Chương XII: ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Còn hay mất?
Theo sự tuyên truyền của Cộng sản thì sau ngày Ðức Thầy ngộ nạn xảy ra tại Ðốc Vàng Hạ, ngày 25-4-1947 một tòa án đặc biệt do Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ thành lập đã tuyên án tử hình Ðức Thầy và theo sự truyền rao của chúng, Ðức Thầy đã bị hành quyết.
Mặc dầu Cộng sản xác nhận nhiều lần Đức Thầy không còn,
nhưng cho đến nay, vẫn còn điều nghi vấn chẳng những đối với tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo không tin mà đối với dư luận cũng còn phân vân, đưa ra nhiều tài liệu
minh xác Ðức Thầy không mất.
Vậy Ðức Thầy còn hay mất? Cộng sản thì nói mất, còn đa số
dư luận thì cho rằng còn. Ðứng trên quan điểm xác nhận Ðức Thầy còn, chúng tôi
xin trưng ra một số tài liệu được sắp xếp thành mấy đề mục như sau:
1. DƯ LUẬN.- Sau khi tin Đức Thầy bị Cộng sản ám hại
tung ra, có nhiều nguồn dư luận đương nhiên không phải của tín đồ Phật Giáo Hòa
Hảo truyền ra rằng Đức Thầy vẫn còn. Dư luận đó được trình bày hoặc trên báo
chí, hoặc trên sách vở hay tài liệu chuyền tay có chữ ký của tác giả chịu hoàn
toàn trách nhiệm về tài liệu mà họ đã trưng dẫn đúng với sự thật, do mắt thấy
tai nghe hay người trong cuộc thuật lại. Sau đây chúng tôi xin trình bày các
tài liệu đã thâu thập:
a)- Theo quyển “Để hiểu Phật Giáo Hòa Hảo” kể lại: “Sau
đó một thời gian, chúng tôi có được một cái tin như vầy: Có một chiếc ghe
thương buôn vào mua bán trong vùng Đồng Tháp Mười, có ghé một đêm gần trụ sở
VM. Sáng ra những người dưới ghe thấy trên bờ có quân lính rộn rịp xôn xao, chạy
lục xét khắp nơi cả dưới thuyền trên lộ, chừng như có một việc gì quan trọng đã
xảy ra. Mấy người dưới ghe tọc mạch thấy vậy hỏi thăm mới hay rằng trong lúc điệu
Đức Huỳnh Giáo Chủ về Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, đến đây nghỉ một đêm. Họ đem nhốt
Ngài trên một từng lầu, xung quanh có rào giậu chắc chắn và được canh phòng
nghiêm mật. Thế mà sáng ra, Ngài đã biến đi đâu mất, chẳng còn biết kiếm đâu
ra”.
Thuật lại câu chuyện này, tác giả quyển “Để hiểu Phật Giáo
Hòa Hảo” có hạ lời bình luận:
“Điều nầy đối với tín đồ Hòa Hảo thì không còn phải là một việc lạ, vì trong lúc dạo lục châu, Ngài đã từng nhiều lần thay hình đổi dạng một cách thần diệu. Chẳng hạn trường hợp Ngài thoát nạn tại đường Sohier khi bộ hạ của Trần văn Giàu đến bao vây. Trong tín đồ của Ngài có một số người đã được Ngài cho thấy sự mầu nhiệm để tăng trưởng đức tin”(1).
“Điều nầy đối với tín đồ Hòa Hảo thì không còn phải là một việc lạ, vì trong lúc dạo lục châu, Ngài đã từng nhiều lần thay hình đổi dạng một cách thần diệu. Chẳng hạn trường hợp Ngài thoát nạn tại đường Sohier khi bộ hạ của Trần văn Giàu đến bao vây. Trong tín đồ của Ngài có một số người đã được Ngài cho thấy sự mầu nhiệm để tăng trưởng đức tin”(1).
b)- Báo Phục Hưng ra ngày 16-4-1949 có thuật lại đêm Đức
Thầy ngộ nạn ở Đốc Vàng và cảnh đem Ðức Thầy ra hành quyết như sau:
“Đến pháp tràng, ba người nầy (đao phủ) tuốt kiếm sửa soạn
ra tay thì Huỳnh Giáo Chủ nghiêm nét mặt khoát tay nói:”Mấy anh em hãy để tôi
nói đôi lời”.
“Nói đi.
“Ông Huỳnh nói thao thao bất tuyệt một lúc lâu với giọng điệu chẩm rải và rõ rệt, lời lẽ dễ hiểu, giản dị,
“Không thể nhắc lại được những lời nói ấy của ông. Nhưng chỉ biết rằng trong khi ông nói, ba tên đao phủ nhìn nhau, rồi lâu lâu thở dài, dần dần cúi đầu xuống. Những nét hung ác trên mặt chúng lần biến đi, thanh kiếm rời khỏi bàn tay hoen máu của chúng. Chúng trở nên hiền lành như ba con chiên nhỏ.
“Những lời của đạo đức, những câu chơn lý của sự thật, đã cảm hóa được ba con người. Chỉ nội trong mười phút đồng hồ mà ba tên đao phủ biến thành ba tín đồ của người mà chúng sắp xử.
“Nói vừa đoạn, giáo chủ họ Huỳnh hỏi chúng:
“- Bây giờ ta nói đã xong, các anh cứ phận sự thi hành đi…
“Câu nói ấy rơi bất thần vào óc ba tên đao phủ giữa lúc lòng đã mềm vì những lời bác ái, lòng đã trắng vì những sự thật làm cho chúng trở nên kinh ngạc đến ngây ngô.
“Chúng không còn can đảm cầm đến thanh kiếm nữa. Chúng nhìn nhau và nhìn vị giáo chủ ngại ngùng. Một tên ấp úng nói:
“- Thưa ông Tư! Chúng tôi hiều rồi. Xin ông Tư đi đi. Đi ngay bây giờ!
“- Thế còn nghĩa vụ và trách nhiệm của các anh?
“- Không sao. Ông Tư cứ đi. Chúng tôi sẽ tính được. Chúng tôi hiểu ông nhiều rồi và tay chúng tôi không còn gân sức đâu để giết ông. Ông hãy đi cho thoát và độ trì cho ba chúng tôi.
“- Các anh nói thiệt à!
“- Thửa lòng chúng tôi lúc nầy có biết nói dối là gì đâu?
“Thế là vị Giáo Chủ họ Huỳnh lại khoan thai lên đường đi hút lẫn trong bóng tối.
“Và cũng đêm ấy, tại chỗ ấy có một người bị chặt làm ba, liệng xuống hố vùi đất lên” (2).
“Nói đi.
“Ông Huỳnh nói thao thao bất tuyệt một lúc lâu với giọng điệu chẩm rải và rõ rệt, lời lẽ dễ hiểu, giản dị,
“Không thể nhắc lại được những lời nói ấy của ông. Nhưng chỉ biết rằng trong khi ông nói, ba tên đao phủ nhìn nhau, rồi lâu lâu thở dài, dần dần cúi đầu xuống. Những nét hung ác trên mặt chúng lần biến đi, thanh kiếm rời khỏi bàn tay hoen máu của chúng. Chúng trở nên hiền lành như ba con chiên nhỏ.
“Những lời của đạo đức, những câu chơn lý của sự thật, đã cảm hóa được ba con người. Chỉ nội trong mười phút đồng hồ mà ba tên đao phủ biến thành ba tín đồ của người mà chúng sắp xử.
“Nói vừa đoạn, giáo chủ họ Huỳnh hỏi chúng:
“- Bây giờ ta nói đã xong, các anh cứ phận sự thi hành đi…
“Câu nói ấy rơi bất thần vào óc ba tên đao phủ giữa lúc lòng đã mềm vì những lời bác ái, lòng đã trắng vì những sự thật làm cho chúng trở nên kinh ngạc đến ngây ngô.
“Chúng không còn can đảm cầm đến thanh kiếm nữa. Chúng nhìn nhau và nhìn vị giáo chủ ngại ngùng. Một tên ấp úng nói:
“- Thưa ông Tư! Chúng tôi hiều rồi. Xin ông Tư đi đi. Đi ngay bây giờ!
“- Thế còn nghĩa vụ và trách nhiệm của các anh?
“- Không sao. Ông Tư cứ đi. Chúng tôi sẽ tính được. Chúng tôi hiểu ông nhiều rồi và tay chúng tôi không còn gân sức đâu để giết ông. Ông hãy đi cho thoát và độ trì cho ba chúng tôi.
“- Các anh nói thiệt à!
“- Thửa lòng chúng tôi lúc nầy có biết nói dối là gì đâu?
“Thế là vị Giáo Chủ họ Huỳnh lại khoan thai lên đường đi hút lẫn trong bóng tối.
“Và cũng đêm ấy, tại chỗ ấy có một người bị chặt làm ba, liệng xuống hố vùi đất lên” (2).
c)- Theo quyển “Sự thật về vụ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn
tại Đốc Vàng Hạ năm Đinh Hợi 1947” của Hoài Sơn Huỳnh Thành Vị cũng có đoạn nhận
Đức Thầy không bị hành quyết và quả quyết “Đức Thầy còn sống“. Trong quyển ấy,
ông Hoài Sơn có viết:
“Cách đây chín năm, vào tháng 10-1955, thời gian nhân dân
VNCH đi bỏ phiếu lật đổ chế độ quân chủ lỗi thời thiết lập chế độ Cộng Hòa hữu
hiệu.”
“Hồi bấy giờ, kẻ viết bài nầy được sống chung với một số chánh trị phạm trong một nhà lao Gia Định”.
“Hồi bấy giờ, kẻ viết bài nầy được sống chung với một số chánh trị phạm trong một nhà lao Gia Định”.
Ông được nghe trong số tù nhân đó, anh Huỳnh văn Đạt người
Sóc Trăng (Ba Xuyên) kể lại câu chuyện Đức Thầy thoát khỏi ngục của VM.
Theo lời anh Đạt, anh là Trưởng cơ quan Biệt động đội khu 9
đóng văn phòng tại khu rừng giáp biên giới Miên-Việt gọi là Sóc Preng. Theo thường
lệ những tội nhơn khu 9 hoặc khu 8 đều gởi lên đây để khai thác trước khi thủ
tiêu.
Vào khoảng trung tuần tháng 5 năm 1947, có 6 tội nhơn gởi đến.
Được tin, anh Lê Hà Tiểu đoàn trưởng Biệt động đội liền gọi anh Đạt gởi một
Trung đội đến trạm liên lạc C.48 nhận 6 tội nhơn, trong đó được biết có Đức Huỳnh
Giáo Chủ. Các tội nhơn gởi đến đều bị bịt mắt và được đưa giam trong vựa lúa
ông Trần Sen vì nhà nầy chỉ có 2 vợ chồng, còn con cái đều thoát ly theo bộ đội.
Một điều lạ là đêm trước khi đưa Đức Thầy đến, ông Trần Sen
nằm mộng thấy có 3 người để tóc dài đến cho biết ngày mai Đức Thầy đến và xin
ông chỗ nghỉ ngơi. Cũng trong đêm đó, ông Lục Thạch Khum cũng được báo mộng như
vậy.
Nhờ vậy mà ông Trần Sen hết sức săn sóc Đức Thầy từ chỗ ngủ
đến việc ăn uống, khi Tám Gồng được lịnh đưa Đức Thầy đến và có bổn phận canh
giữ Ngài. Chiều hôm đó Trần Sen làm gà và đem một lít rượu đế đãi Tám Gồng. Đêm
đó Tám Gồng ngủ say cho đến 6 giờ sáng mới tỉnh rượu thức dậy, xem lại thì
không thấy Trần Sen nhưng y đinh ninh là tội nhơn còn nằm trong vựa lúa.
Đến phiên Sáu Chương đến thay thế Tám Gồng. Khi giao việc,
Sáu Chương mới phát giác là Trần Sen đã đưa Đức Thầy đi trốn.
Từ đó Đức Thầy biệt tăm luôn, mặc dầu Cộng sản hết sức đi tầm
kiếm. Mấy người liên hệ trong việc nầy bị tra tấn mà cũng không ra tung tích.
(3)
Phê Bình. Đọc qua các tài liệu đã dẫn để minh chứng Đức Thầy
còn sống, chúng tôi xin làm công việc của nhà viết sử, kiểm điểm và phân tách sự
kiện để thẩm định giá trị đích thực của nó, nhiên hậu mới xác nhận thiệt hư.
a)- Về câu chuyện kể lại trong quyển “Ðể Hiểu Phật
Giáo Hòa Hảo” chỉ là câu chuyện nghe thuật lại, nghe qua cũng có lý nhưng thiếu
yếu tố nhân chứng nên không thể quả quyết giá trị đích thực của nó.
b)- Tài liệu của báo Phục Hưng, trong đó có nhân
chứng, nhưng nhân chứng lại không có tên cho nên câu chuyện kể lại thiếu nhãn
quan của người tận mắt thấy tận tai nghe mà lại là nhãn quan của một người nhà
báo hay có thể nói một nhà viết tiểu thuyết. Như thế đứng về quan điểm của một
nhà thẩm định sử liệu mà xét thì cũng kém giá trị về thực chất của nó, không
khác gì câu chuyện được kể lại như trường hợp của mục a).
c)- Đến như tài liệu của ông Hoài Sơn thì nhân chứng
có thể kiểm soát, câu chuyện nghe qua cũng có thể tin được, nhưng nếu ta đọc
toàn quyển “Sự thật về vụ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng Hạ năm Đinh Hợi
1947“, chúng ta không khỏi mất tất cả tin tưởng vào giá trị sử liệu của nó. Những
câu chuyện kể trong đó, từ việc hoạt động chánh trị của Đức Thầy ở miền Đông đến
những sự việc xảy ra ở miền Tây đều hoàn toàn sai sự thật. Quyển sách không có
giá trị sử liệu và như thế không thể tin câu chuyện ba tên đao phủ lãnh sứ mạng
hành quyết Đức Thầy đã thả Ngài và tráo vào đó một cái xác khác để báo cáo là
đã hoàn thành nhiệm vụ hành quyết.
Còn nếu chúng ta đem câu chuyện của báo Phục Hưng đối chiếu
với câu chuyện nầy thì chúng ta càng hoang mang tự hỏi đâu là sự thật? Nếu tin
theo báo Phục Hưng thì Đức Thầy nào bị VM đưa đến Soc Preng?
Ngoài ra chúng tôi cũng nhận được một bức thơ ký tên Hoàng
Cái và Hoàng Anh cũng tự nhận lãnh lịnh của Bửu Vinh, ám hại Ðức Thầy nhưng rồi
lại thả Ngài, bức thơ hoàn toàn sai sự thật từ đầu đến cuối, không thể bằng vào
đó mà tin sự việc thật có xảy ra.
Kiểm điểm những tài liệu vừa trình bày, chúng tôi thấy chưa
đủ bằng chứng xác nhận những trường hợp đã kể là thật có. Thức giả còn hoài
nghi giá trị xác thực của nó. Như vậy chúng ta chưa thể nhận những tài liệu đã
kể là chứng tích khả tín.
2. Nội Chứng.
Sau khi kiểm điểm các tài liệu ngoại tại hay ngoại chứng, chúng ta nên cứu xét những tài liệu nội tại hay nội chứng, những chứng tích tìm thấy ngay trong Sấm Giảng, trong những lời chính Đức Thầy đã thổ lộ về việc vắng mặt của Ngài. Xét về phương diện nội chứng, có mấy dữ kiện sau đây biện minh rằng Ngài không hề mất.
Sau khi kiểm điểm các tài liệu ngoại tại hay ngoại chứng, chúng ta nên cứu xét những tài liệu nội tại hay nội chứng, những chứng tích tìm thấy ngay trong Sấm Giảng, trong những lời chính Đức Thầy đã thổ lộ về việc vắng mặt của Ngài. Xét về phương diện nội chứng, có mấy dữ kiện sau đây biện minh rằng Ngài không hề mất.
a).- Ngài đã cho biết trước rằng Ngài sẽ vắng mặt một
thời gian như đã đề cập trong mục “đã biết trước”, nơi chương XI. Ngài đã hứa hẹn
Ngài sẽ trở lại. Như vậy thì không thể đặt vấn đề mất hay bị thủ tiêu được, mà
đối với Ngài chỉ có vấn đề vắng mặt.
b).- Như chúng ta đã biết Ngài lâm phàm là vì thọ mạng
lịnh cùng sắc chỉ của Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Thích Ca, Đức Quan Ấm, Đức Ngọc
Đế, Đức Minh Chúa. Và chúng ta cũng đã biết Ngài có sứ mạng: Trừ con nghiệt
thú, thâu con long ác nghiệt, lập Hội Long Hoa, dựng bảng Phong Thần, cầm cân
thưởng phạt, lập đời Thượng nguơn, đóng vai tá quốc…
Nếu nay Ngài mất đi thì chẳng hóa ra cái chương trình hoạch định của thiên cơ bất thành hay sao.
Ông Thanh Sĩ quả quyết Ðức Thầy sẽ hoàn thành sứ mạng chớ không bỏ dở, như ông đã viết:
Nếu nay Ngài mất đi thì chẳng hóa ra cái chương trình hoạch định của thiên cơ bất thành hay sao.
Ông Thanh Sĩ quả quyết Ðức Thầy sẽ hoàn thành sứ mạng chớ không bỏ dở, như ông đã viết:
Khuyên đừng có lắm phân vân,
Không Thầy cái hội Phong Thần ai phong.
(Lời khuyên Tu Hiền)
Không Thầy cái hội Phong Thần ai phong.
(Lời khuyên Tu Hiền)
Ông cả quyết Đức Thầy sẽ hoàn thành sứ mạng của Đức Phật và
Đức Ngọc Đế giao phó: “Thì hãy tin tưởng rằng máy thiên cơ chẳng lầm. Đức Thầy
sẽ trở lại về hình thức cũ đặng dìu dắt chư đồng đạo nam nữ trung thành chơn
chánh đưa đến Hội Long Hoa để hoàn thành sứ mạng của Phật và Đức Ngọc Đế giao
phó. Sau đó Đức Thầy mới trở lại ngôi xưa vị cũ hưởng quả Bồ đề an lạc nơi cõi
bất sanh.”(4)
c).- Ngài đã mượn câu chuyện Tiết Nhơn Quí ẩn thân nơi
dinh của bà Cửu Thiên để thổ lộ giai đoạn lánh mặt của Ngài. Như chúng ta biết,
sở dĩ bà Cửu Thiên giấu Tiết Nhơn Quí nơi dinh là vì bà biết sau nầy người phải
đương đầu nhiều tai nạn nên cố giữ lại đặng truyền phép mầu. Trường hợp vắng mặt
của Đức Thầy không khác trường hợp của Tiết Nhơn Quí:
Nhớ qua hồi lúc đời Đường,
Hiền thần Nhơn Quí người đương ẩn mình.
Cửu Thiên còn giấu nơi dinh,
Chờ ngày mãn hạn phép linh ban rày.
Hiền thần Nhơn Quí người đương ẩn mình.
Cửu Thiên còn giấu nơi dinh,
Chờ ngày mãn hạn phép linh ban rày.
d) Trường hợp của Ngài vắng mặt cũng trùng hợp trường
hợp của Khương Thượng trong truyện Phong Thần. Như được biết khi Khương Thượng
hạ san có đến giúp nhà Thương. Vua Trụ bắt ông làm đốc công xây cất Lộc Đài. Chẳng
những không nhận, ông còn can ngăn. Vì thế vua Trụ bắt tội khinh quân và xử ôm
Bào Lạc. Khương Thượng nhảy xuống lầu, vua cho quân đuổi theo, khi đến cầu Cửu
Long ông nhảy xuống nước, độn thủy về ẩn nơi Bàng Khê mà câu cá chờ thời. Trường
hợp của Ðức Thầy cũng tương tợ nên chi Ngài nhắc đến trường hợp của Khương Thượng
để ám chỉ giai đoạn vắng mặt hay ẩn cư của Ngài trong câu:
Khương Tử Nha sông Vị ngồi phiền,
Câu không ngạnh chờ non phụng gáy.
Câu không ngạnh chờ non phụng gáy.
3. DẪN CHỨNG LỊCH SỬ. – Bằng vào những luận cứ nội tại,
người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có thể tin được Ðức Thầy vẫn còn chớ không có mất
hay bị hại như tin của Cộng sản đã loan, nhưng đối với người đời, những người
đã quen đặt đức tin vào những bằng chứng cụ thể hay hiểu sự vật theo quan điểm
khoa học ngày nay thì những dữ kiện viện dẫn không thể làm cho họ chấp nhận một
cách dễ dãi. Phải có những bằng chứng thiết thực, những luận cứ khoa học mới
phá tan được lòng nghi hoặc của họ.
Để làm sáng tỏ trường hợp vắng mặt của Ðức Thầy, chúng tôi
phải nhờ vào những dẫn chứng lịch sử mà từ trước đến nay người đời vẫn chấp nhận,
mặc dầu nhơn loại đã tự hào bước vào giai đoạn nguyên tử, khám phá không gian,
đặt chơn lên nguyệt cầu.
A)- Trường hợp Thiên Chúa Giáo. Đứng về phương diện
tôn giáo hoàn cầu, Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo chiếm địa vị nhứt nhì trên
thế giới, với một tổng số tín đồ ước lượng chừng 500 triệu người, trải khắp các
nước trên năm châu.
Về lịch sử của đấng Giáo Chủ, trong sách Tân Ước (Nouveau
Testament) có cho biết, trên bước đường truyền giáo Chúa Giê Su bị bọn Du Dà bắt
và kết tội tử hình. Chúng đem Chúa đóng đinh trên Thập Tự Giá cho đến chết vì
những vết thương đâm vào bụng và đánh đập đẫm máu. Sau đó chúng đem xác Chúa xuống
rồi khiêng chôn trong hang đá. Ba hôm sau, Chúa sống lại (Phục Sinh), các vết
thương đều lành lặn. Chúa đi vân du hóa độ 10 ngày khắp nơi rồi bay lên Trời
(Thăng Thiên).
Câu chuyện Chúa chết đi sống lại một cách phi thường rồi lại
thăng thiên cả xác thịt, đối với cặp mắt khoa học ngày nay là một việc ngoài sức
tưởng tượng. Thế mà các nhà khoa học hữu danh trên thế giới hầu hết là tín đồ
Thiên Chúa Giáo không hề bài bác, hằng tuần vẫn ngoan ngoãn đến nhà thờ lễ bái,
xưng tội và cầu nguyện.
Năm trăm triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo chấp nhận Chúa chết
đi sống lại mà không ai cho đó là mê tín dị đoan thì sao tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
lại không được tin Ðức Thầy của họ không bị hại và có ngày trở về với thể xác bằng
xương bằng thịt khi thời cơ đến.
B)- Trường hợp Phật Giáo. Trong Phật Giáo cũng có trường
hợp chết đi sống lại tương tợ.
Sách Đạt Ma Bửu Truyền có kể lại truyện Đạt Ma Tổ Sư, vị tổ thứ 28 bên Ấn Độ, cũng là Sơ Tổ phái Thiền Tông bên Trung Hoa. Khi Ngài sang Đông độ vào thời Lương Võ Đế. Nhận thấy vua thiếu cơ duyên nên vào núi Tung Sơn ngồi xây mặt vào vách chín năm (cửu niên diện bích) nơi chùa Thiếu Lâm. Ngài có thâu nhận một ni cô tên Dương Yên Chi làm đệ tử. Ni cô là một người nham hiểm, sợ Ngài truyền phép cho kẻ khác hơn mình, nên mưu toan đầu độc Ngài. Ngài đã biết trước nên hóa thân uống lấy thuốc độc mà chết. Ni cô yên trí là Ngài đã chết nên sắp đặt việc mai táng.
Sách Đạt Ma Bửu Truyền có kể lại truyện Đạt Ma Tổ Sư, vị tổ thứ 28 bên Ấn Độ, cũng là Sơ Tổ phái Thiền Tông bên Trung Hoa. Khi Ngài sang Đông độ vào thời Lương Võ Đế. Nhận thấy vua thiếu cơ duyên nên vào núi Tung Sơn ngồi xây mặt vào vách chín năm (cửu niên diện bích) nơi chùa Thiếu Lâm. Ngài có thâu nhận một ni cô tên Dương Yên Chi làm đệ tử. Ni cô là một người nham hiểm, sợ Ngài truyền phép cho kẻ khác hơn mình, nên mưu toan đầu độc Ngài. Ngài đã biết trước nên hóa thân uống lấy thuốc độc mà chết. Ni cô yên trí là Ngài đã chết nên sắp đặt việc mai táng.
Một hôm có một Lão Tăng từ Ấn Độ về đến hỏi ni cô về Đạt Ma
Tổ Sư thì Yên Chi cho biết Thầy đã chết. Lão Tăng cãi lại là khi đi đến Hùng
Nhĩ sơn thấy Tổ Sư vai mang cây lau có quảy một chiếc giày. Ngài dùng cây lau
mà vượt qua Đại hà trở về Ân Độ.
Hai đàng cãi nhau, rốt cuộc đi đến giải pháp quật mồ thì thấy
chỉ còn có một chiếc giày.
Còn theo sách Phật Tổ Truyền Uyển Kế đăng Lục thì chuyện Tổ
Sư được kể lại như sau:
Khi Ngài nói kệ phó pháp xong, liền hiện thần thông biến tướng,
rồi lại trở về tòa ngồi mà thị tịch. Ngài thị tịch rồi nhà vua dùng áo Kim Quan
chứa đựng ngọc thể của Ngài rồi an táng ở núi Hùng Nhĩ. Sau ba năm, ông Chu Vân
phụng chỉ vua nhà Ngụy đi sứ, khi trở về thì gặp Tổ mang một chiếc giày ở núi
Thông Lãnh. Ông hỏi Tổ về đâu?
Tổ đáp: Tôi đi về cõi Tây Thiên.
Ông Chu Vân trở về triều đem sự kiện ấy ra tâu. Nhà vua sai
người đào mả Ngài lên xem thì chỉ thấy còn lưu lại một chiếc giày mà thôi. Vua
ban chiếu cúng dường Ngài ở chùa Thiếu Lâm.
Về trường hợp Ðạt Ma Tổ Sư tịch, mỗi sách mỗi nói khác,
nhưng tựu trung đều cùng nhận Tổ Sư chết đem an táng và khi quật mồ thấy chỉ
còn có một chiếc giày.
Sự tích này không khác sự tích Chúa Giê Su chết đi sống lại;
nếu lấy cặp mắt khoa học ngày nay mà nhìn thì khó mà tin được. Nhưng 550 triệu
tín đồ Phật Giáo đều tin và thờ Ngài trong chùa với bức vẽ một người có bộ râu
bao hàm, trên vai có vác một cây lau có máng một chiếc giày. Các Phật Tử đều
tin thật Tổ Sư Đạt Ma không chết thì sao tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lại không được
tin Đức Thầy của mình còn sống.
Nếu hai việc chết đi sống lại hay có thể nói các bậc siêu
phàm không hề chết của hai tôn giáo lớn nhứt trên hoàn cầu mà có thể tin được
thì việc Đức Huỳnh Giáo Chủ không chết cũng có thể tin được.
KẾT LUẬN. – Ðối với các bực siêu phàm thì không nên đặt
vấn đề sống hay chết. Các hiện tượng chuyển kiếp hay hóa hiện là việc thông thường
trong Phật Giáo, cho nên vấn đề bất tử hay hiện tượng mà người phàm gọi là chết
đi sống lại, chỉ có Phật Giáo mới giải thích được mà thôi.
Cứ theo kinh điển thì con người có ba thân (tam thân): Báo
thân, Pháp thân và Ứng thân hay Hóa thân. Báo thân là cái thân quả báo mà mọi
người sanh ra đời đều mang lấy để đền trả bao nhiêu nghiệp nhân đã gây tạo ở tiền
kiếp. Ngày nào trả sạch các nghiệp, trừ diệt vô minh thì cái Báo thân ấy đổi lại
thành Pháp thân. Người tu hành đắc quả A La Hán trở lên là có Pháp thân.
“Pháp thân là chơn thân của vạn pháp, thể lượng rất rộng lớn
như hư không, chẳng có sắc tướng gì chỉ được, lúc nào cũng thường nhiên thanh tịnh.
Hết thảy muôn loài, đều có Pháp thân nhưng vì mê muội mà thành ra cách biệt.
“Trong kinh Phật có câu: “Phật chân Pháp thân do như hư
không, ứng vật hiện hình như thủy trung nguyệt”. Nghĩa là chơ Pháp thân của Phật
ví như hư không, tùy vật mà hiện hình như trăng trong nước”. (5).
Cho được như có pháp thân, Ðức Huỳnh Giáo Chủ có khuyên:
Tính xong món nợ lần khân,
Thoát vòng cương tỏa Pháp thân nhẹ nhàng.
Thoát vòng cương tỏa Pháp thân nhẹ nhàng.
Ðại phàm đã có Pháp thân thì có Ứng thân hay Hóa thân. Ứng
thân là thân ứng hiện ra, hễ có cảm thì có ứng. Như người tu hành dầu ở phương
Tây, phương Nam hay phương Bắc, ở cõi Nam thiện bộ châu hay Bắc cu lô châu, hễ
niệm Phật tha thiết thì sẽ được Phật vì cảm niệm của chúng sanh mà ứng hiện ra,
hoặc hóa hiện ra.
Như trong quyển “Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm” tức
quyền Sấm Giảng thứ Nhứt của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ta thấy Ngài trong lúc dạo lục
châu, hóa hiện ra khi thì giả dạng người già kẻ trẻ, người buôn bán, kẻ chèo
đò… không biết bao nhiêu lần. Cũng như khi nằm ở nhà thương Chợ Quán, có lần
Ngài hóa hiện ra một cụ già cho bác sĩ Trần văn Tâm thấy để tăng trưởng đức
tin.
Đã hóa hiện như thế thì hẳn Ngài đã có Pháp thân. Như vậy
thử hỏi trong lúc bắt Ngài hay đem ra hành quyết, Ngài không thể hóa hiện ra một
con người khác như ý Ngài muốn, như trường hợp Ðạt Ma Tổ Sư hóa thân uống thuốc
độc của cô Yên Chi, chẳng được hay sao! Lựa là phải vẽ chuyện ba tên đao thủ thả
Ngài hay ông Trần Sen dắt Ngài đi trốn cho phải lụy đến kẻ khác hay phải chịu
ơn cứu tử của người đời, cho lắm chuyện; chỉ làm thỏa mãn óc phàm, chớ không thể
làm cho người đạt đạo chấp nhận.
Cho nên đối với bực siêu phàm như Đức Chúa Giê Su, Tổ Sư Đạt
Ma hay Đức Huỳnh Giáo Chủ thì không có thể đặt ra vấn đề chết hay sống.
Chúng tôi chỉ đặt ra vấn đề vắng mặt, vắng mặt vì thời cơ
chưa tới, vắng mặt để giữ tròn khí tiết của bực siêu nhân, vắng mặt để tiết kiệm
máu xương của tín đồ, vắng mặt để rồi ngày kia trở lại hoàn thành sứ mạng của Ðức
Phật và Ðức Ngọc đế giao phó. Khi cơ trời đã đến Ngài sẽ trở về nguyên trạng
trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Có như thế người đời mới tin vào sứ mạng cứu độ của Ngài
trong những ngày cõi thế gian hoại diệt chấm dứt Hạ nguơn đau khổ để kiến lập đời
Thượng nguơn an lạc.
Nhưng hỡi ơi! Ðến chừng đó thì đã muộn màng. Chỉ còn chắc
lưỡi mà than: không dè! Vì thế ông Thanh Sĩ mới khuyên:
Đó đây gẫm thật hữu duyên,
Cho nên được gặp phổ truyền kệ ca.
Rán tu sau được hưởng nhờ,
Không thời đừng nói: Không ngờ, bớ ai! (6)
Cho nên được gặp phổ truyền kệ ca.
Rán tu sau được hưởng nhờ,
Không thời đừng nói: Không ngờ, bớ ai! (6)
CHÚ THÍCH:
(1) Thanh Sĩ và Vương Kim: Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo. Tr.47.
(2) Dẫn theo quyển “Thất Sơn Mầu Nhiệm” của Dật Sĩ và Nguyễn văn Hầu. tr.282-290.
(3) Hoài Sơn Huỳnh Thành Vị: Sự thật về vụ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng Hạ năm Ðinh Hợi 1947. Vinh Sơn xuất bản, tr.64-80.
(4) Thuyết pháp ứng khẩu. Quyển II, tr.86.
(5) Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo. Tr.209.
(6) Thuyết pháp ứng khẩu. Quyển I, trang 116.
(1) Thanh Sĩ và Vương Kim: Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo. Tr.47.
(2) Dẫn theo quyển “Thất Sơn Mầu Nhiệm” của Dật Sĩ và Nguyễn văn Hầu. tr.282-290.
(3) Hoài Sơn Huỳnh Thành Vị: Sự thật về vụ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng Hạ năm Ðinh Hợi 1947. Vinh Sơn xuất bản, tr.64-80.
(4) Thuyết pháp ứng khẩu. Quyển II, tr.86.
(5) Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo. Tr.209.
(6) Thuyết pháp ứng khẩu. Quyển I, trang 116.
Đăng nhận xét