếng vải, bát cơm và không chủ-trương sát sanh hại mạng.
Hơn nữa, đối với cha mẹ họ còn đầy lòng hiếu hạnh.
Sách có câu: “Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan giả”, nghĩa
là lòng thương yêu mọi người là mối đầu của lòng nhân. Thế nên, lòng nhân là
nguồn sống của mọi loài, và người có được lòng nhân tức là ân nhân của tất cả
nhân loại:
– Lẽ thứ nhất của lòng nhân là thường ra tay giúp đỡ kẻ
thiếu hụt và thương yêu người nguy nan mà tế trợ mọi công ăn việc làm có lợi
ích.
– Lẽ thứ hai của lòng nhân là họ đối với người lở phạm
tội lỗi đến họ, thì họ luôn luôn tha thứ, nếu người biết ăn năn. Lại họ còn dạy
dỗ những điều chơn chánh và đạo lý khiến người ấy trở nên người nhân từ như họ.
– Lẽ thứ ba của lòng nhân là không khi nào vì sự lợi
riêng cho mình mà làm cho kẻ khác bị đau khổ, hay vì món lợi chung mà giết hại
người khác một cách vô cớ.
– Lẽ thứ tư của lòng nhân là lúc nào họ cũng giữ sự ăn
uống có chừng mực, không hề đụng đâu ăn đó, hay ăn quá độ, để vô tình tự sát đời
họ quá vô nghĩa và họ không khi nào vì cuộc vui thích không có ý nhị mà sát hại
sanh vật cho được thỏa mãn khẩu dục.
– Lẽ thứ năm của lòng nhân là họ rất hiếu hạnh với cha
mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ từ miếng ăn, thức uống, chỗ ở, cho đến lời nói hoặc việc
làm gì cũng đều làm vui lòng cha mẹ và giữ danh giá của cha mẹ không để người
khác rẽ khinh hay để cha mẹ có một điều gì khổ sở.
NGHĨA : Mỗi người đều hiểu việc nghĩa là điều tốt
đẹp nhứt, dù ai cũng phải có nó trong lòng mỗi ngày và cần thực hành đúng cách.
a) – Đối với trong nhà từ trên ông bà cha mẹ đến anh
em lúc nào cũng phải đầy lòng thương mến và giúp đỡ. Có thể chia sớt cho nhau
điều vui, gánh đỡ cho nhau việc khổ, nghĩa là bất tất việc gì luôn luôn nghĩ đến
lẽ phải đối với thân quyến. Có được thế mới làm cho thân quyến bền chặt.
b) – Ngoài việc đối xử gia đình, chúng ta còn đem việc
nghĩa đối với xã hội, từ vua quan đến dân dã bạn bè, lúc nào cũng phải đem hết
tâm tư trí lực của mình và việc làm lợi ích cho nhau, nghĩa là phải biết cùng sống
còn, cùng vinh hạnh trên lẽ phải và phải biết cứu nhau trong chỗ nguy biến. Nói
tóm lại là từ trên đến dưới có thể giúp nhau nhiều việc công nghĩa.
c) – Là trong khoảng sống, chúng ta không tránh khỏi gặp phải
lúc bất trắc của mình hay kẻ khác, nếu gặp việc bất trắc của kẻ khác mình hãy tận
tâm ứng phó để cứu giúp họ không hề sụt sè lánh né.
d) – Đến như gặp phải trường hợp nghèo khó cho đến
cơm không đủ no, áo không đủ mặc nhưng với lòng của kẻ biết việc nghĩa không hề
chủ trương những việc bất lương và luôn luôn giữ tiết tháo trong việc chơn
chánh, dầu cạp đất ăn rau, không hề thâu đoạt của người vô cớ. Còn được giàu
sang dư giã thì đem giúp đỡ kẻ thiếu hụt, không có tư lợi ích kỷ hay vị danh.
LỄ : Mỗi người đều phải biết lễ, vì nó tiêu biểu
lòng kính mến. Nếu hiểu biết được ý nghĩa của việc lễ thì:
a) – Đối với gia đình từ ông bà cha mẹ anh chị trong
nhà luôn luôn giữ sự chào hỏi lễ phép và nói năng bặt thiệp. Sự chào hỏi ấy với
lòng thành thật cung kính chớ không có hoa dạng bề ngoài, khi nghe tiếng gọi của
cha mẹ, anh chị hoặc người lớn tuổi thì liền dạ, gặp người quen lớn hay xa lạ
cũng vậy phải hai tay nắm lại để ngay ngực cúi đầu chào hỏi một cách nghiêm cẩn.
Và có điều cần nhớ là dù gặp khách quen hay lạ mình cũng vẫn đối đãi tử tế như
nhau, nếu vì người quen mà ta chỉ chào hỏi qua loa khiến người ấy chẳng
vui lòng, chẳng thế còn làm cho kẻ trong nhà bắt chước cử chỉ ấy không tốt.
(Cách lễ Phật chấp tay xá gọi là “hiệp chưởng”. Đối với người
thủ lễ nắm tay lại gọi là “củng thủ”).
b) – Ngoài việc chào hỏi trong gia đình, chúng ta còn
đối với bên ngoài như hàng vua quan, các bậc tôn trưởng luôn luôn giữ lấy lời lễ
độ chào hỏi. Chẳng những được nhân cách lịch sự mà còn gây được cảm tình với
người nữa.
c) – Khi đến các ngôi chùa, miếu, lăng, tẩm luôn luôn
giữ vẻ cung kính. (Trước khi vào bái đường phải lột giày, guốc, khăn, nón để
ngoài rồi sẽ từ từ tiến vào một cách nghiêm chỉnh, không được chấp tay sau
lưng. Khi lễ bái, ngoài dung nghi chỉnh tề, còn giữ trọn lòng cung kính và tin
tưởng Đức Phật).
d) – Nam cũng như nữ mỗi khi hầu chuyện với nhau đều phải
giữ lời lẽ lễ độ, cử chỉ đoan trang không nên nói diễu cợt tục tằn và không để
cho lòng nghĩ quấy.
e) – Việc chồng vợ mặc dầu đã ăn ở lâu ngày, chẳng vì
thế mà nói lờn lả, trái lại phải đem lòng cung kính nhau luôn: khi nói năng phải
thưa dạ, lúc đi, đứng, nằm, ngồi phải biết nhường nhịn cho lễ phép, không được
xem thường nhau mà sanh lòng lờn lã.
TRÍ : Con người hơn loài vật nhờ có cái
trí, như:
a) – Lấy trí xét nghĩ chất rượu thường làm cho con
người tâm trí cuồng táo không còn phong độ tốt lành, không còn biết suy xét việc
phải trái, làm nhiều tội lỗi: chửi vợ mắng con, gây ó xóm riềng, tựu tập bạn bè
bày tiệc độ, sanh việc cướp bóc, gây lắm sầu khổ, nên không hề uống.
Đức Phật cho rượu là thứ thuốc độc. Ngài thường răn các môn
nhơn của Ngài phải cử rượu. Song muốn cử rượu thì lúc nào cũng nhận nó là tai hại,
không nên nếm thử. Chỉ trừ khi nào có bịnh mà lương y bảo phải dùng với thuốc mới
được uống, song mạnh rồi thôi.
Xưa có một người qui y Tam bảo, một hôm khát nước y gặp
bình rượu liền uống cho đỡ khát, bỗng con gà chạy đến y bắt làm thịt uống với
rượu, người con gái mất gà đến kiếm, y lại bắt hãm hiếp, bà già cô gái ấy kiện
y ra tòa thì y chối rằng không có bắt gà và hiếp dâm. Thế thì từ cái tội rượu dẫn
đến tội ăn trộm gà, tà dâm vọng ngữ một cách dễ dàng chẳng là đáng sợ lắm sao?
b) – Lúc nào cũng lấy trí xét thấy việc cờ bạc là thứ phá
hoại tài sản, nó thường làm cho người tiêu tan sự nghiệp, hết bạc tiền;
như thua thì bán vòng vàng, quần áo, đất cát, cửa nhà; đến khi không còn món gì
bán được nữa thì sinh ra trộm cướp. Trai sa vào cờ bạc thì sanh ra đàng điếm;
gái sa vào cờ bạc thì sanh ra đĩ thỏa, họ không còn nghĩ đến danh giá của họ
hay phong hóa nước nhà là gì. Xét cờ bạc có tai hại như thế; người có trí luôn
luôn xa lánh không nên mó vào.
c) – Lấy trí xét nghĩ sắc đẹp là món hại như nọc ong,
nọc rắn, nếu người chạm đến là nguy hại, nên ngăn ngừa không hề say đắm:
– Vua lụy
vì sắc thành lũy tan hoang.
– Quan lụy
vì sắc bại trận mất chức.
– Dân lụy
vì sắc bị tù đày khổ sở.
Ngoài ra sắc đẹp còn làm cho người mờ ám trí tuệ, vì nhốt
tư lự trong chẳng rời và cũng xô người vào cảnh nghèo nàn tù tội không kể xiết.
Đã thấy nạn đắm mê sắc lịch tai hại to lớn, người có trí chẳng
lúc nào mà không tìm cách ngăn ngừa nó.
d) – Việc hút xách thường làm mòn mỏi xác thân, tiêu hao tiền
của quá vô ích, còn làm cho người coi rẻ tuổi tên, lấy trí xét rõ chỗ hại
của nó tự gắng gổ giữ và chừa bỏ nó, nếu mình lỡ ghiền.
e) – Mỗi khi thấy những việc phi nghĩa bất lương, chẳng
luận có tai hại cho mình hay kẻ khác, dầu có đem lại món lợi to bao lớn ta vẫn
cự tuyệt cho đến hũy kiếp; và luôn luôn tìm cách tránh cho kẻ khác không thể
lâm vào. Tại sao? Vì việc làm ấy chỉ có lợi vật chất ngắn ngủi mà gây khổ báo
lâu dài cho đời mình vậy.
TÍN : “Nhơn vô tín bất lập” nào ai chẳng biết? Chữ
tín giúp cho người quên mỏi mệt để theo sát nguyện vọng. Để hiểu nó như thế
nào, chúng ta:
a) – Lúc nào cũng tự tin nơi lòng dè dặt và cố gắng của
mình thì sớm muộn gì cũng đạt mục đích, nghĩa là đến chỗ mình muốn, nên gặp những
khó khăn không hề nản lòng bỏ dở.
b) – Tự tin rằng: nếu chúng ta không đem lời dối gạt người,
cố nhiên người không dối gạt lại và chúng ta đối với ai cũng lựa câu ứng đáp chắc
thật, việc làm chơn-chánh thì họ sẽ tin vào việc làm và lời nói của ta, khiến
cho việc làm ấy mau được thành-công viên-mãn.
c) – Chúng ta tự tin rằng: việc nào của mình làm thì sớm muộn
gì nó cũng trả lại cho mình không sai chạy một mảy, như câu: “tự tác huờn tự thọ”
Nói theo luật nhân quả: hễ gieo thứ giống nào thì lên trái nấy, và mình càng
gieo thì nó càng lên, do đó chúng ta luôn luôn ngăn ngừa chừa bỏ những điều
mà chúng ta đoán biết rằng ngày kia nó sẽ đem lại một kết quả không hay cho
chúng ta.
d) – Khi thấy người khác có những việc làm chơn chánh, đối
xử thành thật, nhứt là có đức hạnh nghiêm cẩn, thì chúng ta nên giao phó cho họ
việc làm hệ trọng. Vì con người ấy sẽ gây sự kính mến và được tin cậy của nhiều
người. Trái lại, khi thấy rõ người có tâm đức tốt lành ngay thật mà mình không
mạnh dạn trao cho họ những công việc xứng đáng, thì không thế nào mình làm việc
lớn trong xã hội được.
e) – Khi thấy người khác có lòng tin cậy chúng ta, thì
chúng ta chỉ nên làm cho họ tin cậy thêm, bằng cách nêu rõ việc làm chơn chánh,
lời lẽ thành thật. Ngược lại chúng ta không nên vô tình hay cố ý để lòng tin cậy
ấy bị mất.
g) – Mỗi khi lòng còn nghi ngờ điều chi, chúng ta nên đến hỏi
người của ta nghi hay người hiểu biết hơn để nhờ họ giải bày rõ rệt việc ấy, nếu
là việc hợp lý thì mình cứ tin ngay, không còn nghi nữa. Được thế thì bắt đầu từ
đó việc làm của chúng ta được tiến xa hơn. Nhược bằng nghe người giải bày tường
tận mà lòng mình còn nghi thì sự hiểu biết cũng như việc làm phải ngưng trệ và
thất bại.
TAM-TÙNG và TỨ-ĐỨC
Đặc tánh của đạo Tam Tùng Tứ Đức dành cho hàng phụ nữ. Thánh hiền dạy phụ nữ phải biết tam tùng tứ đức, nó là căn bản của khách thuyền quyên thục nữ, thiếu nó thì danh giá phải hư hỏng. Chính nó là phương thuốc chữa bịnh hư hèn của đám phụ nữ thời nầy để trở nên con người có hạnh đức thuần mỹ.
A) TAM TÙNG: Đạo tam tùng gồm có tùng phụ, tùng phu, tùng tử.
a) – Tùng Phụ: Phận gái trong lúc chưa xuất giá, là
lúc có thể làm thay cha mẹ mọi việc trong nhà, nào lo chăm nom cơm nước cho cha
mẹ và lúc nào cũng siêng năng trong công việc làm. Nếu cơ hội ấy (tức lúc chưa
chồng) mà không để ý đền ơn cha mẹ, bằng những việc làm lợi ích cho cha mẹ, để
qua rồi khó kiếm lại được.
Bất tất việc chi cũng cần đãi lịnh cha mẹ, chỉ trừ việc thường
thức của phận gái thì khỏi hỏi. Ngoài ra những việc bất thường, nhứt là việc có
quan hệ đến gia tộc thì luôn luôn thưa lại cha mẹ. Khi cha mẹ cho phép rồi sẽ
thi hành, cũng không quyền quyết định lấy. Lại nữa người con lúc nào cũng phải
biết bảo trọng thân danh của cha mẹ và phẩm hạnh của mình, cần tập sửa nết
na đằm thắm, không học theo phường ong bướm làm những việc tủi nhục tông môn.
Kỳ dư đối với các việc làm, dù việc nhỏ cũng phải khéo léo,
gọn gàng nhưng không hấp tấp; và phải nhớ ăn ở cần mẫn tiết kiệm. Lúc nào cũng
lấy lòng trinh bạch làm quí, nếu vì sự vui thú nhứt thời để thất thân thì dễ bị
thói quen tánh liều, hèn hạ suốt đời lại còn gieo sự tủi nhục Tổ tiên cha mẹ. Cần
nhất bỏ tánh tham ăn, mê ngủ, nên thức khuya dậy sớm lo làm phận sự chu đáo. Đó
là tùng phụ.
b) – Tùng Phu: Sau khi có chồng mọi việc chi đều do chồng
dạy bảo, Điều khéo léo của người phụ nữ biết thờ chồng là xem cái nào chồng ưa
để tuân theo, cái nào chồng không ưa để chừa lánh, chồng ưa lẽ chánh nên
nung-đúc, còn ưa việc tà thì tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản cho chồng hối cải.
Người vợ biết khuyên chồng chừa việc sái quấy, nung-đúc chồng làm điều
chánh-chơn cũng có thể đem lại nhiều vinh-diệu.
Thuở xưa có người đánh xe cho Án-Tử nước Tề, anh tỏ vẻ mặt
vênh-váo hách-dịch, vợ của anh thấy vậy mới khuyên rằng: Án-Tử vóc-vạc bé nhỏ
mà làm quan Đại phu và ông không có vẻ gì tự đắc, còn chàng có hình tướng
vậm-vỡ chỉ đi đánh xe cho người mà không biết thẹn lại còn ra vẻ dương dương đắc
ý được ư?
Nghe vợ chỉ trích thế, bữa sau anh không còn tánh ấy nữa,
ông Án-Tử thấy lạ liền hỏi tại sao hôm nay anh không có cử chỉ như bữa trước?
Anh liền kể chuyện của vợ anh nói cho Án-Tử nghe, ông liền cất nhắc anh làm
quan, từ đó rất vinh-hiển. Đó là một trong số người vợ khéo khuyên chồng lập
nên địa-vị.
Mỗi việc chi nếu có tánh cách hệ-trọng cần cho chồng biết
không nên giấu-giếm, giấu-giếm chồng là còn ý riêng không tốt.
Cả mọi việc trong nhà thuộc phần người vợ đảm nhiệm việc ở
ngoài do người chồng cáng-đáng, những việc thường thức như đường kim mối chỉ, nồi
cơm trách mắm nhứt nhứt phải chu-đáo không làm phiền đến chồng những việc nhỏ mọn,
trong nhà luôn luôn xếp đặt có ngăn nắp, vén-khéo và sạch-sẽ. Cũng đừng vì chồng
quá yêu mà ra tuồng ỏng-ảnh khinh-lờn.
Lúc chồng đi vắng gặp bạn của chồng đến thăm phải lễ-độ
nghiêm-chính chào hỏi tử-tế, nhưng cẩn-thận giữ từ cử-chỉ nói năng, nằm ngồi đều
phân biệt ngôi chủ khách rõ-rệt, không được nói cười lả-lơi khiến người
khác trông vào sanh nghi mà mang tiếng thất tiết. Đó là tùng phu.
c) – Tùng Tử: Sau khi chồng qua đời, muốn trọn tiết với
chồng thì nên ở vậy nuôi dưỡng con cái lớn khôn, nếu không được cũng phải đợi
mãn kỳ tang khó rồi sẽ tái giá.
Trong thời gian góa bụa thường gặp sự thử-thách trêu bẹo ở
xung-quanh, người quả phụ phải đủ lòng can-đảm lướt qua. Khi con lớn lên cho nó
học tập không nên ấp-ủ để nó dốt nát. Tạo cho con nghề nghiệp chánh đáng để bảo
thân. Khi muốn cưới vợ gả chồng cho con chẳng nên cò-kè kén chọn chỗ giàu có,
hãy lựa nơi cha lành con thảo có đạo-lý đức hạnh để gây lấy sự tốt đẹp về sau
cho chúng nó.
Bổn phận làm mẹ lúc nào cũng treo gương tốt lành cho con học
theo, nghĩa là việc làm phải chánh đáng lời nói cho chơn-thật, để con bắt chước
lối ấy mà làm theo. Cứ thế cho đến ngày mình nhắm mắt theo chồng thì không có
cái đẹp nào bằng.
Trái lại người chồng thác chưa lạnh mồ vì lòng dục vọng vội-vã
cải tiết thì:
– Lẽ thứ
nhứt lỗi việc hương khói Tổ-Tiên
– Lẽ thứ
hai lỗi tiết với chồng.
– Lẽ
thứ ba làm cho con bắt chước thói hư-hèn sẽ làm khổ cho chúng nó sau nầy.
Như
thế chẳng đáng người làm vợ và làm mẹ có gương mẫu trong giới nữ lưu.
B) TỨ ĐỨC – Gồm có công, dung, ngôn, hạnh là việc làm hằng ngày của giới phụ nữ.
Công: tức là công việc làm thường ngày của phụ nữ
không ngoài việc nấu nướng vá may. Tuy các việc ấy không lớn lao, song phải
khéo léo lẹ làng. Đến việc làm lụng cũng vậy, không được làm dối mị thùa tháo.
Dung: tức là dung mạo. Dung mạo phải đoan nghiêm, mỗi
bước đi, đứng khoan thai chậm rãi; không được chưa đi mà chạy; ngồi đứng phải
chỗ, nằm phải nơi, nghĩa là dòm ngó trước sau cẩn thận rồi sẽ ngồi hay nằm cho
lễ phép và kín đáo. Không nên nằm chỗ trống trải quá hay nằm trước người tuổi
tác. Lúc ngồi đứng cũng vậy, tránh đừng ẹo lưng, dựa ngửa.
Ngôn: tức là ngôn ngữ. Lời nói phải được dịu dàng êm
ái, muốn trình bày với ai nhứt là người lớn hơn mình thì phải thưa, khi người gọi
đến phải dạ, trong câu chuyện của mình muốn nói, phải nói cho rõ ràng. Người đời
thường cho phụ nữ hay nói thêm bớt nên cần nói lời chín chắn, không được chửi
rủa tục tằn, bày lời điêu xảo.
Hạnh: tức là hạnh nết. Về hạnh nết cần phải hiền hậu
chơn chất, hay giúp đỡ kẻ hoạn nạn, cung cấp người thiếu hụt, chốn khuê phòng
thường treo cao tấm gương trinh bạch, không nên học thói ong bướm lả lơi, nhứt
là không xem sách tiểu thuyết hoa nguyệt để tránh sự mơ mộng xấu xa có hại trí
não. Còn việc giao thiệp với chị em bạn gái cần phải lựa người tốt lành trinh
chánh, có thể học hỏi thêm những cái hay tránh những cái dở. Nếu gần gủi kẻ lả
lơi trây trúa khiến cho người khác cho mình cũng là một phồn với kẻ xấu xa ấy
mà chịu sự chê bai khinh miệt.
Nghe lời cha mẹ cân phân,
Tam tùng vẹn giữ lập thân buổi nầy.
Tình duyên chẳng kíp thì chầy,
Chớ đừng cải lịnh gió mây ngoại tình.
Đi thưa về cũng phải trình,
Công, dung, ngôn, hạnh, thân mình phải trau.
Công là phải sửa làm sao,
Làm ăn các việc tầm phào chẳng nên.
Mình là gái mới lớn lên,
Đừng cho công việc hớ hênh mới là.
Chữ dung là phận đàn bà,
Vóc hình tươi tắn đứng đi dịu dàng.
Dầu cho mắc chữ nghèo nàn,
Cũng là phải sửa phải sang mới mầu.
Ngôn là lời nói mặc dầu,
Cũng cho nghiêm chỉnh mới hầu khôn ngoan.
Đừng dùng lời tiếng phang ngang,
Thì cha với mẹ mới an tấm lòng.
Hạnh là đức tính phải không ?
Ở cùng chòm xóm đừng cho mất lòng.
Bốn điều nếu đã làm xong,
Cũng gìn chữ hiếu phục tòng song thân.
Cư xử với ông bà, cha mẹ, anh em, xóm riềng phải luôn luôn
giữ lễ độ khiêm cung, không nên ỷ mình lanh lợi khéo léo mà hống hách điêu
ngoa. Nếu người phụ nữ giữ được bốn đức nầy, thì không thẹn với người thượng cổ,
lại còn xứng đáng người tín đồ Phật Giáo.
Đăng nhận xét