LỤC TỔ HUỆ NĂNG - PHÁP BỬU ĐÀN KINH
PHÁP BỬU ĐÀN KINH - LỤC TỔ HUỆ NĂNG BẢN PDF
Mục lục
Pháp
Bảo Đàn Kinh
Lục Tổ Huệ Năng nói
Lục Tổ Huệ Năng nói
Môn
Nhân Pháp Hải chép lại
Cổ Quân Tì Khưu Đức Dị soạn
Minh Trực Thiền Sư dịch
Cổ Quân Tì Khưu Đức Dị soạn
Minh Trực Thiền Sư dịch
Thiện
Quang Cư Sĩ tu bổ (Dựa theo bản dịch của Thiền sư Thích Từ
Quang)
(Chữ
in nghiêng là lời chú giải của người dịch - hoặc người đánh máy)
Luợt Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư
Luợt Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư
ĐỨC LỤC TỔ |
Luợt Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư
Đại Sư tên là Huệ Năng, thân phụ của ngài họ Lư, húy danh Hạnh Thao, thân mẫu của ngài là Lý Thị.
Ngài
sanh vào đời nhà Đường, niên hiệu Trinh Quán, năm thứ mười hai, nhằm năm Mậu Tuất,
tháng hai, ngày mồng tám, giờ tí.
Lúc
sanh ngài, có một đạo hào quang chiếu lên hư không, lại có mùi thơm xông khắp cả
nhà.
Trời
vừa rực sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến xin viếng, và gọi thân phụ ngài mà nói
rằng: “Nhơn có đứa nhỏ sanh hồi đêm qua, nên chúng tôi đến đặt tên giùm. Nên đặt
trên chữ Huệ, dưới chữ Năng.”
Thân
phụ ngài hỏi: “Sao gọi là Huệ Năng? “
Một
thầy tăng đáp: “ Huệ là đem pháp huệ mà thí cho chúng sanh. Năng nghĩa là làm
được việc Phật.”
Nói
rồi hai vị tăng liền đi ra, chẳng biết đi xứ nào.
Khi
Ngài Huệ Năng được ba tuổi thì Thân phụ từ trần, an táng ở cạnh vườn.
Thân
mẫu giữ tiết nuôi con. Lớn lên, Ngài Huệ Năng bán củi đổi gạo nuôi mẹ.
Đến
lớn, hai mươi bốn tuổi, ngài nhờ nghe kinh mà ngộ đạo. Ngài đến viếng Đức Huỳnh
Mai Ngũ Tổ mà cầu ấn khả (cầu chứng minh chỗ sở đắc của mình- nd).
Ngũ
Tổ xem Đại Sư, nhận ngài có tài đức xứng đáng, nên phú chúc y pháp và dạy ngài
nối ngôi Tổ Sư. Lúc ấy, nhằm đời Đường Cao Tông, ngươn niên Long Sóc, năm Tân Dậu.
Ngài
qua phương Nam ẩn dật mười sáu năm, đến ngày mồng tám tháng giêng, năm Bính Tý,
đời Đường Cao Tông, ngươn niên Nghi Phụng, gặp Ân Tông Pháp Sư, khi ấy (Pháp
Sư-nd) mới hiểu rõ cái tông chỉ của Đại Sư. Đến ngày rằm tháng ấy, Ân Tông Pháp
Sư nhóm hết tứ chúng (Tì khưu, Tì Khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di-nd) mà xuống tóc
cho Đại Sư, rồi qua mồng tám tháng hai, lại nhóm hết các vị danh đức mà truyền
thọ Cụ Túc Giới (250 giới của Tì Khưu-nd) cho ngài.
Trí
Quang Luật Sư ở Tây Kinh làm Thọ Giới Sư Huệ Tịnh Luật Sư ở Tô Châu làm Yết Ma
Thông Ứng Luật Sư ở Kinh Châu làm Giáo Thọ Kỳ Đà La Luật Sư ở Trung Thiên Trước
thuyết giới.
Mật
Đa Tam Tạng ở Tây Thiên Trước chứng giới
Nguyên
cái giới đàn này do sư Câu Na Bạt Đà La Tam Tạng ở triều nhà Tống, đứng ra sáng
lập, và có dựng bia ghi lời sấm truyền rằng: “ Sau sẽ có một vị Bồ Tát xác phàm
thọ giới tại chỗ này.”
Đến
đời Lương Võ Đế, ngươn niên Thiên Giám, lại có Sư Trí Dược Tam Tạng từ Tây
Thiên Trước ngồi thuyền vượt biển sang Trung Quốc, đem một gốc cây Bồ Đề ở Tây
Thiên Trước trồng nơi bờ ranh của Giới Đàn ấy, và cũng đặt bia ghi lời dự ngôn
như vầy: “ Sau này, một trăm bảy mươi năm, sẽ có một vị Bồ Tát xác phàm khai diễn
pháp thượng thừa ở dưới cội cây này, cứu độ vô số chúng sanh, ấy là vị Pháp chủ
truyền thọ tâm ấn của Phật.”
Thật
quả như lời sấm truyền. Đại Sư đã đến chỗ này mà thế phát và thọ giới, và chỉ
bày cái Đơn Truyền Pháp Chỉ (Tâm Pháp-nd) cho tứ chúng vậy.
Qua
năm sau, nhằm mùa xuân, Đại Sư từ giả đại chúng mà về chùa Bửu Lâm. Khi ấy, Sư
Ân Tông cùng các vị tăng, người tục, có trên một ngàn người, đến đưa Ngài thẳng
đến xứ Tào Khê.
Lúc
ấy, có Thông Ứng Luật Sư ở Kinh Châu, cùng các vị học giả kể có một trăm người,
đều theo ở với Đại Sư.
Khi
Ngài đến chùa Bửu Lâm tại Tào Khê, thấy chùa chật hẹp, không đủ dung nạp đồ
chúng, thì có ý muốn mở rộng ra.
Đại
Sư đến viếng một người trong xóm là Trần Á Tiên mà nói rằng: “ Lão tăng đến đây
muốn cầu thí chủ cho một khoảng đất vừa đủ trải tấm tọa cụ (manh vải để trải ngồi-nd)
được chăng? “
Trần
Á Tiên nói: “Tấm tọa cụ của Hòa Thượng rộng là bao lớn?”
Tổ
Sư lấy tấm tọa cụ chỉ cho Trần Á Tiên xem. Trần Á Tiên thưa: “ Được”. Tổ Sư liền
lấy tọa cụ phóng ra, bao trùm hết bốn cảnh Tào Khê, lại có bốn vị Thiên Vương
hiện thân ngồi trấn bốn hướng. Nay tại cảnh chùa có núi Thiên Vương và nhơn
chuyện này mà đặt ra tên núi ấy.
Trần
Á Tiên nói: “Tôi biết pháp lực của Hòa Thượng thật là quảng đại, nhưng vì phần
mộ của cao tổ tôi đều nằm trong khoảnh đất này, ngày sau nếu có cất tháp, xin
giữ lại các phần mộ, còn giai dư tôi hỉ cúng hết, để làm ngôi Bửu Phường vĩnh
viễn. Lại chỗ đất này là mạch núi Sanh Long và non Bạch Tượng, vậy chỉ nên bình
thiên, chẳng nên bình địa (Chổ thấp cất cao, chổ cao cất thấp, chẳng nên đục
đá, e hư mạch núi-nd)
Sau
chùa kinh dinh kiến trúc, nhứt nhứt đều làm theo lời thỉnh cầu của Trần Á Tiên.
Mỗi
lần Đại Sư đi dạo trong cảnh chùa, gặp chỗ nào nước non xinh đẹp, ngài dừng
chân ngồi nghỉ, nên mấy chỗ ấy thành ra các Nhàn Tịnh Cảnh, cộng là mười ba chỗ.
Nay kêu là Hoa Quả Viện, cả thảy đều phụ thuộc về chùa Bửu Lâm.
Nguyên
nơi Đạo Tràng Bửu Lâm, khi trước cũng có Sư Trí Dược Tam Tạng ở Tây Thiên Trước,
từ Nam Hải qua cửa Tào Khê, lấy tay bụm nước uống, nghe mùi thơm ngọt, thì lấy
làm lạ, liền kêu môn nhơn bảo rằng: “Nước nơi đây không khác gì nước bên Tây
Thiên Trước, trên nguồn khe chắc có thắng địa, lập Nhàn Tịnh Cảnh được.”
Sư
lần theo dòng nước lên tới nguồn khe, nhìn bốn phương non nước xây vòng, đầu
non châu giụm, xinh đẹp lạ lùng...Sư khen rằng:” Cảnh núi này rõ ràng giống như
cảnh núi Bửu Lâm ở Tây Thiên trước.”
Sư
kêu dân làng Tào Hầu mà bảo rằng: “Nơi núi này nên lập một cảnh chùa, sau đây một
trăm bảy mươi năm, sẽ có một vị Vô Thượng Pháp Bửu (chỉ Đức Huệ Năng-nd) diễn
hóa tại chỗ này, số người đắc đạo nhiều như cây rừng, vậy nên đặt hiệu chùa là
Bửu Lâm (Rừng báu-nd)”
Thuở
ấy, có một vị quan Mục Chủ tỉnh Thiều Châu, tên Hầu Kỉnh Trung, lấy những lời ấy
làm biểu dâng cho vua, vua nhận lời xin, lại ban cho một tấm biểu hiệu là Bửu
Lâm. Thế mới thành một cảnh chùa Phật. Ây là một ngôi chùa có trước hết ở đời
nhà Lương, niên hiệu Thiên Giám, năm thứ ba.
Trước
điện chùa có một sở đìa (ao-nd), trong đó có một con rồng thường trồi lên hụp
xuống, làm diêu động các cây rừng.
Một
ngày kia, rồng hiện hình rất lớn, làm cho sóng nổi, nước trào, mây mù tối mịt.
Các môn đồ đều kinh hãi.
Đại
Sư nạt rằng: “Ngươi có thể hiện hình lớn, mà không thể hiện hình nhỏ được. Nếu
ngươi là thần long thì biến hóa được, nhỏ biến ra lớn, lớn biến ra nhỏ.”
Rồng
ấy thoạt nhiên hụp xuống, giây lâu lại hiện ra mình nhỏ, nhảy khỏi mặt đìa.
Tổ
sư mở bình bát, nói thách rằng:” Chắc ngươi không dám chun vô bình bát của lão
tăng?”
Rồng
hâm hỡ nhảy tới trước mặt, Tổ Sư lấy bình bát thâu vào. Rồng hết phương vùng vẫy.
Tổ
Sư đem bình bát về chùa, thuyết pháp cho rồng nghe. Rồng liền cởi lốt mà đi mất.
Bộ xương này dài đến bảy tấc, đầu đuôi, sừng cẳng, đều có đủ, để lưu truyền tại
chùa. Sau Đại Sư lấy đá lấp cái đìa ấy.
Nay
trước điện chùa, phía tả, có cái tháp bằng sắt dựng nơi đó. (Lời chú: Đến niên
hiệu Chí Chánh, năm Kỷ Mão, chùa bị nạn binh hỏa, bộ xương rồng ấy thất lạc nơi
nào chẳng rõ).
Đời
nhà Đường, Thích Pháp Hải soạn
Đức
Lục Tổ có một viên đá trừ yêu, khắc tám chữ: "Long sóc nguyên niên Lư cư
sĩ chi." Đá ấy trước để tại Đông Thiền Viện Huỳnh Mai; Đến đời Minh, niên
hiệu Gia Tịnh, có người sĩ-hoạn ở Việt Trung tới Huỳnh Mai thỉnh về Tào Khê,
nay vẫn còn.
Quan
Hữu thừa Vương Duy ở đời Đường, cầu Thầy Thần Hội làm bài kỷ niệm Tổ Sư:
"Lục Tổ sống chung với bọn lao động suốt 16 năm, gặp dịp Thầy Ân Tông giảng
kinh, mới xuống tóc."
Quan
Thứ Sử Liễu Tông Nguyên làm bia kỷ niệm Tổ Sư: "Lục Tổ vâng chịu tín y, rồi
ẩn dật ở Nam Hải, trọn 16 năm; Nhận thấy thời cơ hành đạo đã đến, mới về Tào
Khê, làm Thầy người."
Quan
Thừa Tướng là Trương Thương Anh làm bài kỷ niệm Ngũ Tổ: "Ngũ Tổ dạy đạo ở
Đông Thiền Viện Huỳnh Mai, vì muốn tiện bề phụng dưỡng mẹ già, nên khi gặp thời
cơ, niên hiệu Long Sóc đầu tiên, truyền y pháp lại cho Lục Tổ, rồi giải tán đại
chúng, cất cốc ở núi Đông Sơn, địa chủ là Phùng Mậu tình nguyện cúng núi ấy cho
Ngũ Tổ làm đạo tràng."
Tham
chiếu theo các lý do kể trên mà xét định, Đức Lục Tổ đến Huỳnh Mai, lãnh thọ y pháp
của Đức Ngũ Tổ, rồi từ niên hiệu Long Sóc đầu tiên, năm Tân Dậu, qua đến niên
hiệu Nghi Phụng, năm Bính Tý, trọn mười sáu năm, Đức Lục Tổ mới đến chùa Pháp
Tánh xuống tóc.
(Phụ
chính từ bản dịch của HT TTQ)
Phụ
chú về bản dịch của HT Thích Minh Trực.
Trong
tất cả các bản dịch về Pháp Bảo Đàn Kinh, tôi chuộng nhất là bản dịch của HT
Thích Minh Trực, thế nhưng khi đọc và tra cứu thêm từ các bản dịch khác, tôi cảm
nhận rằng bản dịch của HT TMT chỉ được gần hoàn chỉnh, nên tôi liền dùng ngay bản
dịch của HT Thích Từ Quang (có Hán Văn phụ kèm) để tu bổ và làm cho bản dịch của
HT sát cận với ý kinh.
Theo
nguyên tắc, trong việc dịch văn sách, người dịch phải theo sát nghĩa của nguyên
văn, và chỉ được tạo lập các văn từ nếu như ngôn ngữ được chuyễn dịch không tương
ưng. Lại nữa, trong bài dịch, HT quá từ bi nên lại để lại quá nhiều phụ chú Hán
Văn cho người xưa (thiên về Nho giáo và mạnh về Hán Văn) làm cho người thời nay
đọc kinh bị trở ngại trong dòng tư tưởng, hoặc HT vì thương các người sơ cơ, phải
phụ chú các câu của Tổ, nhưng vì làm thế mà làm cho nghĩa sâu thành cạn. Có bài
kệ của Tổ được HT phiên dịch làm cho câu văn xuông đẹp, nhưng lại mắc lỗi là
làm cho câu kệ tối nghĩa hay lại đi xa hơn là làm hoán đổi kinh kệ của Tổ. Đã
hơn gần 18 năm, tôi rất bối rối không biết mình phải làm sao cho phải vì tự biết
mình không có đủ tài đức. Nhưng rồi, vì Chánh Pháp, vì Phật Đạo của các người
đi sau mà tôi tha thiết mà tu bổ và sửa chửa các tì vết của ngọc báu trên. Mong
oai linh Chư Phật Tổ chứng minh và HT TMT chứng nhận tấm lòng tha thiết và
thành tâm vì Phật Pháp mà tôi phải làm việc ấy.
Thế
nên, tuy tôi ráng theo sát bản kinh của ngài và lượt bỏ các khoãng dư và không
để vào các lời phụ chú của người (trong ấy có xen lẫn tiếng Pháp), mà dùng tất
cả các chữ Việt thay ngay các danh từ Hán Việt (như dùng danh từ “Mặt Trời Mặt
Trăng” mà thay thế cho các chữ “Mặt Nhật Mặt Nguyệt”, hay thay cả một đoạn văn
như “Nhẫn lên gọi là pháp Sám Hối Không Tướng” bằng “lời sám hối kể trên gọi là
Sám Hối Không Tướng” cho lời văn rõ ràng hơn, nhưng có đoạn tôi phải bắt buộc
phải loại bỏ hoàn toàn các lời phụ chú hoặc thay đổi hết cả các phụ chú của HT
TMT.
Thí
dụ như
Trong
Phẩm Nghi Vấn, lúc Lục Tổ nói bài Vô Tướng Kệ, có đoạn Hán Văn là “Tâm bình hà
lao trì giới”
HT
MT dịch “Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới"
HT
TQ dịch “Tâm bình chẳng đợi giữ giới.”
Trong
kinh cũng có nói Tổ Sư đã thọ 250 Tỳ Khưu Cụ Túc Giới, vì thế đoạn dịch ấy,
theo thiển kiến của tôi chưa được chuẩn nên tôi theo nghĩa và văn của HT TMT
nhưng dùng lời của HT TTQ mà tu bổ rằng:
“Lòng
Bình Đẳng đâu đợi giữ giới”
Có
nghĩa là đâu phải lúc mình vào chùa tu rồi mới giữ giới, mà ngay bây giờ giữ
lòng bình đẳng thì đã đồng với giữ giới rồi.
Hay
trong phẩm Tự tự (Hành trạng và do lai của Ngài Lục Tổ), đến khúc “Huệ Năng nầy
liền hiểu ý Tổ Sư, đến canh ba vào thất. Ngũ Tổ lấy áo ca sa đắp cho ta, chẳng
cho ai thấy, rồi nói kinh Kim Cang cho ta nghe, đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi
sanh kỳ tâm. Có nghĩa là: Không nên trụ vào chỗ nào mà sanh tâm mình “
HT
MT phụ chú ngay sau đó (Để cái tâm trống không, chẳng trụ vào đâu cả)
Tôi
cảm thấy hay hơn là không phụ chú gì cả vì nếu làm như thế thì tự nhiên lại
ngay đó mà lấy nghĩa thâm diệu đó làm cho thành cạn và làm sai ý Tổ, vì ngay
trong phẩm Bát Nhã, Tổ đã quở việc làm ấy. Thế nên, tôi phải bỏ ngay câu đó và
thay vào đoạn chú này để không phụ ý từ bi của HT TMT, nhưng theo sát ý Tổ hơn:
(
Phải thật đúng y như lời, như lúc tiếp vật, xúc chạm, tâm mình vẫn như như
không nhiễm, không chấp, không thủ, không xả, không không, cũng không phải là
không không. Phải biết, ngoài Bổn Tâm, không còn sanh tâm chi khác. Trên cảnh
không sanh tâm, hết cảnh tâm không diệt - Ndm)
Hay
trong đoạn khác, kinh nói:
“Phàm
người thấy tánh, khi nghe pháp rồi thì phải thấy liền. Nếu được như thế, thì dầu
hươi đao ra trận cũng đặng thấy tánh.”
HT
TMT phụ chú (Người lợi căn, dẩu gặp cảnh nguy nan gấp rút, bao giờ cũng thấy
tánh mình)
Tôi
cảm thấy lời phụ chú ấy không làm sáng tỏ thêm ý chính của văn, nên thay vào lời
này
(Người
lợi căn, dẩu gặp cảnh nguy nan gấp rút, cũng không bao giờ mất tâm, hay sanh
tâm chi khác. Dầu ở Thiên Đường hay Địa Ngục, dẫu cảnh thuận hay nghịch, Bổn
tâm vần như như, không thêm, không bớt- nđm)
Trong
kinh lại có nói:
“Ngày
kế, Ngũ Tổ lén đến chỗ phòng giã gạo, thấy Huệ Năng này mang đá nơi lưng mà giã
gạo (Bởi mình gầy ốm, nên phải mang thêm đá cho đủ nặng, mới đạp nổi cái chày-
nd) Ngài nói rằng: “Người cầu Đạo, vì pháp quên thân, phải như thế sao !” Ngài
mới hỏi : “ Gạo trắng chưa ?” Huệ Năng nầy đáp : “Gạo trắng đã lâu, chỉ còn thiếu
sàng.”
HT
TMT phụ chú (Ý nói đã thấy tánh, chỉ còn đợi truyền Pháp)
Do
được lời chỉ dẩn của Bổn Sư, tôi được giảng ý chỉ ấy tường tận, nên thay lời phụ
chú ấy như sau ( Khi đã minh tâm kiến tánh thì cái gì làm hay nghĩ đều là pháp.
Sàng ở đây là tâm ấn, là phương tiện, như cờ tiết việt, búa lệnh, dấu ấn trên
giấy tờ, cho chúng sinh và tất cả các vị Hộ Pháp nay biết rõ, và đồng được sự hộ
niệm của chư Phật mười phương chứng minh cho vị này là đại diện cho chúng ta,
nói như Chư Phật nói, nghĩ như Chư Phật nghĩ, làm như Chư Phật làm, nơi cõi này
hoá độ chúng sinh - ndm)
Trong
phẩm Sám Hối, HT TMT dịch bài kệ như sau
(Bản
dịch của HTTMT)
Người
mê muội phước cầu, Đạo phế Tu phước điền, dối kể Đạo mầu Thí cúng nhiều, phước
được trùng thâu Nhưng ba ác tâm đầu sanh mãi Tưởng tu phước, tội trừ ác cải,
Sau
phước lành, tội lại còn sanh Ngó trong tâm gốc lỗi trừ thanh Tự tánh phải chơn
thành sám hối Pháp sám hối đại thừa lãnh hội Cải tà quy chánh tội không sanh Học
Đạo thường xem tánh tịnh thanh Tức cùng Phật cũng thành nhứt loại Pháp Đốn
Giáo, Tổ ta truyền dạy Nguyện chúng đồng đặng thấy tâm nguyên Pháp thân nay
mong đặng thấy liền Lìa Pháp tướng, tâm điền trong lặng Gắng thấy tánh đừng
lòng sao lãng Niệm sau lìa đời hẳn phế vong Hiểu đại thừa, thấy đặng tánh thông
Phải cung kính hết lòng cầu học
Khi
so với bản chánh thì quá khác nghĩa (Ví như câu "Niệm sau lìa đời hẳn phế
vong", tự nó trở thành tối nghĩa, còn nếu ngắt câu đi bằng dấu phẩy mà
không đúng chỗ thì hỏng:
Niệm
sau lìa, đời hẳn phế vong
Niệm
sau lìa đời, hẳn phế vong
Niệm,
sau lìa đời, hẳn phế vong
Dù
câu số 1 được coi như là gần sát nhất, nhưng khi tra với nguyên văn:
Hậu
niệm hốt tuyệt, nhất thế hưu
Thì
thấy khác ý và văn rất nhiều. Cho nên, tôi phải thay vào bằng bài kệ của HT
Thích Từ Quang
(Bản
dịch của HT Thích Từ Quang)
Người
mê tu phước chẳng hành đạo Chỉ nói tu phước ấy là đạo Bố thí cúng dường, phước
vô cùng Ba ác trong tâm gốc còn tạo Tưởng rằng tu phước, tội được tiêu Đời sau
được phước, nhưng còn tội Chỉ trừ tội-nghiệp ở nội tâm Mới thật tự tánh chơn
sám hối Bỏ tà làm chánh là không tội Học đạo, hằng xem ở tự tánh Các Phật cùng
ta đồng một loại Tổ xưa chỉ truyền Đốn Pháp này Nguyện cho chúng sanh đồng thấy
tánh Nếu muốn về sau thấy pháp thân Lìa các pháp tướng, rửa lòng sạch Gắng công
tự thấy, chớ thờ ơ Dứt tuyệt niệm sau, một đời rảnh Ngộ được Đại Thừa, thấy tự
tánh Chấp tay cung kính chí tâm cầu
Lại
nữa, ngài Lục Tổ và Ngũ Tổ luôn dạy người tâm phải khiêm nhượng, và cách sống,
lời nói, và hành động của các vị cũng như thế. Tuy nhiên, trong lúc dịch, HT
TMT luôn để lối xưng hô của các vị Tổ đối với các vị khác là "ngươi";
Đó là cách xưng hô của kẻ có quyền thế khinh miệt kẻ dưới mình. Trái lại, trong
khi giảng dạy, Lục Tổ luôn gọi đại chúng là "Chư Thiện Tri Thức", nên
chữ "ngươi" này dịch từ Hán ngữ "Nị" là trái nghịch. Tôi
thay hết bằng chữ "Ông" hết trong các phẩm..
Thí
dụ: Trong phẩm Đốn Tiệm, phần Chí Hoàng
HT
TMT dịch:
Sư
rằng: "Ta nghe nói thầy của ngươi dạy pháp Giới Định Huệ cho các học giả,
nhưng chưa rõ thầy ngươi nói cái hạnh tướng của Giới Định Huệ như thế nào. Hãy
nói lại cho ta nghe."
Chí
Thành bạch: "Tú Đại Sư nói: Các điều dữ chớ làm, gọi là giới. Các điều
lành vâng làm, gọi là Huệ. Giữ ý mình trong sạch, gọi là Định. Thầy tôi nói như
vậy, chưa rõ Hòa Thượng dùng pháp nào mà dạy người?"
Sư
nói: "Nếu ta nói có pháp dạy người, tức là nói dối với ngươi. Ta chỉ tùy
phương tiện mà giải thoát cho người. Phương tiện ấy giả gọi là Tam Muội. Cứ như
chỗ thầy ngươi nói về môn Giới Định Huệ thiệt không thể nghĩ bàn được. Chỗ ta
nói về Giới Định Huệ lại khác."
Tôi
thay lại:
Sư
rằng: "Ta nghe nói thầy của ông dạy pháp Giới Định Huệ cho các học giả,
nhưng chưa rõ thầy ông nói cái hạnh tướng của Giới Định Huệ như thế nào. Hãy
nói lại cho ta nghe."
Chí
Thành bạch: "Tú Đại Sư nói: Các điều dữ chớ làm, gọi là giới. Các điều
lành vâng làm, gọi là Huệ. Giữ ý mình trong sạch, gọi là Định. Thầy tôi nói như
vậy, chưa rõ Hòa Thượng dùng pháp nào mà dạy người?"
Sư
nói: "Nếu ta nói có pháp dạy người, tức là nói dối với ông. Ta chỉ tùy
phương tiện mà giải thoát cho người. Phương tiện ấy giả gọi là Tam Muội. Cứ như
chỗ thầy ông nói về môn Giới Định Huệ thiệt không thể nghĩ bàn được. Chỗ ta nói
về Giới Định Huệ lại khác."
Tôi
chỉ sơ lượt vài điểm cho người đọc được biết lý do, nguyên nhân, tại sao quyển
Pháp Bảo Đàn Kinh của HT Thích Minh Trực lại khác trong này, và căn cứ vào đâu,
và dùng sách nào để tu bổ Kinh Pháp Bảo Đàn này. Vì Đạo Pháp, và là một người
ưa chuộng đọc các sách kinh sử, tôi chỉ mong đóng góp vào việc hoàn chỉnh quyển
Pháp Bảo Đàn Kinh này theo thật sát với Đạo Tối Thượng Thừa, và theo sát với
tinh thần dịch thuật. HT TMT và HT TTQ đã làm việc khó nhất, nên tôi chẳng có
công gì trong việc này. Thế nhưng làm sao tránh khỏi các việc sơ xuất khi còn
năm uẩn bao bọc, nên mong các vị Đại Đức, Thượng Tọa, Thiền Sư, và các học giả
thương tình giúp ý kiến thêm cho câu văn thêm được hoàn chỉnh. Ơn trọng.
Cư
sĩ Thiện Quang kỉnh bút. Ngày 19 tháng 9 năm 2002
Phẩm Tự Tự (Hành Trạng và Do Lai của đời Lục Tổ)
Lúc Đại Sư đến chùa Bửu Lâm, có quan Thứ sử họ Vi ở Thiều Châu, cùng các viên quan, chức sắc, vào núi thỉnh Sư về nơi giảng đường chùa Đại Phạm tại tỉnh thành, và cầu Ngài vì chúng mà khai duyên thuyết pháp. Đại Sư thăng tòa rồi, Vi Thứ sử cùng các quan viên, chức sắc, có trên ba mươi người, học sĩ phái nho hơn ba mươi người, cùng các vị tăng, ni, đạo, tục có trên một ngàn người, đồng đến làm lễ xin nghe yếu lý về Phật pháp.
Đại
Sư bảo chúng rằng: “Tánh Bồ Đề (giác ngộ-nd) của mình xưa nay vốn trong sạch. Nếu
dùng cái tâm ấy, thì chắc thành Phật.”
Chư
Thiện tri thức, hãy nghe sự ý về chỗ hành do cùng việc đắc pháp của Huệ Năng
này. Nghiêm phụ của Huệ Năng vốn ở xứ Phạm Duơng, làm quan bị giáng chức đày về
Lãnh Nam làm dân tại huyện Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, còn một
mẹ già cô độc, phải dời nhà qua quận Nam Hải. Nhà nghèo thiếu, cay đắng trăm bề,
đến phải đem củi ra chợ mà bán. Lúc ấy, có một người khách mua củi bảo Huệ Năng
mang đến tiệm. Khách thâu củi, Huệ Năng này lãnh tiền rồi, bước ra ngoài cửa,
thấy một người khách tụng kinh. Huệ Năng này nghe qua, tâm liền mở mang tỏ
sáng, mới hỏi khách tụng kinh gì?
Khách
đáp: “Kinh Kim Cang”.
Huệ
Năng lại hỏi: “Ở đâu đến mà trì tụng kinh ấy?”
Khách
rằng: “Tôi ở chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai, xứ Kỳ Châu lại đây. Chùa ấy do
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư chủ trì giáo hóa tại đó. Môn nhơn của ngài có trên một
ngàn người. Tôi đã đến chùa lễ bái, nghe giảng, và lãnh kinh ấy. Đại Sư thường
khuyên các vị tăng, người tục, nếu ai trì tụng kinh Kim Cang, thì liền thấy
tánh và chắc thành Phật.”
Huệ
Năng này nghe nói rồi, lại bởi có nhơn duyên kiếp trước nên nhờ một người khách
giúp Huệ Năng mười lạng bạc, bổ sung vào việc y thực của lão mẫu, và dạy qua
huyện Huỳnh Mai mà làm lễ Ngũ Tổ. Huệ Năng này an trí lão mẫu xong rồi, liền từ
giả ra đi, chẳng đầy ba mươi ngày, tới huyện Huỳnh Mai, vào làm lễ Ngũ Tổ.
Tổ
Sư hỏi: “Ông là người ở phương nào, muốn cầu việc chi?”
Huệ
Năng nầy đáp: “ Đệ tử là dân huyện Tân Châu, xứ Lãnh Nam, thiệt ở phương xa đến
đây lạy Tổ Sư, chỉ cầu thành Phật, chớ chẳng cầu chi khác.”
Tổ
Sư nói: “Ông là người xứ Lãnh Nam , lại là giống dã man, thế nào thành Phật được
!”
Huệ
Năng nầy nói: “Con người tuy phân có Nam Bắc, chứ Phật Tánh không có Nam Bắc.
Cái thân dã man này đối với Hòa Thượng tuy chẳng giống nhau chớ cái tánh Phật
nào có khác!”
Ngũ
Tổ còn muốn nói chuyện nữa, nhưng thấy chúng môn đồ đứng vây hai bên tả hữu,
nên bảo Huệ Năng này theo chúng mà làm công việc.
Huệ
Năng này nói: “Kính bạch Hòa Thượng, tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ, chẳng
lìa tự tánh, tức là phước điền, chẳng hay Hòa Thượng còn dạy làm công việc gì nữa
?”
Tổ
Sư rằng: “Cái căn tánh của người dã man này thiệt là sáng suốt. Ông chớ nói nữa,
hãy đi ra nhà sau.”
Huệ
Năng này ra đến nhà sau, thì có một người hành giã sai Huệ Năng này bửa củi,
giã gạo (Giã bằng chày đạp-nd).
Trải
qua tám tháng dư, một ngày kia Tổ Sư xảy thấy Huệ Năng này, ngài nói rằng: “ ta
nghĩ chỗ tri kiến của ông dùng được, song sợ có kẻ ác hại ông, nên chẳng nói
chuyện với ông, ông có biết chăng?”
Huệ
Năng này nói: “Đệ tử cũng hiểu ý Tôn Sư, nên chẳng dám đến trước nhà, khiến cho
người ta không biết.”
Một
ngày kia, Ngũ Tổ bảo các môn nhơn đều tựu lại mà dạy rằng: “Ta nói cho chúng đệ
tử rõ: Sự sống thác của người đời là việc lớn. Các ông trọn ngày chỉ cầu phước
điền, chớ chẳng cầu ra khỏi biển khổ sống thác. Nếu tánh mình mê muội thì phước
nào cứu được ! Các ông hãy lui về, mỗi người xem trí huệ của mình, lấy tánh Bát
Nhã (trí huệ-nd) của Bổn Tâm mình mà làm một bài kệ, đem trình cho ta xem. Nếu
ai hiểu rõ đại ý, ta sẽ truyền y pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Hãy đi cho mau, chẳng
đặng chậm trễ. Nếu để tâm suy nghĩ độ lượng, ắt chẳng hạp dùng. Phàm người thấy
tánh, khi nghe pháp rồi thì phải thấy liền. Nếu được như thế, thì dầu hươi đao
ra trận cũng đặng thấy tánh (Người lợi căn, dẩu gặp cảnh nguy nan gấp rút, cũng
không bao giờ mất tâm, hay sanh tâm chi khác. Dẫu ở Thiên Đường hay Địa Ngục, dẫu
cảnh thuận hay nghịch, Bổn tâm vẫn như như, không thêm, không bớt- nđm)
Các
môn nhơn khi được lệnh sắp phân rồi, đồng lui ra, lần lượt kêu nhau mà truyền rằng:
“Bọn chúng ta chẳng nên lóng tâm dùng ý mà làm kệ để trình cho Hòa Thượng, vì
có ích chi đâu ! Sư Thượng Tọa Thần Tú hiện làm thầy Giáo Thọ, chắc người làm kệ
được. Chúng ta đừng làm kệ tụng, mà hao tổn tâm lực rất uổng.”
Chúng
nhơn nghe nói yên lòng, đồng bảo từ đây sắp sau, chúng ta nương cậy Sư Thần Tú,
cần gì làm kệ mà phải phiền lòng !
Còn
Sư Thần Tú suy nghĩ: “ Các người ấy không trình kệ, ấy vì nể ta là Giáo Thọ, thầy
của bọn chúng. Ta phải làm kệ đem trình cho Hòa Thượng. Nếu không trình kệ, thì
Hòa Thượng đâu biết chỗ thấy hiểu trong tâm ta sâu cạn thế nào ? Bổn ý ta trình
kệ mà cầu pháp thì tốt, còn như xem vào ngôi Tổ thì xấu, thì cũng như người
phàm, lòng mong đoạt ngôi Thánh, có khác gì đâu! Bằng chẳng trình kệ, rốt không
đắc pháp. Thiệt rất khó, rất khó!”
Nguyên
trước nhà Ngũ Tổ có ngôi nhà ba gian, ngài tính rước quan Cung Phụng là Lư Trân
vẽ các biến tướng thuật trong kinh Lăng Già (quang cảnh lúc Phật thuyết pháp tại
hội Lăng Già-nd) và cái bản đồ chỉ về sự kế truyền của năm vị Tổ Sư (Ngũ Tổ Huyết
Mạch Đồ-nd) để lưu truyền cho đời cúng dường. (Năm vị Tổ là: Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Đại Sư, Nhị Tổ ^ Huệ Khả Đại Sư, Tam Tổ Tăng Xán Đại Sư, Tứ Tổ Đạo Tín Đại Sư,
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư.-nd)
Sư
Thần Tú làm kệ xong, muốn đem trình mấy phen, nhưng mỗi khi đến trước nhà Tổ,
thì trong lòng hoãng hốt, mồ hôi ra ướt cả mình, nghĩ rằng trình kệ chẳng đặng.
Trước sau trải qua bốn ngày, mười ba phen mà trình kệ chẳng đặng. Sư Thần Tú mới
suy nghĩ chi bằng biên bài kệ nơi vách nhà ấy, nếu thình lình Hòa Thượng xem thấy
mà khen hay, thì ta liền ra làm lễ nói rằng bài kệ ấy của Thần Tú làm. Bằng
ngài nói bài kệ ấy chẳng đặng dùng, thiệt uổng công ta vào núi mấy năm, thọ sự
lễ bái của người, lại còn tu hành gì nữa.
Đêm
ấy đến canh ba, Thần Tú chẳng cho ai biết, tự mình cầm đèn, biên bài kệ nơi
vách phía nam của nhà ba gian ấy, bày rõ chỗ thấy tâm của mình. Kệ rằng:
Nguyên
văn: Thân thị Bồ Đề Thọ
Tâm
như Minh Cảnh Đài Thời thời cần phất thức Vật sử nhá trần ai.
Có
nghĩa là:
Thân
ấy, cây Bồ Đề Tâm ấy, Đài Minh Cảnh Giờ giờ cần phủi sạch Chớ để vướng bụi trần
Sư
Thần Tú biên bài kệ rồi, bèn trở về phòng, chẳng có ai hay biết. Thần Tú lại
suy nghĩ: “ Nếu ngày mai, Ngũ Tổ thấy bài kệ mà vui mừng, tức là ta có duyên với
pháp. Bằng ngài nói chẳng đặng dùng, ấy bởi tâm ta muội mê, nghiệp chướng kiếp
trước còn nặng, nên chẳng hạp thời đắc pháp. Thánh ý thật khó dò !”
Ở
trong phòng, Thần Tú cứ lo nghĩ mãi, suốt cả năm canh ngồi nằm chẳng yên. Ngũ Tổ
đã biết trước Sư Thần Tú chưa vào cửa Đạo, vì người chẳng thấy tự tánh.
Trời
sáng, Ngũ Tổ vời Lư Cung Phụng đến, bảo vẽ cảnh biến tướng và cái bản đồ nói
trên nơi vách nhà phía nam. Xảy thấy bài kệ ấy, Ngài bảo rằng: “Nầy quan Cung
Phụng, thôi chẳng cần vẽ. Thiệt nhọc công ông ở phương xa đến đây. Kinh có nói
rằng: “Phàm vật có hình tướng đều là giả dối. Vậy hãy để bài kệ ấy cho người
trì tụng. Cứ y như bài kệ ấy mà tu hành, thì khỏi đọa vào đường ác. Cứ y theo
bài kệ ấy mà tu hành, thì có ích lợi lớn.”
Ngũ
Tổ dạy các môn nhơn đốt nhan lễ kỉnh, bảo cả thảy tụng bài kệ ấy thì liền đặng
thấy tánh. Các môn nhơn tụng kệ, đều khen thật hay.
Đến
canh ba, Ngũ Tổ kêu Sư Thần Tú vào nhà, hỏi rằng: “Bài kệ ấy phải ông làm
chăng?”
Thần
Tú nói: “Thiệt Thần Tú nầy làm, nhưng kẻ đệ tử chẳng dám vọng cầu ngôi Tổ, chỉ
mong Hòa Thượng từ bi xem coi đệ tử có chút trí huệ chăng.”
Ngũ
Tổ nói: “ Ông làm bài kệ ấy, tỏ ra chưa thấy bổn tánh. Ông mới tới ngoài thềm cửa,
chưa vào trong nhà. Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà tìm đạo Vô Thượng Bồ Đề thì rõ
ràng không thể được. Theo đạo Vô Thượng Bồ Đề, hễ khi nghe nói pháp rồi, liền
phải biết Bổn Tâm và thấy Bổn Tánh của mình. Tâm của mình chẳng sanh chẳng diệt,
trong cả thảy thời gian, niệm niệm mình thấy tánh. Đối với muôn pháp, tâm mình
suốt thông, không ngưng trệ. Một pháp, mình thấy hiểu chơn tướng. Cả thảy các
pháp, mình đều hiểu thấu chơn tướng. Đối với muôn cảnh, tâm mình như như. Tâm
như như tức là tâm chơn thật. Thấy như thế, tức là thấy Vô Thượng Bồ Đề của
mình.
Ông
hãy lui ra, suy nghĩ một hai ngày, rồi làm bài kệ khác đưa lại cho ta xem. Nếu
bài kệ của ông đặng vào cửa Đạo, ta sẽ truyền y pháp cho.
Sư
Thần Tú làm lễ rồi lui ra. Trải qua mấy ngày, Thần Tú làm kệ chẳng xong, thì
trong lòng hoảng hốt, thần ý bối rối dường như mê mộng, đi ngồi chẳng yên vui.
Cách
hai ngày, có một tên đồng tử đi ngang qua phòng giả gạo, xứng tụng bài kệ ấy.
Huệ Năng này nghe qua, biết bài kệ ấy chưa thấy Bổn Tánh. Tuy ta chưa được Ngũ
Tổ chỉ dạy, chớ đã sớm biết đại ý, nên mới hỏi đồng tử rằng: “Tụng bài kệ gì vậy?”
Đồng
tử đáp: “Người dã man này không hay biết chi hết, Đại Sư nói sự sống thác của
người thế gian là việc lớn. Vì muốn truyền y pháp, nên Ngài dạy các môn nhơn, mỗi
người làm một bài kệ đem trình cho Ngài xem. Nếu ai hiểu đại ý, Ngài sẽ truyền
y pháp cho, đặng làm Tổ thứ sáu. Sư Thượng Tọa Thần Tú có biên một bài kệ Vô Tướng
nơi vách nhà phía nam của dảy nhà ba gian. Đại Sư dạy mỗi người đều phải tụng.
Nếu y theo bài kệ ấy mà tu hành, thì khỏi đọa vào đường ác. Y theo bài kệ ấy mà
tu hành, thì có ích lợi lớn..."
Huệ
Năng nầy nói: “ Tôi cũng muốn tụng bài kệ ấy, để kết nhơn duyên về đời sau. Này
thượng nhơn, tôi ở đây giả gạo đã trên tám tháng, mà chưa từng ra trước nhà Tổ,
mong thượng nhơn dẫn tôi đến trước bài kệ đặng lễ bái.”
Đồng
tử dẫn ta đến trước bài kệ đặng lễ bái. Huệ Năng nầy nói: “Huệ Năng này không
biết chữ, xin thượng nhơn đọc giùm.” Khi ấy có quan Biệt Giá ở Giang Châu, họ
Trương, tên Nhựt Dung, cất tiếng đọc lớn.
Huệ
Năng này nghe rồi, bèn nói: “ Tôi cũng có một bài kệ, mong ơn quan Biệt Giá
biên giùm.”
Biệt
Giá nói: “Ông cũng biết làm kệ nữa sao? Việc này ít khi có !”
Huệ
Năng này ngó quan Biệt Giá mà nói: “Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì chẳng nên
khinh dễ hàng sơ học. Có kẻ dước bực thấp mà thường thường phát sanh trí thức rất
cao. Có người trên bực cao mà thường thường chôn lấp ý trí của mình. Nếu khinh
dễ người, ắt có tội vô lượng vô biên.”
Biệt
Giá nói: “ Người hay ngâm kệ đi, ta biên dùm cho. Nếu ông đắc pháp, thì phải độ
ta trước, chớ quên !”
Huệ
Năng này ngâm kệ rằng:
Nguyên
âm: Bồ Đề bổn vô thọ
Minh
cảnh diệc phi đài
Bổn
lai vô nhứt vật
Hà
xứ nhá trần ai ?
HT
Minh Trực dịch: Bồ Đề chẳng có thọ
Minh
cảnh cũng không đài Bổn lai không có vật Nào chỗ vướng trần aị
Bản
dịch khác: Bồ Đề chẳng phải cây
Minh
Cảnh chẳng phải gương Xưa nay, không một vật Chỗ nào vướng bụi trần ?
Biên
bài kệ ấy rồi, cả thảy đồ chúng đều kinh hãi, khen hay và lấy làm lạ. Mỗi người
kêu nhau mà nói: “Lạ thay! Chẳng đặng xét lấy người bằng diện mạo. Bấy lâu
chúng ta nào đặng sai khiến vị Bồ Tát xác phàm ấy !”
Ngũ
Tổ thấy chúng nhơn kinh hãi và lấy làm lạ, e có kẻ hại ta, ngài mới lấy giầy
chà hết bài kệ mà nói rằng: “Bài kệ ấy cũng chưa thấy tánh !” Đồ chúng đều cho
là phải.
Ngày
kế, Ngũ Tổ lén đến chỗ phòng giã gạo, thấy Huệ Năng này mang đá nơi lưng mà giã
gạo (Bởi mình gầy ốm, nên phải mang thêm đá cho đủ nặng, mới đạp nổi cái chày-
nd) Ngài nói rằng: “Người cầu Đạo, vì pháp quên thân, phải như thế sao !” Ngài
mới hỏi : “ Gạo trắng chưa ?” Huệ Năng nầy đáp : “Gạo trắng đã lâu, chỉ còn thiếu
sàng.” ( Khi đã minh tâm kiến tánh thì cái gì làm hay nghĩ đều là pháp. Sàng ở
đây là tâm ấn, là phương tiện, như cờ tiết việt, búa lệnh, dấu ấn trên giấy tờ,
cho chúng sinh và tất cả các vị Hộ Pháp nay biết rõ, và đồng được sự hộ niệm của
chư Phật mười phương chứng minh cho vị này là đại diện cho chúng ta, nói như
Chư Phật nói, nghĩ như Chư Phật nghĩ, làm như Chư Phật làm, nơi cõi này hoá độ
chúng sinh - nđm)
Ngũ
Tổ lấy gậy gõ cối ba lần, rồi bỏ đi.
Huệ
Năng nầy liền hiểu ý Tổ Sư, đến canh ba vào thất. Ngũ Tổ lấy áo ca sa đắp cho
ta, chẳng cho ai thấy, rồi nói kinh Kim Cang cho ta nghe, đến câu: “Ưng vô sở
trụ nhi sanh kỳ tâm. Có nghĩa là: Không nên trụ vào chỗ nào mà sanh tâm mình (
Phải thật đúng y như lời, như lúc tiếp vật, xúc chạm, tâm mình vẫn như như
không nhiễm, không chấp, không thủ, không xả, không không, cũng không phải là
không không. Phải biết, ngoài Bổn Tâm, không còn sanh tâm chi khác. Trên cảnh
không sanh tâm, hết cảnh tâm không diệt - Nđm)
Huệ
Năng này nghe nói rồi liền rất tỏ sáng, biết rằng cả thảy muôn pháp đều chẳng
lìa tánh mình, mới bạch với Tổ Sư:
Nào
dè tánh mình vốn tự nhiên trong sạch.
Nào
dè tánh mình chứa đầy đủ (muôn pháp -nd)
Nào
dè tánh mình vốn không lay động
Nào
dè tánh mình có thể sanh ra muôn pháp.
Ngũ
Tổ nói: “ Nếu chẳng biết Bổn Tâm, thì học pháp vô ích. Bằng biết Bổn Tâm và thấy
Bổn tánh mình, tức gọi là Trượng Phu, là Phật, Thầy cõi trời và cõi người vậy.”
Đến
canh ba, Huệ Năng này thọ pháp, chẳng có ai hay. Tổ Sư truyền pháp Đốn Giáo và
y bát cho ta mà dạy rằng: “Ông làm Tổ thứ Sáu. Hãy gìn giữ và nhớ lấy đạo tâm của
mình (hộ niệm-nd). Phải quảng độ chúng hữu tình và lưu truyền cái chánh pháp
cho đời sau, đừng để đoạn tuyệt. Hãy nghe bài kệ của ta đây:
Nguyên
âm: Hữu Tình lai hạ chưởng
Nhơn
địa quả hườn sanh Vô Tình diệt vô chưởng Vô Tánh diệt Vô Sanh
HT
Thích Từ Quang dịch : Có tình, gieo giống xuống
Sẵn
nhân, Quả liền sanh Không tình, không gieo giống Không tánh thì không sanh
(Ý
nói, người có căn duyên, có tâm ý thiết tha thì hãy dạy pháp này, vì nơi tâm địa,
Tánh Bồ Đề nhờ cái tín tâm, thâm trọng tâm mà sanh trưởng đơm hoa kết trái. Ví
bằng kẻ không căn duyên, không sanh tâm hướng mộ thì phí công mà không có ích lợi
gì, vì Bồ Đề không sao sanh được nơi đất tâm ấy- nđm)
Tổ
Sư lại nói: “ Ngày xưa, Đạt Ma Đại Sư mới đến xứ nầy, người ta chưa tin (Phật
Pháp - nd) (Giảng thêm - Trước lúc ấy đã có Phật pháp và các kinh điển, nhưng
người ta không tin các vị Tăng, hay các lời dạy, vì họ biết các người ấy, không
phải là chân truyền, huyết thống của Phật - Nhất là dạy mốn Đốn Giáo. Do phong
tục của xứ ấy, chứ không phải là họ không tin ở Phật Pháp- nđm ) nên phải truyền
cái áo ấy để làm tín thể (vật làm tin-nd), nối truyền cho nhau từ đời này cho tới
đời khác. Còn Pháp thì lấy tâm truyền tâm, khiến cho người tự mình tỏ sáng, tự
mình hiểu biết. Từ xưa, Chư Phật chỉ truyền cái Bổn Thể (tức là Bổn Tánh, là cội
rễ của các Pháp - nd), và chỉ trao kín cái Bổn Tâm mà thôi. Áo là cái mối
tranh, tới đời ông đừng truyền nữa. Nếu truyền cái áo ấy thì tánh mạng rất nguỵ
Hãy đi cho chóng, kẽo e có kẻ hại ngươi. “
Huệ
Năng nầy bạch: “Đi xứ nào?”
Tổ
Sư nói: “Gặp Hoài (Huyện Hoài Tập-nd) thì ở lại, gặp Hội (Huyện Tứ Hội-nd) thì ẩn
nương nơi đó.”
Canh
ba, khi Huệ Năng lãnh đặng y bát rồi lại bạch rằng: “Huệ Năng vốn là người ở
Lãnh Nam , chẳng biết một con đường nào nơi núi này, làm sao ra đặng sông Cữu
Giang?”
Ngũ
Tổ nói: “Ông chẳng cần lo, để ta đưa ông.”
Tổ
đưa ta thẳng đến trạm Cữu Giang, bảo ta lên ghe, rồi Ngũ Tổ tự cầm chèo mà đưa.
Huệ
Năng nầy nói: “Xin Hòa Thượng ngồi, để cho đệ tử chèo mới phải.”
Ngũ
Tổ nói: “ Ta độ - đưa ông mới phải” (Chữ độ có nghĩa là đưa, mà cũng có ý nghĩa
là cứu độ - nd)
Huệ
Năng nầy nói: “Lúc mê thì Tổ Sư độ, ngộ rồi thì tự độ lấy mình. Huệ Năng này
sanh tại xứ dã man, giọng nói nặng âm thổ ngữ, nhờ Tổ Sư truyền pháp, nay đã được
tỏ sáng, thì chỉ nên lấy tánh mình mà độ mình mới phải.”
Tổ
Sư nói: “Phải vậy, phải vậy! Từ đây sắp sau, Phật Pháp sẽ do ông truyền bá thạnh
hành. Ông đi rồi, ba năm ta sẽ qua đời. Nay ông hãy đi, gắng sức đi qua hướng
Nam , nhưng chẳng nên vội thuyết pháp, vì Phật Pháp khó mở.”
Huệ
Năng này từ biệt Tổ Sư, đi qua hướng Nam , trong hai tháng tới núi Đại Dũ.
(Khi
Ngũ Tổ trở về, cách mấy ngày chẳng ra giảng đường. Các môn đồ có lòng nghi, bèn
đến hỏi thăm: “Hòa Thượng có chút bệnh hay buồn chi chăng ?” Tổ đáp: “Ta không
có bệnh chi, nhưng y pháp đã về hướng Nam rồi.” Đồ chúng hỏi: “Ai được truyền
thọ ?” Tổ nói: “Huệ Năng được truyền thọ.” Khi ấy, đồ chúng mới hay.)
Ở
sau, có mấy trăm người đuổi theo ta và muốn đoạt y bát. Có một thầy tăng họ Trần,
tên là Huệ Minh, ngày trước làm Tứ Phẩm Tướng Quân, tánh tình thô bạo, quyết
chí tìm ta. Thầy tăng ấy làm đầu chúng nhơn và đuổi kịp theo Huệ Năng nầy. Huệ
Năng ném y bát trên tảng đá mà nói rằng: “Cái áo này là vật làm tin, há dùng sức
mà tranh được sao ?” Đoạn Huệ Năng này ẩn mình trong đám cỏ tranh.
Huệ
Minh đến nắm áo dở lên mà không nhúc nhích, liền kêu rằng: “Hành giả, hành giả,
tôi vì pháp mà đến đây, chớ chẳng phải vì áo đâu !”
Huệ
Năng nầy bước ra, ngồi xếp bằng trên tảng đá. Huệ Minh làm lễ, nói rằng: “Mong
ơn hành giả nói pháp cho tôi nghe.”
Huệ
Năng nầy nói: “Ông vì pháp mà đến đây, thì khá dứt hết trần duyên, chớ sanh một
niệm tưởng. Tôi sẽ nói rõ Phật Pháp cho ông nghe.”
Lẳng
lặng một hồi lâu, Huệ Năng nầy nói: “Chẳng nghĩ việc lành, không nghĩ điều dữ,
chính trong thời gian đó, Cái Ây, tức là tỏ thấy cái Bổn Lai Diện Mục của bực
Thượng Tọa vậy.” (Cái Ây, tiếng Trung hoa gọi là Na Cá-nd)
Huệ
Minh nghe nói rồi, liền rất tỏ sáng, lại hỏi: “Ngoài các lời nói và ý chỉ mật
nhiệm do trên truyền xuống từ xưa đến nay, còn có ý chỉ mật nhiệm nào nữa chăng
?”
Huệ
Năng này nói: “Chỗ tôi nói với ông đó, chẳng phải mật nhiệm (kín-nd). nếu ông
soi trở vào trong (Hồi Quang Nội Chiếu-nd), thì thấy chỗ mật nhiệm ấy ở bên
ông.”
Huệ
Minh nói: “Tôi tuy ở tại Huỳnh Mai (ở với Ngũ Tổ-nd), nhưng thiệt chưa xét biết
cái Diện Mục (Bổn tánh-nd) của mình. Nay nhờ hành giả chỉ dạy, tỉ như người uống
nước, lạnh nóng tự mình hay. Nay hành giả tức là thầy của Huệ Minh vậy.”
Huệ
Năng nầy nói: “Nếu như thế, thì tôi cùng ông đồng thờ một thầy là Đức Huỳnh
Mai. Hãy gìn giữ và nhớ lấy đạo tâm của mình(hộ niệm-nd).”
Huệ
Minh lại nói: “Nay và sau, Huệ Minh phải đi xứ nào?”
Huệ
Năng nầy nói: “Gặp Viên (Viên Châu-nd) thì ngừng, gặp Mông (núi Mông Sơn-nd)
thì ở.”
Huệ
Minh làm lễ rồi giã từ.
(Huệ
Minh trở lại tới chân núi, kêu bọn chúng đuổi theo mà nói rằng: “Kiếm khắp các
đường núi, mà chẳng thấy dấu vết gì cả, phải đi hướng khác.” Bọn chúng đều tin
vậy.)
Huệ
Năng này sau đến Tào Khê, lại bị bọn ác nhơn tìm theo, nên phải lánh nạn, ở
chung với bọ thợ săn tại huyện Tứ Hội, trường trải mười lăm năm. Trong thời kỳ ở
với bọn chúng, ta cũng tùy nghi mà thuyết pháp. Bọn thợ săn thường bảo ta giữ
lưới. Mỗi khi thấy các loài sanh mạng lạc vào, ta đều thả ra hết. Mỗi khi tới bửa
ăn, ta lấy rau gởi luộc trong nồi nấu thịt. Có người hỏi, thì ta trả lời rằng
chỉ ăn rau luộc bên thịt mà thôi.”
Một
ngày kia, ta suy nghĩ đã đến thời kỳ phải hoằng pháp, chẳng nên ẩn dật hoài. Ta
bèn đi đến chùa Pháp Tánh tại Quảng Châu, gặp Ân Tông Pháp Sư giảng kinh Niết
Bàn. Lúc ấy, có một luồng gió thổi động lá phướng. Một thầy tăng nói gió động,
một thầy tăng nói phướng động, hai đàng nghị luận hoài chẳng dứt.
Huệ
Năng này bước tới nói rằng: “ Chẳng phải gió động, cũng không phải phướng động,
ấy là tâm nhơn giả động.”
Chúng
nhơn nghe nói đều kinh hãi. Ân Tông liền mời ta ngồi chỗ trên hết, và cầu hỏi
những nghĩa lý huyền áo.
Thấy
Huệ Năng nầy trả lời, ngôn ngữ giản dị, nghĩa lý thích đương, mà chẳng do văn tự.
Ân Tông nói rằng: “Hành giả hẳn chẳng phải là người thường. Đã lâu, tôi nghe
nói y pháp của Huỳnh Mai Ngũ Tổ đã về phương Nam , có phải về tay Hành giả
chăng ?”
Huệ
Năng nầy đáp: “Tôi đâu dám ! (Lời nói khiêm nhượng-nd)
Nhơn
đó, Ân Tông làm lễ, xin ta trao y bát đặng cho đại chúng xem.
Ân
Tông lại hỏi: “Đức Huỳnh Mai khi phú chúc, ngài truyền thọ như thế nào
?”
Huệ
Năng nầy nói: “Ngài không có truyền thọ chi, chỉ có luận môn Kiến Tánh. Ngài chẳng
luận pháp Thiền Định và pháp Giải Thoát.”
Ân
Tông hỏi: “ Sao chẳng luận pháp Thiền Định và pháp Giải Thoát ?”
Huệ
Năng nầy đáp: “Vì hai pháp ấy chẳng phải là Phật pháp. Phật pháp là Pháp Chẳng
Hai.”
Ân
Tông lại hỏi: “Phật Pháp là Pháp Chẳng Hai là nghĩa sao ?”
Huệ
Năng nầy nói: “Pháp Sư giảng kinh Niết Bàn, đã hiểu rõ Phật tánh tức là Pháp Chẳng
Hai của Phật Pháp vậy. Như Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch với Phật rằng: “Người
phạm bốn điều trọng cấm (là tà dâm, trộm cướp, giết người, nói bốn điều vọng ngữ
lớn-nd), làm năm điều trọng tội nghịch (giết cha, giết mẹ, hại A La Hán, khuấy
rối chúng tăng, khởi ác ý mong hại Phật-nd), và chẳng tin Phật Pháp, thì thiện
căn và Phật tánh phải bị đoạn diệt chăng? Phật đáp rằng: “Thiện căn có hai thứ:
Một là thường, hai là vô thường; Còn Phật tánh chẳng phải thường, chẳng phải vô
thường, cho nên không đoạn diệt, ấy gọi là Pháp Chẳng Hai. Thiện căn lại có
hai: Một là lành, hai là chẳng lành; Phật tánh chẳng phải lành chẳng phải chẳng
lành, ấy gọi là Pháp Chẳng Hai.
uẫn
(là năm uẫn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức-nd) và Giới (là mười tám giới: Nhãn,
nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý là nội giới của 6 căn ; Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp là ngoại giới của 6 trần; Nhãn thức, nhĩ thức, tĩ thức, thiệt thức, thân
thức, ý thức là trung giới của 6 thức-nd), người phàm phu thấy có hai, chứ người
trí thấu hiểu, biết tánh của nó chẳng phải hai (Uẫn và giới đồng một tánh thể
mà phát ra-nd). Tánh Chẳng Hai tức là Phật Tánh vậy.
Ân
Tông nghe giảng, vui mừng, chấp tay thưa rằng: “ Sự giảng kinh của tôi tỉ như
ngói gạch, chỗ luận nghĩa của nhơn giả cũng như vàng ròng.” Nhơn đó, Ân Tông xuống
tóc cho ta, và nguyện thờ ta làm thầy.
Huệ
Năng nầy bèn ngồi dước cội cây Bồ Đề mà khai diễn Đông Sơn Pháp Môn.
Ta
nói: “Huệ Năng đắc pháp tại núi Đông Sơn, chịu trăm điều cay đắng, tánh mạng tợ
chỉ mành, ngày nay đặng cùng Sữ Quân, các viên quan, chức sắc, các tăng, ni, đạo,
tục, đồng hiệp nhau tại hội này. Nếu chẳng phải duyên phần trong lũy kiếp, thì
trong đời quá khứ, các người đã có cúng dường Chư Phật, đồng có trồng cội lành,
nên mới được nghe pháp Đốn Giáo nói trên và nguyên nhơn đắc pháp của ta. Pháp Đốn
Giáo, nguyên của các vị Thánh đời trước truyền lại, chớ chẳng phải do Huệ Năng
nầy tự hiểu. Muốn nghe giáo pháp của các vị Thánh đời trước, thì mỗi người phải
lóng lòng cho trong sạch. Nghe rồi, phải tự bỏ các điều nghi hoặc thì đồng chứng
quả như các Thánh nhơn đời trước.”
Chúng
nhơn nghe Pháp đều vui mừng, đồng làm lễ lui ra.
Phẩm Bát Nhã
Qua ngày kế, Vi Thứ Sử lại xin Đại Sư giảng nữa.
Đại
Sư lên tòa giảng mà bảo đại chúng rằng: “Các vị phải tịnh tâm mà niệm Ma Ha Bát
Nhã Ba La Mật Đa (Maha Prajna Paramita)”
Ngài
lại dạy rằng: “Nầy chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn
tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được. Phải cầu bực Đại Thiện Tri Thức
chỉ dẫn cho, mới thấy tánh. Phải biết rằng, dầu kẻ ngu hay người trí, cũng đồng
có một tánh Phật giống nhau không khác, nhưng bởi tâm mê ngộ chẳng đồng, sở dỉ
mới có kẻ ngu người trí. Vì đó, nên nay ta nói Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, khiến
cho các vị mỗi người đều đặng trí huệ. Hãy chú ý mà nghe cho rõ, ta vì các người
mà nói pháp.
Chư
Thiện Trí Thức, người thế gian suốt ngày miệng niệm Bát Nhã, mà chẳng biết Bát
Nhã trong tánh mình, cũng như nói ăn mà chẳng no. (Nói ăn mà chẳng ăn thì thế
nào mà no được.) Miệng chỉ nói tâm không (mà tâm chẳng làm theo), thì muôn kiếp
cũng chẳng thấy tánh đặng, rốt cuộc không ích gì.
Chư
Thiện Tri Thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là tiếng Phạm, có nghĩa là Đại Trí
Huệ Đáo Bỉ Ngạn. Ây là do nơi lòng làm, chớ chẳng phải do nơi miệng niệm. Miệng
niệm mà lòng chẳng làm theo, thì như huyễn mộng, như biến hóa, như sương điển.
Miệng niệm và lòng làm theo, thì lòng và miệng hiệp nhau. Cái bổn tánh là Phật,
lìa tánh thì không có Phật nào khác.
Sao
gọi là Ma Ha? Ma Ha có nghĩa là lớn, tâm lượng rộng lớn, cũng như khoảng trống
không, không có ranh bờ, cũng chẳng phải vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải
xanh vàng đỏ trắng, cũng không trên-dưới, dài-ngắn, cũng không giận, không mừng,
không phải, không quấy, không lành, không dữ, không có đầu đuôi. Các cõi Phật
thảy đều trống không. Cái diệu tánh của người thế gian vốn là trống không, chẳng
có pháp gì trong đó mà tìm đặng. Cái Tự Tánh Chơn Không cũng giống như thế.
Chư
Thiện Tri Thức, chớ nghe ta nói “không” mà liền chấp “không”. Nếu để cái tâm trống
không mà ngồi yên lặng, tức là chấp cái “Vô Ký Không”.
Chư
Thiện Tri Thức, thế giới tuy là trống không, mà có thể bao hàm muôn vật. Cả thảy
các sắc tướng: Mặt trời, mặt trăng, tinh, tú, núi, sông, đất bằng, nguồn suối,
khe, rãnh, cỏ cây, rừng, bụi, kẻ dữ, người lành, việc dữ, việc lành, thiên
đàng, địa ngục, cả thảy biển lớn, các núi Tu Di, nhứt thiết đều ở trong chỗ
“không”. Cái tánh trống không của người thế gian cũng giống như thế.
Chư
Thiện Tri Thức, cái tánh mình có thể bao hàm hết muôn pháp, ấy gọi là lớn. Muôn
pháp đều ở trong tánh các vị. Nếu thấy cả thảy các điều dữ cùng các việc lành của
người, mà chẳng chấp, chẳng bỏ, cũng không nhiễm vương, không dính níu, lòng
như trống không, ấy gọi là lớn, cho nên kêu là Ma Ha.
Chư
Thiện Tri Thức, kẻ mê miệng nói, người trí lòng làm (tu hạnh Bát Nhã- nd). Lại
có người mê để lòng trống không, ngồi yên lặng, chẳng nghĩ đến mọi việc, mà tự
xưng là “lớn”. Với bọn người ấy, không thể nói gì được, vì họ bị sa vào chỗ tà
kiến.
Chư
Thiện Trí Thức, cái tâm lượng thiệt là rộng lớn, châu biến cả thảy pháp giới,
dùng nó liền hiểu rõ ràng (tới chỗ cùng lý tận tánh-nd). Cái tâm lượng khi ứng
dụng ra, thì biết hết cả thảy sự vật. Cả thảy tức quy về một, một tức gồm hết cả
thảy, tới lui thong thã, tâm thể suốt thông, không ngưng trệ, tức là Bát Nhã
(Trí Huệ-nd) vậy.
Chư
Thiện Tri Thức, cả thảy trí Bát Nhã đều do trong tánh mình mà sanh, chớ chẳng
phải do bên ngoài mà vào. Chớ lầm dùng cái ý thức. Ây gọi là Chơn Tánh Tự Dụng.
Mỗi
sự lý phải hiểu tới tận chỗ chơn, cả thảy sự lý phải hiểu tới tận chỗ chơn (đạt
đến Thật Thể Chơn Lý-nd). Tâm phải lo lường việc lớn (tu hạnh Bát Nhã, đạt tới
chỗ tri kiến Phật-nd), chẳng nên đi theo con đường nhỏ. Miệng đừng trọn ngày
nói “không” mà trong lòng chẳng tu hạnh ấy (Hạnh Chơn Không tức là Bát Nhã-nd).
Cũng như người dân thường tự xưng mình là quốc vương, rốt cuộc rồi chẳng làm gì
được. Những hạng người ấy chẳng phải đệ tử của ta.
Chư
Thiện Tri Thức, sao gọi là bát Nhã? Bát Nhã, nhà Đường gọi là Trí Huệ. Cả thảy
các chỗ các nơi, trong cả thảy thời gian, niệm niệm chẳng ngu muội, thường tu hạnh
Trí Huệ, tức là hạnh Bát Nhã. Một niệm ngu muội tức là Bát Nhã tuyệt; Một niệm
Trí Huệ, tức là Bát Nhã sanh. Người thế gian ngu mê chẳng thấy Bát Nhã. Miệng
nói Bát Nhã mà trong lòng thường ngu muội. Thường nói ta tu hạnh Bát Nhã, niệm
niệm nói “không”, mà chẳng biết Tâm Chơn Không. Bát Nhã không hình tướng, (biết
được như thế thì) ấy gọi là Trí Huệ Tâm. Thiệt hiểu rõ như thế, thì mới thể nhận
trí Bát Nhã, khỏi lạc lầm.
Sao
gọi là Ba La Mật Đa? Ây là tiếng Tây Thiên Trúc, nhà Đường gọi là Đáo Bỉ Ngạn
(qua tới bờ bên kia), nghĩa là khỏi sự sanh diệt. Tâm dính cảnh thì sự sanh diệt
dấy lên, như nước nổi sóng, tức là thử ngạn (bờ bên này). Còn tâm lìa cảnh, thì
không có sự sanh diệt, như nước thường thông lưu (trôi chảy), tức là bỉ ngạn (bờ
bên kia). Cho nên gọi là Ba La Mật Đa.
Chư
Thiện tri thức, người mê muội, miệng niệm (Bát Nhã), đương lúc niệm tâm còn vọng
động, có tưởng điều quấy. Nếu niệm niệm tâm thường hành Bát Nhã, thì mới gọi là
chơn tánh. Biết rõ pháp ấy, thì hiểu pháp Bát Nhã. Tu hạnh ấy, tức là tu hạnh
Bát Nhã. Không tu hạnh ấy tức là phàm tục. Một niệm tu hành (tu hạnh Bát Nhã),
thì cả thân mình toàn là Phật.
Chư
Thiện tri thức, phàm phu tức là Phật, phiền não tức là Bồ Đề. Niệm trước mê muội
tức là phàm phu; Niệm sau giác ngộ, tức là Phật. Niệm trước dính cảnh tức là
phiền não, niệm sau phiền não tức là Bồ Đề.
Chư
Thiện tri thức, pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa rất là tôn quý, rất cao thượng,
cao hơn hết các pháp, không trụ vào chỗ nào, không qua cũng không lại; Cả thảy
ba đời mười phương Chư Phật đều do trong pháp ấy mà hiện ra.
Các
ngươi phải dùng Đại Trí Huệ mà phá tan năm uẫn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và
các sự phiền não trần lao. Tu hành như thế, chắc là thành Phật đạo. Phải đổi ba
độc (tham, sân, si) làm Giới, Định, Huệ.
Chư
Thiện tri thức, pháp môn của ta đây do một pháp Bát Nhã mà sanh ra tám muôn bốn
ngàn trí huệ. Bởi cớ sao ? Vì người thế gian có tám muôn bốn ngàn trần lao (phiền
não). Nếu không có trần lao, thì trí huệ thường hiện ra và chẳng lìa tánh mình.
Hiểu rõ pháp này, thì không có vọng niệm. Lòng không nhớ, không dính cảnh,
không sanh điều dối giả, dùng tánh Chơn Như của mình, lấy trí huệ xem soi, đối
với cả thảy các pháp không lấy, không bỏ, tức là thấy tánh, là thành Phật đạo vậy.
Chư
Thiện tri thức, muốn vào pháp giới cao thâm cùng Trí Bát Nhã Tam Muội thì phải
tu hạnh Bát Nhã. Phải trì tụng kinh Kim Cang Bát Nhã, tức khắc thấy tánh. Phải
biết các công đức của kinh ấy thiệt là vô lượng vô biên. Những lời khen ngợi
trong kinh rất rõ ràng, không thể nói ra hết được. Cái pháp môn ấy là pháp Tối
Thượng Thừa, vì người đại trí, vì người thượng căn mà nói. Các người tiểu căn
tiểu trí nghe pháp môn ấy, lòng nghi ngờ chẳng tin là bởi cớ sao? Ví như các vị
Thiên Thần và Long Thần làm mưa xuống cõi Diêm Phù Đề (tức là cõi Nam Thiệm Bội
Châu) thì cả thảy thành, ấy, làng, xóm đều trôi nổi như lá táo. Còn nếu mưa xuống
biển cả, thì thấy chẳng thêm chẳng bớt. Cũng như người đại thừa, người tối thượng
thừa nghe nói kinh Kim Cang, thì tâm địa mở mang tỏ hiểu. Cho nên biết rằng Bổn
tâm tự nó có trí Bát Nhã. Bởi Bổn Tánh của mình thường lấy trí huệ mà xem soi,
cho nên chẳng cần dùng văn tự. Ví như nước mưa chẳng phải do trời làm mà có,
nguyên bởi năng lực của nước dấy động, khiến cho cả thảy các loài hữu tình, các
loài vô tình, tất cả đều được gội nhuần. Cả thảy sông ngòi đều chảy vào bể cả,
hiệp làm một thể. Cái Trí Bát Nhã của Bổn Tánh của chúng sanh cũng giống như thế.
Chư
Thiện tri thức, người tiểu căn nghe pháp Đốn Giáo này, ắt là điên đảo. Cũng như
loài cỏ cây, gốc rễ nhỏ yếu, nếu bị một đám mưa to, chắc đều ngã rạp, không thể
lớn lên được. Nguyên người tiểu căn có trí Bát Nhã cũng như người đại trí,
không có chỗ gì khác. Nhưng bởi cớ sao họ nghe pháp mà lòng chẳng tự mở mang tỏ
sáng? Ây bởi cái nghiệp chướng của sự tà kiến còn nặng, cái gốc rễ của sự phiền
não châm sâu. Cũng như một đám mây lớn che án mặt trời, nếu chẳng gặp được luồng
gió thổi, thì yến sáng mặt trời không hiện ra được.
Cái
Trí Bát Nhã vốn không lớn nhỏ, chỉ vì cái tự tâm của chúng sanh mê ngộ chẳng đồng
mà thôi. Lòng mê chỉ thấy bề ngoài, tu hành tìm Phật mà chưa tỏ sáng Bổn Tánh của
mình, tức là người tiểu căn. Hiểu rõ pháp Đốn Giáo tu hành mà không chấp bề
ngoài, trong tâm mình thường khởi chánh kiến, những sự phiền lao thường chẳng
nhiễm Bổn tâm mình tức là người thấy tánh.
Chư
Thiện tri thức, tâm mình trong ngoài chẳng trụ, lui tới tự do, bỏ đặng lòng chấp
trước, suốt thông không trở ngại, tu trọn các hạnh ấy, thì đối với kinh Bát Nhã
vốn không chỗ nào sai khác.
Chư
Thiện tri thức, cả thảy các kinh Tu Đà La và các thứ văn tự Đại Thừa, Tiểu Thừa,
mười hai bộ kinh, đều bởi cơ duyên của nhân loại mà bày ra, cùng do tánh trí huệ
mới kiến lập được. Nếu không có người thế gian, thì cả thảy muôn pháp vốn tự
nhiên không có. Cho nên biết rằng, muôn pháp vốn bởi do nhân loại mà khởi ra, cả
thảy các kinh sách đều bởi nhơn loại mà nói ra, nên mới có. Trong loài người có
kẻ ngu người trí: Ngu làm tiểu nhơn, trí là đại nhơn. Người ngu học hỏi với người
trí, người trí nói pháp cho người ngu nghe, người ngu bỗng nhiên tỏ hiểu, tâm địa
mở mang, tức nhiên giống như người trí không khác.
Chư
Thiện tri thức, tâm không giác ngộ, Phật là chúng sanh. Một niệm giác ngộ,
chúng sanh tức là Phật. Cho nên biết rằng muôn pháp đều ở nơi Bổn Tâm của mình.
Vậy sao chẳng do trong Bổn Tâm của mình mà thấy liền cái Chơn Như Bổn Tánh?
Kinh Bồ Tát Giới có nói rằng: “ Cái Bổn Nguyên tự tánh của ta vốn trong sạch. Nếu
biết tâm mình và thấy tánh mình, thì thành Phật đạo.” Kinh Tịnh Danh có nói: “Tức
thời tâm trí thông suốt, thì phục hồi đặng Bổn Tâm.”
Chư
Thiện tri thức, lúc ta ở với Hòa Thượng Hoằng Nhẫn, mỗi khi nghe nói pháp rồi,
liền tỏ sáng, liền thấy Chơn Như Bổn Tánh. Bởi vậy, ta mới đem giáo pháp này mà
lưu hành, khiến cho các người học đạo liền tỏ sáng tâm Bồ Đề, mỗi người tự xem
Bổn Tâm của mình và tự thấy Bổn Tánh của mình. Nếu tự mình chẳng tỏ sáng, thì
phải tìm bực Đại Thiện Tri Thức giảng giải pháp Tối Thượng Thừa và chỉ ngay con
đường Chánh Giác cho mình. Bực Thiện tri thức ấy có cái nhơn duyên lớn là lo về
việc giáo hóa và tiếp dẫn cho người đặng thấy tánh. Cả thảy các pháp lành đều
do các Thiện Tri Thức mà được phát khởi. Cả thảy Chư Phật trong ba đời, mười
hai bộ kinh, ở trong tánh con người tự nhiên có đủ, nhưng tự mình không thể hiểu
rõ được, nên phải cầu bực Thiện Tri Thức chỉ bày cho mới thấy. Nếu tự mình hiểu
rõ, thì chẳng cần cầu nơi ngoài. Bằng một mực cố chấp rằng phải cầu bực Thiện
tri thức mới mong được giải thoát, thì không có lý như vậy. Bởi cớ sao? Bởi
trong tâm mình có sẵn cái cơ Trí Thức Tự Ngộ. Nếu tâm mình khởi tà mê, vọng niệm,
điên đảo, thì dầu ngoài có Thiện Tri Thức truyền dạy, cũng không thể cứu được.
Bằng tâm mình khởi chơn chánh, trí Bát Nhã thường xem soi, thì trong một sát
na, các vọng niệm đều dứt hết. Nếu biết Bổn Tánh của mình một niệm giác ngộ thì
liền đến cõi Phật.
Chư
Thiện tri thức, cái trí huệ thường xem soi, trong ngoài đều sáng thấu, thì biết
rõ Bổn Tâm của mình. Biết rõ Bổn Tâm tức là Giải Thoát, Giải Thoát tức là Bát
Nhã Tam Muội. Bát Nhã Tam Muội tức là Vô Niệm. Sao gọi là Vô Niệm? Biết thấy cả
thảy các pháp mà lòng không nhiễm vương, không dính níu, ấy là Vô Niệm. Cái tâm
khi ứng dụng liền biến khắp cả thảy khắp các nơi, mà cũng chẳng dính vướng vào
các nơi ấy. Giữ Bổn Tâm mình trong sạch, khiến sáu thức ra ngoài sáu cửa, đối với
sáu trần mà lòng không nhiễm vương, dính níu, không lộn xộn, lui tới tự do,
thông dụng không ngăn trở, tức là Bát Nhã Tam Muội, Tự Tại Giải Thoát, gọi là Hạnh
Vô Niệm.
Bằng
đối với mọi vật, lòng không nghĩ đến, khiến cho niệm tưởng dứt đi, đây là bị
pháp ràng buộc. Ây gọi là biên kiến.
Chư
Thiện tri thức, hiểu rõ pháp Vô Niệm thì suốt thông muôn pháp. Hiểu rõ pháp Vô
Niệm thì thấy cảnh giới của Chư Phật. Hiểu rõ pháp Vô Niệm thì đạt đến địa vị của
Phật.
Chư
Thiện tri thức, đời sau người nào gặp đặng pháp môn của ta, đem pháp môn Đốn
Giáo này truyền cho các người đồng ý kiến, đồng tâm hành đạo, đặng phát nguyện
thọ trì, thì cũng như thờ Phật. Làm như thế tới trọn đời mà không thối chí, thì
chắc vào ngôi Thánh. Nhưng cách truyền thọ, phải do theo ý chỉ của các vị Tổ Sư
từ đời trước tới nay, mà mặc truyền phú chúc cho rõ ràng, chẳng đặng ém dấu cái
chánh pháp của các ngài. Còn các người không đồng ý kiến, không đồng tâm hành đạo,
hoặc ở trong pháp môn khác, thì chẳng nên truyền thọ, vì có hại cho các người ấy,
mà rốt cuộc không có ích gì. Bởi sợ e có người ngu muội chẳng hiểu, rồi đem
lòng chê bai pháp môn này mà phải đoạn tuyệt hột giống Phật Tánh của họ trong
muôn đời ngàn kiếp.
Chư
Thiện tri thức, ta có một bài tụng Vô Tướng, các ngươi phải tụng đọc. Người tại
gia hay xuất gia cũng phải y theo bài tụng này mà tu hành. Nếu tự mình chẳng
tu, mà chỉ nhớ lời ta nói, thì cũng không ích gì. Hãy nghe ta tụng:
Tụng
rằng:
Nói
Thông, Tâm cũng Thông Như mặt nhật trên không Duy truyền Pháp Thấy Tánh Xuống
thế, phá tà tông.
Pháp
vốn không Đốn, Tiệm Mê Ngộ có chậm mau Chỉ môn Thấy Tánh ấy Kẻ muội chẳng kham
vào Nói tuy muôn việc đủ Lý hợp một, Không Hai Trong lòng sanh khổ não Thường
tu Huệ phát khai Tà sanh, phiền não dấy Chánh đến, não phiền tan Chánh tà, đều
chẳng dụng Thanh tịnh, chứng Niết Bàn Bồ Đề là tự tánh,
Tâm
động, tức vọng mông Tịnh tâm trong chỗ vọng, Tâm chánh, chướng tiêu vong Người
tu theo chánh đạo Muôn vật chớ tổn thương Lỗi mình, hay xét lấy Mới hiệp đạo
chơn thường Muôn loài tự có đạo Chớ giết hại loài nào Lìa đạo mà tìm đạo Chung
thân đạo khó vào
Bôn
ba qua một kiếp,
Rốt
cuộc não phiền còn Muốn thấy nền chơn đạo Làm chánh, ấy đạo chơn Đạo tâm, nếu
chẳng có Mờ ám phủ đường đi (1) Người thật lòng hành đạo Lỗi đời, cứ bỏ qua.
Nếu
thấy người lầm lỗi
Đừng
để thành lỗi mình Người lỗi, ta không lỗi Ta lỗi, nếu chê bai (2)
Hãy
chừa thói chê lỗi Phiền não phá cho tan Ghét yêu đừng để dạ Duỗi cẵng, nghỉ
thanh nhàn Muốn toan lo độ thế Phương tiện, phải sẵn sàng Chớ để người nghi hoặc
Tánh họ mới Minh Quang
Phật
Pháp ở trần thế Không xa thế giới mà Bỏ đời, tìm đạo chánh Sừng thỏ, kiếm sao
ra ? Chánh kiến là xuất thế Tà kiến, ấy thế gian Chánh tà đều phá hết Phật
Tánh, hiện rõ ràng Tụng này là Đốn Giáo
Cũng
kêu Đại Pháp Thuyền Mê, nghe kinh, lũy kiếp Ngộ, thấy Phật tâm liền.
Đại
sư lại nói: “ Nay tại chùa Đại Phạm, ta nói pháp Đốn Giáo này, phổ nguyện chúnh
sanh trong pháp giới, vừa nghe pháp rồi, đều liền thấy tánh, thành Phật.”
Lúc
ấy, quan Vi Thứ Sử và các viên quan, chức sắc, cùng các người đạo, tục, nghe Đại
Sư nói pháp, cả thảy đều giác ngộ, đồng làm lễ một lượt mà khen rằng: “Hay
thay! Nào dè ở xứ Lãnh Nam có Phật ra đời !”
Phẩm Quyết Nghi (Nghi Vấn)
Một ngày kia, Vi Thứ Sữ có thiết một tiệc chay lớn mà đãi Đại Sư. Khi mãn tiệc, Thứ Sữ thỉnh Sư lên tòa giảng, rồi cùng các viên quan, chức săc, học trò, và dân chúng đồng trang nghiêm đến làm lễ Đại Sư một lần nữa mà hỏi rằng: “Đệ tử nghe Hòa Thượng nói pháp (lý nghĩa thâm diệu), thiệt không thể nghĩ suy và bàn nghị được. Nay có một chút nghi, xin Đại Từ Bi vì đệ tử mà giải rõ.”
Sư
nói: “Có điều nào nghi thì hỏi, ta giải cho.”
Vi
Thứ Sử bạch: “Đệ tử có nghe Đức Đạt Ma lúc ban sơ hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi rằng:
“Trẫm trọn đời cất chùa, độ tăng, đãi chay làm phước, có công đức gì ?” Đức Đạt
Ma nói: “Thiệt không có công đức.” Đệ tử chưa hiểu thấu lẽ ấy, xin Hòa Thượng
giải cho.
Sư
nói: “Thiệt không có công đức. Chớ nghi lời của Thánh nhơn đời trước. Võ Đế
lòng tà, không biết chánh pháp. Cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, ấy gọi là
cầu phước, không thể lấy phước mà kể là công đức được. Công Đức ở trong Pháp
Thân, chớ chẳng phải ở chỗ tu phước.
Sư
lại nói: “ Thấy tánh là công, giữ lòng bình đẳng là đức. Niệm niệm tâm không
ngưng trệ, thường thấy Bổn Tánh, động tịnh tự nhiên, diệu dụng chơn thật. Ây gọi
là công đức. Bên trong, giữ lòng khiêm hạ là công, bên ngoài hành động theo lễ
là đức. Tánh mình lập ra muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa
tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm trần là đức. Muốn tìm cái công đức Pháp
Thân, thì phải y theo đây mà tu hành. Thế mới là thiệt có công đức. Người tu
công đức, thì lòng chẳng nên khinh dễ người, mà phải thường cung kỉnh khắp cả
nhơn vật. Nếu lòng thường khinh dễ người, thì bổn ngã của ta chẳng dứt, tức là
mình không có công. Tánh mình giả dối, không chơn thật, tức là mình không có đức.
Bởi bổn ngã của ta tự đại, nên thường khinh dễ cả thảy nhơn vật.
Chư
Thiện tri thức, niệm niệm thấy tánh không rời là công, lòng giữ công bình chánh
trực là đức. Tự giồi tánh mình là công, tự trau thân mình là đức.
Chư
Thiện tri thức, công đức phải thấy trong tánh mình, chớ chẳng phải tìm ở chỗ
cúng dường và bố thí (làm phước). Bởi vậy, phước đức với công đức là khác nhau.
Vua Võ Đế không biết Chơn Lý, chớ chẳng phải tại Tổ Sư ta lầm.
Thứ
Sử lại hỏi: “Đệ tử thường thấy các thầy tăng và người tục niệm Phật A Di Đà,
nguyện vãng sanh về Tây Phương, xin Hòa thượng giải rõ cho biết các người ấy được
vãng sanh về Tây Phương chăng? Xin Ngài phá chỗ nghi này.”
Sư
nói: “Sữ quân, hãy nghe cho kỹ, Huệ Năng nầy giải cho. Đức Thế Tôn lúc ở thành
Xá Vệ, nói kinh về chỗ tiếp dẫn hóa độ vào cõi Tây Phương, rõ ràng cõi ấy cách
đây chẳng xa. Nếu luận về hình tướng và số dặm thì có mười muôn tám ngàn, tức
chỉ mười điều ác (1. Giết hại sanh mạng, 2 - Trộm cắp, 3- Tà dâm, 4-Nói dối, 5-
Nói xúi dục hai đàng, 6-Nói hung ác, 7-Nói thêu dệt, tục tỉu, 8- Tham lam, 9-Giận
hờn, 10-Si mê), và tám điều tà trong thân (1-Tà kiến: Thấy hiểu tà vạy, 2-Tà tư
duy: Nghĩ ngợi điều tà vạy, 3-Tà ngữ: Nói tà vạy, 4-Tà nghiệp: Tạo nghiệp tà vạy,
5-Tà mạng: nuôi dưỡng mạng sống của mình bằng các nghề tà vạy như làm thuốc độc,
đánh mướn, làm võ khí, v.v, 6-Tà phương tiện: Làm phương tiện tà vạy, 7-Tà niệm:
Suy gẫm tà vạy, 8-Tà Định:Thiền định tà vạy, không trúng chánh pháp). Thế mới
là nói xa. Nói xa là vì người hạ căn, nói gần là vì người thượng trí. Người có
hai hạng, pháp không có hai thứ. Tánh mê ngộ khác nhau, chỗ kiến giải có mau chậm.
Người mê niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Tây Phương, người ngộ tự tịnh tâm mình.
Sở dĩ Phật nói: Tâm mình tịnh, tức là cõi Phật tịnh.
Sử
quân, người Đông phương mà tâm tịnh, thì không có tội. Còn tuy là người Tây
Phương mà tâm không tịnh thì cũng có tội. Người Đông phương tạo tội cầu vãng
sanh về cõi Tây Phương, còn người Tây Phương tạo tội cầu vãng sanh về xứ nào?
Người phàm mê muội chẳng tỏ tánh mình, không biết cõi Tịnh Độ trong thân, nên mới
nguyện Đông nguyện Tây. Còn người giác ngộ dầu ở chỗ nào, tâm địa cũng một mực
thanh tịnh tự nhiên. Sở dĩ Phật nói: Tùy cái chỗ trụ mà tâm thường được an lạc.
Sử
quân, nếu tâm địa của mình trọn lành, thì cõi Tây Phương cách đây chẳng xa. Bằng
mình cưu mang cái tâm chẳng lành mà niệm Phật cầu vãng sanh, thì ắt khó đến cõi
ấy.
Nay
khuyên các Thiện tri thức, trước trừ mười điều ác, tức là đi tới mười muôn, sau
dứt tám điều tà, ấy là qua khỏi tám ngàn. Niệm niệm thấy tánh, thường làm việc
công bình chánh trực, thì đến cõi ấy mau như khẩy móng tay, liền thấy Phật Di
Đà.
Sử
quân, làm mười điều thiện, thì cần gì phải nguyện vãng sanh ! Còn nếu chẳng dứt
lòng cưu mang mười điều ác, thì Phật nào tới rước mình! Nếu hiểu rõ pháp Vô
Sanh Đốn Pháp, thì trong một sát na ắt thấy cõi Tây Phương. Bằng chẳng hiểu rõ
pháp ấy, mà cứ niệm Phật cầu vãng sanh thì đường xa vòi vọi, thế nào đặng đi tới
cõi ấy. Để Huệ Năng nầy dời cõi Tây Phương trong một sát na cho các vị thấy liền
trước mắt, các vị muốn thấy chăng?”
Chúng
nhơn đều đảnh lễ đáp rằng: “Nếu thấy cõi ấy, thì cần gì phải nguyện vãng sanh!
Xin Hòa Thượng từ bi hiện cõi Tây Phương cho mọi người đặng thấy.”
Sư
nói: “Đại chúng, người ở thế gian, sắc thân của mình là cái thành, con mắt, lỗ
tai, lỗ mũi, cái lưỡi là các cửa. Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là cõi,
tánh là vua. Vua ở tại cõi tâm. Tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua mất. Tánh ở
thì thân tâm tồn tại, tánh đi thì thân tâm hoại hư. Muốn thấy Phật, phải ngó
vào trong tánh mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân mà kiếm. Tánh mình mê tức là
chúng sanh, tánh mình giác tức là Phật.
Lòng
từ bi tức là Quán Âm, lòng hỉ xả tức là Thế Chí, lòng năng tịnh tức là Thích
Ca, lòng bình trực tức là Di Đà.
Lòng
nhơn ngã là núi Tu Di, lòng tà vạy (tham dục) là nước bển, lòng phiền não là
sóng trào, lòng độc hại là rồng dữ, lòng dối giả là quỷ thần, lòng trần lao là
cá trạnh, lòng tham sân là địa ngục, lòng ngu si là súc sanh.
Chư
Thiện tri thức, thường làm mười điều thiện, thì Thiên Đường liền đến. Dứt lòng
nhơn ngã, thì núi Tu Di xập ngay, bỏ lòng tà vạy thì nước biển khô cạn, trừ
lòng phiền não thì sóng lặng êm, quên lòng độc hại thì rồng dữ ắt tuyệt...Tu được
như thế, thì các Giác Tánh Như Lai ở trong tâm địa mình phóng đại quang minh,
soi sáu cửa ngoài trong sạch, có thể phá được các cõi trời Lục Dục (Lục Dục
Thiên là: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Da Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Lạc Biến
Hóa Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên), lại trong soi tánh mình, làm cho ba độc
(tham, sân, si) liền dứt, cả thảy các tội địa ngục đồng tiêu diệt một lần,
trong ngoài sáng thấu, chẳng khác gì cõi Tây Phương. Nếu chẳng tu các hạnh ấy,
thì thế nào đến cõi Tây Phương được.”
Đại
chúng nghe nói, thấy tánh rõ ràng. Tất cả đều làm lễ, khen thiệt hay, và xướng
lên rằng: “Nguyện khắp chúng sanh trong Pháp giới nghe rồi, liền được tõ hiểu.”
Sư
nói: “Thiện tri thức, muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng, chẳng cần ở chùa. Ở
nhà mà thường tu hành, thì cũng như người Đông phương có lòng lành. Ở chùa mà
chẳng tu, thì cũng như người Tây Phương có lòng dữ. Nếu lòng trong sạch, thì
tánh mình tức là Tây Phương vậy.”
Vi
Thứ Sử lại hỏi: “Ở nhà tu hành như thế nào, xin Đại Sư chỉ dạy.”
Sư
nói: “Ta nói cho đại chúng một bài kệ “Không tướng” (vô tướng). Nếu y theo đó
mà tu, thì cũng như thường ở cùng ta một chỗ không khác. Bằng chẳng tu theo đó
mà thế phát xuất gia, thì đối với Đạo nào có ích gì !”
Tụng
rằng:
Lòng
bình đẳng, chẳng đợi giữ giới Làm việc ngay, chẳng đợi tu thiền Ân song thân hiếu
dưỡng cần chuyên Nghĩa huynh đệ, dưới trên tương ái Nhượng hòa mục, tôn ti đối
đãi Nhẫn muôn điều, ác nghiệp tất tan
Nếu
bền tu, như cựa gỗ, lửa lên Nơi bùn lấm, nở đầy sen đỏ Đắng miệng đó thuốc trừ
bệnh khổ Nghịch tai là lời thật, chánh trung Sửa lỗi lầm, trí huệ phát sung
Bưng dấu lỗi, ấy lòng bất thiện Phải hàng ngày, chuyên làm việc thiện Phật Đạo
nào bạc thí đặng nên?
Tâm
Bồ Đề, trong kiếm mới nên Ngoài cầu kiếm, nhọc lao, sái Đạo Nghe chánh pháp, cứ
theo tu tập Cảnh Tịnh liền ngay mắt thấy liền.
Tổ
lại nói: “Chư Thiện tri thức! Cả thảy phải y theo bài kệ này mà tu hành và tự
thấy tánh mình, thì chắc thành Phật Đạo. Pháp chẳng đợi chờ, các người hãy giải
tán, ta về Tào Khê. Nếu có điều chi nghi ngờ, thì hãy đến đó mà hỏi.”
Bấy
giờ, Vi Thứ Sử cùng các thiện nam tín nữ tại hội, tâm tánh đều đặng mở mang tỏ
sáng. Cả thảy đồng cung kính và vâng theo lời dạy.
Phẩm Định Huệ (Nói về phápThiền Định và Trí Huệ)
Đại Sư bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
Định
và Huệ chỉ là một thể, chẳng phải hai. Định là cái thể của Huệ, Huệ là cái dụng
của Định, tức là lúc Huệ thì Định ở trong Huệ, lúc Định thì Huệ ở trong Định. Nếu
biết cái nghĩa ấy, thì Định và Huệ đều phải học.
Các
người học Đạo chớ nói rằng trước Định rồi mới phát Huệ, trước Huệ rồi mới sanh
Định, mà phân biệt Định với Huệ là khác nhau. Nếu thấy hiểu như thế, là pháp có
hai tướng. Miệng nói lời lành mà trong lòng chẳng lành, nói khống rằng có Định
Huệ mà Định Huệ chẳng đồng một thể. Nếu lòng và miệng đều lành, trong ngoài như
một, thì Định và Huệ tức đồng nhau. Pháp tự ngộ tu hành chẳng phải tại chỗ tranh.
Nếu tranh chỗ trước sau, tức đồng với người mê. Chẳng dứt lòng phân hơn thua,
thì quả nhiên làm lớn thêm lòng chấp ngã, chấp pháp, mà không lìa khỏi bốn tướng
(Ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.)
Chư
Thiện tri thức, Định và Huệ giống như vật gì? Giống như cái đèn và cái ánh
sáng. Có đèn tức là sáng, không đèn tức là tối. Đèn là cái thể của ánh sáng,
ánh sáng là cái dụng của đèn. Tên tuy có hai, mà thể vốn có một. Pháp Định Huệ
này cũng giống như thế. “
Sư
bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, chuyên ròng một hạnh Chánh Định nghĩa là
trong cả thảy chỗ đi, đứng, ngồi, nằm, thường giữ một lòng ngay thẳng. Kinh Tịnh
Danh nói: “Lòng ngay thẳng là Đạo Tràng. Lòng ngay thẳng là Tịnh Độ.” Đừng lòng
tưởng điều tà vạy mà miệng nói điều ngay thẳng. Đừng miệng nói chuyên ròng một
hạnh Chánh Định, mà chẳng giữ lòng ngay thẳng. Nếu giữ lòng ngay thẳng thì đối
với cả thảy các pháp, tâm đừng chấp trước. Người mê chấp trước pháp tướng, chấp
một hạnh Chánh Định, nói rằng thường ngồi chẳng động, dối rằng lòng không sanh
niệm tưởng, gọi đó là một hạnh Chánh Định. Nếu hiểu như thế, tức là đồng với
loài vô tình. Quả thật là cái duyên cớ cãn ngăn cái Đạo vậy.
Chư
Thiện tri thức, Đạo phải là thông lưu, sao lại làm cho nó ngưng trệ. Tâm không
trụ pháp, thì Đạo thông lưu. Còn tâm trụ pháp, ấy là mình trói lấy mình. Bằng
nói rằng thường ngồi chẳng động, thì cũng như Xá Lợi Phất ngồi im lặng trong rừng
mà bị Duy Ma Cật quở vậy.
Chư
Thiện tri thức, lại có người dạy ngồi xem cái tâm, quán tưởng tâm cảnh vắng lặng,
ngồi yên chẳng dậy, bảo y theo đó mà lập công phu. Người mê chẳng hiểu, cố chấp
làm theo, rồi thành điên dại. Số người lầm như thế chẳng phải là ít. Truyền dạy
nhau như vậy, thiệt là lầm to !”
Sư
bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, cái chánh giáo xưa nay không có mau chậm,
chỉ tánh người có sáng tối mà thôi. Người tối thì tu tập lần lần, người sáng
thì thức tỉnh tức khắc, tự mình biết Bổn Tâm, tự mình thấy Bổn Tánh. Thế thì,
không có chỗ gì sai khác. Vì chỗ sáng tối chẳng đồng sở dĩ mới lập ra cái giả
danh mau chậm.
Chư
Thiện tri thức, pháp môn của ta đây từ trên truyền xuống, trước hết lập Không
Niệm (Vô Niệm) làm tông, Không Tướng (Vô Tướng) làm thể, Không Trụ (Vô Trụ) làm
gốc. Không niệm nghĩa là trong khi niệm, lòng không động niệm. Không tướng
nghĩa là đối với sắc tướng, lòng lìa sắc tướng. Không trụ có nghĩa là đối với
các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân, đối với lúc
nghe các lời xúc pham, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Bổn tánh con người xem
cả thảy như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán. Trong niệm niệm
lòng không nghĩ đến các cảnh mình đã gặp trước. Nếu niệm trước, niệm nay, niệm
sau, niệm niệm nối tiếp nhau chẳng dứt, thì gọi là bị buộc ràng. Đối với các
pháp, niệm niệm lòng không trụ vào đâu thì khỏi bị buộc ràng. Ây là lấy Không
Trụ làm Gốc.
Chư
Thiện tri thức, ngoài lìa cả thảy các sắc tướng, gọi Không Tướng. Đối với các sắc
tướng mà tâm lìa được, thì cái thể của các pháp tự nhiên thanh tịnh. Ây là
Không Tướng làm Thể.
Chư
Thiện tri thức, đối với các cảnh mà tâm chẳng nhiễm gọi là không niệm. Trong
các niệm tưởng của mình, tâm thường lìa cảnh, chẳng vì đối cảnh mà sanh tâm. Bằng
đối với trăm việc, tâm chẳng nghĩ đến, các niệm tưởng đều bỏ hết, và nếu một niệm
dứt tuyệt, thì chết liền và phải chịu đầu sanh nơi khác. Ây là một điều lầm to,
người học Đạo khá suy nghĩ lấy đó. Nếu chẳng biết cái ý chỉ của pháp, tự mình lầm
còn khá, sợ e lại khuyên dạy người khác. Tự mình mê mà chẳng thấy, lại còn nhạo
báng kinh Phật. Bởi vậy mới lập Không Niệm làm Tông.
Chư
Thiện tri thức, sao gọi lập Không Niệm làm tông? Chỉ vì người mê, miệng nói thấy
tánh, mà đối cảnh tâm còn vọng niệm, trong chỗ vọng niệm, lại khởi tà kiến. Cho
nên cả thảy các sự trần lao vọng tưởng đều do đó mà sanh ra. Bổn tánh mình vốn
không có một pháp gì mà tìm được. Nếu có cái chỉ tìm được trong tánh mình, mà
nói dối là họa phước, thì cái ấy là trần lao tà kiến. Cho nên, pháp môn này lập
Không Niệm làm Tông.
Chư
Thiện tri thức, Không là không sự gì? Niệm là niệm vật chi? Không nghĩa là
không chấp hai tướng, không có lòng phiền não. Niệm, nghĩa là niệm cái Chơn Như
Bổn Tánh. Chơn Như tức là cái Thể của niệm, niệm tức là cái dụng của Chơn Như.
Tánh Chơn Như của mình khởi niệm, chớ chẳng phải con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái
lưỡi mà niệm được. Cái Chơn Như có tánh, sở dĩ mới sanh ra niệm tưởng. Nếu như
cái Chơn Như ấy không có, thì mắt, tai, màu, tiếng, đương lúc ấy liền hư hoại.
Chư
Thiện tri thức, tánh Chơn Như của mình khởi niệm, thì sáu căn tuy có thấy nghe,
biết hiểu, mà chẳng nhiễm muôn cảnh. Bởi thế nên Chơn Tánh của mình bao giờ
cũng tự tại. Cho nên kinh nói: “Phân biệt đặng các pháp tướng một cách tường tận
chi lý, mà cái tánh Thanh Tịnh Niết Bàn chẳng động ” “ '
Phẩm Tọa Thiền (Pháp ngồi tu Thiền Định)
Đại Sư bảo đại chúng rằng: “Pháp môn Tọa Thiền này nguyên là chẳng trước tâm, cũng chẳng trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói trước tâm, thì tâm nguyên là giả. Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà trước được. Bằng nói trước tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn Như mới bị lấp che. Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh. Cái vọng không có xứ sở, trước ấy là vọng. Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu. Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn Tánh mình, và cái tịnh trở thành trói buộc mình vậy.
Chư
Thiện tri thức, tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc thấy cả mọi người mà
chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng
động.
Chư
Thiện tri thức, người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói
chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người, thế là làm trái nghịch với Đạo. Bằng
trước tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Đạo vậy. “
Sư
bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, sao gọi là Ngồi Thiền? Trong pháp môn này
không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cãn. Ngoài đối với cả thảy các điều lành
dữ, các cảnh giới mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là Ngồi. Trong thấy, tánh
mình chẳng động, gọi là Thiền.
Chư
Thiện tri thức, sao gọi là Thiền Định? Ngoài lìa tướng là Thiền, trong không
tán loạn là Định. Nếu ngoài trước tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa
tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ thấy cảnh rồi
nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế
mới là thiệt Định.
Chư
Thiện tri thức, ngoài lìa tướng tức là Thiền, trong không tán loạn tức là Định.
Ngoài Thiền trong Định tức là Thiền Định. Kinh Bồ Tát Giới nói: “Bổn Tánh của
ta tự nhiên thanh tịnh.”
Chư
Thiện tri thức, trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh tịnh, tự mình tu, tự
mình hành, tự mình thành Phật Đạo.”
Phẩm Sám Hối (Ăn năn tội trước, chừa bỏ lỗi sau)
Lúc kia, Đại Sư thấy các quan dân ở Quảng Châu, Thiều Châu, và bốn phương đồng kéo nhau tụ tập trong núi đặng nghe pháp, thì Ngài lên tòa giảng mà bảo chúng rằng:
“Chư
Thiện tri thức, hãy lại gần đây. Việc này phải do trong tánh mình mà khởi ra.
Trong cả thảy thời gian, niệm niệm mình phải lóng sạch tâm mình, mình phải trau
sửa nết hạnh của mình, mình phải thấy pháp thân của mình, mình phải thấy Phật
tâm của mình, mình phải độ và răn lấy mình, thì đến đây mới là hữu ích, chẳng uổng
công lao. Các vị đã từ phương xa mà đến, đồng hội hiệp tại chỗ này, ấy là các vị
đều có duyên với nhau. Vậy bây giờ các vị cả thảy phải quỳ xuống. trước hết, ta
truyền cho năm phần Chơn Hương của Pháp Thân Trong Bổn Tánh Mình, kế ta truyền
pháp Sám Hối Không Tướng (Vô Tướng Sám Hối).
Cả
thảy đồng quỳ.
Sư
nói rằng: “Một là Giới Hương, nghĩa là tâm mình không tưởng điều quấy, không
toan việc dữ, không sanh ghen ghét, không sanh tham lam giận hờn, không mong cướp
hại của người. Ây gọi là Giới Hương.
Hai
là Định Hương, nghĩa là xem thấy các cảnh tướng lành dữ mà tâm mình chẳng tán
loạn. Ây gọi là Định Hương.
Ba
là Huệ Hương, nghĩa là tâm mình không bị ngăn lấp, mình thường lấy trí huệ mà
quán chiếu tánh mình và chẳng tạo các điều dữ. Tuy mình tu các hạnh lành mà tâm
không chấp trước, thường kính kẻ trên, tưởng kẻ dưới, hay xót thương những kẻ
côi cút nghèo nàn. Ây gọi là Huệ Hương.
Bốn
là Giải Thoát Hương, nghĩa là tâm mình không đeo níu vào một cảnh vật nào, mình
chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ, thong thả suốt thông. Ây gọi là Giải
Thoát Hương.
Năm
là Giải Thoát Tri Kiến Hương, nghĩa là tâm mình tuy đã không đeo níu vào một cảnh
vật nào, mình chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ, nhưng chẳng nên trầm
không thủ tịch (đắm vào cảnh không, giữ lòng vắng lặng như loại Vô Ký Không mà
trong phẫm Bát Nhã đã có nói). Phải học rộng, nghe nhiều, phải biết Bổn Tâm của
mình, phải rõ thông đạo lý của Chư Phật, phải xen lộn trong thế gian mà cứu
nhơn lợi vật, không phải nhơn ngã. Phải đạt ngay cõi Chánh Giác, Chơn Tánh
không đổi dời. Ây gọi là Giải Thoát Tri Kiến Hương.
Chư
Thiện tri thức, Chơn Hương này, mỗi phần tự có cái chất xông thơm bên trong, đừng
tìm kiếm nơi ngoài.
Bây
giờ ta truyền cho các vị pháp Sám Hối Không Tướng; Pháp này tiêu diệt hết các tội
trong ba đời (đời trước, đời nay, và đời sau) khiến cho ba nghiệp (Thân, khẩu,
ý) đều được trong sạch.
Chư
Thiện Tri Thức, hãy đồng xướng lên một lượt và nói theo ta.
Chúng
đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngu mê.
Các tội do nghiệp ác ngu mê đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần,
hằng chẳng gây lại nữa.
Chúng
đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngạo dối.
Các tội do nghiệp ác ngạo dối đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một
lần, hằng chẳng gây lại nữa.
Chúng
đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ganh
ghét. Các tội do nghiệp ganh ghét đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết
một lần, hằng chẳng gây lại nữa.
Chư
Thiện tri thức, các lời sám hối kể trên gọi là Sám Hối Không Tướng.
Sao
gọi là Sám? Sao gọi là Hối?
Sám
nghĩa là ăn năn các tội trước của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo
dối, ganh ghét đã tạo ra từ trước, tất cả ăn năn, hằng chẳng gây lại nữa. Ấy gọi
là Sám.
Hối
nghĩa là ăn năn các lỗi sau của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối,
ganh ghét tạo ra, nay đã giác ngộ rồi, tất cả đều dứt bỏ đời đời, ngày sau chẳng
gây lại nữa. Ấy gọi là hối.
Cho
nên kêu là Sám Hối.
Các
người phàm phu ngu muội chỉ biết ăn năn tội trước của mình, mà chẳng biết ăn
năn lỗi sau. Bởi chẳng ăn năn, nên tội trước chưa dứt, lỗi sau lại sanh. Tội
trước đã chẳng dứt, lỗi sau lại sanh, thì sao gọi là Sám Hối được.
Chư
Thiện tri thức, đã sám hối rồi, bây giờ ta cho các ngươi lập Bốn Điều Thệ Nguyện
Lớn. Mỗi người phải dùng tâm chơn chánh mà nghe ta dạy:
Chúng
sanh không giới hạn trong tâm mình đều thề nguyền hóa độ.
Cả
thảy các điều phiền não chẳng xiết kể trong tâm mình đều thề nguyền dứt bỏ.
Cả
thảy các pháp môn kể không hết trong tánh mình đều thề nguyền học cả. Đạo Phật
cao hơn hết trong tánh mình thề nguyền tu đến thành công.
Chư
Thiện tri thức, cả thảy các vị há chẳng nói: “Cả thảy chúng sanh không giới hạn
trong tâm mình đều thề nguyền hoá độ.” ? Thế thì chẳng phải Sư Huệ Năng độ.
Chư
Thiện tri thức, chúng sanh trong tâm mình tức là: Lòng tà mê, lòng giả dối,
lòng bất thiện, lòng ganh ghét, lòng ác độc. Các tâm này đều gọi là chúng sanh.
Mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình, mới gọi là thiệt độ.
Cả
thảy phiền não chẳng xiết kể đều thề nguyền dứt bỏ, nghĩa là đem Trí Bát Nhã của
tánh mình mà dứt bỏ lòng nghĩ tưởng giả dối. Thế mới gọi là thiệt học.
Đạo
Phật cao hơn hết thề nguyền tu đến thành công, nghĩa là đã thường hạ cái tâm,
làm việc chơn thành, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, bỏ chơn trừ vọng, tức
khắc thấy tánh Phật. Ây là nghe nói pháp rồi, liền thành Phật đạo.
Thường
thường tưởng đến việc tu hành là cái chánh pháp tạo nên sức thề nguyện vậy.
Chư
Thiện tri thức, nay đã phát Bốn Điều Thề Nguyền Lớn rồi, ta lại truyền cho các
vị Lời Răn Dạy Về Pháp Quy Y Không Tướng.
Chư
Thiện tri thức, phải quy y ba pháp này:
Hãy
quy y các Diệu Giác của tánh mình là pháp tôn quý gồm đủ cả hai công đức.
Hãy
quy y cái Chánh Pháp của tánh mình là pháp tôn quý lìa bỏ các điều tà dục.
Hãy
quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.
Từ
đây sắp sau, hãy xưng Giác là Thầy, chẳng nên quy y theo tà ma ngoại đạo. Hãy lấy
ba pháp báu của tánh mình mà tự thường chứng tỏ các công đức của mình. Ta
khuyên Chư Thiện tri thức phải quy y theo ba pháp báu của tánh mình là: 1. Phật
nghĩa là Giác, 2. Pháp nghĩa là Chánh, 3. Tăng nghĩa là Tịnh.
Tâm
mình quy y theo tánh Giác, thì tà mê chẳng sanh. Lại ít có sự ham muốn, thường
biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục, gọi là pháp tôn quý gồm cả hai công
đức.
Tâm
mình quy y tánh Chánh, thì niệm niệm không sanh tà kiến. Bởi không tà kiến, nên
không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Pháp tôn quý lìa bỏ
các điều tà dục
Tâm
mình quy y theo tánh Tịnh, thì cả thảy các cảnh giới trần lao, ái dục, tâm mình
chẳng nhiễm chẳng vương, gọi là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.
Tu
các hạnh này, ấy là mình quy y Bổn Tánh của mình. Các người phàm phu từ ngày tới
đêm nói rằng chịu tu theo ba Quy Giới, mà chẳng hiểu lý quy y. Nếu nói quy y Phật,
thì Phật ở xứ nào? Bằng không thấy Phật, thì quy y chỗ nào? Nói thế thành ra giả
dối.
Chư
Thiện tri thức, mỗi người hãy tự xem xét, chớ lầm dùng tâm ý. Kinh văn nói rõ
quy y Phật ở tánh mình, chớ chẳng nói quy y Phật nơi nào khác. Phật ở tánh mình
mà chẳng quy y, thì không có chỗ nào mà quy y vậy.
Nay
các vị đã tự ngộ, thì mỗi người phải quy y ba pháp báu ở tâm mình. Trong phải
điều tâm tánh, ngoài phải kính mọi người, tức là mình quy y tâm mình vậy.
Chư
Thiện tri thức, đã quy y ba pháp báu ở tánh mình rồi, các vị hãy chí tâm, ta
nói cho mà rõ cái pháp Phật Một Thể Ba Thân Trong Tánh Mình, khiến cho các vị
thấy ba thân rõ ràng, tự tánh mình tỏ sáng tánh mình.
Cả
thảy hãy đồng nói theo ta:
Tự
sắc thân mình quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật
Tự
sắc thân mình quy y Viên Mãn Báo Thân Phật
Tự
sắc thân mình quy y Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật
Chư
Thiện tri thức, sắc thân là quán xá, không thể nói quy y được. Phải dòm ngó Phật
Ba Thân trong tánh mình. Người thế gian đều có Phật Ba Thân. Bởi tâm mình mê muội,
nên không thấy thể sáng suốt trong tánh mình. Người ta cứ tìm Phật Ba Thân ở
ngoài, mà chẳng thấy Phật Ba Thân ở trong thân của mình. Các vị nghe ta nói,
khiến các vị ngó trong thân mình và thấy Bổn Tánh mình có Phật Ba Thân. Phật Ba
Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng.
Sao
gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Bổn tánh của người thế gian vốn trong sạch.
Muôn pháp đều do nơi bổn tánh mình mà sanh: Nghĩ tính các điều dữ, liền sanh hạnh
dữ. Nghĩ tính các hạnh lành, liền sanh hạnh lành. Thế thì, các pháp trong tánh
mình, ví cũng như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, nhưng vì bị
mây che nên trên sáng dưới tối. Thình lình gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều
sáng, thì muôn hình ngàn tượng đều hiện ra. Tánh của người thế gian thường hay
dời đổi cũng như mây trên trời kia vậy
Chư
Thiện tri thức, Trí như mặt trời, Huệ như mặt trăng. Trí Huệ thường sáng, nhưng
bởi tâm dính níu cảnh vật ở bên ngoài, rồi bị mây vọng niệm của mình che án
tánh mình, nên Trí Huệ chẳng đặng tỏ sáng. Nếu gặp bạn Thiện tri thức, nghe người
giảng chánh pháp, rồi tự mình dứt các điều mê hoặc, trong ngoài sáng thấu, thì
trong tánh, muôn pháp đều hiện ra rõ ràng. Người thấy tánh cũng giống như thế.
Ây gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.
Chư
Thiện tri thức, tâm mình quy y tánh mình. Ây là quy y Chơn Phật. Tự mình quy y,
nghĩa là dứt trừ hết các tật xấu trong tâm mình là: Lòng chẳng lành, lòng ganh
ghét, lòng tà vạy, lòng vị ngã, lòng giả dối, lòng khi người, lòng nhạo người,
lòng tà kiến, lòng cống cao, cùng các hạnh bất thiện trong cả thảy thời gian, lại
thường thấy lỗi mình, chẳng nói việc tốt xấu của người. Ây là tự mình quy y
tánh mình vậy.
Thường
hạ tâm mình, cung kính mọi người, thấy tánh sáng suốt, không ngưng trệ. Ây là tự
mình quy y tánh mình.
Sao
gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Tỷ như một cái đèn có thể trừ được chỗ tối đã có
từ ngàn năm, một cái trí có thể diệt được sự ngu đã nhiễm từ muôn thuở. Đừng
nghĩ đến việc trước, chẳng đặng nghĩ đến việc đã qua rồi, thường nghĩ đến việc
về sau. Niệm niệm hoàn toàn sáng suốt và tự mình thấy Bổn tánh mình. Điều lành
điều dữ tuy là khác nhau, chớ cái Bổn tánh không hai. Cái tánh không hai gọi là
Thật Tánh. Trong cái Thật Tánh chẳng nhiễm điều lành điều dữ, ấy gọi là Viên
Mãn Báo Thân Phật.
Tánh
mình khởi một niệm dữ, thì tiêu hết muôn kiếp hột giống lành. Tánh mình sanh một
niệm lành, thì hằng hà sa tội dữ đều diệt hết và chứng ngay quả Vô^ Thượng Bồ Đề.
Niệm niệm mình thấy tánh mình, chẳng sai bổn niệm. Ây gọi là Báo Thân.
Sao
gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật? Nếu chẳng nghĩ đến muôn pháp, thì tánh vốn
như trống không. Một niệm nghĩ tính, gọi là biến hóa: Nghĩ tính điều dữ, hóa
làm Địa Ngục. Nghĩ tính việc lành, hóa làm Thiên Đường. Lòng độc hại hóa ra rồng
rắn. Lòng từ bi hóa ra Bồ Tát. Lòng Trí Huệ hóa làm Thượng Giới, lòng ngu si
hóa làm Hạ Phưong. Cái tánh của mình biến hóa rất nhiều. Người mê, không tỉnh
giác được, nên niệm niệm gây ra việc dữ, thường thường theo đường dữ. Nếu trở lại
khởi một niệm lành, thì Trí Huệ thường sanh. Ây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.
Chư
Thiện tri thức, cái Pháp thân vốn là đầy đủ. Niệm niệm tánh mình tự nhiên hiện
ra tỏ sáng, tức là Báo Thân Phật. Do cái Báo Thân nghĩ tính tức là Hóa Thân Phật.
Mình
tự ngộ tự tu các công đức trong tánh mình, mới thiệt là quy y. Chứ da thịt là sắc
thân, sắc thân là nhà trọ tạm bợ, không thể nói là quy y được. Nếu mình hiểu rõ
Ba Thân trong Tánh mình, tức là mình biết Phật trong tánh mình vậy.
Ta
có một bài tụng không tướng. Nếu năng trì tụng, thì khi dứt lời, các tội ngu mê
của các vị chất chứa trong muôn kiếp trước đồng tiêu diệt hết một lần
Tụng
rằng:
(Bản
dịch của HT Thích Từ Quang)
Người
mê tu phước chẳng hành đạo Chỉ nói tu phước ấy là đạo Bố thí cúng dường, phước
vô cùng Ba ác trong tâm gốc còn tạo Tưởng rằng tu phước, tội được tiêu Đời sau
được phước, nhưng còn tội Chỉ trừ tội-nghiệp ở nội tâm Mới thật tự tánh chơn
sám hối
Bỏ
tà làm chánh là không tội Học đạo, hằng xem ở tự tánh Các Phật cùng ta đồng một
loại Tổ xưa chỉ truyền Đốn Pháp này Nguyện cho chúng sanh đồng thấy tánh Nếu muốn
về sau thấy pháp thân Lìa các pháp tướng, rửa lòng sạch Gắng công tự thấy, chớ
thờ ơ Dứt tuyệt niệm sau, một đời rảnh Ngộ được Đại Thừa, thấy tự tánh Chấp tay
cung kính chí tâm cầu
Sư
nói: “Chư Thiện tri thức, cả thảy phải tụng bài kệ này, và y theo lời dạy trong
đó mà tu hành. Tụng rồi phải liền thấy tánh. Được như thế, tuy cách ta ngàn dặm,
cũng như thường ở bên ta. Còn tụng rồi mà tâm không giác ngộ, thì dầu ở trước mặt
ta, cũng như cách xa ngàn dặm. Há cần từ phương xa mà đến đây! Khá trân trọng
và giữ lấy.”
Đại
chúng nghe pháp, tâm tánh đều mở mang tỏ sáng. Cả thảy đồng vui vẻ vâng làm
theo lời dạy.
Phẩm Cơ Duyên (Nói về căn cơ và duyên phần của các đệ tử)
Đại Sư từ khi đắc pháp tại Huỳnh Mai đến lúc trở về làng Tào Hầu thuộc Thiều Châu, thì chẳng có ai hay biết.
Một
khi kia có người học Nho tên là Lưu Chí Lược lấy lễ mà đãi ngài rất hậu. Chí Lược
có một người cô làm Tỳ khưu ni (cô vãi), tên Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại
Niết Bàn. Sư nghe qua, liền hiểu chỗ diệu nghĩa, mới giải cho Ni cô nghe. Ni cô
cầm quyển kinh lại hỏi chữ.
Sư
nói: “Chữ thì ta không biết, vậy xin hỏi nghĩa.”
Ni
cô nói: “Chữ còn chẳng biết, đâu hiểu nghĩa.”
Sư
nói: “Cái diệu lý của chư Phật chẳng có quan thiết gì với văn tự.”
Ni
cô hãi kinh và lấy làm lạ. Ni cô bèn rao khắp cho các bực kỳ đức (người tuổi
cao đức trọng) trong xóm hay rằng Đại Sư là bậc đạo đức, nên thỉnh về mà cúng
dường.
Khi
ấy có huyền tôn (cháu bốn đời) của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương cùng các
người cư dân tranh nhau đến làm lễ Đại Sư.
Lúc
bấy giờ, chùa cũ Bửu Lâm đã bị bỏ hư, vì bị nạn binh hỏa từ cuối đời nhà Tùy.
Nơi chỗ nền cũ, các thiện tín hiệp nhau cất cảnh chùa lại, rồi rước Đại Sư về ở,
chẳng bao lâu thành một ngôi Bửu phường.
Sư
ở chùa này hơn chín tháng, lại bị bọn ác nhơn tìm theo. Sư bèn lánh mình ẩn
trong phía núi trước chùa, thì bị bọn ấy phóng hỏa đốt rụi cỏ cây. Sư ráng sứcchun
vào kẹt đá, nên mới thoát nạn. Nơi tảng đá nay còn dấu đầu gối Ngài ngồi kiết
già và lằn vải áo. Nhơn đó mới gọi là “Tảng đá lánh nạn.”
Sư
nhớ lại lời Ngũ Tổ dặn nơi Hoài Tập và Huyện Tứ Hội, ngài mới đi ẩn hai xứ ấy.
Sư Pháp Hải
Thầy tăng tên Pháp Hải, người ở Khúc Giang, thuộc tỉnh Thiều Châu, ban sơ đến viếng Tổ Sư và hỏi rằng: “Tức Tâm Tức Phật là nghĩa sao? Xin Đại Sư chỉ dạy.”
Sư
dạy: “Niệm trước chẳng sanh là tức tâm. Niệm sau chẳng diệt là tức Phật. Tạo
nên cả thảy các tướng là tức tâm, lìa đứt cả thảy các tướng là tức
Phật.
Nếu ta nói cho đủ điều, thì cùng kiếp nói cũng chẳng hết. Hãy nghe ta kệ:
Tức
Tâm ấy Huệ Tức Phật là Định Định Huệ gồm tu Ý Tâm phải tịnh Hiểu pháp môn này Tự
ngươi tập tánh Dụng vốn không sanh Song tu mới chánh
Pháp
Hải nghe kệ rồi, liền đại ngộ, làm kệ khen rằng:
Tức
Tâm là Chánh Phật Chẳng hiểu, tự khinh xuất Định Huệ, biết nguyên nhơn Song tu,
lìa các vật
Sư Pháp Đạt
Thầy tăng tên Pháp Đạt, người ở tỉnh Hồng Châu, xuất gia hồi bảy tuổi và thường tụng kinh Pháp Hoa. Một khi đến làm lễ Tổ Sư, Pháp Đạt cúi đầu không sát đất.
Tổ
Sư quở rằng: “Lạy mà cúi đầu không sát đất, sao bằng chẳng lạy. Trong lòng ông
chắc có một vật, ông chất chứa việc chi vậy ?”
Pháp
Đạt nói: “ Tôi đã niệm Kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ rồi.”
Tổ
nói: “Nếu ông niệm đến một muôn bộ, hiểu đặng ý kinh mà chẳng lấy đó gọi là hơn
người, thì mới cùng ta đi một con đường. Ông nay cậy lấy sự nghiệp ấy, mà chẳng
biết lỗi mình.
Hãy
nghe ta kệ:
Lạy,
vốn phá màn kiêu Đầu sao không sát đất Hữu Ngã, tội liền sanh Quên công phước lớn
thật.
Sư
lại hỏi: “Ông tên gì ?”
Đáp:
“Pháp Đạt.”
Sư
nói: “Ông tên là Pháp Đạt, nào có đạt pháp !”
Sư
lại nói kệ rằng:
Ông
tên là Pháp Đạt Siêng tụng hoài, không dứt Tụng khống theo âm thinh Minh tâm mới
gọi Phật Ông nay bởi có duyên Ta mới nói chơn pháp Tin chắc, Phật không lời
Liên Hoa do miệng phát.
Pháp
Đạt nghe kệ rồi, liền ăn năn xin lỗi, thưa rằng: “Từ nay sắp sau, tôi giữ hạnh
khiêm tốn và cung kính mọi người. Đệ tử tụng kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu nghĩa,
tâm thường có chỗ nghi. Hòa Thượng có trí huệ quảng đại, xin Ngài lược giải
nghĩa lý trong kinh.”
Sư
nói: “Pháp Đạt, Pháp rất thấu suốt, tại lòng ông không thấu suốt. Kinh vốn
không có chỗ nghi, tại lòng ông tự nghi. Ông niệm kinh ấy, lấy gì làm tông (căn
bổn)?”
Pháp
Đạt nói: “Kẻ học này căn tánh ám độn, bấy lâu chỉ y theo chữ mà tụng niệm, há
biết cái thú (chỗ xu hướng về căn bổn) là gì !”
Sư
nói: Ta không biết chữ, ngươi thử lấy kinh tụng một biến, ta giải nghĩa cho
ngươi rõ.”
Pháp
Đạt liền cất tiếng tụng lớn, đến phẩm Tỉ Dụ, sư bảo thôi và nói rằng: “Bộ kinh
này nguyên lấy cái Nhơn Duyên Xuất Thế làm Tông, dẩu có nói bao nhiêu Tỉ Dụ,
cũng không vượt ngoài chỗ ấy. Nhơn duyên nào? Kinh nói Chư Phật Thế Tôn chỉ do
cái Nhân Duyên về một việc lớn mà xuất hiện nơi thế gian. Việc lớn ấy là cái
Tri Kiến Phật vậy. Người thế gian, ngoài mê thì dính tướng, trong mê thì dính
không. Nếu đối với tướng mà lìa tướng, đối với không mà lìa không, thì trong
ngoài chẳng mê.”
Đại
Sư nói: “Nếu hiểu rõ phép này, một niệm tâm mở sáng, ấy là mở cái Tri Kiến Phật.
Phật đây, nghĩa là Giác Ngộ, chia ra làm bốn môn:
Mở
cái tánh thấy biết Giác Ngộ.
Chỉ
cái tánh thấy biết Giác Ngộ Tỏ cái tánh thấy biết Giác Ngộ Vào cái tánh thấy biết
Giác Ngộ
Nếu
nghe người giảng thuyết, Mở Chỉ tánh lý cho, mới có thể Tỏ mà Vào. Cái tánh Thấy
Biết Giác Ngộ vốn phải do nơi Chơn Tánh, mới phái hiện ra được. Ông khá cẩn thận,
chớ lầm hiểu ý kinh, thấy người ta nói Mở, Chỉ, Tỏ, Vào, mà cho đó là “cái Biết
Thấy của Phật, chớ chúng ta không có duyên phần đạt sự Biết Thấy ấy.” Nếu hiểu
như thế, tức là chê kinh nhạo Phật. Ngài kia đã là Phật, có đủ sự biết thấy, cần
gì phải mở ! Ngươi nay phải tin rằng cái Biết Thấy Giác Ngộ chỉ do nơi tự tâm của
người, chớ chẳng phải do Phật nào khác. Cả thảy chúng sanh vì tự che lấp tánh
quang minh của mình, ham mến trần cảnh, ngoài bị dính vương, trong bị rối rắm,
nên đành phải chịu sự phiền não cuốn lôi. Bởi vậy mới nhọc lòng Đức Thế Tôn,
Ngài phải xuất Chánh Định, dùng biết bao nhiêu lời lẽ mà khuyên chúng sanh dứt
bỏ lòng ham mến, phải do tâm mình mà mở cái Biết Thấy Giác Ngộ, đừng do bề
ngoài mà tìm, thì cũng đồng chứng quả như Phật. Thế cho nên gọi là “Mỡ cái biết
thấy giác ngộ”. Ta cũng khuyên cả thảy các chúng nhơn do trong tâm mình mà thường
“Mở cái tánh biết thấy giác ngộ.”
Người
thế gian vì lòng tà vạy, ngu mê, tạo ra các tội lỗi, miệng lành, lòng dữ, ham
giận, ghét ghen, siễm nịnh, kiêu căng, lấn người, hại vật. Ây là tự mình “Mở
cái tánh biết thấy chúng sanh”. Nếu giữ được lòng chơn chánh, thường sanh trí
huệ, xem xét tâm mình, làm lành lánh dữ, thì mình tự “Mở cái tánh biết thấy
giác ngộ” vậy.
Vậy
thì niệm niệm ông phải Mở cái tánh biết thấy Phật, đừng Mở cái tánh thấy biết
chúng sanh. Mở cái tánh biết thấy Phật tức là ra khỏi thế gian; Mở cái tánh biết
thấy chúng sanh tức là thế gian vậy. Còn nếu ông cứ nhọc công cố chấp tụng niệm,
mà lấy làm công khóa, thì khác nào con mao ngưu (loài trâu đen có lông dài) yêu
lông đuôi dài của nó!
Phát
Đạt nói: “ Nếu vậy, hiểu đặng nghĩa, thì chẳng cần tụng kinh ?”
Sư
nói: “Kinh có lỗi gì, há lại ngăn cấm người tụng ? Vã lại, mê ngộ là tại nơi
người, lợi hại cũng tại nơi người. Miệng tụng mà tâm làm theo nghĩa kinh, tức
là mình chuyển kinh. Miệng tụng mà tâm chẳng làm theo nghĩa kinh, tức là mình bị
kinh chuyển. Hãy nghe ta kệ:
Tâm
mê, Pháp Hoa chuyển Tâm ngộ, chuyển Pháp Hoa Tụng kinh không rõ ý,
Nghĩa
ấy thành thù ta Không niệm, niệm mới chánh Có niệm, niệm thành tà Có, Không đều
chẳng chấp Cởi mãi, bạch ngưu xa
Pháp
Đạt nghe kệ, buồn bực khóc mùi. Khi Sư nói dứt lời liền được đại ngộ, và bạch rằng:
“Pháp
Đạt từ xưa đến nay, thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, mà bị Pháp Hoa chuyển.”
Lại
bạch rằng: “Kinh nói các Đại Thanh Văn cho đến Bồ Tát đều suy nghĩ và độ lượng
tột cùng, mà chẳng lường đặng cái trí Phật. Nay bảo kẻ phàm phu tỏ sáng tâm
mình, mới gọi là tri kiến Phật. Nhưng tự họ chẳng phải là bậc thượng căn, ắt
không khỏi sanh ra ngờ vực và nhạo cười.”
Pháp
Đạt nói tiếp: “ Kinh lại nói ba xe: Xe dê, xê nai, xe trâu, và xe trâu trắng.
Ba xe này khác nhau thế nào, xin Hòa Thượng chỉ dạy cho.”
Sư
rằng: “Ý kinh thật rõ ràng, tự người làm cho mờ ám và trái ngược. Các người
trong ba thừa chẳng lường được trí Phật, cái hại ấy là do chỗ độ lượng. Hễ họ
càng cùng suy cạn nghĩ, thì càng làm chuyển biến và xa trí Phật. Đức Phật vốn
vì kẻ phàm phu mà nói kinh, chớ chẳng phải vì Phật mà nói. Cái lý ấy, nếu chẳng
chịu tin thì tự ý họ thối tịch(Không tin lời Phật giảng, bỏ chỗ ngồi mà đi).
Sao
chẳng biết mình đã ngồi trên xe trâu trắng mà lại đi tìm ba xe ở ngoài cửa? huống
chi kinh văn đã nói rõ cho người biết duy có một Phật Thừa, chớ không có thừa
nào khác. Bằng kinh nói hai nói ba, cho đến vô số phương tiện, muôn vàn nhơn
duyên, tỉ dụ, ngôn từ, thì các pháp ấy cũng đều chỉ một Phật Thừa mà thôi. Sao
ông chẳng xét rằng thừa là giả, là nói vì lúc xưa (ví thật mà dụng quyền), còn
một thừa là thật, là nói vì ngày nay(mở quyền mà chỉ thật). Ây gọi là chỉ dạy
người bỏ giả về thật mà thôi. Sau khi về thật rồi, thì cái thật cũng không còn
có cái tên nữa.
Phải
biết rằng của quý báu sở hữu đều thuộc về của người thọ dụng; Lại cũng chẳng
nên tưởng đó là của cha, cũng chẳng nên tưởng đó là của con, cũng chẳng nên tưởng
đến chỗ thọ dụng của ấy. Thế mới gọi là Trì Kinh Pháp Hoa
Từ
kiếp này qua kiếp nọ, tay chẳng mở cuốn kinh, nhưng từ ngày tới đêm, không có
lúc nào mà chẳng niệm vậy.
Pháp
Đạt nhờ Sư mở trí, khôn xiết vui mừng, bèn làm kệ khen rằng:
Công
tụng ba ngàn bộ Thầy giảng chút, liền quên Ý lìa đời chẳng rõ Nào dứt kiếp
khùng điên Tạm lập Tam Thừa Giáo Tùy duyên, diễn pháp huyền Ai tưởng trong nhà
lửa Pháp Vương, hiện nhãn tiền
Sư
nói: “Từ đây sắp về sau, ông mới có thể gọi là thầy tăng niệm kinh vậy.”
Pháp
Đạt từ khi lãnh hội được cái ý chỉ diệu huyền của Đại Sư, thì cũng giữ việc tụng
kinh hoài chẳng bỏ
Sư Trí Thông
Thầy tăng tên Trí Thông, người ở huyện An Phong, xứ Thọ Châu, buổi đầu xem kinh Lăng Già ước đặng một ngàn biến, mà không hiểu nghĩa ba thân, bốn trí. Người đến lạy Đại Sư mà cầu giải nghĩa kinh.
Sư
nói :
Ba
thân là:
Thanh
Tịnh Pháp Thân là cái Tánh của người Viên Mãn Báo Thân là cái Trí của người
Thiên Bá Ức Hóa Thân là cái Hạnh của người
Nếu
lìa cái Bổn Tánh mà nói riêng ba thân, tức gọi là có thân không trí.
Bằng
hiểu ba thân không có tự tánh riêng, tức gọi là Bốn Trí Bồ Đề.
Hãy
nghe ta kệ :
Tự
tánh đủ ba thân Phát minh thành bốn trí Chớ lìa chỗ thấy nghe Siêu nhiên đăng
Phật vị Ta nói rõ ông nghe Xét tin, mê khỏi hại Chớ học kẻ cầu ngoài Bồ Đề chỉ
luận mãi
Trí
Thông lại bạch rằng : "Cái nghĩa Bốn Trí có thể được nghe chăng?"
Sư
nói: "Đã hiểu ba thân thì rõ bốn trí, sao lại hỏi nữa? Nếu lìa ba thân mà nói
riêng bốn trí, ấy gọi là có trí không thân, tức là có trí trở lại thành không
trí."
Sư
lại nói kệ rằng: (bản dịch của HT Từ Quang)
Đại
Viên Cảnh Trí, Tánh thanh tịnh.
Bình
Đẳng Tánh Trí, Tâm không bịnh Diệu Quan Sát Trí, thấy chẳng công Thành Sở Tác
Trí, đồng viên cảnh Năm, tám, sáu, bảy, chuyễn quả nhơn Chỉ dùng danh ngôn,
không thiệt tánh Nếu chỗ chuyển ấy, chẳng lưu tình Phiền hưng, vẫn trụ Na Dà định
Trên
đây là nói chuyển tám thức làm bốn trí. Kinh giáo có nói:
Chuyển
năm thức trước, làm Trí Thành Sở Tác Chuyển thức thứ sáu làm Trí Diệu Quán Sát
Chuyển thức thứ bảy làm Trí Bình Đẳng Tánh Chuyển thức thứ tám làm Trí Đại Viên
Cảnh
Thức
thứ sáu và thức thứ bảy chuyển ở nhân; Năm thức và thức thứ tám chuyển ở quả,
nhưng chỉ chuyển danh chứ không chuyển thể.
Trí
Thông nghe rồi, tánh trí liền tỏ sáng, mới trình kệ rằng:
Ba
thân vốn thiệt tại thân ta
Bốn
trí là tâm sáng hiện ra
Thân,
trí, thung dung, không trở ngại
Vật
hình, ứng hiện mặc dầu ta Khởi tâm tu trị, thành mê động Giữ ý trụ an, dấy ngụy
tà Nhờ Tổ giải minh thông ý diệu Trược Nhơ nào có, tiếng bày ra.
Sư Trí Thường
Thầy tăng tên Trí Thường, người ở huyện Qui Khuê, phủ Tín Châu, xuất gia hồi bảy tuổi, có chí cầu thấy tánh. Một ngày kia, thầy đến làm lễ Tổ Sư.
Tăng
hỏi rằng: "Mới đây, kẻ học giả này có qua Hồng Châu, lên núi Bạch Phong mà
làm lễ Đại Thông Hòa Thượng (Sư Thần Tú) và cầu chỉ nghĩa thấy tánh thành Phật,
nhưng chưa giải quyết được chỗ nghi ngờ. Tôi từ phương xa đến làm lễ, cúi xin
Hòa Thượng từ bi chỉ dạy."
Sư
nói: "Đại Thông Hòa Thượng nói những lời gì, câu gì, ông hãy kể thử
coi."
Tăng
bạch: " Trí Thường này đến đó, trải qua ba tháng, mà chưa được sư chỉ dạy.
Nóng lòng vì Pháp, đêm kia một mình vào trượng thất xin hỏi Bổn Tâm Bổn Tánh là
gì? Sư Đại Thông hỏi: "Ông thấy cõi trống không chăng?" Tôi đáp:
"Thấy". Sư hỏi: "Cõi trống không có tướng mạo chăng?" Tôi
đáp: "Cõi trống không chẳng có hình đâu có tướng mạo! ". Sư đáp:
"Cái Bổn Tánh của người cũng giống như cõi trống không: Rốt ráo không có một
vật gì mà thấy được, ấy gọi là chánh kiến. Rốt ráo không có một vật gì mà biết
được, ấy gọi là chơn trí; Rốt ráo không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy cái
Bổn Nguyên Thanh Tịnh và cái Giác Thể Viên Minh. Như thế tức gọi là Thấy Tánh
Thành Phật, cũng gọi là Như Lai Tri Kiến." Kẽ học này tuy nghe nói như vậy,
nhưng cũng chưa thấy hiểu thấu đáo, xin Hòa Thượng chỉ dạy."
Sư
nói: "Chỗ Đại Thông nói đó cũng còn sự Thấy-Biết, nên khiến tâm ngươi chưa
hiểu thấu. Nay ta chỉ cho ông một bài kệ:
Chẳng
thấy một pháp, giữ "Không Thấy"
Ví
như đám mây che mặt trời Chẳng biết một pháp, giữ "Không Biết"
Ví
như trong không sanh điện nháy Những cái "Thấy - Biết" thoạt khởi lên
Không
rõ phương tiện, nên nhận quấy Một niệm ông tự biết cái sai Ánh sáng tự tâm thường
hiễn hiện
Trí
Thường nghe rồi, tâm ý suốt thông, bèn làm kệ rằng:
Thoạt
nhiên khởi thấy biết Trước tướng tìm Bồ Đề Tình còn một niệm "Ngộ"
Khó thoát mê thời xưa Nguồn chánh giác Tự Tánh Soi quấy luống trôi lăn Không
vào được nhà Tổ Khó khỏi lạc hai nơi
Một
hôm Trí Thường hỏi Tổ: "Bạch Hòa Thượng, Phật đã nói Pháp Ba Thừa, tại sao
còn nói Pháp Tối Thượng Thừa nữa, đệ tử chưa rõ, cầu xin Hòa Thượng chỉ dạy."
Sư
nói: " Ông hãy xem cái Bổn Tánh của ông, đừng cố chấp cái tướng của Pháp ở
ngoài. Pháp vốn không có bốn thừa, chỉ cái tâm của người thế gian có nhiều bậc
khác nhau.
Căn
cứ ở chỗ thấy nghe mà đọc tụng kinh điển là người Tiểu Thừa. Hiểu pháp rõ
nghĩa, là bực Trung Thừa. Y theo pháp mà tu hành là người Đại Thừa. Muôn pháp đều
thông, muôn pháp gồm đủ cả thảy chẳng nhiễm, lìa các pháp tướng, một mảy không
chỗ sở đắc là bậc Tối Thượng Thừa. Thừa có nghĩa là tâm thiệt hành theo Đạo, chớ
chẳng phải chỗ miệng tranh cải biện bạch.
Ông
phải tự tu, đừng hỏi ta vậy. Trong cả thảy thời gian, tánh mình giữ thanh tịnh
tự nhiên như nhiên."
Trí
Thường làm lễ tạ ơn, theo hầu hạ Đại Sư đến trọn đời ngài.
Sư Chí Đạo
Thầy tăng tên Chí Đạo, người ở Huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Châu, đến cầu chỉ dạy và bạch rằng:
"Kẻ
học này từ khi xuất gia, xem kinh Niết Bàn có trên mười năm mà chưa hiểu đại ý,
xin Hòa Thượng chỉ dạy."
Sư
nói: "Có chỗ nào mà người chưa hiểu?"
Tăng
bạch: "Các sự hành động của tâm đều "không thường", ấy là pháp
sanh diệt. Sanh diệt dứt rồi, vắng lặng là vui. Trong các điều ấy, đệ tử có chỗ
nghi ngờ."
Sư
nói: "Bởi cớ nào mà ngươi sanh nghi?"
Tăng
bạch: "Cả thảy chúng sanh đều có hai thân là sắc thân và pháp thân. Sắc
thân không có thường tồn, có sanh có diệt. Pháp thân là thường tồn, không hay
không biết. Kinh nói: "Sanh diệt dứt rồi, vắng lặng là vui.", chẳng
biết thân nào vắng lặng, thân nào hưởng sự vui? Nếu là sắc thân, thì lúc sắc
thân tiêu diệt, bốn chất rã tan, toàn nhiên là khổ. Mà khổ thì không thể nói
vui được. Còn nếu là Pháp thân, thì tức là Pháp thân vắng lặng, tức giống như
loài cỏ cây, ngói gạch. Thế thì cái chi hưởng sự vui? Lại Pháp tánh là cái thể
của sự sanh diệt, năm uẩn là cái dụng của sự sanh diệt. Một cái thể, năm cái dụng,
sanh diệt là thường: Sanh thì do thể mà khởi ra dụng, diệt thì thâu dụng về thể.
Nếu chịu sanh trở lại, tức là loài có tình, tâm niệm chẳng dứt chẳng tắt. Nếu
chẳng chịu sanh trở lại, thì về cảnh vắng lặng đời đời, đồng với vật vô tình.
Thế thì cả thảy các Pháp đều bị Niết Bàn ngăn chế, còn chẳng đặng sanh, có gì
là vui."
Sư
nói: "Ông là con nhà Thích, sao lại tập theo chỗ tà kiến (chấp Đoạn Kiến
hay Thường Kiến) của người ngoại đạo mà bàn qua pháp Tối Thượng Thừa? Cứ theo
chỗ ông nói, thì ngoài cái sắc thân riêng có cái Pháp thân, lìa chỗ sanh diệt,
cầu nơi tịch diệt, lại nghĩ cảnh Niết Bàn là thường vui, nói rằng có cái thân
thọ hưởng. Ây là cố chấp tiếc thương chỗ sống chết quá nhiễm sự vui sướng thế
gian.
Ông
nay phải biết, Phật thấy cả thảy các người mê muội, nhận năm uẩn hòa hiệp làm
các tướng của thân mình, phân biệt cả thảy các pháp là các tướng của thế gian ở
ngoài, ưa sống ghét chết, niệm niệm đổi dời, chẳng biết sự mộng huyễn giả dối,
luống chịu sanh tử luân hồi, lấy cảnh Thường Vui Niết Bàn đổi lại làm Trạng Tướng
Khổ Não và trọn ngày chỉ cầu ở ngoài.
Vì
đó, Ngài mới động lòng thương xót mà chỉ cái Thiệt Vui Của Niết Bàn, trong một
sát na không có tướng sanh, trong một sát na không có tướng diệt, lại cũng
không có sự samh diệt gì mà nên tắt dứt. Ây là cái tâm vắng lặng hiện ra rõ
ràng. Đương lúc cái tâm vắng lặng hiện ra rõ ràng, cũng không nghĩ tới chỗ hiện
ra đó. Ây gọi là Thường Vui.
Sự
Thường Vui ấy không có thọ cảm, cũng không có chỗ chẳng thọ cảm, há có cái tên
"Một Thể Năm Dụng" hay sao? Hà huống lại nói "Niết Bàn ngăn chế
các pháp khiến cho đời đời chẳng sanh !" Ây là nhạo Phật chế Pháp vậy. Hãy
nghe ta kệ (Bản dịch của HT TTQ):
Vô
Thượng Đại Niết Bàn Tròn sáng, thường tịch chiếu Phàm phu cho là chết Ngoại đạo
chấp làm đoạn Các kẻ cầu nhị thừa Cho rằng: Không Tạo Tác Suy xét theo vọng
tình Sáu mươi hai tà kiến Tạm lập danh giả dối Không phải nghĩa chơn thiệt Chỉ
có bậc siêu việt Thông suốt không thủ xã Vì biết pháp ngũ uẩn Cùng cái Ta ở
trong Ngoài bày các sắc tướng Tất cả tướng âm thanh Bình đẳng như mộng huyễn
Không còn thấy Thánh Phàm Chẳng nghĩ cảnh Niết Bàn Hai việc, ba thời dứt Hằng ứng
dụng các căn Vẫn không tưởng là dụng Phân biệt tất cả pháp Vẫn không tưởng phân
biệt Kiếp lửa, thiêu đáy biển Gió thổi, núi chạm nhau
Chơn
thường, tịch diệt vui Cảnh Niết Bàn như vậy Ta nay gượng nói ra Khiến ông bỏ tà
kiến Ông chớ giải theo lời Cho ông biết phần ít.
Chí
Đạo nghe kệ rồi, tâm tánh rất tỏ sáng, không xiết vui mừng, bèn làm lễ lui ra.
Hạnh Tư Thiền Sư
Hạnh Tư Thiền Sư, con nhà họ Lưu, sanh trưởng tại huyện An Thành, phủ Kiết Châu, nghe đạo pháp của Tào Khê khai hóa thạnh hành, bèn đến làm lễ Đại Sư mà hỏi rằng: " Tu hành phải làm theo pháp nào, mới khỏi lạc vào giai cấp?"
Sư
nói: "Ông từng làm theo pháp nào ?"
Tăng
bạch: "Pháp Thánh Đế (Bốn Diệu Đế), tôi cũng chẳng làm theo đó."
Sư
nói: "Lạc vào giai cấp nào?"
Tăng
bạch: "Pháp Thánh Đế còn chẳng làm theo, thì đâu có giai cấp !"
Đại
Sư rất trọng người lợi căn, bảo Hạnh Tư làm đầu đại chúng. Một ngày kia, Sư kêu
Hạnh Tư mà dạy rằng: "Ông phải tách ra, đi hóa độ một phương, đừng để mối
Đạo đoạn tuyệt."
Hạnh
Tư đã đắc pháp, bèn trở về núi Thanh Nguyên, phủ Kiết Châu, mà hoằng hóa độ
sanh. Sau khi tịch, người được tặng là Hoằng Tế Thiền Sư
Hoài Nhượng Thiền Sư
Hoài Nhượng Thiền Sư, con nhà họ Đỗ, ở huyện Kim Châu, ban sơ đến viếng An Quốc-Sư ở núi Tung Sơn. An Quốc Sư gởi Thiền Sư qua Tào Khê viếng Huệ Năng Lục Tổ. Hoài Nhượng đến làm lễ.
Sư
hỏi rằng: " Ở xứ nào đến đây?"
Tăng
bạch : " Núi Tung Sơn."
Sư
hỏi rằng: " Có việc gì? Đến đây làm chi?"
Tăng
bạch: "Nói dường có một việc thì không trúng."
Sư
nói: "Còn tu chứng, phải chăng ?"
Tăng
bạch: "Tu chứng thì chẳng phải là không có, còn nói nhiễm trược thì không
đặng."
Sư
nói: "Chỉ có sự chẳng nhiễm trược ấy là chỗ hộ niệm của Chư Phật vậy. Ông
đã như thế, ta cũng như thế. Đức Bác Nhã Đa La (Tỗ thứ 27) bên Tây- Thiên-Trước
có lời sấm rằng: "Dưới chân ông sẽ sanh ra một con ngựa tơ mạnh mẽ, đạp giết
người trong thiên hạ. Đó là điểm ứng tại tâm ông, chẳng cầu vội nói."
Hoài
Nhượng Thiền Sư liền suốt thông, hiểu rõ điều ấy, mới theo hầu hạ Đại Sư trên
mười lăm năm. Một ngày kia, đạt được chỗ huyền ảo. Sau Thiền Sư qua núi Nam Nhạc,
mở rộng cửa Thiền Tông. Sau khi viên tịch rồi, người được sắc phong là Đại Huệ
Thiền Sư.
Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư
Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư, con nhà họ Đái, ở huyện Vĩnh Gia, phủ Ôn Châu. Lúc còn trẻ, học tập kinh luật, chuyên về pháp môn Thiên Thai Chỉ Quán. Nhơn xem kinh Duy Ma mà đặng tỏ sáng tâm tánh. Tình cờ gặp đệ tử của Đại Sư là Huyền Sách. Huyền Giác phỏng vấn và luận đàm kịch liệt, mỗi lời nói ra đều ám hiệp với tông chỉ của các vị Tổ Sư.
Huyền
Sách hỏi: "Nhơn giả đắc Pháp với nhà sư nào?"
Huyền
Giác đáp: "Tôi nghe kinh luận của môn Phương Đẳng, mỗi chỗ đều có thầy chỉ
dạy. Sau nhờ xem kinh Duy Ma mà hiểu rõ được tông Phật Tông, nhưng chưa có người
chứng minh."
Huyền
Sách nói: "Từ đời Phật Oai Âm Vương sắp về trước, tự mình tỏ sáng thì được,
còn từ đời Phật Oai Âm Vương sắp về sau, không có thầy truyền, mà tự mình tỏ
sáng, ấy tự nhiên là ngoại đạo."
Đáp:
"Xin nhơn giả trưng bằng cớ cho tôi biết."
Huyền
Sách nói: "Chỗ tôi nói e còn sơ thất. Ở Tào Khê có Lục Tổ Đại Sư, bốn
phương đều quy tụ nơi đó mà thọ pháp với Ngài. Nếu nhơn giả muốn đến đó, thì
tôi cũng đi với."
Cả
hai đồng đến viếng Tổ Sư. Huyền Giác đi xung quanh Tổ Sư ba vòng, rồi chống
tích trượng mà đứng.
Đại
Sư nói: "Phàm làm thầy Sa môn thì phải giữ đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế
hạnh. Đại Đức ở phương nào đến đây mà sanh lòng ngã mạn lớn vậy?"
Huyền
Giác bạch: "Sanh tử là việc lớn, sự vô thường là mau chóng."
Sư
nói: "Sao chẳng thể theo tánh không sanh của mình và tỏ ráo tánh không mau
chóng của mình ?"
Huyền
Giác bạch: "Thể theo tánh mình tức là không sanh, tỏ ráo tánh mình vốn
không mau chóng."
Sư
nói: "Phải vậy ! Phải vậy !"
Huyền
Giác mới dùng đủ oai nghi mà lễ bái, kế một lát xin cáo từ.
Sư
nói: " Sao trở về rất chóng vậy?"
Huyền
Giác bạch: "Cái tánh Bổn lai tự nó chẳng phải động, há có chỗ chóng
sao?"
Sư
nói: " Ai biết nó chẳng phải động?"
Huyền
Giác bạch: "Nhơn giả tự sanh lòng phân biệt."
Sư
nói: "Ông rất đặng cái ý vô sanh."
Huyền
Giác bạch: " Vô sanh há có ý sao?"
Sư
nói: "Không có ý thì lấy chi mà phân biệt ?"
Huyền
Giác bạch: "Phân biệt cũng chẳng phải là ý."
Sư
nói: "Hay thay ! Hãy ở lại đây nữa ít nhất là một đêm."
Lúc
bấy giờ, gọi là một đêm Giác. Sau Vĩnh Gia Thiền Sư có làm bài ca chứng đạo,
truyền bá ở thế gian rất thạnh hành. Sau khi tịch, người đặng sắc tặng là Vô Tướng
Đại Sư. Lúc bấy giờ, người ta xưng là Chơn Giác Thiền Sư.
Trí Hoàng Thiền Sư
Thiền giả tên Trí Hoàng, ban sơ đến viếng Ngũ Tổ, tự gọi mình đã được chánh thọ. Người ngồi trường trong am trọn hai mươi năm.
Đệ
tử của Đại Sư là Huyền Sách đi du phương đến Hà Sóc, nghe danh Trí Hoàng cất
am, bèn tìm tới mà hỏi rằng: "Thầy làm gì ở đây?"
Trí
Hoàng đáp: "Nhập Định."
Huyền
Sách nói: "Thầy nói nhập định, nhưng hữu tâm mà nhập hay là vô tâm mà nhập.
Nếu vô tâm mà nhập, thì cả thảy các loài vô tình như cây cỏ ngói gạch cũng định
được. Còn nếu hữu tâm mà nhập, thì các loài hữu tình hàm thức cũng định được."
Trí
Hoàng nói: "Chánh lúc tôi nhập định, không thấy cái tâm hữu vô."
Huyền
Sách nói: "Không thấy cái tâm hữu vô tức là Thường Định, nào có xuất nhập
! Nếu có xuất nhập tức chẳng phải là Đại Định."
Trí
Hoàng không trả lời. Một hồi lâu hỏi rằng: "Thầy của nhơn giả là ai?"
Huyền
Sách nói: "Thầy của tôi là Lục Tổ ở Tào Khê."
Trí
Hoàng hỏi: "Lục Tổ lấy pháp gì làm Thiền Định?"
Huyền
Sách nói: "Cứ theo chỗ thầy tôi nói: "Thiền Định là tánh rất trong sạch,
hoàn toàn vắng lặng, thể dụng như như, năm uẩn vốn không, sáu trần chẳng có,
không xuất không nhập, không định không loạn. Tánh Thiền không trụ, lìa cái niệm
tưởng về chỗ trụ thiền. Tánh Thiền không sanh, lìa cái niệm tưởng về chỗ sanh
thiền. Lòng như trống không, cũng không nghĩ đến chỗ trống không.
Trí
Hoàng nghe nói vậy, bèn đi ngay đến viếng Tổ Sư.
Sư
hỏi rằng: "Nhơn giả ở đâu lại?"
Trí
Hoàng thuật đủ nhơn duyên do đã kể trước.
Sư
nói: "Quả thật như chỗ nói ấy. Nếu ông giữ cái tâm trống không chẳng dính
níu chỗ thấy không, ứng dụng thông suốt, không trở ngại, động tịnh đều vô tâm,
phàm thánh đều quên dứt, tâm năng tâm sở đều diệt trừ, tánh tướng tự nhiên
không động, thì không có lúc nào là chẳng định."
Trí
Hoàng nghe rồi, lòng rất tỏ sáng, xem lại chỗ sở đắc của mình trong hai mươi
năm đều không có ảnh hưởng chi cả. Đêm ấy, tại Hà Bắc, các quan dân nghe trên
không trung có tiếng rằng: Trí Hoàng Thiền Sư ngày nay đắc đạo.
Sau
Trí Hoàng làm lễ từ giã Đại Sư, lại trở về Hà Bắc mà khai hóa tứ chúng.
Hiểu
Phật Pháp
Có
một thầy tăng hỏi Đại Sư rằng: " Người nào đặng cái ý chỉ của Đức Huỳnh
Mai?"
Sư
rằng: "Người hiểu Phật Pháp đặng."
Bạch:
"Phải Hòa Thượng đặng chăng?"
Sư
nói: "Ta không hiểu Phật Pháp."
Phương
Biện
Một
ngày kia, Sư muốn giặt cái Pháp Y của Ngài đã được truyền thọ, mà không tìm được
cái suối trong. Nhơn đi đến sau chùa ước năm dặm, thấy núi rừng rậm rạp, thoại
khí bao giăng, Sư xóc cây tích trượng xuống đất, mạch suối liền ứng theo tay mà
chảy ra, chứa đầy thành ao. Sư quỳ gối trên tảng đá mà giặt áo. Bổng đâu có một
thầy tăng đến làm lễ và nói rằng: Tôi là Phương Biện, người ở Tây Thục, ngày
hôm qua thấy Đức Đạt Ma Đại Sư ở Nam Thiên Trước dặn Phương Biện này mau qua Đường
Độ, Ngài nói: "Cái Chánh Pháp Nhãn Tàng của Tổ Đại Ca Diếp mà ta đã truyền,
và cái Pháp y, ta đã truyền xuống tới đời Tổ Thứ Sáu, tại Tào Khê, tỉnh Thiều
Châu.
Ông hãy đến đó mà chiêm lể." Phương Biện này ở phương xa đến, xin xem y
bát của thầy tôi đã truyền.
Sư
lấy y bát ra chỉ, rồi hỏi rằng: "Thượng nhơn hay giỏi về nghề gì?"
Bạch:
"Hay về nghề nắn hình."
Sư
tỏ vẻ nghiêm nghị, nói rằng: "Ông hãy nắn thử coi."
Phương
Biện bối rối, không biết nắn cách thế nào. Trải qua mấy ngày mới nắn xong chơn
tướng, bề cao bảy tấc, khúc nào cũng thật khéo.
Sư
cười mà nói rằng: "Ông chỉ hiểu cái tánh nắn hình, mà chẳng hiểu cái tánh
Phật."
Sư
thung dung lấy tay chà nơi đĩnh đầu Phương Biện mà nói rằng: "Hãy làm việc
phước điền nơi cõi người và cõi trời cho lâu dài."
Rồi
Sư lại lấy một cái áo mà đền ơn cho Phương Biện.
Phương
Biện lấy áo xé làm ba đoạn, một đoạn choàng vào hình nắn, một đoạn để lại cho
mình, một đoạn đựng vào hộp cây Tông (loại cây Kè -nd) mà chôn xuống đất, và thề
rằng: "Sau tìm được mảnh áo này, tức là ta ra đời mà trụ trì nơi đây, và sửa
lại ngôi chùa vậy."
(Phần
bổ túc từ kinh dịch của HT TQ)
Đến
đời Tống, niên hiệu Gia-Hựu, năm thứ tám, có một vị tăng tên Duy Tiên, đào đất
để sửa chùa, gặp được y hãy còn như mới.
Riêng
chơn tượng của Đức Lục Tổ về sau thờ tại chùa Cao Tuyền, linh thiêng vô lượng,
những người chánh tâm cầu khẩn, đều được toại nguyện.
Ngọa Luân Thiền Sư
Có một thầy tăng cất tiếng đọc bài kệ khen Ngọa Luân Thiền Sư rằng:
Ngọa
Luân tài rất hay Dứt được cả tư tưởng Đối cảnh lòng không động Bồ Đề ngày vượng
lớn
Sư
nghe kệ, nói rằng: "Bài kệ ấy chưa tỏ sáng Bổn Tâm. Nếu y theo đó mà tu
hành, thì thêm sự ràng buộc."
Nhơn
đó, sư nói kệ rằng:
Huệ
Năng tài chẳng hay Không dứt cả tư tưởng Đối cảnh, động lòng hoài Bồ Đề đâu vượng
lớn ?
Phẩm Đốn Tiệm (Pháp tu chứng quả tức khắc và Pháp tu chứng quả từ bậc.)
Lúc Tổ Sư ở chùa Bửu Lâm tại Tào Khê, thì Thần Tú Đại Sư ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Nam. Bấy giờ, cả hai phái đều diễn hóa rất thạnh hành. Người người đều xưng Nam Năng Bắc Tú, cho nên mới phân hai phái Đốn và Tiệm ở phương Nam và phương Bắc. Nhưng các học giả chưa biết được cái tông thú.
Tổ
Sư mới gọi đại chúng mà bảo rằng: "Pháp vốn là một tông, còn người thì có
Nam và Bắc. Pháp tức là một giống, còn chỗ thấy thì có mau chậm. Pháp không có
mau chậm. Bởi con người có tánh sáng tối, cho nên mới gọi là Mau Chậm."
Nhưng
các môn đồ của Sư Thần Tú thường chê Tổ Sư phái Nam Tông là dốt, không biết một
chữ, có chỗ nào hay đâu !
Sư
Thần Tú bảo chúng rằng: "Lục Tổ người đặng cái trí vô sư (Không thầy dạy
mà sáng biết-nd), thâm ngộ Pháp Thượng Thừa, ta đây chẳng bằng người vậy. Vã thầy
ta là Ngũ Tổ đích thân truyền y pháp cho người, há phải là việc vô cớ sao? Ta
tiếc vì không đi xa được mà gần gủi với người, nên phải đành chịu ân huệ của
vua. Các ông chớ trì trệ ở đây, khá qua Tào Khê viếng Lục Tổ mà nghe lời khẩu
quyết.
Một
ngày kia, sư Thần Tú bảo môn nhơn là Chí Thành rằng: "Ông thông minh, đa
trí, khá vì ta mà đến Tào Khê mà nghe pháp. Nếu nghe đặng chỗ nào, hãy hết lòng
nhớ lấy, rồi trở về nói lại cho ta rõ."
Chí
Thành vâng mạng đến Tào Khê, nhập theo đại chúng đến viếng và cầu dạy, nhưng chẳng
nói ở đâu lại. Khi ấy, Tổ Sư bảo chúng nhơn rằng: "Nay có kẻ trộm pháp ẩn
tại hội này."
Chí
Thành liền bước ra làm lễ, và bày tỏ hết các việc của Sư Thần Tú dặn.
Sư
rằng: "Ông ở chùa Ngọc Tuyền đến, lẽ ưng là dọ thám."
Đáp:
"Chẳng phải vậy."
Sư
nói: "Sao đặng gọi là chẳng phải?"
Đáp:
"Chưa nói ra thì phải như thế, nói ra rồi thì chẳng phải vậy."
Sư
hỏi: "Thầy ông dạy chúng thế nào?"
Đáp:
"Thường chỉ dạy đại chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi mãi không nằm."
Sư
nói: "Trụ tâm quán tịnh, ấy là bịnh, chẳng phải Thiền. Thường ngồi là câu
thúc cái thân, đối với đạo lý, có ích chi đâu !
Hãy
nghe ta kệ:
Khi
sống, ngồi không nằm
Khi
chết, nằm không ngồi
Gốc
thiệt đồ xương thúi
Làm
sao lập công, tội ?"
Chí
Thành lại làm lễ mà bạch rằng: "Kẻ đệ tử theo ở với Thần Tú Đại Sư, học Đạo
chín năm, mà chẳng đặng tỏ sáng. Nay nghe Hòa Thượng nói một lần, liền tỏ sáng
Bổn tâm. Việc sống thác là lớn, đệ tử xin Hòa Thượng mở lượng từ bi chỉ dạy."
Sư
rằng: "Ta nghe nói thầy của ông dạy pháp Giới Định Huệ cho các học giả,
nhưng chưa rõ thầy ông nói cái hạnh tướng của Giới Định Huệ như thế nào. Hãy
nói lại cho ta nghe."
Chí
Thành bạch: "Tú Đại Sư nói: Các điều dữ chớ làm, gọi là giới. Các điều
lành vâng làm, gọi là Huệ. Giữ ý mình trong sạch, gọi là Định. Thầy tôi nói như
vậy, chưa rõ Hòa Thượng dùng pháp nào mà dạy người?"
Sư
nói: "Nếu ta nói có pháp dạy người, tức là nói dối với ông. Ta chỉ tùy
phương tiện mà giải thoát cho người. Phương tiện ấy giả gọi là Tam Muội. Cứ như
chỗ thầy ông nói về môn Giới Định Huệ thiệt không thể nghĩ bàn được. Chỗ ta nói
về Giới Định Huệ lại khác."
Chí
Thành bạch: "Giới Định Huệ chỉ hợp có một thứ, thế nào lại khác?"
Sư
nói: "Pháp Giới Định Huệ của thầy ông để tiếp độ người đại thừa. Còn pháp
Giới Định Huệ của ta để tiếp độ người Tối Thượng Thừa. Chỗ tỏ hiểu không đồng,
chỗ thấy có mau chậm. Ông nghe chỗ ta nói với chỗ thầy ông nói, có đồng nhau
chăng? Chỗ ta nói pháp không lìa tánh mình. Lìa Bổn Thể mà nói pháp, là trước
tướng mà nói, thế thì tánh mình thường mê. Phải biết muôn pháp đều do tánh mình
mà khởi dụng, thế mới thiệt là pháp Giới Định Huệ. Hãy nghe ta kệ:
Tâm
Địa không quấy, thì tánh mình Giới
Tâm
Địa không si, thì tánh mình Huệ
Tâm
Địa không rối, thì tánh mình Định
Không
thêm, không bớt , thì tánh mình Kim Cang
Không
tới không lui, vốn là Tam Muội.
Chí
Thành nghe kệ rồi, ăn năn cám ơn, và trình kệ rằng:
Năm
uẩn huyển thân này
Huyễn
nào mong cứu cánh?
Trở
thú tánh chơn như
Pháp
còn chưa thật tịnh
Sư
khen phải, lại nói với Chí Thành rằng: " Pháp Giới Định Huệ của thầy ông để
khuyên các người căn trí nhỏ, còn pháp Giới Định Huệ của ta để khuyên các người
căn trí lớn. Nếu mình tỏ sáng tánh mình, thì chẳng nên lập Bồ Đề Niết Bàn, cũng
chẳng nên lập Giải Thoát Tri Kiến. Không có một pháp nào tìm được ở trong tánh
mình, và mới tạo lập được muôn pháp. Nếu hiểu được cái ý chỉ ấy, thì gọi là Phật
thân, cũng gọi là Bồ Đề Niết Bàn, là Giải Thoát Tri Kiến. Người thấy tánh lập
ra cũng đặng, chẳng lập ra cũng đặng. Đi lại tự do, không ngừng, không ngại, phải
chỗ dùng thì tùy cơ mà làm, phải chỗ nói thì tùy cơ mà đáp, hiện khắp hóa thân
mà chẳng lìa tánh mình, tức là đặng Tự Tại Thần Thông Du Hí Tam Muội. Ây gọi là
thấy tánh.
Chí
Thành lại bạch: "Cái nghĩa chẳng lập là sao?"
Sư
nói: "Tánh mình không quấy, không si mê, không tán loạn, niệm niệm trí huệ
thường soi, thường lìa pháp tướng, tự do tự tại, dọc ngang đều ứng đối đặng cả,
thì có pháp nào mà đặng lập? Tánh mình tự tỏ sáng, tỏ liền tu liền, cũng không
lần lượt theo thứ lớp. Sở dĩ nên chẳng lập cả thảy các pháp. Các pháp đều vắng
lặng, thì có gì là thứ lớp.
Chí
Thành làm lễ, nguyện theo hầu hạ Tổ Sư, sớm tối không bê trễ.
Thầy
tăng Chí Triệt, người ở Giang Tây, họ Trương, tên Hạnh Xương, còn trẻ mà có
tánh thành thật và can đảm.
Từ
khi Nam Bắc chia rẽ việc hóa độ, hai vị tông chủ tuy không phân nhơn ngã, nhưng
các môn đồ cùng tăng tử của hai phái thường cạnh tranh và sanh lòng yêu ghét
nhau. Lúc bấy giờ, môn nhơn phái Bắc tông tôn Sư Thần Tú làm Tổ thứ Sáu, nhưng
còn hiềm Huệ Năng Tổ Sư vì được truyền y-bát làm cho thiên hạ đều hay, nên sai
Hạnh Xương đến thích khách Đại Sư. Đại Sư có Tha Tâm Thông, biết trước việc ấy,
nên bảo một vị đệ tử cư sĩ thân tín lấy mười lượng vàng, để sẵn nơi chỗ ngồi.
Lúc đêm khuya, Hạnh Xương vào phòng Tổ Sư và toan muốn làm hại. Sư đưa ngay cổ
cho chém ba lần, mà không phạm chỗ nào cả.
Sư
nói: "Gươm chánh không dùng vào việc tà, gươm tà không dùng vào việc chánh
được. Ta chỉ thiếu ông vàng, chớ không thiếu ông nợ mạng."
Hạnh
Xương hoãng kinh ngã ngữa, một hồi lâu mới tỉnh lại, bèn cầu khẩn ăn năn tội lỗi,
và liền nguyện xuất gia.
Sư
lấy vàng cho và nói: "Ông đã phạm trọng tội. Ông hãy đi, sợ e đồ chúng hại
ông. Một ngày kia, ông khá đổi hình dạng, rồi đến đây, ta sẽ nhận và độ
ông."
Hạnh
Xương vâng theo ý Đại Sư, đêm ấy trốn đi. Sau Hạnh Xương xuất gia làm tăng, thọ
Cụ túc Giới, và tu hành rất tinh tấn. Một ngày kia, nhớ lời Sư dạy, Hạnh Xương
từ phương xa đến làm lễ ra mắt Ngài.
Sư
nói: "Ta có lòng nhớ ngươi đã lâu, sao ngươi tới muộn?"
Hạnh
Xương bạch: "Ngày trước nhờ ơn Hòa Thượng tha tội, nay tuy xuất gia khổ hạnh,
nhưng sau này đệ tử ắt khó trả được cái ân đức ấy, chỉ mong Tổ Sư truyền pháp để
độ chúng sanh mà thôi.
Đệ
tử thường xem kinh Niết Bàn mà chưa hiểu cái nghĩa Thường và Vô Thường, xin Hòa
Thượng từ bi lược giải cho."
Sư
nói: "Vô Thường tức là Phật Tánh. Hữu Thường là cái tâm phân biệt cả thảy
các pháp thiện ác vậy."
Hạnh
Xương bạch: " Chỗ Hòa Thượng nói rất trái với kinh văn."
Sư
nói: "Ta truyền cái tâm ấn Phật, đâu dám nói trái với kinh Phật !"
Hạnh
Xương bạch: "Kinh nói Phật tánh là Thường, Hòa Thượng lại nói là Vô Thường.
Các pháp thiện ác cho đến cái tâm Bồ Đề là Vô Thường, Hòa Thượng lại nói là Thường.
Mấy lời ấy trái nghịch nhau, khiến kẻ học này thêm nghi hoặc."
Sư
nói: " Kinh Niết Bàn, xưa ta nghe Ni Cô Vô Tận Tạng tụng một biến, thì có
giảng thuyết cho người nghe. Chỗ ta nói không có một chữ một nghĩa nào mà chẳng
hợp với kinh văn. Nay ta giảng cho ông nghe, thì cũng toàn một nghĩa không
hai."
Hạnh
Xương bạch: "Kẻ học này, sức hiểu biết còn cạn tối, xin Hòa Thượng chỉ dạy
chu đáo."
Sư
nói: "Ông biết chăng, nếu Phật Tánh là Thường, thì nói làm chi các pháp
Thiện Ác, lại sao đến cùng kiếp, không có một người phát Bồ Đề Tâm? Cho nên ta
nói là Vô Thường, mà chính Phật nói là Đạo Chơn Thường. Lại nếu các Pháp là Vô
Thường, tức vật vật đều có tự tánh, gồm chịu sự sống chết, mà cái tánh Chơn Thường
có chỗ chẳng biến khắp. Cho nên ta nói là Thường, mà đó Phật nói cái nghĩa Chơn
Vô Thường vậy. Vì các người phàm phu ngoại đạo chấp nơi Tà Thường, các người
trong Nhị Thừa đối với Thường kể là Vô Thường, chỗ mê chấp của hai phái cộng lại
thành tám điều trái ngược, cho nên trong bài Liễu Nghĩa Giáo ở Kinh Niết Bàn,
Phật phá chỗ thiên kiến mà nói rõ chỗ Chơn Thường, Chơn Lạc, Chơn Ngã, Chơn Tịnh.
Ông
nay y theo lời nói mà lại hiểu trái nghĩa. Ông nhận lấy chỗ Đoạn Diệt Vô Thường
và định chắc cái Tử Thường, mà hiểu lầm huyền vi viên diệu của Phật nói lần sau
cùng. Như thế, dầu xem kinh ngàn biến, nào có ích gì?”
Hạnh
Xương hốt nhiên rất tỏ sáng, liền nói kệ rằng:
Người
chấp "Vô Thường Tánh"
Phật
nói: "Hữu Thường Tâm”
Chẳng
dè Phương Tiện Pháp Ao Xuân lượm sỏi, lầm Ta nay công chẳng dụng Phật Tánh, hiện
rõ ràng Chẳng nhờ sự chỉ giáo Ta đâu biết rõ đường.
Sư
lại nói: "Ông nay đã thông triệt, nên đặt tên là Chí Triệt." Tăng Chí
Triệt làm lễ tạ ơn, rồi lui ra.
Có
một đồng tử tên là Thần Hội, con nhà họ Cao, ở huyện Tương Dương, mười ba tuổi,
từ chùa Ngọc Tuyền đến làm lễ Đại Sư.
Sư
hỏi: "Trí thức ở phương xa đến, thiệt là khó nhọc, mà có phục đặng tánh Bổn
Lai chăng? Nếu có gốc, thì phải biết ngôi Chủ. Hãy nói thử ta nghe."
Thần
Hội bạch: "Lấy không trụ làm gốc, thấy tức là chủ."
Sư
nói: "Gả Sa di này tranh chỗ đối chiếu mà nói bướng."
Thần
Hội liền hỏi: "Hòa Thượng ngồi Thiền, thấy hay chẳng thấy?"
Sư
lấy gậy đánh Thần Hội ba gậy mà hỏi rằng: "Ta đánh ông đau hay chẳng
đau?"
Đáp:
"Cũng đau mà cũng chẳng đau."
Sư
nói: "Ta cũng thấy mà cũng chẳng thấy."
Thần
Hội hỏi: "Cũng thấy mà cũng chẳng thấy, nghĩa là sao?"
Sư
nói: "Ta thấy, là thường thấy các tội lỗi của tâm mình, mà chẳng thấy các
điều phải quấy, tốt xấu của người. Bởi vậy, cũng thấy mà cũng chẳng thấy. Ông
nói "Cũng đau mà cũng chẳng đau" nghĩa là sao? Nếu ông chẳng biết
đau, thì đồng với loài cây đá; Mà biết đau thì đồng với kẻ phàm phu, liền sanh
giận hờn. Cứ như chỗ ông hỏi trước: Thấy hay chẳng thấy? là còn chấp hai bên.
Chỗ ông nói: Cũng đau mà cũng chẳng đau, ấy là còn sanh diệt. Cái Tự Tánh của
ông mà ông chẳng thấy, sao dám khinh dễ người?"
Thần
Hội lạy và ăn năn xin lỗi.
Sư
nói: "Nếu ông vì tâm mê, chẳng thấy tánh mình, thì hỏi bực Thiện Tri Thức
mà tìm đường Chánh Giác. Còn nếu như ông tỏ sáng, tự thấy tánh mình, thì y theo
pháp mà tu hành. Ông tự mê, chẳng thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng
thấy. Ta thấy, ta tự biết, há thế được cái mê của ông hay sao? Còn nếu ông tự
thấy, cũng chẳng thế cái mê của ta được. Sao chẳng tự biết tự thấy, lại hỏi ta
thấy cùng chẳng thấy?"
Thần
Hội làm lễ một lần nữa, lạy Tổ Sư hơn một trăm lạy, xin tha tội lỗi, lại cần mẫn
theo hầu hạ Ngài chẳng rời.
Một
ngày kia, Sư bảo đồ chúng rằng: "Ta có một vật không đầu không đuôi, không
tên không chữ, không mặt không trái, các ông biết chăng?"
Thần
Hội bước ra bạch rằng: "Ây là cái Bổn Nguyên của Chư Phật, là cái Phật
Tánh của Thần Hội."
Sư
nói: "Ta đã nói với ông "Vật không tên, không chữ", ông lại kêu
là Bổn Nguyên, là Phật Tánh! Ông dầu có bước tới đường chánh, thì cũng như người
lấy tranh mà che đầu (không biết cái nào quý hơn cái nào, như người lấy bức
tranh quý mà che đầu lúc trời mưa làm hỏng cả- ngạn ngữ Trung Hoa -ndm), chỉ trở
thành người tông đồ hiểu biết (Phật Pháp-nd) mà thôi."
Sau
khi Tổ Sư tịch rồi, Thần Hội vào thành Lạc Dương, mở rộng môn Đốn Giáo Tào Khê,
làm sách Hiển Tông Ký, truyền bá ở thế gian rất thạnh hành. Người xưng là Hà Trạch
Thiền Sư.
Một
khi Đại Sư thấy môn đồ các phái vấn nạn nhau, đều khởi lòng ác. Có nhiều người
tụ tập dưới ghế Sư ngồi.
Sư
động lòng thương mà bảo rằng: "Người học Đạo, thì cả thảy các niệm thiện
niệm ác đều phải bỏ hết. Không có tên nào mà gọi được, cái tên ở nơi tánh mình.
Cái tánh Không Hai (Không yêu, không ghét-nd), ấy gọi là Thật Tánh. Do nơi Thật
Tánh mà lập ra cả thảy giáo môn. Vậy khi nghe nói pháp rồi, thì phải liền thấy
tánh mình."
Các
người nghe nói, cả thảy đều làm lễ, xin thờ Đại Sư làm thầy.
Phẩm Hộ Pháp (Ủng hộ Chánh Pháp của Phật)
Niên hiệu Thần Long, năm đầu, ngày rằm Thượng Ngươn, Tắc Thiên Hoàng Thái Hậu, và Trung Tôn Hoàng Đế ra lời chiếu rằng:
"Trẫm
thỉnh An, Tú (Huệ An và Thần Tú-nd) nhị vị ĐạiSư vào cung đặng cúng dường. Nhơn
lúc rãnh các việc quốc chánh, chúng ta mỗi người sẽ khảo về Đạo Nhất Thừa (Đạo
Phật). "
Hai
Sư suy nghĩ và dâng sớ nhượng rằng:
"Ở
phương Nam có Huệ Năng Thiền Sư được mật thọ (truyền kín-nd) y pháp của Hoằng
Nhẫn Đại Sư. Ây là người truyền tâm ấn của Phật. Vậy nên thỉnh sư mà hỏi Đạo."
Vua
sai nội thị là Tiết Giản đem chiếu tiếp rước, xin Tổ Sư từ bi niệm tình mau đến
Kinh Sư.
Đại
Sư dâng sớ cáo bệnh xin từ, nguyện trọn đời ở chốn rừng non.
Tiết
Giản bạch: "Ở Kinh thành, các vị Thiền Đức đều nói rằng: " Muốn đặng
tâm ngộ Đại Đạo tất phải ngồi Thiền tập Định. Nếu chẳng nhờ Thiền Định mà đặng
giải thoát, thì điều ấy chưa từng có, chẳng biết chỗ Sư nói Pháp thế nào?"
Sư
nói: "Đạo do tâm mà ngộ (tỏ sáng), đâu phải do chỗ ngồi. Kinh nói: "Nếu
nói Như Lai hoặc ngồi hoặc nằm, ấy là làm tà đạo. Bởi cớ sao? Không do chỗ nào
mà lại, cũng không do chỗ nào mà đi, không sanh không diệt, ấy là tánh Như Lai
Thanh Tịnh Thiền. Các Pháp đều vắng lặng trống không, ấy là tánh Như Lai Thanh
Tịnh Tọa. Thế là cứu cánh không chứng đắc, hà huống là ngồi!"
Tiết
Giản bạch: "Đệ tử về kinh, chúa thượng ắt hỏi. Xin Tổ Sư từ bi dạy chỗ yếu
chỉ về tâm tánh, đặng truyền tấu lại lưỡng cung (mẹ vua và vua-nd) cùng các vị
học đạo trong kinh thành. Tỷ như một ngọn đèn nhen ra trăm ngàn ngọn, các chỗ tối
đều sáng, sáng sáng không cùng."
Sư
nói: "Cái Đạo không sáng tối. Sáng tối là cái nghĩa thay thế. Sáng-sáng-
không-cùng cũng là có cùng. Hai cái tối-sáng đối đãi nhau mà lập ra cái tên,
cho nên kinh Tịnh Danh nói: "Cái Pháp không có chi sánh, không có gì tương
đối được."
Tiết
Giản nói: "Sáng tỉ như trí tuệ. tối tỉ như phiền não. Người tu hành ví như
không lấy trí tuệ mà chiếu phá phiền não, thì nhờ đâu mà ra khỏi chỗ vô thỉ
sanh tử (sự sống chết không cùng-nd)?"
Sư
nói: "Phiền não tức là Bồ Đề, chẳng phải hai và chẳng phải khác nhau. Lấy
trí huệ mà chiếu phá phiền não là chỗ thấy hiểu của hàng nhị thừa, là cái căn
cơ của bực Thinh Văn và Duyên Giác. Bậc Đại Trí Thượng Căn chẳng phải làm như vậy."
Tiết
Giản bạch: "Chỗ thấy hiểu của bực Đại Thừa là thế nào?"
Sư
nói: "Sáng và không sáng, người phàm thấy có hai, còn người trí rõ thông,
thấy cái tánh sáng và không sáng chẳng phải là hai. Cái tánh Không Hai tức Thật
Tánh. Cái Thật Tánh ở nơi phàm ngu mà chẳng bớt, ở nơi
Hiền
Thánh mà chẳng thêm, ở nơi phiền não mà chẳng rối, ở nơi cảnh thiền định mà
không lặng, chẳng dứt chẳng thường, chẳng lại chẳng đi, chẳng phải ở giữa, ở
trong hay ở ngoài, chẳng sanh chẳng diệt, tánh và tướng đều tự nhiên như nhiên,
thường trụ, không dời đổi. Cho nên gọi cái Thật Tánh là Đạo.”
Tiết
Giản bạch: "Sư nói cái lý chẳng sanh chẳng diệt, trong đó có chỗ nào khác
với cái thuyết của ngoại đạo chăng?"
Sư
nói: "Chỗ người ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, ấy là đem cái diệt mà
dứt cái sanh, lấy cái sanh mà bày rõ cái diệt, nhưng diệt mà cũng như chẳng diệt,
sanh mà nói chẳng sanh. Còn ta nói chẳng sanh chẳng diệt, nghĩa là cái Bổn Lai
vốn tự không sanh, nay cũng chẳng diệt. Do đó cái thuyết sanh diệt của ta chẳng
giống cái thuyết sanh diệt của người ngoại đạo. Ông muốn biết chỗ yếu chỉ của
tâm, thì đừng nghĩ tính đến cả thảy các điều thiện ác. Như thế, tự nhiên đặng
vào cái tâm thể trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, linh diệu vô cùng."
Tiết
Giản nhờ Sư chỉ dạy, tâm tánh hoát nhiên rất tỏ sáng, làm lễ từ giã về kinh đô,
dâng biểu tấu các lời Sư giảng.
Ngày
mồng ba, tháng chín trong năm ấy, có lời chiếu dụ rằng:
"Sư
đã cáo từ bởi già bệnh, vậy hãy vì trẩm mà hành đạo, để tạo phước điền cho nước
nhà. Đại Sư cũng như Sư Tịnh Danh (ngài Duy Ma Cật-nd) mặc dầu bệnh hoạn cũng ở
tại Tì Da Ti mà xiển dương môn đại thừa, truyền tâm ấn của Chư Phật và nói pháp
Chẳng Hai.
Tiết
Giản có truyền lại chỗ Sư chỉ dạy về cái tri kiến Phật. Trẩm nhờ chứa điều lành
có phước dư và kiếp trước đã có trồng cội lành nên nay khiến gặp Sư ra đời, mà
đặng liền hiểu rõ pháp Thượng Thừa. Trẩm rất cảm đội ơn Sư, chẳng bao giờ quên.
Trẩm xin dâng cho Sư một cái áo Ca Sa và một cái chén bằng thủy tinh.
Trẩm
ra lệnh cho quan Thứ Sử ở Triều Châu sửa sang miếu tự, và sắc tứ cho chùa cũ của
Sư ở, hiệu là Quốc Ân Tự."
Phẩm Phú Chúc (Lời dặn về Trao Pháp và cách truyền bá, duy trì Phật Đạo)
Một ngày kia, Đại Sư gọi các môn nhơn: Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như mà nói rằng: " Các ông chẳng phải giống như các người khác. Sau khi ta diệt độ rồi, các ông mỗi người sẽ ra làm thầy một phương. Nay ta dạy các ông khi ra thuyết pháp, chẳng nên làm sai lạc bổn tông. Trước hết phải cử ra ba khoa Pháp môn và ba mươi sáu pháp đối về sự động dụng. Khi ra, lúc ẩn, phải lìa cả đôi bên, nói cả thảy các pháp mà chớ lìa Bổn tánh của mình.
Thoạt
có người hỏi các ông về Phật Pháp, thì các lời nói ra phải đi cặp nhau, đều phải
dùng pháp đối, qua lại đối nhau, rốt cùng cả hai pháp đều bỏ hết, lại cũng
không chấp chỗ bỏ ấy nữa.
Ba
khoa pháp môn ấy là: Âm, Giới, Nhập.
Âm
là năm Âm (vật che lấp bổn tánh-nd): Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Giới là mười
tám giới hạn:
Sáu
trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)
Sáu
căn (Mắt, Tai, Mủi, Lưởi, Thân, Ý).
Sáu
thức (Sự biết của Mắt, sự biết của Tai, sự biết của Mủi, sự biết của Lưởi, sự
biết của Thân, sự biết của Ý).
Nhập
là mười hai chỗ ra vào: Ngoài có sáu trần, trong có sáu cửa.
Cái
Tánh của mình có thể bao gồm muôn pháp, nên gọi là Hàm Tàng Thức. Nếu tánh khởi
lo nghĩ, tức là tánh chuyển ra thức. Thức này lại sanh ra sáu Thức, sáu Thức
chun ra Sáu Cửa, rồi thấy Sáu Trần. Thế thì, mười tám giới đều do tánh mình khởi
dụng. Nếu tánh mình tà, thì khởi ra mười tám điều tà. Còn nếu tánh mình chánh,
thì khởi ra mười tám điều chánh. Tánh mình ứng dụng theo điều dữ, tức là chỗ ứng
dụng của chúng sanh. Còn tánh mình ứng dụng theo điều lành, tức là chỗ ứng dụng
của Phật. Vậy chỗ khởi dụng do đâu mà có? Do nơi tánh mình vậy.
Những
pháp đối là:
Năm
pháp đối của loài vô tình ở cảnh ngoài:
Trời
đối với Đất
Mặt
Trời đối với Mặt Trăng
Sáng
đối với Tối
Âm
đối với Dương
Nước
đối với Lửa.
Ây
là năm pháp đối.
Mười
hai pháp đối của lời nói thuộc về pháp tướng:
Tiếng
Nói đối với Pháp.
Có
đối với Không.
Sắc
Chất đối với Không Sắc Chất.
Tướng
đối với Không Tướng.
Hữu
Lậu đối với Vô Lậu.
Sắc
đối với Không.
Động
đối với Tịnh.
Trong
đối với Đục.
Phàm
đối với Thánh.
Tăng
đối với Tục.
Già
đối với Trẻ
Lớn
đối với Nhỏ Ây là mười hai pháp đối.
Mười
chín pháp đối của tánh mình trong chỗ khởi dụng:
Hay
đối với Dở
Tà
đối với Chánh
Si
đối với Huệ
Ngu
đối với Trí
Loạn
đối với Định
Từ(lành)
đối với Độc(dữ)
Giới(răn)
đối với Phi(lỗi)
Ngay
đối với Vạy
Thật
đối với Dối
Hiễm(ác)
đối với Bình(đẳng)
Phiền
não đối với Bồ Đề
Thường
đối với Không Thường
Thương
đối với Hại
Mừng
đối với Giận
Bố
Thí đối với Bỏn Sẽn
Tới
đối với Lui
Sanh
đối với Diệt
Pháp
Thân đối với Sắc Thân
Hóa
Thân đối với Báo Thân Ây là mười chín pháp đối.
Sư
lại nói rằng: "Ba mươi sáu pháp đối ấy, nếu hiểu mà dùng cho đứng đắn, thì
nói cả thảy kinh pháp ra vào đều lìa cả hai bên.
Khi
các tánh mình động dụng, nói chuyện với người, thì ngoài đối với tướng mà phải
lìa tướng, trong đối với không mà phải lìa không. Nếu tánh mình toàn trước tướng
tức là làm lớn thêm cái tà kiến. Bằng tánh mình toàn chấp không, tức là làm lớn
thêm sự vô minh. Người chấp "không" thường có ý chê kinh, nói rằng chẳng
dùng văn tự. Đã rằng chẳng dùng văn tự, lẽ thì họ chẳng nói ra lời mới phải, vì
lời nói ra tức là cái tướng của văn tự. Lại nói Chánh Đạo chẳng lập văn tự, mà
hai chữ "chẳng lập" đó cũng là văn tự! Hễ thấy người ta nói thì chê lời
nói của người là chấp truớc văn tự.
Các
vị phải biết: Tự mình mê còn dung được, sao dám chê bai kinh Phật? Chẳng nên
chê kinh mà phải bị tội chướng vô cùng.
Trước
tướng bên ngoài mà lập ra phép tắc để cầu chơn đạo, hoặc mở rộng Đạo tràng, hoặc
nói ra những điều lầm lỗi về chỗ "có" chỗ "không", người
như thế ấy, dầu tu mấy muôn kiếp, cũng không thể thấy tánh được. Phải nghe và y
theo chánh pháp mà tu hành, lại cũng chẳng nên chẳng nghĩ đến mọi việc, mà làm
cho bít ngăn cái đạo tánh. Nếu nghe pháp mà chẳng tu, ắt khiến người trở lại
sanh tà niệm. Phải y theo pháp mà tu hành. Còn thí pháp thì đừng trụ vào tướng.
Nếu các ông đều rõ, thì y theo đây mà ứng dụng, y theo đây mà hành động, y theo
đây mà làm các việc, thì chẳng lạc bổn tông.
Nếu
có người hỏi các ông về đạo nghĩa: Hỏi có thì đối không, hỏi không thì đối có,
hỏi phàm thì đối thánh, hỏi thánh thì đối phàm, hai đường đối nhau thì sanh ra
nghĩa trung đạo. Một câu hỏi, một câu đáp. Giai dư câu hỏi khác, cứ y theo đây
mà thi hành, thì chẳng sai lý vậy. Giả như có người hỏi sao gọi là tối? Đáp:
Sáng là cái nhơn, tối là cái duyên, sáng dứt thì tối. Lấy cái sáng mà chỉ rõ
cái tối; Lấy cái tối mà chỉ rõ cái sáng, qua lại đối nhau thì thành cái nghĩa
trung đạo. Mấy điều hỏi khác, tất cả đều y theo cách chỉ đó mà trả lời. Ngày
sau các ông có di truyền pháp, cứ y theo pháp ấy mà truyền dạy nhau, chớ làm
sai tông chỉ."
Thái
Cực ngươn niên (Niên hiệu vua Đường Duệ Tông) cãi lại là Diên Hòa, nhằm năm
Nhâm Tý, tháng bảy, Đại Sư sai kẻ môn nhân qua Tân Châu, nơi chùa Quốc Ân Tự,
mà xây một cái tháp và bảo thúc các người làm công phải xây cho rồi sớm. Cuối
mùa hạ năm kế, làm lễ lạc thành.
Ngày
mồng một tháng bảy, Sư nhóm các đồ chúng mà nói rằng: "Đến tháng tám, ta
muốn lìa bỏ thế gian; Các ông có điều nào nghi, phải hiệp nhau hỏi cho sớm, ta
sẽ phá nghi cho các ông hết mê muội. Sau ta tịch rồi, không có người chỉ dạy
các ông."
Các
môn đệ như ngài Pháp Hải nghe rồi, cả thảy đều khóc mùi. Duy có Thần Hội, thần
tình tự nhiên lại cũng không khóc.
Sư
rằng: "Thần Hội Tiểu Sư đã chứng được bậc Thiện và chẳng Thiện đồng như
nhau, chê khen không động, buồn vui chẳng sanh, còn giai dư các đồ đệ khác
không đặng như vậy.
Ở
trong núi mấy năm, các ông hành đạo gì? Nay các ông buồn khóc là vì lo cho ai?
Nếu là lo cho ta không biết chỗ đi, thì ta đã tự biết chỗ đi. Nếu ta không biết
chỗ đi, thì ta chẳng báo tin cho các ông hay trước. Các ông buồn khóc là vì chẳng
biết chỗ ta đi. Nếu biết chỗ ta đi, thì chẳng nên buồn khóc. Cái Pháp Tánh vốn
không sanh diệt, đi lại. Các ông hết thảy ngồi xuống, ta nói cho các ông một
bài kệ gọi là Chơn Giả Động Tịnh Kệ. Các ông hãy tụng bài kệ này, thì được đồng
một tâm ý với ta. Y theo bài kệ ấy mà tu hành thì chẳng sai tông chỉ.
Chúng
tăng làm lễ, xin Sư làm kệ:
Chơn
Giả Động Tịnh Kệ (bài dịch của HT Từ Quang)
Tất
cả không có chơn Đừng nghĩ thấy cái chơn Nếu thấy có cái chơn Cái "thấy"
ấy không phải chơn Nếu tự mình có chơn Lìa giả là tâm chơn Tâm mình chẳng lìa
giả Không chơn, chỗ nào chơn Hữu tình tức biết động
Vô
tình tức chẳng động Nếu tu hạnh chẳng động Đồng với vô tình chẳng động Nếu tìm
chơn chẳng động Trong động, có "chẳng động" Chẳng động là "chẳng
động" Không tình, không "Phật chủng" Nhận-định tướng phân biệt
Nghĩa thứ nhất chẳng động Dùng chánh kiến như vậy Tức là Chơn Như Dụng Tỏ cùng
người học đạo Gắng công và dụng ý Đừng ở của Đại Thừa Lại chấp trí sanh tử Nếu
lời nói tương ứng Thì nghĩa Phật chung bàn Nếu thiệt chẳng tương ứng Chấp tay,
khiến vui mừng Tông chỉ, gốc không tranh Tranh làm mất Đạo ý
Cố
tranh-chấp lý Đạo Tự tánh vào sanh tử
Khi
nghe kệ rồi, các đồ chúng đều làm lễ. Cả thảy đều thể theo bổn ý của Đại Sư, mỗi
người kềm tâm, y pháp tu hành, lại chẳng dám tranh luận nữa.
Biết
rằng Đại Sư chẳng còn ở lâu tại thế, thầy Thượng Tọa Pháp Hải lại làm lễ mà hỏi
rằng: "Sau khi Hòa Thượng nhập diệt rồi, y pháp phải truyền cho ai?"
Sư
nói: "Các lời ta thuyết pháp từ lúc ở chùa Đại Phạm đến ngày nay đều phải
biên chép lại mà lưu hành, và phải nhãn đề là Pháp Bữu Đàn Kinh. Các ông hãy giữ
gìn, thay thế nhau mà truyền thọ để độ chúng sanh. Hãy y theo lời kinh này mà
nói, ấy gọi là Chánh Pháp.
Nay
ta nói pháp cho các ông mà chẳng giao cái áo Cà-sa là bởi cái tín căn của các
ông đã thuần thục, chắc chắn không nghi, có thể nhậm kham việc lớn. Lại cư như
ý bài kệ của tiên Tổ Đạt Ma Đại Sư để lại, thì cái áo cà-sa chẳng nên truyền.
Kệ
rằng: (Đạt Mạ Tổ Sư Kệ)
Vốn
Ta đến cõi này
Truyền
pháp cứu mê tình
Một
bông, nở năm cánh
Kết
trái được sum-sê
Sư
lại nói rằng: "Chư Thiện Tri Thức, các ông mỗi người phải tịnh tâm mà nghe
ta nói pháp.
Muốn
thành tựu cả thảy giống trí Phật, thì phải đạt đến cảnh: Một Tướng Chánh Định,
Một Hạnh Chánh Định.
Đối
với cả thảy các nơi mà tâm chẳng trụ vào các tướng. Trong các tướng ấy chẳng
sanh lòng ghét yêu, cũng không chấp bỏ, chẳng tưởng đến việc lợi hại nên hư, một
mực an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, ấy là pháp Một Tướng Chánh Định.
Đối
với cả thảy các nơi, đi đứng ngồi nằm, phải ròng giữ một lòng ngay thật, chẳng
động đạo tràng, phải thiệt lòng tịnh độ. Ây gọi là pháp Một Hạnh Chánh Định.
Nếu
người nào có đủ hai pháp Chánh Định ấy, thì cũng như đất có hột giống, ngậm chứa
châm nuôi cho hột giống ấy lớn lơn tới kỳ trái chín. Một Tướng Chánh Định, Một
Hạnh Chánh Định cũng giống như thế.
Nay
ta nói pháp cũng như trời mưa thấm ướt khắp cả mặt đất. Phật tánh của các ông tỉ
như các hột giống gặp đám mưa pháp này, thì cả thảy đều thấm ướt và phát sanh.
Người nào vâng theo tông chỉ của ta, chắc đặng đạo Bồ Đề; Y theo chỗ làm của
ta, ắt chứng diệu quả. Hãy nghe ta kệ:
Tâm
Địa gồm bao các giống lành
Mưa
chan khắp thấm mộng đều sanh.
Hoa
tình Bổn Tánh mình liền hiểu
Trái
quý Bồ Đề tự kết thành.
Sư
nói kệ rồi tiếp rằng: "Pháp vốn không hai, tâm mình cũng vậy. Đạo là trong
lặng, không có các tướng. Các ông hãy cẩn thận, chớ đắm vào cảnh không và xem cảnh
tịnh. Tâm vốn trong sạch, chẳng có gì mà chấp hay bỏ được. Mỗi người tự gắng sức
và tùy duyên mà ứng động. Thôi hãy lui ra.
Khi
ấy đồ chúng làm lễ mà lui ra
Ngày
mồng tám, tháng bảy, thình lình Đại Sư gọi các môn nhơn mà dạy rằng: "Ta
muốn về Tân Châu, các ông mau sửa soạn chiếc ghe."
Đại
chúng buồn thảm và gắng sức cầm ngài ở lại.
Sư
nói: "Chư Phật ra đời, rồi cũng vào Niết Bàn. Có lại ắt có đi, lẽ ấy cũng
là thường vậy. Cái hình hài của ta đây đi về chỗ đã định."
Chúng
nhơn bạch rằng: "Từ đây Sư đi, sớm muộn xin Sư cũng trở về."
Sư
nói: "Lá rụng thì về cội. Trở về thì không ngày."
Chúng
nhơn lại hỏi: "Cái Chánh Pháp Nhãn Tàng sẽ truyền trao lại cho người
nào?"
Sư
nói: "Hữu Đạo thì đặng, Vô Tâm thì không."
Chúng
lại hỏi: "Ngày sau có tai có nạn chi chăng?"
Sư
nói: "Sau khi ta tịch diệt, năm sáu năm, sẽ có một người đến lấy đầu ta.
Hãy nghe lời ta thọ ký:
Trên
đầu dưỡng thân
Trong
miệng cần ăn
Gặp
nạn tên Mãn
Dương
Liễu làm quan."
Sư
lại nói: "Ta tịch rồi, bảy mươi năm, sẽ có hai vị Bồ Tát từ Đông Phương đến,
một vị xuất gia, một vị tại gia, đồng thời hưng hóa, kiến lập tông phái của ta
và tạo tu Phật tự. Chính là hai vị Pháp Tự xương minh chánh giáo vậy."
Chúng
nhơn lại hỏi rằng: "Chẳng biết từ trên Phật Tổ ứng hiện tới nay, đã truyền
thọ được mấy đời? Xin Tổ Sư chỉ dạy."
Sư
nói: "Cổ Phật đã ra đời được vô số, không thể kể hết được. Nay kể bảy vị
Phật làm đầu mà thôi.
Đời
quá khứ Trang Nghiêm Kiếp có:
Tì
Bà Thi Phật
Thi
Khí Phật
Tì
Xá Phù Phật
Đời
Kim Hiền Kiếp có:
Câu
Lưu Tôn Phật
Câu
Na Hàm Mâu Ni Phật
Ca
Diếp Phật
Thích
Ca Mâu Ni Phật Ấy là bảy vị Phật.
Trước
hết, Thích Ca Mâu Ni Phật truyền cho Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả, Tổ thứ nhất:
Ma
Ha Ca Diếp Tôn Giả
A-Nan-Đà
Tôn Giả
Thương
Na Hòa Tu Tôn Giả
Ưu-Bà-Cúc-Đa
Tôn Giả
Đề
Đa Ca Tôn Giả
Di
Già Ca Tôn Giả
Bà
Tu Mật Đa Tôn Giả
Phật
Đà Nan Đề Tôn Giả
Phục
Đà Mật Đa Tôn Giả
Hiếp
Tôn Giả
Phú
Na Dạ Xa Tôn Giả
Mã
Minh Đại Sĩ
Ca
Tì Ma La Tôn Giả
Long
Thọ Đại SĨ
Ca
Na Đề Bà Tôn Giả
La
Hầu La Đa Tôn Giả
Tăng
Già Nan Đề Tôn Giả
Già
Da Xá Đa Tôn Giả
Cưu
Ma La Đa Tôn Giả
Đồ
Dạ Đa Tôn Giả
Bà
Tu Bán Đầu Tôn Giả
Ma
Nã La Tôn Giả
Hạt
Lặc Na Tôn Giả
Sư
Tử Tôn Giả
Bà
Xá Tư Đa Tôn Giả
Bất
Như Mật Đa Tôn Giả
Bát
Nhã Đa La Tôn Giả
Bồ
Đề Đạt Ma Tôn Giả
Huệ
Khả Đại Sư
Tăng
Xán Đại Sư
Đạo
Tín Đại Sư
Hoằng
Nhẫn Đại Sư
Huệ
Năng Đại Sư
Huệ
Năng này là Tổ thứ 33. Từ trên, các vị Tổ mỗi vị đều có vâng mạng truyền kế
nhau. Ngày sau, các ông phải thay thế nhau mà lưu truyền, đừng làm trái nghịch
và sai lầm.
Niên
Hiệu Tiên Thiên (Vua Đường Huyền Tông) thứ hai, nhằm năm Quý Sữu, tháng tám,
ngày mồng ba, tại chùa Quốc Ân, sau khi thọ trai rồi, Đại Sư bèn kêu đồ chúng
mà bảo rằng: "Các vị hãy theo ngôi thứ mà ngồi, ta sắp từ biệt các vị."
Pháp
Hải bạch rằng: "Hòa Thượng để lại giáo pháp gì, khiến cho những người mê
muội đời sau đặng thấy Phật tánh ?"
Sư
nói: "Các ông hãy chú tâm nghe cho rõ. Những người mê muội đời sau nếu biết
cái tâm chúng sanh, tức là biết Phật tánh. Bằng chẳng biết cái tâm chúng sanh,
thì muôn kiếp tìm Phật ắt khó gặp. Nay ta dạy các ông phải biết chúng sanh ở
tâm mình. Muốn cầu thấy Phật thì phải biết cái tâm chúng sanh. Chỉ vì cái tâm
chúng sanh làm mê muội tánh Phật, chớ chẳng phải tánh Phật làm mê muội tâm
chúng sanh. Nếu mình giác ngộ, thì chúng sanh tức là Phật. Bằng tánh mình mê muội,
thì Phật là chúng sanh. Tánh mình bình đẳng thì chúng sanh tức là Phật. Tánh
mình tà hiểm, thì Phật là chúng sanh. Nếu tâm của các ông hiểm khúc, thì tức là
Phật ở trong chúng sanh. Một niệm bình đẳng, ngay thật, tức là chúng sanh thành
Phật. Tâm ta tự có Phật, Phật ở tâm mình, mới thiệt là chơn Phật. Nếu mình
không có tâm Phật, thì tìm chơn Phật ở nơi nào? Cái tự tâm của các ông là Phật,
chớ khá hồ nghi !
Thiệt
sự thì ngoài cái tâm, không có một vật gì tạo ra được, vậy mà chính cái Bổn tâm
sanh ra muôn giống pháp vậy. Cho nên Kinh nói: "Tâm sanh thì muôn giống
pháp đều sanh. Tâm diệt thì muôn giống pháp đều diệt.
Nay
ta để lại một bài kệ đặng từ biệt các ông. Bài kệ này gọi là: Tự Tánh Chơn Phật
Kệ. Bài kệ nói về chơn Phật ở nơi tánh mình. Người đời sau biết được cái ý chỉ
của bài kệ này, thì tự mình thấy Bổn Tâm, tự mình thành Phật đạo.
Tự
Tánh Chơn Phật Kệ (Bản dịch của HT Từ Quang)
Tự
Tánh Chơn Như là Chơn Phật Tà Kiến Tam Độc là Ma Vương
Lúc
tà mê thì ma choán chỗ Khi chánh kiến thì Phật tại tâm Trong tánh thấy tà, ba độc
sanh Tức là ma vương đến trụ xá Chánh kiến trừ tuyệt ba lòng độc Ma chuyển làm
Phật, thiệt không giả Pháp thân, Báo Thân, với Hóa Thân Tuy ba thân vớn thiệt một
thân Nếu tự tánh mình năng tự thấy Tức là thành Phật Bồ Đề nhân Bởi có Hóa Thân
nương tánh tịnh Tánh tịnh hằng ở trong Hóa Thân Tánh khiến Hóa Thân hành đạo
chánh Về sau viên mãn chân vô tận Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh Đoạn dâm thì
thành Tịnh-Tánh Thân Trong tánh ly khai cả năm dục Giây phút thấy tánh tức là
chơn Đời nay ngộ được môn Đốn Giáo Tỏ ngay tự tánh, thấy Thế Tôn Nếu muốn tu
hành cầu làm Phật
Biết
đâu là chỗ để tầm chơn Như trong tâm tự thấy chơn được Chơn ấy tức là nhân
thành Phật Không thấy tự tánh, cầu Phật khác Khởi lòng như vậy, là người mê lớn
Pháp môn Đốn Giáo nay truyền lại Cứu độ người thế, phải tự tu Khuyên người học
đạo ở hậu thế Không theo chánh kiến, luống bơi vơi.
Đại
Sư nói kệ rồi, bảo rằng: "Các ông hãy ở lại, sau khi ta diệt độ, chẳng nên
theo thế tình mà buồn khóc ủ ê, hoặc thọ sự điếu vấn của người, hoặc mình mặc
hiếu phục. Nếu trái lời ta mà làm như thế, thì các ông chẳng phải là đệ tử của
ta, vì đó chẳng phải là chánh pháp. Người biết Bổn Tâm và thấy Bổn Tánh mình
thì tánh không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại,
không phải không quấy, không ở chỗ nào, cũng không dời đổi. Ta sợ e các ông còn
mê muội, không hiểu ý ta, nên nay ta dặn lại các ông, đặng cho các ông thấy
tánh. Sau khi ta diệt độ, phải y theo pháp ấy mà tu hành, như lúc ta còn ở tại
thế. Nếu làm trái lời ta dạy, dầu ta ở tại thế cũng không ích gì."
Sư
lại nói kệ rằng:
Thản
nhiên, chẳng gây lành
Dũng
mãnh, chẳng tạo dữ
Vắng
lặng, dứt thấy nghe
Bao
la, lòng vô trụ
Tổ
thuyết xong, ngồi kiết già đến canh ba, thoạt nhiên bảo môn nhơn: "Ta
đi." Nói rồi, ngồi im lặng tịch diệt. Khi ấy, mùi thơm lạ bay phưởng phất
khắp chùa, móng bạc chiếu đất, rừng cây biến màu trắng, cầm thú kêu giọng bi
ai.
Qua
tháng mười một năm ấy, các quan liêu ở trong ba quận Quảng Châu, Thiều Châu,
Tân Châu, cùng các môn nhơn, chư Tăng, và cư sĩ, giành nhau rước chơn thân của
Tổ.
Trong
lúc phân vân, chưa quyết định đưa linh cửu về đâu, đại chúng đồng ý niệm hương
khấn vái: "Hễ khói nhang bay về xứ nào, thì sư sẽ về xứ ấy." Lúc ấy,
khói nhang bay thẳng về Tào Khê.
Ngày
mười ba, tháng mười một, trong năm ấy, dời Thần Khám (Cái tháp bằng cây để ngồi
thiền định-nd) của Đại Sư và đồ y bát của Tổ về xứ Tào Khê.
Qua
năm kế, ngày hai mươi lăm, tháng bảy, mở Thần Khám ra, Phương Biện dâng cúng
keo thơm, các môn nhơn vì lời sấm "Thủ thủ", lấy một miếng thiếc bao
vải dầu quấn vào cổ hầu tránh nạn trộm thủ cấp, rồi đưa chơn thân vào tháp, bổng
nhiên thấy trong tháp có một lằn hào quang trắng xuất hiện, chiếu thẳng lên trời,
trọn ba ngày mới tan.
Quan
Thứ Sử Thiều Châu làm biểu tâu vua và khi được sắc lệnh của vua, vâng làm một tấm
bia ghi đạo hạnh của Tổ như vầy: "Tổ Sư niên kỷ bảy mươi sáu tuổi, hồi hai
mươi bốn tuổi được truyền y, ba mươi chín tuổi xuống tóc, thuyết pháp độ sanh
ba mươi bảy năm, các vị đặng tông chỉ, vâng thọ giáo pháp, tiếp tục lưu truyền,
được bốn mươi ba người, còn những người tỏ chánh đạo, thoát tục siêu phàm,
không biết bao nhiêu mà kê khai."
Tín
y của Sơ Tổ Đạt Ma truyền lại làm bằng bố Khuất Uyến ở xứ Tây Thiên, y Ma-nạp
và bửu bát của vua Trung Tôn ân tứ, chơn tượng của Tổ do Phương Biện đắp, với
những đạo khí đều giao cho người chủ trì bửu tháp gìn giữ, để an trấn vĩnh viễn
tại đạo tràng Bữu Lâm. Quyển Pháp Bảo Đàn Kinh được lưu truyền phổ biến để làm
sáng tỏ Tông chỉ của Tổ, giúp ngôi Tam Bảo được thịnh vượng và tất cả chúng
sanh đồng lợi lạc.
Sau
khi chơn thân của Tổ an vị tại Bửu Tháp, vào niên hiệu Khai Nguyên thứ mười,
năm Nhâm Tuất, ngày mùng ba tháng tám, giữa đêm, bổng nhiên nghe trong tháp có
tiếng kéo dây sắt. Chư Tăng hoảng hốt thức dậy, thì thấy có một người mặc áo
tang bịt khăn chế từ trong chạy ra. Chư Tăng xem xét lại thì thấy có dấu cắt ở
cổ của Tổ, mới biết người mặc tang phục vừa chạy thoát là kẻ trộm. Chư Tăng làm
điệp thuật rõ tự sự trình Huyện và Châu.
Quan
Huyện Linh là Dương Khảng và Quan Thứ Sử Thiều Châu là Liễu Vô Thiểm tiếp nhận
điệp của chư Tăng, tức tốc đến Bửu Tháp điều tra và tập nã thủ phạm. Qua ngày
mùng năm, quan Huyện bắt được kẻ trộm ở làng Thạch Giác, dẫn về Thiều Châu. Kẻ
trộm khai rằng: "Nguyên tánh danh là Trương Tịnh Mãn, ở Lương Huyện, Nhữ
Châu, thọ lãnh một số tiền mướn hai mươi ngàn quan của Tăng nhân Kim Đại Bi,
quê quán ở Tân La, trụ trì chùa Khai Nguyên, Hồng Châu, bảo lén lấy đầu của Đức
Lục Tổ đem về Hải Đông để cúng dường."
Liễu
Thái Thú nghe qua mấy lời cung trạng như vậy, chưa vội định tội, bèn đến Tào
Khê, hỏi vị Thượng túc, đệ tử của Tổ là Linh Thao Đại Sư: "Bạch Thầy, Thầy
muốn buộc tội cách nào ?"
Đại
Sư Linh Thao đáp: "Nếu lấy phép nước mà xử, thì tội tên Mãn đáng tru di.
Tuy nhiên, lấy lượng Đại Từ Đại Bi của Đạo Phật thì kẻ thù người thân vốn bình
đẳng, vả chăng, việc trộm thủ cấp này nhằm mục đích cúng dàng cầu phước; Âu
cũng là việc lầm lạc đáng tha thứ."
Liễu
Thái Thú nghe qua lời nói khoan dung nhân hậu của Đại Sư Linh Thao, khen ngợi:
"Thế mới biết cửa Phật từ bi rộng lớn bao la vô tận !" Vì vậy, Liễu
Thái Thú tha bổng tên Mãn.
Niên
hiệu Thượng Nguyên thứ nhất, vua Túc Tông sai sứ quân đến Bổn tự, xin thỉnh y
bát của Tổ đem vào hoàng cung để cúng dường trong một thời gian.
Đến
niên hiệu Vĩnh Thái thứ nhất, ngày mùng năm tháng năm, vua Đại Tông chiêm bao
thấy Đức Lục Tổ đến đòi y bát. Ngày mùng bảy, vua ban sắc lịnh cho quan Thứ Sử
là Dương Giám rằng: "Trâm chiêm bao thấy Đức Huệ Năng Thiền Sư bảo đem y
bát của Tổ trở về Tào Khê, nay Trẩm đề cử quan Trấn Quốc Đại Tướng Quân là Lưu
Sùng Cảnh cung kính đưa y bát về. Trẩm tôn trọng quốc bảo. Vậy khanh hãy đến Bổn
tự đúng theo phép tắc mà an vị, rồi yêu cầu chư tăng nào vâng thọ tông chỉ của
Tổ, phải cẩn thận gìn giữ, chớ để lạc mất."
Về
sau, y-bát của Tổ thường bị trộm đem đi xa, nhưng tầm lại được, đã bốn lần như
thế.
Hoàng
Đế Hiến Tông kính tặng Tổ đức hiệu: "Đại Giám Thiền Sư" và Bửu tháp
hiệu: "Nguyên Hòa Linh Chiếu."
Ngoài
sự tích kể trên, còn có nhiều sự tích khác của Đức Lục Tổ Huệ Năng được khắc
vào các tấm bia của Thượng Thơ Vương Duy, Thứ Sử Liễu Tông Nguyên và Thứ Sữ Lưu
Võ Tích ở đời Đường. Sa Môn Linh Thao, lãnh sứ mạng thủ hộ Bửu tháp của Tổ, có
công chép lại các sự tích.
Đến
thời Mao Trạch Đông, thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966 - 1976), nhục thân của Đức
Lục Tổ gặp nạn. Hồng Vệ Binh lên chùa, dùng báng súng đập nát chơn thân Ngài.
Sau khi bọn chúng rút đi, các Tăng thâu thập lại xương cốt và những phần da còn
lại của ngài, chắp nối, (nhất là phần đầu) rồi sơn phết lại. (Cư sĩ Thiện Quang
phụ chú - Tháng 12 ngày 18 năm 2002 tây lịch)
Hết
Mục Lục
Mục Lục
Luợt
Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư
Phụ
chú về bản dịch của HT Thích Minh Trực.
Phẩm
Tự Tự
Phẩm
Bát Nhã
Phẩm
Quyết Nghi (Nghi Vấn)
Phẩm
Định Huệ
Phẩm
Tọa Thiền
Phẩm
Sám Hối
Phẩm
Cơ Duyên Sư Pháp Hải
Sư
Pháp Đạt
Sư
Trí Thông
Sư
Trí Thường
Sư
Chí Đạo
Hạnh
Tư Thiền Sư
Hoài
Nhượng Thiền Sư
Vĩnh
Gia Huyền Giác Thiền Sư
Trí
Hoàng Thiền Sư
Ngọa
Luân Thiền Sư
Phẩm
Đốn Tiệm
Phẩm
Hộ Pháp
Phẩm
Phú Chúc
Việt
Dịch : HT. Minh Trực
Nguồn
Nguồn
http://www.thuvienhoasen.
org
Chuyển sang ebook 30-6-2009
Người thực hiện : Nam Thiên - namthien@gmail.com
Link Audio Tai Website httv://www.vhatvhavonline.org
Chuyển sang ebook 30-6-2009
Người thực hiện : Nam Thiên - namthien@gmail.com
Link Audio Tai Website httv://www.vhatvhavonline.org
Đăng nhận xét