Chương XI: Lý do thọ nạn
Sự ra đi của Ðức Thầy đã đặt ra nhiều thắc mắc nghi vấn.
Thắc mắc là vì Ngài có sứ mạng cứu trần mà công việc cứu độ
chưa hoàn tất, Hội Long Hoa chưa khai, đời Thượng Nguơn chưa lập, bảng Phong Thần
chưa dựng, như thế chẳng hóa ra những điều hứa hẹn của Ngài lại sai, công việc
lập đời lại bỏ dở hay sao?
Nghi vấn là Ngài đã ám thông tâm lý và nhiều lần đã hiển thị
cho người đời thấy nhiều trường hợp mầu nhiệm để tăng trưởng đức tin, chẳng lý
nào Ngài không biết Cộng sản chủ mưu ám hại Ngài hay sao để phải thọ nạn. Như vậy
là Ngài không có tha tâm thông?
Như chúng ta đã thấy, khi đọc Sấm Giảng, Ngài đã tiên đoán
được thời cuộc, biết được tâm lý người khi đến thử thách, đoán biết những bài
thơ thách họa hay hỏi thiên cơ, mặc dầu còn nằm trong túi, Ngài cũng biết được
và đáp đúng theo chỗ nghi vấn của người thì đâu có lẽ Ngài lại không biết Cộng
sản mưu hại Ngài?
ĐÃ BIẾT TRƯỚC. – Chúng tôi dám quả quyết là Ngài đã biết tại nạn xảy ra và Ngài sẽ vắng mặt một thời gian. Trong Sấm Giảng, Ngài đã có nói trước về sự vắng mặt của Ngài và trong thời gian đó không ai theo hay biết tung tích. Những người gần Ngài thường nghe Ngài nói mà ngay trong Sấm Giảng Ngài cũng từng bộc lộ trong câu:
Rán nghe lời dạy của Thầy,
Ðể chừng đến việc kiếm Thầy không ra.
Ðể chừng đến việc kiếm Thầy không ra.
Hay câu:
Tu kíp kíp nếu không quá trễ,
Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng.
Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng.
Nếu không biết có lúc Ngài phải vắng mặt thì Ngài dặn dò
làm chi như Ngài đã thổ lộ trong bốn câu thơ trên đây.
Ngài đã biết âm mưu của Cộng sản định ám hại Ngài. Bằng chứng
là hôm Ngài bước chơn xuống ghe ngày 15-4-1947, Ngài tỏ ra áo não mà than Trời
ba tiếng.
Và khi ghe đến làng Tân Phú, trời đã nhá nhem tối. Ngài kêu
hỏi một phòng vệ trong số 4 người theo hầu rằng: Như bây giờ thả anh tại đây,
anh có biết đường về Phú Thành không? Người phòng vệ ấy trả lời biết. Thì quả
nhiên, chính anh phòng vệ ấy tên là Phan văn Tỷ cũng gọi là Mười Tỷ còn sống
như đã trở về báo tin trong lúc 3 tên phòng vệ kia bị VM sát hại ngay khi mật lịnh
truyền ra.
Hơn nữa, Ngài cũng đã cho ông Ngô Thành Bá tự Biện đài biết
trước rằng Ngài sẽ vắng mặt một thời gian, như ông Ngô Thành Bá đã thuật trong
quyển “Dõi Gót Theo Thầy” như sau:
“Ðức Thầy dắt tôi xuống suối. Ngồi dưới bóng tòng mát mẻ,
Thầy trò ăn bánh uống nước. Ðức Thầy nói với tôi: Ngày sau Thầy phải xa cách bổn
đạo một thời gian, trong thời gian ấy, tín đồ phải chịu đau khổ và không một ai
biết Thầy ở nơi nào”. (Ðức Thầy còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không dám thuật lại
hết sợ trái ý Ngài vì Ngài có cấm, xin anh chị miễn lỗi cho) (1)
_______________________________________________________________
(1) Ngô Thành Bá tức Biện đài: Dõi Gót Theo Thầy. Bản 1972, Tr. 29.
_______________________________________________________________
(1) Ngô Thành Bá tức Biện đài: Dõi Gót Theo Thầy. Bản 1972, Tr. 29.
LÝ DO VẮNG MẶT. – Như thế là Ngài biết trước âm mưu của
Cộng sản, nhưng tại đâu Ngài lại chịu thọ nạn? Theo chúng tôi, Ngài biết thế
nào Ngài vắng mặt một thời gian, như vậy Ngài hẳn phải chọn lấy cơ hội nào thuận
tiện và có lợi ích cho cơ đạo pháp của Ngài để mà lấy cớ vắng mặt.
Vậy thì sự vắng mặt của Ngài hẳn có lý do và những lý chánh
yếu có thể xin trình bày ra đây.
a). Đợi Thời Cơ. – Sở dĩ Ngài phải vắng mắt vì Ngài đã
hiểu thời cơ chưa đến cho Ngài thừa hành sứ mạng thiêng liêng. Muốn đợi thời cơ
thì không chi hơn là Ngài vắng mặt trong một thời gian, như Ngài có lần thổ lộ:
Thôi cũng an lòng cam số phận,
Đợi chờ thời vận sẽ tuông mây.
Đợi chờ thời vận sẽ tuông mây.
Ngài đã nhiều lần nhắc nhở phải đợi thời cơ:
Chớ nóng nảy sân si hư việc,
Phải đợi thời vua Kiệt hồi qui.
Phải đợi thời vua Kiệt hồi qui.
Hoặc giả:
Ta dừng tay chờ đợi lịnh Thiên,
Hay là:
Giờ mắc câu thiên lý vị nhiên,
Nên còn đãi thiên oai nấy lịnh.
Nên còn đãi thiên oai nấy lịnh.
Vì thời cơ chưa đến nên Ngài khuyên nên ẩn nhẫn:
Đứng nam nhi ẩn nhẫn chờ thời.
Hay là:
Ngóng trông chờ vận thời đưa đến.
b). Gìn Giữ Khí Tiết. – Khi mà thời cơ chưa đến, thiên
lịnh chưa ban thì dầu có mặt cũng không làm gì được. Không làm gì được thì hóa
ra bất tài bất lực, còn nếu phải làm gì thì lắm khi khó tròn danh phận. Vì giai
đoạn chưa thuận tiện cho sự hiện diện nên ngài buộc lòng thừa cơ hội để vắng mặt
hầu giữ tròn khí tiết của bực siêu nhân.
c). Cơ Thử Thách. – Phương chi sự vắng mặt của Ngài
còn dụng ý thử thách, để xem tín đồ sau một thời gian được giáo hóa, trong lúc
Ngài vắng mặt có còn phụng hành theo lời chỉ giáo, có còn nghiêm thủ giữ luật
hay không, như Ngài đã từng cảnh giới:
Nấu lọc rành mới biết vàng thau,
Ai thật tánh ai người giả đạo.
Ai thật tánh ai người giả đạo.
Phải có thử thách mới biết “ai xiêu, ai ngã, ai bền”.
d). Luyện Tánh Tự Lực. – Vả lại sự vắng mặt ấy lại còn
là cơ hội tập cho tín đồ có tánh tự lực, bỏ tánh ỷ lại. Như Đức Lục Tổ có nói:
Khi mê thì Thầy độ, lúc ngộ thì trò tự độ. Ví như việc tập cỡi xe đạp; lúc đầu
phải có người vịn thì chạy không ngã, đến chừng chạy được thì người vịn phải
buông tay ra để cho người tự đạp lấy. Bằng như cứ theo vịn mãi thì người cỡi xe
đạp vẫn còn giữ mãi tánh ỷ lại, không sao can đảm tự mình chạy lấy. Trong kinh
Phật cũng có một thí dụ tương tợ. Người tu học cũng như đứa trẻ tập đi. Khi
chưa biết đi thì mẹ gác cây vịn ra để cho con vịn mà lần bước, đến chừng đi vững
thì lấy cây vịn ra để cho con tự đi một mình. Nếu cứ để cây vịn mãi thì đứa con
sẽ nhút nhát không dám buông. Như vậy biết chừng nào mới tự đi được.
đ). Tăng Lòng Mong Cầu. – Hơn nữa Ngài có vắng mặt như
thế mới khiến cho tín đồ càng đem lòng thiết tha ngưỡng vọng. Ngài càng vắng mặt
lâu chừng nào thì càng làm cho tín đồ chơn thành càng tăng lòng trông ngóng. Thời
cuộc càng kéo dài, chúng sanh càng đau khổ thì tín đồ càng trông mong Ngài mau
trở lại cứu độ.
e) Tiết Kiệm Xương Máu. – Đứng về phương diện hoạt động
cách mạng chánh trị, Đức Thầy luôn luôn phát lộ qua văn thư, lập trường dân tộc
của ngài, như đã tuyên bố trên báo Quần Chúng ngày 14-11-1946:
“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”.
“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”.
Đứng trên lập trường dân tộc, hẳn phải tranh đấu chống xâm
lăng, nhưng trong lúc độc tài Cộng sản cố diệt các phần tử ái quốc chơn chánh để
độc chiếm quyền kháng chiến thì Ngài cũng không thể đi với độc tài Cộng sản giết
hại các phần tử ái quốc. Ngài cũng không thể đứng với xâm lăng chống lại độc
tài Cộng sản khi bọn nầy mượn danh nghĩa dân tộc chống xâm lăng.
Hơn nữa Ngài muốn để cho tín đồ được tự do chọn lấy phương
thức tranh đấu thế nào vừa bảo tồn được đoàn thể, ít tổn hại về sinh mạng và
tài sản mà vẫn giữ tròn được chánh nghĩa quốc gia. Ngài muốn tiết kiệm xương
máu của tín đồ, cho nên Ngài cần phải vắng mặt. Vả lại, địa vị của Ngài là đứng
trên thế tục (au dessus de la mêlée) và sứ mạng của Ngài là cứu thế (messie).
Nói tóm lại, Ngài vắng mặt là vì Ngài đã biết trước:
[1] Thời kỳ chiến tranh còn kéo dài.
[2] Tình trạng nước nhà chưa ngã ngũ.
[3] Máy huyền cơ chưa đến mức.
[2] Tình trạng nước nhà chưa ngã ngũ.
[3] Máy huyền cơ chưa đến mức.
Nếu Ngài có mặt, chẳng những chưa có thể cải tạo được định
luật của thiên cơ mà còn làm cho tín đố sanh lòng ngờ vực khinh thường đâm ra lờn
lã mất cả đức tin.
Trái lại Ngài vắng mặt sẽ gìn được đức tin của tín đồ và
làm tăng trưởng lòng mong cầu. Tình thế càng làm cho họ đau khổ thì càng làm
cho lòng mong cầu càng tăng trưởng. Như vậy sự trở về của Ngài mới quan trọng.
Đăng nhận xét